Chương I Nghị định 159/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 159/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2020 |
Ngày công báo: | 20/01/2021 | Số công báo: | Từ số 93 đến số 94 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, quy định 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (quy định mới).
(4) Phải đủ tuổi bổ nhiệm (tính theo tháng) theo quy định;
Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
(5) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
(7) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Nghị định 159/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định:
1. Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
6. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cấp có thẩm quyền là cấp có quyền quyết định:
a) Đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên;
b) Đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Cơ quan tham mưu là cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền.
3. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cấp ủy cùng cấp.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm soát viên là người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, được cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ khác nhau phải bảo đảm không được xung đột lợi ích.
5. Trường hợp luật có quy định khác về quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
This Decree deals with:
1. Performance evaluation, placement planning, appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of titleholders, officeholders and comptrollers at enterprises whose charter capital is wholly owned by the State (hereinafter referred to as wholly stated-owned enterprises).
2. Performance evaluation, designation, re-designation and termination of term of office of the representative of state ownership interests, commendation, rewarding, disciplining and retirement of representatives of state ownership interests in enterprises.
Article 2. Subjects of application
1. Agencies representing the state ownership interests (hereinafter referred to as representative agencies).
2. Wholly state-owned enterprises.
3. Enterprises of which more than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State; enterprises of which less than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State (hereinafter referred to as state-invested enterprises).
4. Titleholders and officeholders at wholly state-owned enterprises (hereinafter referred to as executives of state enterprises), including:
a) President of the Board of Directors;
b) Company President (in the companies without Boards of Directors);
c) Member of Board of Directors;
d) General Director;
dd) Director;
e) Deputy General Director;
g) Deputy Director;
h) Chief Accountant.
5. Comptroller at a wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as Comptroller).
6. Representative of the state stakes or state ownership interests in an enterprise of which more than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State; an enterprise of which less than 50% of the charter capital or total voting shares are held by the State.
7. Other persons and entities involved in management and utilization of state enterprises, comptrollers, representatives of the state ownership interests in enterprises.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Level of competency means any level of authority to decide:
a) Performance evaluation, placement planning, appointment, reappointment, transfer, secondment, rotation, resignation, dismissal, commendation, rewarding, disciplining and retirement of state enterprise executives and comptrollers;
b) Performance evaluation, designation, re-designation and termination of term of office as the reprehensive of state ownership interests in enterprises.
2. Counseling agency is an entity taking on cadre placement and organization duties at the respective level of competency.
3. Corporate leadership includes Board of Directors or Company President and same-level grassroots Party committees.
4. Representative of the state ownership interests in an enterprise refers to a person designated by a representative agency to represent part or all of state stakes in the ownership of an enterprise to carry out all or a number of rights, responsibilities and obligations of a state shareholder or member contributing capital to the enterprise in accordance with laws.
5. Comptroller refers to a person that is submitted to and appointed by a representative agency, and works under the full-time or part-time regime.
Article 4. Principles of management of corporate executives, comptrollers, representatives of the state ownership interests
1. Ensure the Party’s uniform leadership in the management and utilization of state enterprises, comptrollers, and representatives of the state ownership interests in enterprises.
2. Ensure full compliance with regulations of corporate and other relevant laws.
3. Implement the democratic centralism principle, clearly distinguishing collective and individual responsibilities, especially those assumed by leaders pertaining to cadres-related affairs.
4. If any executive of a state enterprise, any comptroller or any representatives of the state ownership interests in an enterprise holds multiple titles or offices, conflicts of interest must be avoided.
5. If any law setting out regulations on the management and utilization of executives of state enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests which are in conflict with the provisions of this Decree, the former shall prevail.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực