Chương II Nghị định 143/2018/NĐ-CP: Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số hiệu: | 143/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2018 |
Ngày công báo: | 29/10/2018 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, đã hướng dẫn chi tiết các vấn đề cụ thể sau:
- Về đối tượng, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc khi:
Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.
- Về các chế độ BHXH bắt buộc mà NLĐ phải tham gia gồm: chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN); hưu trí và tử tuất.
- Về mức đóng:
* Đối với NLĐ, từ ngày 01/01/2022, hàng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Đối với NSDLĐ, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ - BNN;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
a) Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm xã hội.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản
a) Thời gian hưởng chế độ khi khám thai thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng chế độ thai sản
a) Lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội.
4. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật bảo hiểm xã hội.
5. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 3, Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP).
6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Điều kiện hưởng
a) Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
b) Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Giám định mức suy giảm khả năng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Trợ cấp hàng tháng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 49 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
4. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
5. Trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thời điểm hưởng trợ cấp thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 10 của Nghị định này.
8. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
9. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (sau đây gọi là Nghị định số 37/2016/NĐ-CP).
10. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.
11. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a, b và điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 56 của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các Điều 11, 12, 15, 16,19, 20, 23 và Điều 24 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Mức hưởng
a) Mức lương hưu hàng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
b) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội.
4. Điều chỉnh lương hưu thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
5. Thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
7. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong Quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại khoản 6 Điều này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
10. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
a) Các trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở lại và cư trú tại Việt Nam. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng;
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
1. Trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Trợ cấp tuất hằng tháng
a) Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Mức trợ cấp tuất hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Trợ cấp tuất một lần
a) Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Trường hợp người lao động chết mà có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không cư trú ở Việt Nam thì được giải quyết trợ cấp tuất một lần;
c) Mức trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65 của Luật bảo hiểm xã hội.
Article 5. Compulsory SI benefits
1. Employees prescribed in clause 1 Article 2 hereof shall be entitled to the following compulsory SI benefits: sickness, maternity, occupational accident, disease, retirement and death insurance benefits.
2. Compulsory SI benefits to which employees referred to in clause 1 Article 2 hereof are entitled shall vary depending on the SI participation period under the provisions of this Decree.
Article 6. Sickness insurance benefit
1. Eligibility requirements for entitlement to the sickness benefit shall be subject to Article 25 of the Law on Social Insurance.
2. Period of sick pay entitlement
a) The period of sick pay entitlement shall be subject to Article 26 of the Law on Social Insurance;
b) The period of an employee’s entitlement to the sickness benefit in connection with his/her child’s sickness shall be subject to Article 27 of the Law on Social Insurance.
3. The rate of entitlement to the sickness benefit shall be subject to Article 28 of the Law on Social Insurance.
4. The benefit of health recovery from illness shall be subject to Article 29 of the Law on Social Insurance.
1. Eligibility requirements for entitlement to the parental benefit shall be subject to Article 31 of the Law on Social Insurance.
2. Period of entitlement to the parental benefit
a) The period of parental benefit entitlement shall be subject to Article 32 of the Law on Social Insurance;
b) The period of insurance benefit entitlement in connection with stillbirth, miscarriage or abortion due to pathological conditions shall be subject to Article 33 of the Law on Social Insurance;
c) The period of insurance benefit entitlement in connection with childbirth shall be subject to Article 34 of the Law on Social Insurance;
d) The period of insurance benefit entitlement in connection with child adoption shall be subject to Article 36 of the Law on Social Insurance;
dd) The period of insurance benefit entitlement in connection with use of contraceptive methods shall be subject to Article 37 of the Law on Social Insurance.
3. The rate of entitlement to the parental benefit
a) The female employee who give birth to her child and the employee who adopt a child shall be entitled to the one-off benefit payment as prescribed in Article 38 of the Law on Social Insurance;
b) The rate of the parental benefit entitlement shall be subject to Article 39 of the Law on Social Insurance.
4. The female employee getting back to work ahead of the end date of parental leave shall be subject to Article 40 of the Law on Social Insurance.
5. SI benefits granted to surrogate mothers and intended mothers shall be subject to Article 35 of the Law on Social Insurance, Article 3 and Article 4 of the Government’s Decree No. 115/2015/ND-CP dated November 11, 2015 elaborating on certain articles of the Law on Social Insurance in terms of the compulsory social insurance (hereinafter referred to as Decree No. 115/2015/ND-CP).
6. The benefit of health recovery from illness shall be subject to Article 41 of the Law on Social Insurance.
Article 8. Occupational accident and occupational disease benefit
1. Benefit entitlement requirements
a) Requirements for entitlement to the occupational accident benefit shall be subject to Article 45 of the Law on Occupational Safety and Hygiene;
b) Requirements for entitlement to the occupational disease benefit shall be subject to clause 1 Article 46 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
2. Assessment for determination of the level of labour capacity reduction shall be subject to Article 47 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
3. Occupational accident and occupational disease benefit entitlement rates
a) The one-off insurance benefit payment shall be subject to Article 48 of the Law on Occupational Safety and Hygiene;
b) The monthly insurance benefit shall be subject to clauses 1, 2, 3, 4 and clause 6 Article 49 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
4. Insurance benefits paid for life support accessories and orthopaedic devices shall be subject to Article 51 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
5. The caregiving service benefit shall be subject to Article 52 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
6. The insurance benefit paid for caregiving services shall be subject to Article 50 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
7. The insurance benefit in connection with an employee’s death due to the occupational accident or disease shall be subject to Article 53 of the Law on Occupational Safety and Hygiene and Article 10 hereof.
8. The insurance benefit paid for health recovery after treatment of disability or illness shall be subject to Article 54 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
9. The occupational accident or disease insurance benefit paid an employee who enters into multiple contracts with more than one employer shall be subject to Article 5 of the Government’s Decree No. 37/2016/ND-CP dated May 15, 2016 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene regarding the compulsory occupational accident or disease insurance program (hereinafter referred to as Decree No. 37/2016/ND-CP).
10. The insurance benefit in connection with support for occupational changes granted to the insured employee suffering from the occupational accident or disease who returns to work shall be subject to Article 7 and Article 8 of the Decree No. 37/2016/ND-CP.
11. The insurance benefit paid for support for prevention and sharing of risks of occupational accidents or diseases shall be subject to clause 1, point a, b and point d clause 2, clause 3 Article 56 of the Law on Occupational Safety and Hygiene, and Article 11, 12, 15, 16, 19, 20, 23 and Article 24 of the Decree No. 37/2016/ND-CP.
1. The employee specified in clause 1 Article 2 of this Decree shall be entitled to the retirement pension if he/she meets retirement pension entitlement requirements stipulated in clause 1 Article 54 of the Law on Social Insurance and Article 6 of the Decree No. 115/2015/ND-CP.
2. Entitlement rates
a) The rate of monthly retirement pension shall be subject to clause 2 Article 56 of the Law on Social Insurance, and clause 1 and clause 2 Article 7 of the Decree No. 115/2015/ND-CP;
b) The one-off benefit payment in connection with retirement shall be subject to Article 58 of the Law on Social Insurance;
c) The average rate of monthly pay as a basis for determination of the one-off retirement pension or benefit payment shall be subject to clause 2 Article 62 of the Law on Social Insurance.
3. The adjustment to the pay already used as a basis for determination of SI contributions shall be subject to clause 2 Article 63 of the Law on Social Insurance.
4. The retirement pension adjustment shall be subject to Article 57 of the Law on Social Insurance and clause 2 Article 10 of the Decree No. 115/2015/ND-CP.
5. The start date of entitlement to the retirement pension shall be subject to clause 1 and clause 3 Article 59 of the Law on Social Insurance.
6. Cases of the one-off SI benefit entitlement
If the employee defined in clause 1 Article 2 hereof wishes to receive the one-off payment, he/she shall be entitled to the one-off benefit entitlement provided that:
a) He/she reaches the prescribed age as provided in clause 1 of this Article, but has not yet reached the period of 20 years of SI contribution;
b) He/she is currently suffering from one of the deadly diseases, such as cancer, polio, cirrhosis with ascites, lapra, serious tuberculosis, HIV infection moved to the phase of AIDS disease and others regulated by the Ministry of Health;
c) He/she has fully satisfied retirement pension entitlement requirements as per clause 1 of this Article, but has discontinued residing in Vietnam;
d) His/her employment contract is terminated, or his/her labor permit, practicing certificate or practicing license expires without being permitted for renewal.
7. The rate of one-off SI entitlement shall be subject to point b clause 2 Article 60 of the Law on Social Insurance.
8. The start date of calculation of the one-off SI entitlement shall be the date specified in the social insurance agency’s decision. The adjustment to the pay already used as a basis for calculation of the one-off SI entitlement shall be based on the date specified in the social insurance agency’s decision.
9. Retention of the period of SI contribution
If the employee after leaving his/her work has not yet satisfied retirement pension entitlement requirements referred to in clause 1 of this Article or has yet to receive the one-off benefit payment under clause 6 of this Article, he/she shall be allowed to retain his/her period of SI contributions.
10. Temporary suspension or continuation of entitlement to monthly retirement pensions or SI benefits
a) Cases of temporary suspension or continuation of entitlement to monthly retirement pensions or SI benefits shall be subject to clause 1 Article 64 of the Law on Social Insurance;
b) Entitlement to monthly retirement pensions and SI benefits shall be continued if the exiting employee returns and resides in Vietnam. In case where a decision into force of the Court abolishes another decision on declaration of missing person, in addition to continuing entitlement to retirement pensions and insurance benefits, the insured person subject to these decisions shall be allowed to track back and receive retirement pensions and SI benefits paid on a monthly basis from the date of suspension of entitlement;
c) When the social insurance agency issues a decision on temporary suspension of entitlement, they must send written notification clearly stating reasons. Within a period of 30 days from the date of temporary suspension of insurance benefit entitlement, the social insurance agency must issue a decision to deal with entitlement to insurance benefits; in case of deciding to terminate insurance benefit entitlement, they must give clear explanations.
1. Insurance benefits paid in connection with funeral and burial services shall be subject to Article 66 of the Law on Social Insurance.
2. Monthly death benefit
a) Cases of entitlement to monthly death benefits shall be subject to Article 67 of the Law on Social Insurance;
b) Rate of monthly death benefit shall be subject to Article 68 of the Law on Social Insurance.
3. One-off death benefit payment
a) Cases of entitlement to one-off death benefit payment shall be subject to Article 69 of the Law on Social Insurance;
b) In case where the employee is dead and his/her relative who is eligible for entitlement to monthly benefit payments does not reside in Vietnam, the one-off death benefit payment may be allowed;
c) Rate of one-off death benefit payment shall be subject to Article 70 of the Law on Social Insurance.
Article 11. Transfer of SI benefits for beneficiaries of monthly retirement pensions or SI benefits that no longer resides in Vietnam
1. If the insured employee who is currently entitled to monthly retirement pensions and SI benefits is not residing in Vietnam, he/she may authorize another person to receive these amounts. The one-off benefit payment in his/her wish shall be approved.
2. The rate of the one-off benefit payment to the employee referred to in clause 1 of this Article shall be subject to clause 2 and clause 3 Article 65 of the Law on Social Insurance.