Nghị định 144/2005/NĐ-CP về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
Số hiệu: | 144/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 11/12/2005 |
Ngày công báo: | 26/11/2005 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phối hợp công tác - Ngày 16/11/2005, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Theo đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, đảm bảo chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện đề án, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên ngành, bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy định trong Nghị định bao gồm: xác định cơ quan phối hợp kiểm tra, phối hợp trong việc thành lập và hoạt động của đoàn kiểm tra, xây dựng báo cáo kiểm tra, thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan được kiểm tra, cung cấp trong việc cung cấp và kiểm tra thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, thông qua việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án... Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thủ tướng theo định kỳ (6 tháng một lần) hoặc đột xuất bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác phối hợp trong xây dựng và kiểm tra thực hiện đề án... Nghị định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2005 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi tắt là đề án) thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh); trong kiểm tra việc thực hiện các đề án đó sau khi đã có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là kiểm tra việc thực hiện đề án).
Việc phối hợp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức; bảo đảm chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện đề án; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên ngành; bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1. Nội dung đề án phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp ;
2. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp;
3. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp;
4. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Tuỳ theo tính chất, nội dung của đề án, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản;
2. Tổ chức họp;
3. Khảo sát, điều tra;
4. Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan;
5. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp và thông tin cho cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
Tuỳ theo tính chất, nội dung của đề án, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:
1. Tổ chức đoàn kiểm tra;
2. Lấy ý kiến về các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
3. Làm việc trực tiếp với cơ quan được kiểm tra;
4. Cung cấp và thẩm tra thông tin cần thiết;
5. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Đối với cơ quan chủ trì xây dựng đề án:
a) Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đề án, trong đó xác định nhiệm vụ của từng cơ quan phối hợp;
b) Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị đề án;
c) Yêu cầu cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công tác phối hợp; thông báo cho cơ quan phối hợp về tình hình tham gia của cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp; duy trì mối liên hệ với các cơ quan phối hợp và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp đã được phân công của các cơ quan đó;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác phối hợp;
đ) Tập hợp đầy đủ và tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan phối hợp; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
e) Trình đề án; đề xuất phương án cuối cùng đối với vấn đề còn có ý kiến khác nhau và giải thích lý do không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp;
g) Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
h) Báo cáo và giải trình với cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với cơ quan chủ trì kiểm tra việc thực hiện đề án:
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của từng cơ quan phối hợp; gửi kế hoạch kiểm tra cho cơ quan phối hợp, cơ quan được kiểm tra và cơ quan theo dõi công tác phối hợp theo thẩm quyền;
b) Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch kiểm tra; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các điểm c, d, g, h khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý; chịu trách nhiệm về tiến độ công tác kiểm tra và tính chính xác của báo cáo kiểm tra.
1. Đối với cơ quan phối hợp xây dựng đề án:
a) Tham gia các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị đề án; từ chối phối hợp nếu nội dung phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Cử cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tham gia công tác phối hợp; tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, công chức tham gia phối hợp;
c) Cho ý kiến kịp thời về vấn đề mà cán bộ, công chức được cử phối hợp báo cáo; được quyền bảo lưu ý kiến;
d) Tuân thủ thời hạn góp ý kiến về những vấn đề theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về chất lượng và tính nhất quán của các ý kiến trong các hoạt động phối hợp của cơ quan mình;
đ) Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin đó;
e) Yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phối hợp;
g) Đề nghị cơ quan chủ trì điều chỉnh thời gian phối hợp để bảo đảm chất lượng công tác phối hợp; nếu cơ quan chủ trì không chấp thuận vì lý do bảo đảm tiến độ thì phải tuân thủ;
h) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan chủ trì không mời tham gia các hoạt động phối hợp; giải trình với cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với cơ quan phối hợp kiểm tra việc thực hiện đề án:
a) Tham gia các hoạt động phối hợp theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt; từ chối phối hợp nếu nội dung phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều này.
1. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chấp hành kế hoạch công tác phối hợp của cơ quan chủ trì;
2. Thường xuyên báo cáo Thủ trưởng cơ quan về công tác phối hợp của mình; chủ động đề xuất ý kiến tham gia, xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan khi cần thiết; tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan để phát biểu ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan;
3. Bảo lưu quan điểm khi ý kiến của mình khác với ý kiến của cơ quan chủ trì hoặc khác với ý kiến của Ban soạn thảo đề án hoặc Tổ biên tập, đoàn kiểm tra;
4. Được Thủ trưởng cơ quan tạo điều kiện về thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ phối hợp;
5. Được khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không hoàn thành nhiệm vụ phối hợp.
1. Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định này, cơ quan chủ trì xác định các cơ quan phối hợp xây dựng đề án và có công văn yêu cầu cụ thể gửi cơ quan phối hợp.
2. Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ trì gửi danh sách các cơ quan phối hợp để Văn phòng Chính phủ theo dõi, tổng hợp.
3. Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chủ trì gửi danh sách các cơ quan phối hợp để Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi, tổng hợp.
4. Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ trì gửi danh sách các cơ quan phối hợp để Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi, tổng hợp.
Trường hợp cần phối hợp trong khảo sát, điều tra thì công tác phối hợp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đối với việc phối hợp khảo sát:
a) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày tiến hành khảo sát, cơ quan chủ trì phải có công văn đề nghị cơ quan phối hợp tham gia khảo sát, trong đó xác định rõ thời gian, địa điểm, nội dung khảo sát, yêu cầu về số lượng, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác của người tham gia và điều kiện khác (nếu có).
b) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày tiến hành khảo sát, cơ quan phối hợp phải có công văn trả lời cơ quan chủ trì về việc cử người tham gia khảo sát, kể cả trường hợp từ chối tham gia khảo sát nếu việc phối hợp không phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định này.
c) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày tiến hành khảo sát, cơ quan chủ trì phải có công văn gửi cơ quan dự kiến khảo sát, trong đó xác định rõ thời gian, địa điểm, nội dung khảo sát và thành phần làm việc.
2. Phối hợp trong xây dựng phiếu điều tra:
a) Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo phiếu điều tra và quyết định việc lấy ý kiến của cơ quan phối hợp. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý bằng các hình thức khác theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.
Trường hợp cơ quan chủ trì yêu cầu, cơ quan phối hợp có trách nhiệm tham gia xây dựng dự thảo phiếu điều tra.
b) Việc phối hợp trong xây dựng, lấy ý kiến về dự thảo phiếu điều tra được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Phối hợp trong lấy ý kiến điều tra:
Cơ quan chủ trì gửi phiếu điều tra đến cơ quan được điều tra để lấy ý kiến. Thời gian dành cho việc trả lời phiếu điều tra ít nhất là 05 ngày, kể từ khi cơ quan được điều tra nhận được phiếu điều tra. Cơ quan được điều tra có trách nhiệm trả lời đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan gửi phiếu điều tra.
Trong trường hợp Ban soạn thảo đề án (sau đây gọi tắt là Ban soạn thảo) được thành lập thì việc phối hợp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Ban soạn thảo hoạt động theo kế hoạch công tác do cơ quan chủ trì quyết định, trong đó xác định trách nhiệm của từng thành viên, thời hạn và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của từng thành viên.
2. Các thành viên Ban soạn thảo phải tuân thủ kế hoạch công tác của Ban; tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban theo sự điều hành của cơ quan chủ trì. Trong trường hợp không thể tham gia hoạt động của Ban vì lý do chính đáng, thành viên của Ban báo cáo để Thủ trưởng cơ quan cử người thay thế. Ý kiến của thành viên Ban soạn thảo và người được cử thay thế là ý kiến chính thức của cơ quan phối hợp.
1. Bộ phận giúp việc của Ban soạn thảo là Tổ biên tập hoặc Tổ chuyên viên hoặc Tiểu ban (sau đây gọi chung là Tổ biên tập).
Trường hợp cần thành lập Tổ biên tập, cơ quan chủ trì gửi công văn đề nghị các cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức tham gia Tổ biên tập; trong công văn phải xác định rõ yêu cầu về số lượng, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác của người tham gia và điều kiện khác (nếu có) để tham gia Tổ biên tập.
2. Bộ phận thường trực của Tổ biên tập có trách nhiệm ghi biên bản mỗi cuộc họp của Ban soạn thảo và Tổ biên tập; gửi biên bản đã có chữ ký xác nhận nội dung của người chủ trì cuộc họp cho các thành viên của Tổ; giữ mối liên hệ giữa các thành viên.
Việc phối hợp giữa các thành viên Tổ biên tập được thực hiện theo kế hoạch công tác và sự điều hành của Thủ trưởng cơ quan chủ trì.
1. Cơ quan chủ trì có thể lấy ý kiến về đề án thông qua việc gửi hồ sơ đề án đến cơ quan phối hợp hoặc lấy ý kiến qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ và các hình thức khác.
2. Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ đề án cho cơ quan phối hợp và phải xác định những nội dung cần xin ý kiến đối với từng cơ quan phối hợp căn cứ vào nhiệm vụ phối hợp đã được nêu trong kế hoạch xây dựng đề án. Tuỳ theo nội dung, tính chất của đề án, cơ quan chủ trì có thể yêu cầu cơ quan phối hợp sửa trực tiếp vào đề án, gửi công văn góp ý hay cách thức thích hợp khác. Thời gian dành cho việc góp ý ít nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan phối hợp nhận được hồ sơ đề án.
3. Cơ quan phối hợp phải chấp hành thời hạn tham gia ý kiến theo đề nghị của cơ quan chủ trì theo quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan; nếu đồng ý với đề án thì cũng phải trả lời bằng văn bản.
Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan được hỏi không có ý kiến thì cơ quan chủ trì thông báo để Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan được hỏi không có ý kiến thì cơ quan chủ trì thông báo để Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan được hỏi không có ý kiến thì cơ quan chủ trì thông báo để Văn phòng Ủy ban nhân dân báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Trường hợp cơ quan chủ trì không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải giải thích lý do, thông báo cho cơ quan đó và chịu trách nhiệm về phương án của mình.
5. Trường hợp đề án được lấy ý kiến qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các hình thức khác thì cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này. Công văn, tài liệu được gửi qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ hoặc các phương tiện khác có giá trị chính thức, kể từ khi được ghi vào Sổ theo dõi công văn của cơ quan chủ trì và phối hợp. Thời gian nhận công văn, tài liệu được tính từ khi văn bản đó được vào Sổ theo dõi công văn đến của cơ quan phối hợp.
1. Cơ quan chủ trì có quyền tổ chức họp một hoặc nhiều lần để thảo luận trực tiếp hoặc họp trực tuyến qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các hình thức khác để lấy ý kiến về đề án.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày họp, cơ quan chủ trì phải gửi cơ quan phối hợp những văn bản sau đây:
a) Hồ sơ, tài liệu có liên quan và các vấn đề cần xin ý kiến về đề án;
b) Công văn mời họp, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc họp và thành phần tham dự.
3. Thủ trưởng cơ quan phối hợp phải cử cán bộ, công chức tham gia theo đúng thành phần và yêu cầu của cơ quan chủ trì, chỉ đạo cán bộ, công chức tham gia họp phát biểu về vấn đề theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ trì. Cơ quan được mời họp có quyền từ chối tham gia họp nếu việc gửi công văn, tài liệu không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp cuộc họp được tổ chức theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Lý do từ chối tham gia họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi đến cơ quan chủ trì trước cuộc họp.
4. Nội dung họp phải được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do Chủ toạ ký xác nhận, trong đó ghi rõ cơ quan không tham gia họp hoặc không chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu phát biểu. Cơ quan chủ trì gửi biên bản đó cho các cơ quan phối hợp.
5. Trường hợp đề án được lấy ý kiến tại cuộc họp qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ hoặc các hình thức khác thì cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này. Công văn, tài liệu được gửi qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ hoặc các hình thức khác có giá trị chính thức, kể từ khi được ghi vào Sổ theo dõi công văn của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp.
1. Căn cứ vào nguyên tắc phối hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, cơ quan chủ trì xác định các cơ quan phối hợp kiểm tra và có công văn yêu cầu cụ thể gửi cơ quan phối hợp.
2. Cơ quan chủ trì kiểm tra có trách nhiệm gửi danh sách các cơ quan tham gia phối hợp kiểm tra về cơ quan điều phối công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật về kiểm tra.
Trường hợp cần thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan chủ trì gửi công văn đề nghị các cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức tham gia đoàn kiểm tra. Trong công văn phải xác định rõ yêu cầu về số lượng, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác của người tham gia và các điều kiện khác (nếu có) để tham gia đoàn công tác.
Đoàn kiểm tra hoạt động theo kế hoạch kiểm tra do cơ quan chủ trì quyết định, trong đó xác định trách nhiệm của từng thành viên, thời hạn và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của từng thành viên.
Các thành viên đoàn kiểm tra phải tuân thủ kế hoạch kiểm tra của cơ quan chủ trì; tham gia đầy đủ các hoạt động kiểm tra theo sự điều hành của cơ quan chủ trì. Trong trường hợp không thể tham gia hoạt động kiểm tra vì lý do chính đáng, thành viên đoàn công tác báo cáo để Thủ trưởng cơ quan cử người thay thế.
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài kết quả kiểm tra, trong báo cáo còn phải nêu những vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; kiến nghị của cơ quan phối hợp; kết quả của công tác phối hợp trong kiểm tra.
Dự thảo báo cáo phải được các cơ quan phối hợp (nếu có) cho ý kiến trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những ý kiến đó phải được thể hiện trong báo cáo của cơ quan chủ trì kiểm tra.
2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành thì Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra trình Thủ tướng Chính phủ.
1. Trường hợp cần làm việc trực tiếp với cơ quan được kiểm tra, chậm nhất là 05 ngày trước ngày làm việc, cơ quan chủ trì phải có công văn yêu cầu, trong đó xác định thời gian, địa điểm, nội dung chính của buổi làm việc, thành phần tham dự.
2. Trường hợp kiểm tra đột xuất thông qua làm việc trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với cơ quan được kiểm tra thì người chủ trì kiểm tra quyết định thời gian, địa điểm, nội dung và thành phần tham dự.
3. Nội dung buổi làm việc phải được cơ quan chủ trì ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và do chủ toạ ký xác nhận. Cơ quan chủ trì gửi biên bản đó cho cơ quan phối hợp và cơ quan được kiểm tra.
Trường hợp cần số liệu, đánh giá thông tin, tư liệu phục vụ việc kiểm tra, cơ quan chủ trì kiểm tra phải có đề nghị bằng văn bản gửi cơ quan được yêu cầu cung cấp hoặc thẩm tra thông tin, trong đó nêu rõ nội dung, thời hạn và mục đích.
Cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cung cấp thông tin về các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra; phát biểu ý kiến về tính chính xác của thông tin, tài liệu, số liệu theo đề nghị của cơ quan chủ trì kiểm tra.
Trường hợp từ chối cung cấp thông tin do có nội dung thuộc bí mật nhà nước, cơ quan được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện đề án có trách nhiệm chủ trì tổ chức việc sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện đề án. Các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện đề án có trách nhiệm tham gia việc sơ kết, tổng kết về những nội dung cụ thể theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
Cơ quan chủ trì sơ kết, tổng kết có quyền đề nghị các cơ quan phối hợp cung cấp thông tin, số liệu; gửi báo cáo sơ kết, tổng kết về những vấn đề thuộc nội dung quản lý nhà nước của cơ quan đó; tham gia họp chuẩn bị cho việc sơ kết, tổng kết.
Cơ quan chủ trì có thể gửi dự thảo báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho các cơ quan phối hợp để lấy ý kiến. Cơ quan phối hợp phải có ý kiến trả lời trong thời hạn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì. Thời gian dành cho việc góp ý ít nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan phối hợp nhận được văn bản.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phối hợp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và có trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác phối hợp;
2. Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp công tác;
3. Sáu tháng một lần tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về công tác phối hợp;
4. Báo cáo định kỳ, đột xuất và giải trình về công tác phối hợp theo quy định của Nghị định này;
5. Thông báo về Văn phòng Chính phủ những cơ quan phối hợp không thực hiện trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu của cơ quan mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và có trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện công tác phối hợp;
2. Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp công tác;
3. Sáu tháng một lần tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về công tác phối hợp;
4. Báo cáo định kỳ, đột xuất và giải trình về công tác phối hợp theo quy định của Nghị định này;
5. Thông báo về Văn phòng Chính phủ trong trường hợp cơ quan phối hợp không thực hiện trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu của cơ quan mình.
Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác phối hợp, có trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về công tác phối hợp trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án;
2. Tiếp nhận thông tin về công tác phối hợp; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hành chính nhà nước;
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức kiểm điểm định kỳ sáu tháng về công tác phối hợp;
4. Chủ trì họp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác phối hợp;
5. Hướng dẫn, kiểm tra Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác điều phối hoạt động phối hợp.
Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ điều phối hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác phối hợp tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, có trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Làm đầu mối liên hệ với các cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ phối hợp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ về công tác phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
3. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong mối quan hệ phối hợp với cơ quan mình; việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
4. Theo ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì tổ chức các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc làm việc với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quan hệ phối hợp với cơ quan mình để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác phối hợp.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp điều phối hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác phối hợp tại địa phương, có trách nhiệm cụ thể sau đây:
1. Làm đầu mối liên hệ với các cơ quan khác để thực hiện nhiệm vụ phối hợp; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về công tác phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân.
3. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân về việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong mối quan hệ phối hợp với cơ quan mình; việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân.
4. Theo uỷ quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân chủ trì tổ chức các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân hoặc làm việc với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quan hệ phối hợp với cơ quan mình để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác phối hợp.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ (sáu tháng một lần) hoặc đột xuất bằng văn bản về tình hình thực hiện công tác phối hợp trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án.
2. Báo cáo về công tác phối hợp phải thể hiện tình hình chấp hành tiến độ trong công tác phối hợp; việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan được phân công và chất lượng của hoạt động phối hợp của các cơ quan đó. Trong báo cáo có thể có các kiến nghị về công tác phối hợp.
3. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là ngày 10 của tháng cuối quý II và quý IV.
1. Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua có sự phối hợp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện công tác phối hợp .
2. Đối với đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo yêu cầu của Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện công tác phối hợp.
3. Cơ quan yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung những vấn đề mà cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp cần giải trình.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kế hoạch công tác phối hợp và dự toán ngân sách hàng năm bố trí kinh phí thực hiện công tác phối hợp.
Trường hợp công tác phối hợp phát sinh đột xuất thì sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu về việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phối hợp theo các quy định của Nghị định này.
2. Khi xử lý những vấn đề có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đó.
3. Thủ trưởng cơ quan chủ trì chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ trình văn bản. Hồ sơ phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan phối hợp hoặc bản tập hợp ý kiến của các cơ quan đó. Các ý kiến khác với cơ quan chủ trì phải được tập hợp đầy đủ trong hồ sơ trình văn bản.
Cơ quan chủ trì phải bảo đảm điều kiện về thời gian theo các quy định của Nghị định này để cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ phối hợp.
Thủ trưởng cơ quan phối hợp có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian để cán bộ, công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện đề án.
Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp, hoàn thành nhiệm vụ được giao được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê bình người đứng đầu cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp nếu trong hoạt động phối hợp để xảy ra vi phạm sau đây:
a) Cơ quan chủ trì không thực hiện đúng quy định về việc gửi hồ sơ hoặc vi phạm thời hạn phối hợp theo quy định của Nghị định này đến lần thứ ba;
b) Cơ quan phối hợp vi phạm thời hạn phối hợp theo quy định của Nghị định này đến lần thứ ba; không trả lời khi được hỏi ý kiến hoặc được yêu cầu cung cấp thông tin đến lần thứ ba; không tham gia họp đến lần thứ ba;
c) Cơ quan có trách nhiệm phối hợp theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định này từ chối cử cán bộ, công chức tham gia;
d) Cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này đến lần thứ ba.
Văn phòng Chính phủ, Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê bình về vi phạm trong hoạt động phối hợp. Thông báo được gửi tới các cơ quan có liên quan.
2. Trường hợp cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp không hoàn thành trách nhiệm phối hợp thì cơ quan chủ trì ra thông báo gửi cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó.
3. Nếu trong một năm, cán bộ, công chức được cử tham gia phối hợp xây dựng đề án hoặc kiểm tra việc thực hiện đề án bị cơ quan chủ trì thông báo về việc không hoàn thành trách nhiệm phối hợp thì cán bộ, công chức đó không được xét khen thưởng trong năm đó.
4. Trong một năm, nếu người đứng đầu cơ quan ba lần bị Thủ tướng Chính phủ phê bình theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng Chính phủ có hình thức xử lý thích hợp theo thẩm quyền đối với người đứng đầu cơ quan đó theo quy định của pháp luật.
5. Trong một năm, nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ba lần bị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phê bình theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Chánh Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Thủ trưởng đơn vị chức năng về tổ chức cán bộ cùng cấp đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đó theo pháp luật về cán bộ, công chức.
6. Trong một năm, nếu người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ba lần bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê bình theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đó theo pháp luật về cán bộ, công chức.
7. Trong một năm, nếu một cán bộ, công chức ba lần bị cơ quan chủ trì ra thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, thì cán bộ, công chức đó bị cơ quan quản lý xem xét, xử lý kỷ luật theo pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ: "Các Bộ trưởng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được văn bản, nếu Bộ được hỏi ý kiến không trả lời coi như đã đồng ý".
3. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 như sau: “Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm phát biểu ý kiến chính thức của mình bằng văn bản, gửi chủ đề án trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị với đầy đủ hồ sơ cần thiết”.
4. Bãi bỏ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003: “Nếu quá thời hạn trên, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến không trả lời, thì coi như đồng ý với đề án và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan”.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 144/2005/ND-CP |
Hanoi, November 16th, 2005 |
STIPULATIONS ON THE COORDINATION AMONG STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES IN DEVELOPING AND VERIFYING THE IMPLEMENTATION OF POLICIES, STRATEGIES, PLANNING AND PLANS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on the organization of the Government dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on the organization of the People's Councils and People's Committees dated November 26th 2003 ;
At the proposal of Minister, Director of the Office of the Government,
DECREES
Article 1: Object and scope of regulation
This Decree prescribes the principles, modalities and responsibilities of co-ordination among state administrative agencies in developing policies, strategies, planning and plans (hereinafter referred collectively to as projects) which are to be promulgated or approved or passed by the Government, the Prime Minister of Government, Ministers, Heads of ministerial agencies and governmental agencies, People's Committees, chairmen of People's Committees of centrally-administered provinces and cities (hereinafter referred collectively to as provincial level); in verifying the implementation of these projects after they have taken legal effects (hereinafter referred collectively to as the checking the implementation of projects).
The coordination in developing normative legal documents, which are to be promulgated or approved by the Government, the Prime Minister of Government, Ministers, Heads of Ministerial agencies and provincial People's Committees has to comply with legal stipulations on the issuance of normative legal documents.
Article 2: Requirements for co-ordination
The coordination among State administrative agencies in developing and verifying the implementation of projects has to ensure that each agency and organization correctly exercises its own functions, tasks and authorities; the coordination has to ensure the quality of projects and discipline and order in implementing projects; it has to improve responsibilities and effectiveness in realizing interdisciplinary tasks; it has to ensure operational efficiency of the public system from central to local level.
Article 3: Principles for co-ordination
The co-ordination among administrative agencies in developing and verifying the implementation of projects is done in accordance with the following principles:
1. Contents of the projects must have a relation with the functions, tasks and authorities of the coordinating agencies;
2. Objectivity must be ensured in coordination;
3. Professional requirements, quality and duration of the coordination must be ensured;
Article 4: Coordination modalities in developing projects
Basing on characteristics and contents of the projects, line agencies decide to apply one of the following coordination modalities:
1. Comments collected through documents;
2. Meetings undertaken;
3. Field visits and surveys conducted;
4. Interdisciplinary coordination arranged;
5. Information provided at the request of line agencies or coordinating agencies and coordinating agencies informed of issues related to their functions, tasks, authorities.
Article 5: Co-ordination Modalities in checking the implementation of projects
Basing on characteristics and contents of the projects, line agencies decide to apply one of the following coordination modalities:
1. Verification team set up;
2. Comments collected on issues relevant to contents to be checked;
3. Verified agencies to be worked directly with;
4. Necessary information provided and checked;
5. The preliminary and overall review of the implementation of policies, strategies, planning and plans conducted.
Article 6: Responsibilities and authorities of line agencies
1. For the line agency in developing the projects:
a. To develop preparatory plans for projects in which tasks of each coordinating agency are defined;
b. To arrange coordinating activities as stated in preparatory plans for projects
c. To request coordinating agencies to appoint eligible cadres and civil servants to join coordinating activities; to inform coordinating agencies about the participation of assigned cadres, civil servants in coordinating activities; to maintain the relationship with coordinating agencies and urge coordinating agencies to realize their assigned coordinating tasks.
d. To provide necessary information and documents at the proposal of coordinating agencies and other conditions for the coordination;
e. To collect, study and accept comments and opinions of coordinating agencies; to report to competent state agencies about disputing issues;
f. To summit projects; to propose the final solution for disputing issues and provide the reasons explaining why opinions of coordinating agencies are not accepted;
g. To file dossiers in accordance with legal provisions;
h. To report and explain to competent agencies about the coordination status in accordance with stipulations of this decree.
2. For line agencies in verifying the implementation of projects:
a) To develop verification plans in which time, venue, contents to be verified and responsibilities of each coordinating agency are clearly defined; to send verification plans to coordinating agencies, agencies to be verified and competent agencies that monitor the coordination;
b) To arrange coordinating activities as stated in verification plans; to exercise responsibilities and authorities stipulated at Point c, d, g, h, Item 1 of this Article;
c) To report verification results and recommend remedial solutions; to bear the responsibility for verification progress and accuracy of verification reports.
Article 7: Tasks and authorities of coordinating agencies
1. For coordinating agencies in developing project.
a. To take part in coordinating activities as planned in preparatory plans for the projects; to refuse to coordinate if coordinating contents do not comply with stipulations at Article 3 of this Decree;
b. To appoint eligible cadres and civil servants to join the coordination; to provide favourable conditions in terms of time for cadres, civil servants to join the coordination;
c. To provide timely feedbacks on the issues that are reported by cadres, civil servants joining the coordination; to have the right to reserve their own opinions;
d. To stick to the deadline for comments on issues required by line agencies and be accountable for the quality and consistency of their opinions in all coordinating activities;
e. To provide information, figures and be accountable for the accuracy of information;
f. To request line agencies to provide documents, information that are necessary for the coordination;
g. To propose to line agency to adjust coordination time to ensure the quality of the coordination; to obey the rejection of time adjustment of line agencies if they want to ensure agreed progress;
h. To report to state competent agencies in case they are not invited to join the coordination by line agencies; to present coordination status to competent agencies in accordance with stipulations of this decree.
2. For coordinating agencies in verifying project implementation:
a. To participate in coordinating activities according to approved preparatory plans; to refuse to coordinate if the coordinating contents do not comply with stipulations at Article 3 of this Decree.
b. To undertake responsibilities and exercise authorities stated at Point b, c, d, e, f, g, Item 1 of this Article.
Article 8: Tasks and authorities of cadres, civil servants appointed to join the coordination
1. To realize assigned tasks; to comply with coordinating plans of line agencies;
2. To regularly report to heads of agencies about their own coordinating activities; to actively provide comments and ask for opinions of heads of agencies if necessary; to obey the steering of heads of agencies over disputing issues that are under the functions, tasks and authorities of agencies;
3. To reserve their own opinions when they are different from those of line agencies or Project Drafting Boards or Editorial Groups, Verifying Teams;
4. To be provided with favourable conditions in terms of time by heads of agencies to fulfill coordinating tasks;
5. To be commended when they successfully realize coordinating tasks and be accountable to competent state agencies when they can not complete coordinating tasks.
COORDINATION IN DEVELOPING POLICIES, STRATEGIES, PLANNING AND PLANS
Article 9: Definition of coordinating agencies in developing projects
1. Pursuant to Article 3 of this Decree, line agencies define coordinating agencies in developing projects and send requests in official documents to coordinating agencies.
2. For projects that are to be promulgated or approved by the Government, the Prime Minister, line agencies send the list of coordinating agencies to the Office of the Government for monitoring and synthesis.
3. For projects that are to be promulgated or approved by Ministers, heads of ministerial and governmental agencies, line agencies send the list of coordinating agencies to the Office of Ministry, ministerial and governmental agencies for their record and collection.
4. For projects that are to be promulgated or approved by Provincial People’s Committees, Chairmen of Provincial People’s Committees, line agencies send the list of coordinating agencies to the Office of provincial People’s Committees for monitoring and synthesis.
Article 10. Coordination in investigation and survey
In case coordination in needed in surveys and investigation, it is undertaken in accordance with the following stipulations:
1. Coordination in investigation:
a) 7 days at the latest before the date of investigation, line agencies have to send official proposals to the coordinating agencies. The proposals have to clarify time, venues, contents of investigation, requirements for the number, positions, professional qualifications, work experiences of participants and other conditions (if any).
b) 5 days at the latest before the date of investigation, coordinating agencies have to reply to line agencies in official documents. The documents may inform line agencies the names of participants or even express the refusal to the request if the coordination does not comply with stipulations at Article 3 of this decree.
c. 7 days at the latest before the date of investigation, line agencies have to send official documents to agencies that are going to be investigated. The documents should clarify time, venues, contents of investigation and participants.
2. Coordination in developing survey cards:
a) Line agencies develop draft survey cards and decide to ask for comments and feedbacks of coordinating agencies. Coordinating agencies undertake the responsibility to answer in black and white or provide comments in other forms as requested by line agencies.
If requested by line agencies, coordinating agencies undertake the responsibility to participate in developing draft survey cards.
b) The coordination in developing and collecting comments on draft survey cards is undertaken in accordance with stipulations at Article 3 of this Decree.
3. Coordination in collecting opinions:
Line agencies send survey cards to surveyed agencies to collect opinions. The time for filling in the cards is at least 5 days. Surveyed agencies bear the responsibility to reply on time as requested by agencies that send the survey cards.
Article 11: Coordination in the operation of the Project Drafting Committee
Once the Project Drafting Committee (hereinafter referred to as the Drafting Committee) is established, the coordination is undertaken in accordance with the following stipulations:
1. The Drafting Committee operates according to the work plan which is designed by line agencies and which clearly defines responsibilities of its each member, time and progress for them to realize their tasks.
2. Members have to comply with the work plan of the Drafting Committee; They have to participate in all activities of the Drafting Committee as arranged by line agencies; In case they can not join the activities of the Drafting Committee owing to legitimate reasons, they have to report to heads of their agency so that replacing persons can be arranged. Members of the Drafting Committee and replacing persons shall provide official viewpoints of coordinating agencies.
Article 12: Coordination in the operation of the Editorial Group
1. The assistant staff to the Drafting Committee is called the editorial group or the group of experts or the sub-committee (hereinafter referred collectively to as the editorial group).
In case the establishment of the editorial group is needed, line agencies send official proposals to coordinating agencies to appoint cadres, civil servants to join the editorial group; the official proposals should clarify requirements for number, positions, professional qualifications, work experience of participants and other conditions (if any).
2. The stand-by staff of the editorial group bear the responsibility to write the minutes of every meeting of the Drafting Committee and the editorial group; and to send the minutes signed by chairpersons to members of Group; and to maintain contacts among members.
Coordination among members of the editorial group is undertaken in accordance with the work plans and the direction of heads of line agencies.
Article 13: Coordination in asking for comments in documents
1. Line agencies will ask for comments and feedbacks on the projects through sending project dossiers to coordinating agencies or through the expanded information network of Government and other ways.
2. Line agencies send project dossiers to coordinating agencies and have to define specific contents to be commented by each coordinating agency pursuant to coordination tasks stipulated in the plans to develop projects. Basing on contents and characteristics of the project, line agencies may request coordinating agencies to revise the project directly or send feedbacks and comments in official documents or use some other suitable ways. The time for comments is at least 5 working days starting from the date coordinating agencies receive project dossiers.
3. Coordinating agencies have to obey the deadline for sending comments and feedbacks at the proposal of line agencies as stipulated at Item 2 of this Article and be accountable for their comments on issues relevant to their functions, tasks, authorities; if they agree with the project, they shall also have to reply in black and white.
For projects that are to be promulgated or approved by the Government, the Prime Minister, if consulted agencies do not provide comments on the deadline, line agencies have to inform the Office of the Government for reporting to the Prime Minister.
For the projects that are to be promulgated or approved by Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, if consulted agencies do not provide comments on the deadline, line agencies have to inform offices of Ministries, ministeral agencies and governmental agencies for reporting to Ministers, heads of ministeral and governmental agencies.
For the projects under are to be promulgated or approved by provincial People's Committees, Chairmen of provincial People’s Committees, if consulted agencies do not provide comments on the deadline, line agencies have to inform Offices of People's Commitees for reporting to the Chairmen of People's Commitees.
4. In case line agencies do not accept the opinions of coordinating agencies, they have to present the reasons and are accountable for their choices;
5. In case comments on the projects are collected through the expanded information network of Government or others ways, line agencies and coordinating agencies coordinate to realize responsibilities and authorities according to the provisions at item 2,3,4 of this Article. Official documents and materials that are sent through the expanded information network of Government or several other means take legal values once they are noted down in the books of official documents of line and coordinating agencies. The time for receiving official documents and materials is calculated when they are noted down in books of incoming official documents of coordinating agencies.
Article 14. Coordination in asking for opinions at meetings
1. Line agencies are entitled to organizing meetings once or several times to discuss directly or indirectly online via the expanded information network of Government and to using several other ways to ask for opinions about projects.
2. 5 working days at the latest before date of the meetings, line agencies have to send the following documents to coordinating agencies:
a. Relevant dossiers and materials and materials on issues that need to be consulted on;
b. Official invitations to the meetings clearly defining time, venue, main contents and participants of the meetings.
c. Heads of coordinating agencies have to appoint cadres, civil servants to attend the meetings as invited and requested by line agencies; and they have to ask cadres, civil servants to address the meetings on the issues required by line agencies in official documents. Agencies invited to the meetings can reject the invitation if the delivery of official documents and materials does not meet the requirements stipulated at Item 2 of this Article. However, they can not reject the invitation if the meetings are convened by the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial and governmental agencies and Chairmen of provincial People’s Committees. The reasons for not attending the meetings have to be presented in official documents that must be sent to line agencies before the meetings start.
4. Contents of the meetings have to be noted down in minutes. The minutes are filed and signed by the chairperson. The minutes should clarify which agencies have not attended the meetings or have not made any preparations as requested. Line agencies then send the minutes to coordinating agencies.
5. In case comments on the projects are collected through the expanded information network of Government or others ways, line agencies and coordinating agencies coordinate to realize responsibilities and authorities according to the provisions at item 2,3,4 of this Article. Official documents and materials that are sent through the expanded information network of Government or several other means take legal values once they are noted down in the books of official documents of line and coordinating agencies. The time for receiving official documents and materials is calculated when they are noted down in books of incoming official documents of coordinating agencies.
COORDINATION IN VERIFYING THE IMPLEMENTATION OF POLICIES, STRATEGIES, PLANNING AND PLANS
Article 15. Definition of coordinating agencies in the verification
1. Pursuant to coordinating principles stipulated at Article 3 of this Decree, line agencies define coordinating agencies in the verification and send specific official documents to each coordinating agency.
2. Line agencies in the verification undertake the responsibility to send the list of coordinating agencies to regulatory agencies in accordance with legal stipulations on verification.
Article 16. Coordination in establishing the verification team
In case the establishment of the verification team is needed, line agencies send official documents to coordinating agencies requesting them to appoint cadres, civil servants to join the verification team. The official documents should clarify requirements for number, positions, professional qualifications, work experience of participants and other conditions (if any).
Article 17. Coordination in the operation of the verification team
The verification team operates according to the work plan which is designed by line agencies and which clearly defines responsibilities of its each member, time and progress for them to realize their tasks.
Members have to comply with the verification plan of line agencies; They have to participate in all verification activities as arranged by line agencies; In case they can not join the activities of the verification team owing to legitimate reasons, they have to report to heads of their agency so that replacing persons can be arranged.
Article 18. Coordination in developing verification reports
1. Line agencies bear the responsibility to develop reports on verification results to be submitted to competent state agencies. Apart from verification results, obstacles found during the implementation process and recommendations to revise policies, strategies, planning and plans and proposals of coordinating agencies and results of coordination in the verification are also mentioned in the reports.
Coordinating agencies (if any) are consulted on draft reports before they are submitted to competent state agencies. Their viewpoints have to be presented in the reports of line agencies.
2. In case the interdisciplinary verification team is chaired by the Prime Minister, Office of the Government undertakes the responsibility to develop verification reports to be submitted to the Prime Minister.
Artilce 19. Coordination in direct work with verified agencies
1. In case they want to work directly with verified agencies, line agencies have to send official proposals to verified agencies at least 5 days beforehand. The proposals should clarify time, venues, contents of the meetings and participants.
2. In case the Prime Minister, Ministers, Heads of governmental and ministerial agencies, Chairmen of provincial People’s Committees want to work directly and unexpectedly with verified agencies, they are to decide time, venues, contents of the meetings and participants.
3. Contents of the working sessions have to be noted down in minutes by line agencies. The minutes have to be signed by Chairpersons and filed. Line agencies shall send the minutes to coordinating and verified agencies.
Article 20. Coordination in providing and verifying information for the verification activities
In case figures, figure and material evaluation are needed, line agencies have to send proposals in documents to agencies that are requested to provide or verify the information. The proposals have to clarify contents, time and objectives of the provision and verification of information.
Requested agencies bear the responsibility to provide information on the issues to be verified; and to present their viewpoints of the accuracy of the information and materials and figures as required by line agencies.
In case the provision of information is denied because the bits of information are on the list of state secrets, requested agencies have to reply and explain the reasons to line agencies in documents.
Article 21. Coordination through the preliminary and final review of the implementation of projects
Line agencies of the projects undertake the responsibility to conduct the preliminary and final review of the implementation of the projects. Agencies that are relevant to the implementation of the projects undertake the responsibility to conduct the preliminary and final review of specific contents as requested by line agencies.
Line agencies of the preliminary and final review are entitled to requesting coordinating agencies to provide information, figures; to send preliminary and final reports on the issues under their scope of state management; and to attend preparatory meetings for the preliminary and final review.
Line agencies may send draft reports on the implementation of policies, strategies, planning and plans to coordinating agencies in order to collect comments and feedbacks.
Coordinating agencies have to give answers on time as requested by line agencies. The time for commenting is at least 5 working days starting from the date of document receipt of coordinating agencies.
URGE AND INSPECTION OF THE COORDINATION
Article 22: Responsibities of Ministers, heads of ministeral and governmental agencies
Ministers, heads of ministeral and governmental agencies are accountable to the Prime Minister for the coordination among Ministries, ministeral and governmental agencies and have specific responsibilities as follows:
1. To steer attached units to undertake the coordination.
2. To request ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees to undertake the coordination.
3. To review the coordination once every 6 months for lessons learnt.
4. To prepare periodical and unexpected reports on and be accountable for the coordination in accordance with stipulations of this decree.
5. To inform the Office of the Government of coordinating agencies which do not realize their own required coordinating tasks.
Article 23: Responsibilities of Chairmen of provincial People's Committees:
Chairmen of provincial People's Committees are accountable to the Prime Minister for the coordination of the provincial People’s Committees and have specific responsibilities as follows:
1. To steer attached units to undertake the coordination.
2. To request provincial People's Committees, ministries, ministeral and governmental agencies to undertake the coordination.
3. To review the coordination once every 6 months for lessons learnt.
4. To prepare periodical and unexpected reports on and be accountable for the coordination in accordance with stipulations of this decree.
5. To inform the Office of the Government of coordinating agencies which do not realize their own required coordinating tasks..
Article 24: Responsibilities of the Office of the Government
The Office of the Government assists the Government, the Prime Minister to direct and coordinate the activities of ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees; and to maintain administrative disciplines and rules in the coordination and have specific responsibilities as follows:
1. To develop or join the development of documents on coordination in developing and verifying the implementation of projects. The documents are then submitted to competent levels for issuance or issued by the Office of the Government.
2. To receive information about the coordination; to urge and check the coordination among ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees; to synthesize and report to the Prime Minister on the realization of coordinating tasks of state administrative agencies.
3. To assist the Prime Minister to review the coordination once every 6 months for lessons learnt
4. To chair meetings with ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees in order to tackle obstacles and difficulties in the coordination.
5. To guide and check the regulation of coordinating activities of offices of Ministries, offices of ministeral and governmental agencies, offices of provincial People's Committees.
Article 25. Responsibilities of offices of Ministries, offices of ministeral and governmental agencies
Offices of Ministries, offices of ministeral and governmental agencies assist Ministers, Heads of Ministerial and Governmental agencies to coordinate the activities of agencies and organizations attached to ministries and ministeral and governmental agencies; and to maintain administrative disciplines and rules in the coordination at Ministries, ministerial and governmental agencies and have specific responsibilities as follows:
1. To be the focal point to contact with other agencies to realize coordinating tasks of Ministries, ministeral and governmental agencies; to provide consultation to Ministers, heads of ministeral and governmental agencies on the coordination with ministries, ministeral and governmental agencies and provincial People's Commitees.
2. To urge and check the realization of coordinating responsibilities of agencies, units that are attached to Ministries, ministeral and governmental agencies;
3. To synthesize and report to Ministers, heads of ministeral and governmental agencies on the realization of coordinating responsibilities of ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees; the realization of coordinating responsibilities of agencies, units that are attached to Ministries, ministeral and governmental agencies;
4. Under the authorization of the Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, Heads of offices of Ministries, ministeral and governmental agencies chair the organization of meetings with agencies, units that are attached to Ministries, ministeral and governmental agencies or work with Ministries, ministerial and governmental agencies, provincial People’s Committees in order to tackle obstacles , difficulties in the coordination.
Article 26. Responsibilities of the Offices of provincial People's Committees
Offices of provincial People’s Committees assist People’s Committees, Chairmen of provincial People’s Committees to coordinate the activities of agencies and organizations attached to ministries and ministeral and governmental agencies; and to maintain administrative disciplines and rules in the coordination at the localities and have specific responsibilities as follows:
1. To be the focal point to contact with other agencies to realize coordinating tasks; to provide consultation to Chairmen of provincial People’s Committees on the coordination with ministries, ministeral and governmental agencies and provincial People's Commitees..
2. To urge and check the realization of coordinating responsibilities of agencies, units that are attached to People's Committees.
3. To synthesize and report to People’s Committees on the realization of coordinating responsibilities of ministries, ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees; the realization of coordinating responsibilities of agencies, units that are attached to People’s Committees;
4. Under the authorization of Chairmen of provincial People’s Committees, Heads of offices of People’s Committees chair the organization of meetings with agencies, units that are attached to People’s Committees or work with Ministries, ministerial and governmental agencies, provincial People’s Committees in order to tackle obstacles , difficulties in the coordination.
Article 27. Regimes of reporting on the coordination
1. Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, Chairmen of provincial People’s Committees bear the responsibility to report to the Prime Minister periodically (once every six months) or unexpectedly in documents on the coordination in developing and checking the implementation of projects.
2. Reports on the coordination have to express the progress of coordination and the realization of coordinating responsibilities of each agency as assigned and the quality of coordinating activities of those agencies. The reports may come up with several recommendations on the coordination.
3. The deadline for sending the periodical reports that is stipulated at Item 1 of this decree is the 10th of the last month of the second and fourth quarter.
1. For the projects that are to be promulgated or approved by the Government, the Prime Minister, for the projects that are to be promulgated or approved by Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, People's Committees and Chairmen of provincial People's Committees with the coordination of Ministries, ministeral and governmental agencies and provincial People’s Committees and at the request of the Office of the Government, line agencies and coordinating agencies bear the accountability for the coordination.
2. For the projects that are to be promulgated or approved by Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, People's Committees and Chairmen of provincial People's Committees, at the request of offices of Ministries and ministerial agencies, offices of governmental agencies, offices of provincial People’s Committees, line agencies and coordinating agencies bear the accountability for the coordination.
3. The agencies that are requested to account for the coordination have to present in details the issues required by line agencies and coordinating agencies.
CONDITIONS TO GUARANTEE THE COORDINATION
Article 29. Guarantee for expenditure.
Pursuant to the coordination plans and annual financial estimates, Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, People's Committees and Chairmen of provincial People's Committees arrange budgets for the coordination.
In case the coordination requires unplanned budgets, the stand-by state budget will be used according to the Law on State budget.
Article 30. Guarantee for information.
1. Line agencies and coordinating agencies bear the responsibility to provide information serving for the coordination in accordance with provisions of this Decree.
2. When settling the issues which are relevant to functions, tasks and authorities of coordinating agencies, line agencies bear the responsibility to inform the settling results to those agencies.
3. Heads of line agencies steer the preparation of dossiers to summit the documents. The dossiers have to include the opinions in documents of coordinating agencies or the collection of opinions of those agencies. Opinions that are different from those of line agencies have to be gathered in dossiers to submit the documents.
Article 31. Guarantee for conditions of time.
Line agencies have to ensure conditions of time according to the provisions of this Decree for coordinating agencies to realize coordinating tasks.
Heads of coordinating agencies undertake the responsibility to arrange conditions of time for cadres, civil servants to realize coordinating tasks in developing and checking the implementation of the project as assigned.
Collectives and individuals who have achievements in the coordination and complete their assigned tasks will be considered to be rewarded according to legal provisions on emulation and rewarding.
1. Within the scope of their competence, the Prime Ministers, Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, Chairmen of provincial People's Committees may criticize heads of line and coordinating agencies if the following violations occur in coordinating activities:
a) Line agencies do not comply with stipulations on sending dossiers or do not respect the time for coordination as stipulated at this decree for 3 times;
b) Coordinating agencies do not respect the time for coordination according to provisions of this Decree for three times; they do not give an answer when they are asked for opinions or requested to provide information for three times; they do not attend meetings for three times.
c) Agencies that bear the responsibility to coordinate according to the principles stated at Article 3 of this Decree refuse to appoint cadres, civil servants to join the coordination;
d) Line and coordinating agencies do not obey the reporting regimes according to provisions of this Decree for three times.
Office of the Government, offices of Ministries and ministeral agencies, offices of governmental agencies, offices of provincial People's Commitees issue notices about the criticism of the Prime Ministers, Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, provincial People's Committees on violations of the coordination. The notices will be sent to relevant agencies.
2. In case cadres, civil servants who are appointed to join the coordination but they do not complete their coordinating tasks, line agencies issue notices to be sent to agencies managing those cadres, civil servants.
3. In one year, if cadres, civil servants who are appointed to coordinate in developing projects or check the implementation of the projects are evaluated by line agencies to have not completed their coordinating responsibilities, they will not be considered for rewarding in that year.
4. In one year, if the heads of agencies are criticized three times by the Prime Minister according to the provisions at Item 1 of this Article, Minister, Chairman of the office of the Government coordinates with the Minister of Ministry of Home Affairs to propose to the Prime Minister to decide appropriate treatments for them according to legal provisions.
5. In one year, if the heads of agencies, units attached to Ministries, ministeral and governmental agencies are criticized three times by Ministers, heads of ministeral and governmental agencies according to the provisions at Item 1 of this Article, heads of offices of Ministries and offices of ministeral and governmental agencies coordinate with heads of functional units on organization and personnel at the same level to propose to Ministers, heads of ministeral and governmental agencies to impose some punishments on those persons according to legal provisions on cadres, civil servants.
6. In one year, if the heads of agencies under provincial People's Commitees are criticized three times by Chairmen of provincial People's Commitees according to provisions at Item of 1 this Article, heads of Offices of provincial People's Committees coordinate with Directors of Home Affairs Departments to propose to the Chairmen to impose some punishments on those persons according to legal provisions on cadres, civil servants.
7. In one year, if one cadre or civil servant is criticized three times by line agencies according to provisions at Item 2 of this Article, he will be considered for punishments by his agencies according to legal provisions on cadres, civil servants.
Article 34. Implementation effects
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. To abolish stipulations at item 3, article 24, Decree No.86/2002/ND-CP dated November 05 2002 on the functions, tasks, authorities and organizational structure of ministries and ministeral agencies: " The Ministers who are consulted undertake the responsibility to answer in documents not later than 10 days after they have received the documents; if consulted Ministries have no answer, it is understood that they have agreed".
3.To revise the provisions at Point 3, Item 3, Article 13 of the working regulations of the Government attached to Decree No. 23/2003/ ND-CP dated March 12 2003: " heads of consulted agencies bear the responsibility to present their official opinions in documents and send them to line agencies of the projects not later than 5 working days after they have received the proposals with all necessary dossiers.
4. To abolish provisions at Point b, Item 3, Article 13 of the working regulations of the Government attached to Decree No. 23/2003/ ND-CP dated March 12 2003:" If the deadline is over, heads of consulted agencies do not have the answer, it is understood that they have agreed with the projects and have to be accountable for relevant contents".
Article 35. Implementation responsibilities.
Ministers, heads of ministeral and governmental agencies, Chairmen of People's Committees of centrally-administered provinces and cities undertake the responsibility to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
|
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực