Chương 1 Nghị định 144/2005/NĐ-CP về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Những quy định chung
Số hiệu: | 144/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 11/12/2005 |
Ngày công báo: | 26/11/2005 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phối hợp công tác - Ngày 16/11/2005, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Theo đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, đảm bảo chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện đề án, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên ngành, bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy định trong Nghị định bao gồm: xác định cơ quan phối hợp kiểm tra, phối hợp trong việc thành lập và hoạt động của đoàn kiểm tra, xây dựng báo cáo kiểm tra, thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan được kiểm tra, cung cấp trong việc cung cấp và kiểm tra thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, thông qua việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án... Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thủ tướng theo định kỳ (6 tháng một lần) hoặc đột xuất bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác phối hợp trong xây dựng và kiểm tra thực hiện đề án... Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi tắt là đề án) thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh); trong kiểm tra việc thực hiện các đề án đó sau khi đã có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là kiểm tra việc thực hiện đề án).
Việc phối hợp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức; bảo đảm chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện đề án; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên ngành; bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Nội dung đề án phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp ;
2. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp;
3. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp;
4. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Tuỳ theo tính chất, nội dung của đề án, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản;
2. Tổ chức họp;
3. Khảo sát, điều tra;
4. Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan;
5. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp và thông tin cho cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
Tuỳ theo tính chất, nội dung của đề án, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Tổ chức đoàn kiểm tra;
2. Lấy ý kiến về các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
3. Làm việc trực tiếp với cơ quan được kiểm tra;
4. Cung cấp và thẩm tra thông tin cần thiết;
5. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Đối với cơ quan chủ trì xây dựng đề án:
a) Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đề án, trong đó xác định nhiệm vụ của từng cơ quan phối hợp;
b) Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị đề án;
c) Yêu cầu cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công tác phối hợp; thông báo cho cơ quan phối hợp về tình hình tham gia của cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp; duy trì mối liên hệ với các cơ quan phối hợp và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp đã được phân công của các cơ quan đó;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác phối hợp;
đ) Tập hợp đầy đủ và tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan phối hợp; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
e) Trình đề án; đề xuất phương án cuối cùng đối với vấn đề còn có ý kiến khác nhau và giải thích lý do không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp;
g) Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
h) Báo cáo và giải trình với cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với cơ quan chủ trì kiểm tra việc thực hiện đề án:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của từng cơ quan phối hợp; gửi kế hoạch kiểm tra cho cơ quan phối hợp, cơ quan được kiểm tra và cơ quan theo dõi công tác phối hợp theo thẩm quyền;
b) Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch kiểm tra; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các điểm c, d, g, h khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý; chịu trách nhiệm về tiến độ công tác kiểm tra và tính chính xác của báo cáo kiểm tra.
1. Đối với cơ quan phối hợp xây dựng đề án:
a) Tham gia các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị đề án; từ chối phối hợp nếu nội dung phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công tác phối hợp; tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, công chức tham gia phối hợp;
c) Cho ý kiến kịp thời về vấn đề mà cán bộ, công chức được cử phối hợp báo cáo; được quyền bảo lưu ý kiến;
d) Tuân thủ thời hạn góp ý kiến về những vấn đề theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về chất lượng và tính nhất quán của các ý kiến trong các hoạt động phối hợp của cơ quan mình;
đ) Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin đó;
e) Yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phối hợp;
g) Đề nghị cơ quan chủ trì điều chỉnh thời gian phối hợp để bảo đảm chất lượng công tác phối hợp; nếu cơ quan chủ trì không chấp thuận vì lý do bảo đảm tiến độ thì phải tuân thủ;
h) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan chủ trì không mời tham gia các hoạt động phối hợp; giải trình với cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với cơ quan phối hợp kiểm tra việc thực hiện đề án:
a) Tham gia các hoạt động phối hợp theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt; từ chối phối hợp nếu nội dung phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều này.
1. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chấp hành kế hoạch công tác phối hợp của cơ quan chủ trì;
2. Thường xuyên báo cáo Thủ trưởng cơ quan về công tác phối hợp của mình; chủ động đề xuất ý kiến tham gia, xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan khi cần thiết; tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan để phát biểu ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan;
3. Bảo lưu quan điểm khi ý kiến của mình khác với ý kiến của cơ quan chủ trì hoặc khác với ý kiến của Ban soạn thảo đề án hoặc Tổ biên tập, đoàn kiểm tra;
4. Được Thủ trưởng cơ quan tạo điều kiện về thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ phối hợp;
5. Được khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không hoàn thành nhiệm vụ phối hợp.
Article 1: Object and scope of regulation
This Decree prescribes the principles, modalities and responsibilities of co-ordination among state administrative agencies in developing policies, strategies, planning and plans (hereinafter referred collectively to as projects) which are to be promulgated or approved or passed by the Government, the Prime Minister of Government, Ministers, Heads of ministerial agencies and governmental agencies, People's Committees, chairmen of People's Committees of centrally-administered provinces and cities (hereinafter referred collectively to as provincial level); in verifying the implementation of these projects after they have taken legal effects (hereinafter referred collectively to as the checking the implementation of projects).
The coordination in developing normative legal documents, which are to be promulgated or approved by the Government, the Prime Minister of Government, Ministers, Heads of Ministerial agencies and provincial People's Committees has to comply with legal stipulations on the issuance of normative legal documents.
Article 2: Requirements for co-ordination
The coordination among State administrative agencies in developing and verifying the implementation of projects has to ensure that each agency and organization correctly exercises its own functions, tasks and authorities; the coordination has to ensure the quality of projects and discipline and order in implementing projects; it has to improve responsibilities and effectiveness in realizing interdisciplinary tasks; it has to ensure operational efficiency of the public system from central to local level.
Article 3: Principles for co-ordination
The co-ordination among administrative agencies in developing and verifying the implementation of projects is done in accordance with the following principles:
1. Contents of the projects must have a relation with the functions, tasks and authorities of the coordinating agencies;
2. Objectivity must be ensured in coordination;
3. Professional requirements, quality and duration of the coordination must be ensured;
Article 4: Coordination modalities in developing projects
Basing on characteristics and contents of the projects, line agencies decide to apply one of the following coordination modalities:
1. Comments collected through documents;
2. Meetings undertaken;
3. Field visits and surveys conducted;
4. Interdisciplinary coordination arranged;
5. Information provided at the request of line agencies or coordinating agencies and coordinating agencies informed of issues related to their functions, tasks, authorities.
Article 5: Co-ordination Modalities in checking the implementation of projects
Basing on characteristics and contents of the projects, line agencies decide to apply one of the following coordination modalities:
1. Verification team set up;
2. Comments collected on issues relevant to contents to be checked;
3. Verified agencies to be worked directly with;
4. Necessary information provided and checked;
5. The preliminary and overall review of the implementation of policies, strategies, planning and plans conducted.
Article 6: Responsibilities and authorities of line agencies
1. For the line agency in developing the projects:
a. To develop preparatory plans for projects in which tasks of each coordinating agency are defined;
b. To arrange coordinating activities as stated in preparatory plans for projects
c. To request coordinating agencies to appoint eligible cadres and civil servants to join coordinating activities; to inform coordinating agencies about the participation of assigned cadres, civil servants in coordinating activities; to maintain the relationship with coordinating agencies and urge coordinating agencies to realize their assigned coordinating tasks.
d. To provide necessary information and documents at the proposal of coordinating agencies and other conditions for the coordination;
e. To collect, study and accept comments and opinions of coordinating agencies; to report to competent state agencies about disputing issues;
f. To summit projects; to propose the final solution for disputing issues and provide the reasons explaining why opinions of coordinating agencies are not accepted;
g. To file dossiers in accordance with legal provisions;
h. To report and explain to competent agencies about the coordination status in accordance with stipulations of this decree.
2. For line agencies in verifying the implementation of projects:
a) To develop verification plans in which time, venue, contents to be verified and responsibilities of each coordinating agency are clearly defined; to send verification plans to coordinating agencies, agencies to be verified and competent agencies that monitor the coordination;
b) To arrange coordinating activities as stated in verification plans; to exercise responsibilities and authorities stipulated at Point c, d, g, h, Item 1 of this Article;
c) To report verification results and recommend remedial solutions; to bear the responsibility for verification progress and accuracy of verification reports.
Article 7: Tasks and authorities of coordinating agencies
1. For coordinating agencies in developing project.
a. To take part in coordinating activities as planned in preparatory plans for the projects; to refuse to coordinate if coordinating contents do not comply with stipulations at Article 3 of this Decree;
b. To appoint eligible cadres and civil servants to join the coordination; to provide favourable conditions in terms of time for cadres, civil servants to join the coordination;
c. To provide timely feedbacks on the issues that are reported by cadres, civil servants joining the coordination; to have the right to reserve their own opinions;
d. To stick to the deadline for comments on issues required by line agencies and be accountable for the quality and consistency of their opinions in all coordinating activities;
e. To provide information, figures and be accountable for the accuracy of information;
f. To request line agencies to provide documents, information that are necessary for the coordination;
g. To propose to line agency to adjust coordination time to ensure the quality of the coordination; to obey the rejection of time adjustment of line agencies if they want to ensure agreed progress;
h. To report to state competent agencies in case they are not invited to join the coordination by line agencies; to present coordination status to competent agencies in accordance with stipulations of this decree.
2. For coordinating agencies in verifying project implementation:
a. To participate in coordinating activities according to approved preparatory plans; to refuse to coordinate if the coordinating contents do not comply with stipulations at Article 3 of this Decree.
b. To undertake responsibilities and exercise authorities stated at Point b, c, d, e, f, g, Item 1 of this Article.
Article 8: Tasks and authorities of cadres, civil servants appointed to join the coordination
1. To realize assigned tasks; to comply with coordinating plans of line agencies;
2. To regularly report to heads of agencies about their own coordinating activities; to actively provide comments and ask for opinions of heads of agencies if necessary; to obey the steering of heads of agencies over disputing issues that are under the functions, tasks and authorities of agencies;
3. To reserve their own opinions when they are different from those of line agencies or Project Drafting Boards or Editorial Groups, Verifying Teams;
4. To be provided with favourable conditions in terms of time by heads of agencies to fulfill coordinating tasks;
5. To be commended when they successfully realize coordinating tasks and be accountable to competent state agencies when they can not complete coordinating tasks.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực