Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán
Số hiệu: | 14/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/01/2007 | Ngày hiệu lực: | 08/02/2007 |
Ngày công báo: | 24/01/2007 | Số công báo: | Từ số 55 đến số 56 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên Trung tâm lưu ký chứng khoán được ủy quyền nắm giữ trái phiếu và đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu.
2. Nước nguyên xứ là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi pháp nhân nước ngoài được thành lập.
3. Giá trị tài sản ròng của quỹ là tổng giá trị các tài sản của quỹ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của quỹ.
4. Hợp đồng quản lý đầu tư là hợp đồng ký kết giữa công ty đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với công ty quản lý quỹ, uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý đầu tư tài sản của mình.
1. Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
2. Chào bán thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;
b) Công ty đại chúng chào bán tiếp cổ phiếu ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ;
c) Công ty quản lý quỹ chào bán thêm chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng; công ty đầu tư chứng khoán chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.
1. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh thông qua;
c) Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ phần:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng:
a) Là doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đối với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán;
d) Có tổ chức bảo lãnh phát hành;
đ) Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
5. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao:
a) Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều này.
6. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định này.
1. Công ty cổ phần chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, kế hoạch phát hành số cổ phiếu cần thiết cho việc chuyển đổi được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Phương án chuyển đổi bao gồm điều kiện, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, phương pháp tính và các điều kiện khác được xác định ngay trong phương án phát hành.
2. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng theo một trong hai phương thức bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc bảo đảm bằng tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Có cam kết bảo lãnh thanh toán kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ chức bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc có tài sản đủ giá trị thanh toán trái phiếu trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản. Giá trị tài sản dùng để bảo đảm tối thiểu bằng tổng giá trị trái phiếu đăng ký chào bán. Việc định giá tài sản dùng để bảo đảm phải do cơ quan, tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền thực hiện và có giá trị không quá 12 tháng kể từ ngày định giá. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức bảo lãnh thanh toán là Chính phủ hoặc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ bảo lãnh thanh toán theo thẩm quyền.
c) Tổ chức phát hành phải chỉ định đại diện người sở hữu trái phiếu để giám sát việc thực hiện các cam kết của tổ chức phát hành. Các đối tượng sau đây không được làm đại diện người sở hữu trái phiếu:
- Tổ chức bảo lãnh việc thanh toán nợ của tổ chức phát hành;
- Cổ đông lớn của tổ chức phát hành;
- Tổ chức có cổ đông lớn là tổ chức phát hành;
- Tổ chức có chung cổ đông lớn với tổ chức phát hành;
- Tổ chức có chung người điều hành với tổ chức phát hành hoặc cùng chịu sự kiểm soát của tổ chức khác.
3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng và thời gian dự kiến chào bán của từng đợt.
4. Tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều này được đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt trong 12 tháng.
5. Bộ Tài chính quy định điều kiện chào bán ra công chúng đối với những trường hợp cụ thể khác căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường.
1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Có quyết định thông qua việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước);
c) Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán.
2. Tối thiểu 10 ngày trước khi gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài, tổ chức phát hành phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu sau:
a) Bản sao hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán;
b) Các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày, sau khi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài có hiệu lực, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán đã được chấp thuận ở nước ngoài và phải công bố ra công chúng các thông tin về đợt chào bán.
4. Tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam;
b) Trường hợp tổ chức phát hành chào bán chứng khoán đồng thời ở trong nước và ra nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc theo chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán.
5. Trong thời hạn 15 ngày, sau khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo kết quả đợt chào bán.
6. Thủ tục chuyển các khoản tiền liên quan đến đợt chào bán chứng khoán ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế:
a) Tổ chức phát hành phải là tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho các dự án mà tổ chức đó thực hiện đầu tư tại Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Có cam kết thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
d) Cam kết thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu;
b) Dự án đầu tư bao gồm phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
c) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành;
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;
b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Điều kiện niêm yết trái phiếu:
a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
3. Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng:
a) Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
c) Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
4. Trong thời gian thực hiện chuyển đổi từ Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Luật Chứng khoán, tổ chức mới đăng ký niêm yết chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:
a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu.
4. Chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch thông qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán để thanh toán thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
5. Việc phân định các khu vực niêm yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thực hiện theo Quy chế niêm yết của Trung tâm Giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
6. Bộ Tài chính quy định cụ thể điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
1. Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung.
3. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu;
b) Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của cấp có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp nhà nước);
c) Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết đối với người đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác;
e) Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
g) Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu;
h) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký, tập trung.
4. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
b) Quyết định của Đại hội nhà đầu tư về việc niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
c) Sổ đăng ký nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc sổ đăng ký cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
d) Điều lệ Quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và Hợp đồng giám sát đã được Đại hội người đầu tư hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua;
đ) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
e) Danh sách và lý lịch tóm tắt của thành viên Ban đại diện quỹ; cam kết bằng văn bản của các thành viên độc lập trong Ban đại diện quỹ về sự độc lập của mình đối với công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát;
g) Cam kết của sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán về việc nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
h) Báo cáo kết quả đầu tư của quỹ và công ty đầu tư chứng khoán tính đến thời điểm đăng ký niêm yết có xác nhận của ngân hàng giám sát;
i) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đã đăng ký lưu ký tập trung.
5. Tổ chức đăng ký niêm yết sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp thuận niêm yết phải nộp cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết.
6. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ đăng ký niêm yết đối với các loại chứng khoán khác.
1. Tổ chức đăng ký niêm yết phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết.
2. Trong thời gian xem xét hồ sơ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết để đảm bảo thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
3. Trong thời gian Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn của tổ chức đăng ký niêm yết không được chuyển nhượng cổ phần do mình nắm giữ.
4. Trường hợp phát hiện hồ sơ đã nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chưa đầy đủ, có những thông tin không chính xác hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp, tổ chức đăng ký niêm yết phải báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán để sửa đổi, bổ sung kịp thời vào hồ sơ đăng ký niêm yết.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán tại Quy chế về niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
1. Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;
b) Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;
c) Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan;
b) Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); thay đổi niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán.
3. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
1. Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định tại điểm a, d khoản 1, điểm a, c khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 8; điểm a, c khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định này trong thời hạn một năm;
b) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên;
c) Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
d) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
đ) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất;
e) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;
g) Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;
h) Tổ chức kiểm toán có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;
i) Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;
k) Tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết.
2. Trường hợp tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết;
b) Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); huỷ bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán.
3. Tổ chức có chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại ít nhất 12 tháng sau khi bị hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục niêm yết lại thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
4. Thủ tục huỷ bỏ niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Có quyết định thông qua việc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài của Hội đồng quản trị hoặc của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước).
3. Đáp ứng các điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hoặc Sở Giao dịch chứng khoán đã có thoả thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam.
1. Khi nộp hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp phải đồng thời nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài. Trường hợp đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong nước thì doanh nghiệp còn phải gửi bản sao hồ sơ cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đang niêm yết.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận niêm yết hoặc huỷ bỏ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi cho Ủy ban chứng khoán nhà nước bản sao giấy chấp thuận niêm yết hoặc quyết định huỷ bỏ niêm yết và công bố thông tin về việc niêm yết hoặc huỷ bỏ niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, tại các ấn phẩm và trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam.
2. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tổ chức đồng thời niêm yết ở thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc theo chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán.
4. Tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam đối với các giao dịch ngoại tệ liên quan đến việc niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài.
1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
2. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép.
3. Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ dựa trên quy mô vốn được uỷ thác quản lý.
4. Vốn góp để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
5. Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán khác.
7. Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ khác.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại Điều 63 Luật Chứng khoán;
b) Hợp đồng liên doanh đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn góp của bên nước ngoài;
c) Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm các tài liệu: Bản sao hợp lệ Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp; Quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài.
2. Hồ sơ theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 63 Luật Chứng khoán trong trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là tổ chức và cá nhân nước ngoài và điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải lập thành hai bản, một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh, phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc được công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp ở Việt Nam xác nhận.
3. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Điều 65 Luật Chứng khoán.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại Điều 63 Luật Chứng khoán;
b) Bản sao Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài do nước nguyên xứ cấp; Quyết định thành lập chi nhánh tại Việt Nam và quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.
2. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành hai bản, một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc được công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp ở Việt Nam xác nhận.
3. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Điều 65 Luật Chứng khoán
1. Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm các loại sau:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ.
2. Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Công ty đầu tư chứng khoán không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành.
3. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư có tổ chức phải đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng và cá nhân đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng.
Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải tuân thủ các quy định về hạn chế đầu tư như công ty đầu tư chứng khoán đại chúng quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán.
4. Công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện giao dịch. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán thuê công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (nếu có), Chủ tịch Hội đồng quản trị và tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ.
5. Công ty đầu tư chứng khoán nước ngoài hoặc quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài dạng pháp nhân muốn đầu tư vào Việt Nam phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ trong nước hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam để quản lý vốn đầu tư.
6. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán.
1. Việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ thực hiện.
2. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ;
b) Dự thảo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
c) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
d) Dự thảo Hợp đồng giám sát;
đ) Dự thảo Hợp đồng quản lý đầu tư (trường hợp có công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư);
e) Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán (trường hợp tự quản lý vốn đầu tư);
g) Thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động đầu tư (trường hợp tự quản lý vốn đầu tư);
h) Danh sách cổ đông sáng lập kèm theo bản sao Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân;
i) Cam kết của các cổ đông sáng lập đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu đăng ký chào bán ra công chúng và nắm giữ số cổ phiếu này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Hồ sơ tại khoản 2 Điều này được lập thành 2 bản và gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán ra công chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Chứng khoán.
2. Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả đợt phát hành. Đồng thời, cổ đông sáng lập phải hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong vòng 30 ngày, sau khi nhận được báo cáo kết quả huy động vốn của công ty đầu tư chứng khoán và hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cổ đông sáng lập;
b) Xác nhận của ngân hàng về mức vốn góp gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng;
c) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập;
d) Dự thảo Hợp đồng giám sát;
đ) Danh sách cổ đông sáng lập kèm theo bản sao Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và lý lịch tư pháp đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Báo cáo tài chính đối với pháp nhân;
e) Cam kết của các cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần của mình trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
g) Các tài liệu quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
2. Trường hợp cổ đông sáng lập tham gia góp vốn là pháp nhân nước ngoài, hồ sơ có thêm các tài liệu sau: bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp hoặc tài liệu chứng minh pháp nhân đó được hoạt động kinh doanh chứng khoán tại nước nguyên xứ; Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
3. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 2 bản. Trường hợp có cổ đông sáng lập tham gia góp vốn là pháp nhân nước ngoài, hồ sơ gồm một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam xác nhận.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ báo cáo đối với quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng, có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 106 Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải thực hiện công bố thông tin theo phương thức quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật Chứng khoán. Trong trường hợp này công ty đầu tư chứng khoán gửi nội dung thông tin công bố cho các cổ đông góp vốn theo phương thức quy định tại Điều lệ công ty và đồng thời báo cáo nội dung thông tin công bố cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán có những nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, thông tin tóm tắt về công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng giám sát;
2. Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; thời hạn hoạt động;
3. Vốn điều lệ và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ;
4. Thông tin về các cổ đông sáng lập và số cổ phần của cổ đông sáng lập;
5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
6. Cơ cấu tổ chức quản lý;
7. Người đại diện theo pháp luật;
8. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
9. Các quy định về Hội đồng quản trị; Đại hội đồng cổ đông;
10. Các hạn chế đầu tư;
11. Quy định về việc lựa chọn ngân hàng giám sát; lựa chọn và thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập;
12. Quy định về chuyển nhượng, phát hành, mua lại cổ phần; quy định về việc niêm yết cổ phiếu;
13. Các loại chi phí và doanh thu; mức phí, thưởng đối với bộ máy quản lý của công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; tổng chi phí ước tính theo năm (trường hợp công ty đầu tư tự quản lý);
14. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
15. Phương thức xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng của mỗi cổ phần;
16. Quy định về giải quyết xung đột lợi ích có thể phát sinh giữa công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
17. Quy định về chế độ báo cáo;
18. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
19. Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;
20. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập;
21. Các nội dung khác theo thỏa thuận của cổ đông không trái với quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp thành lập trước thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Chứng khoán có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký lại theo mô hình công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức đã niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trước khi Nghị định này có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. Quá thời hạn trên nếu không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thì phải chuyển sang niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại Nghị định này phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Công ty quản lý quỹ muốn thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư phải làm thủ tục đổi lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đã hoạt động theo Giấy phép thành lập văn phòng đại diện không do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành phải làm thủ tục đăng ký lại với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán được cấp trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành mà còn có hiệu lực trên 6 tháng phải đổi lại theo mẫu chứng chỉ mới.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 14/2007/ND-CP |
Hanoi, January 19, 2007 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON SECURITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Securities;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
This Decree details the implementation of a number of articles of the Law on Securities regarding public offering of securities, securities listing, securities companies, fund management companies and securities investment companies.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Bond owner's representative means a member of the securities depositary center authorized to hold bonds and represent benefits of a bond owner.
2. Country of origin means a country or a territory where a foreign legal entity is established.
3. Value of a fund's net asset means the total value of a fund's assets minus the total value of its payable debts.
4. Investment management contract means a contract concluded between a securities investment company or an organization or individual at home or abroad and a fund management company, entrusting the latter to manage the investment of his/her/its assets.
Article 3.- Forms of public offering of securities
1. Initial public offering of stocks or fund certificates covers:
a/ Initial public offering of stocks or fund certificates to mobilize capital for an issuing organization;
b/ Initial public offering of stocks by an issuing organization to become a public company through changes in its ownership structure without increasing the charter capital of such issuing organization.
2. Additional public offering of stocks or fund certificates covers:
a/ Additional public offering of stocks or offering of rights to purchase shares by a public company to its present shareholders in order to increase its charter capital;
b/ Subsequent public offering of stocks by a public company to change its ownership structure without increasing its charter capital;
c/ Additional public offering of fund certificates by a fund management company; additional public offering of stocks by a securities investment company.
3. Public offering of bonds.
Article 4.- Conditions for initial public offering of stocks by some types of enterprise
1. For enterprises with 100% state capital, which are transformed into joint-stock companies in combination with public offering of stocks, the provisions of law on transformation of state companies into joint-stock companies shall be complied with.
2. For foreign-invested enterprises transformed into joint-stock companies in combination with public offering of stocks:
a/ Satisfying the conditions specified at Points a and b, Clause 1, Article 12 of the Law on Securities;
b/ Having an issuance plan and a plan on the use of capital mobilized from the offering, approved by the owner of the enterprise with 100% foreign capital or the board of directors of the joint-venture enterprise;
c/ Being advised by a securities company on the compilation of stock offering dossier.
3. For foreign-invested enterprises already transformed into joint-stock companies, the following conditions must be satisfied:
a/ Satisfying the conditions specified in Clause 1, Article 12 of the Law on Securities;
b/ Satisfying the conditions specified at Point c, Clause 2 of this Article.
4. For enterprises newly established in the domain of infrastructure:
a/ Being investors in the construction of infrastructure facilities under socio-economic development schemes of ministries, branches, provinces or centrally run cities;
b/ Having investment projects approved by competent authorities;
c/ Having commitments made by their boards of directors or founding shareholders to bear joint responsibility for their issuance plans and plans on the use of capital mobilized from the offering;
d/ Having issuance underwriting organizations;
e/ Having banks to supervise the use of capital mobilized from the offering.
5. For enterprises newly established in the hi-tech domain:
a/ Operating in the hi-tech domain eligible for investment promotion according to the provisions of law;
b/ Satisfying the conditions specified at Points b, c, d and e, Clause 4 of this Article.
6. Securities investment companies that offer securities to the public shall comply with the provisions of Chapter V of this Decree.
Article 5.- Conditions for offering of other types of securities
1. A joint-stock company that offers convertible bonds, bonds with warrants or warrant with preferred stocks to the public shall satisfy the following conditions:
a/ The conditions specified at Points a, b and d, Clause 2, Article 12 of the Law on Securities;
b/ Having an issuance plan, a plan on the use of capital mobilized from the offering, or a plan on the issuance of stocks in a quantity necessary for its transformation approved by the shareholders' general meeting. The transformation plan specifies the transformation conditions and duration, transformation percentage, calculation method and other conditions determined in the issuance plan.
2. An issuing organization that offers secured bonds to the public by the method of security with payment guarantee or the method of security with assets shall satisfy the following conditions:
a/ The conditions specified in Clause 2, Article 12 of the Law on Securities;
b/ Having a commitment on payment guarantee enclosed with documents evidencing the financial capability of the guaranteeing organization in case of security with payment guarantee, or having assets valued enough to pay for bonds in case of security with assets. The value of assets used as security must be at least equal to the total value of bonds registered for offering. The valuation of assets used as security must be conducted by a competent valuation agency or organization and shall be valid for no more than 12 months after the date of valuation. Assets used as security must be registered with the competent agency according to the provisions of law on security transactions.
This regulation does not apply to cases where the payment-guaranteeing organization is the Government or where the payment guarantee is provided by the Finance Ministry on the Government's behalf.
c/ Designating a bond owner's representative to supervise the realization of its commitment. The following entities are not allowed to act as the bond owner representative:
- An organization guaranteeing the debt payment by the issuing organization;
- A major shareholder of the issuing organization;
- An organization whose major shareholder is the issuing organization;
- An organization sharing the same major shareholder with the issuing organization;
- An organization sharing the same executive officer with the issuing organization, or an organization that is, together with the issuing organization, controlled by the same organization.
3. An issuing organization that conducts multiple public offering of bonds or stocks shall satisfy the following conditions:
a/ The conditions specified in Clause 1 or 2, Article 12 of the Law on Securities;
b/ Wishing to mobilize capital through various offerings suitable to its investment projects or production or business plans approved by the competent authority;
c/ Having the offering plan clearly stating target subjects, planned quantity and duration of each offering.
4. Credit institutions that satisfy the conditions specified at Points a and c, Clause 3 of this Article may make the common registration of public offering of bonds for many offerings in 12 months.
5. The Finance Ministry sets the conditions for public offering for other specific cases based on the development of the market.
Article 6.- Overseas offering of securities
1. An issuing organization that conducts overseas offering of securities shall satisfy the following conditions:
a/ Being not on the list of business lines in which the participation of foreign parties is banned, and ensuring participation ratios of foreign parties as specified by law;
b/ Having the overseas offering of securities and the plan on the use of mobilized capital approved under a decision of its board of directors or shareholders' general meeting (for joint-stock companies), its members' council (for limited liability companies with two or more members), or its owner (for one-member limited liability companies) or the representative of the capital owner (for state companies);
c/ Satisfying the offering conditions specified by a competent authority of the country where it registers the offering.
2. At least 10 days before sending its dossier for registration of overseas offering of securities, the issuing organization shall send to the State Securities Commission the following documents:
a/ A copy of the dossier for offering registration with the competent authority of the country where the issuing organization registers the offering;
b/ Documents evidencing the satisfaction of the conditions specified in Clause 1 of this Article.
3. Within 10 days after its dossier for registration of overseas offering of securities takes effect, the issuing organization shall send to the State Securities Commission a copy of that dossier which has been approved overseas and disclose information on the offering to the public.
4. An issuing organization that conducts overseas offering of securities has the following obligations:
a/ To disclose information according to the provisions of foreign and Vietnamese laws;
b/ If it offers securities both at home and overseas simultaneously, its periodical financial statement must be made according to the international accounting standards or according to international and Vietnamese accounting standards, enclosed with a written explanation of differences between those accounting standards.
5. Within 15 days after the end of the offering, the issuing organization shall send to the State Securities Commission a report on the offering results.
6. Procedures for transferring money amounts related to overseas offerings of securities shall comply with the provisions of law on foreign exchange management.
Article 7.- Offering of bonds in Vietnam dong by international financial institutions
1. Conditions for offering of bonds in Vietnam dong by an international financial institution:
a/ Being an international financial institution to which Vietnam is a member;
b/ Having an issuance plan and a plan on the use of proceeds from the public offering of bonds for its investment projects in Vietnam, approved by the Finance Ministry;
c/ Committing to fulfill its obligations toward investors concerning issuance conditions, payment, assurance of legitimate rights and benefits of investors and other conditions;
d/ Committing to disclose information according to the provisions of Vietnamese law.
2. A dossier for registration of public offering of bonds in Vietnam dong of an international financial institution comprises:
a/ A written registration of bond offering;
b/ An investment project, including an issuance plan and a plan on the use of proceeds from the offering;
c/ Commitment to fulfill the obligations of the issuing organization;
d/ Other documents requested by the Finance Ministry.
Section 1. LISTING OF SECURITIES AT STOCK EXCHANGES OR SECURITIES TRADING CENTERS
Article 8.- Conditions for listing securities at stock exchanges
1. Conditions for a company to list its stocks:
a/ Being a joint-stock company with a booked paid-up charter capital of VND 80 billion or more at the time of listing registration. Depending on the market development, that capital level may be increased or reduced by 30% at most by the Finance Ministry after obtaining the consent of the Prime Minister;
b/ Having conducted profitable business operation for two consecutive years preceding the year of listing registration and suffering no accumulative loss by the year of listing registration;
c/ Having no overdue debt not yet backed by a provision according to the provisions of law; making public all debts owed to the company by members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors, the chief accountant, the major shareholders and affiliated persons;
d/ Having at least 20% of its voting stocks held by at least 100 shareholders;
e/ Its shareholders being members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors and the chief accountant commit to hold 100% of stocks they own for 6 months after the listing date and 50% of those stocks for 6 subsequent months, excluding stocks under the state ownership held by these individuals as representatives;
f/ Having a valid dossier for stock listing registration according to the provisions of Clause 2, Article 10 of this Decree.
2. Conditions for a company to list its bonds:
a/ Being a joint-stock company, a limited liability company or a state enterprise with a booked paid-up charter capital of VND 80 billion or more at the time of listing registration;
b/ Having conducted profitable business operation for two consecutive years preceding the year of listing registration, having no debt overdue for more than one year and fulfilling its financial obligations toward the State;
c/ Having its bonds of the same issue owned by at least 100 people;
d/ Having a valid dossier for bond listing registration according to the provisions of Clause 3, Article 10 of this Decree.
3. Conditions for listing certificates of a public fund or stocks of public securities investment company:
a/ Being a closed-end fund that has a total value of its issued fund certificates (by their par value) of VND 50 billion or more or a securities investment company that has a booked paid-up charter capital of VND 50 billion or more at the time of listing registration;
b/ Its founding members and members of the representative committee of the securities investment fund or members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors and the chief accountant of the securities investment company commit to hold 100% of fund certificates or stocks they own for 6 months after the listing date and 50% of those fund certificates or stocks for 6 subsequent months;
c/ There are at least 100 people owning fund certificates of the public fund or at least 100 shareholders holding stocks of the public securities investment company;
d/ Having a valid dossier for listing registration of certificates of the public fund or stocks of the public securities investment company according to the provisions of Clause 4, Article 10 of this Decree.
4. During the transformation of a securities trading center into a stock exchange according to the provisions of Clause 5, Article 134 of the Law on Securities, organizations that have recently registered for listing of securities at Ho Chi Minh City Securities Trading Center must satisfy the conditions specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 9.- Conditions for listing securities at securities trading centers
1. Conditions for a company to list its stocks:
a/ Being a joint-stock company with a booked paid-up charter capital of VND 10 billion or more at the time of listing registration;
b/ Having conducted profitable business operation for one year preceding the year of listing registration, having no payable debt overdue for more than one year and fulfilling its financial obligations toward the State;
c/ Having at least 20% of its voting stocks held by at least 100 shareholders;
d/ Its shareholders being members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors and the chief accountant commit to hold 100% of stocks they own for 6 months after the listing date and 50% of those stocks for 6 subsequent months, excluding state-owned stocks held by these individuals as representatives;
e/ Having a valid dossier for stock listing registration according to the provisions of Clause 2, Article 10 of this Decree;
f/ The listing of stocks of enterprises newly established in the domain of infrastructure or high technologies, enterprises with 100% state capital transformed into joint-stock companies is not required to satisfy the conditions specified at Point b, Clause 1 of this Article.
2. Conditions for a company to list corporate bonds:
a/ Being a joint-stock company, a limited liability company or a state enterprise with a booked paid-up charter capital of VND 10 billion or more at the time of listing registration;
b/ Bonds of the same issue have the same maturity date;
c/ Having a valid dossier for bond listing registration according to the provisions of Clause 3, Article 10 of this Article.
3. Government bonds, government-guaranteed bonds and local administration bonds may be listed at securities trading centers at the request of bond-issuing organizations.
4. Securities qualified for listing but not yet listed at securities trading centers may be traded at securities companies and the trading results must be transferred through securities trading centers for payment through the securities depositary center.
5. The segmentation of areas for listing and trading at securities trading centers shall comply with the listing regulations of securities trading centers approved by the State Securities Commission.
6. The Finance Ministry specifies conditions for listing other types of securities at securities trading centers.
Article 10.- Dossier for registration of securities listing at stock exchanges or securities trading centers
1. An organization registering the securities listing shall submit a dossier for listing registration to stock exchanges or securities trading centers.
2. A dossier for registration of stock listing comprises:
a/ A written registration of stock listing;
b/ A decision of the shareholders' general meeting approving the stock listing;
c/ A register of the listing-registering organization's shareholders made within one month before the time of submission of the listing registration dossier;
d/ A prospectus as specified in Article 15 of the Law on Securities;
e/ Commitments of shareholders being members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors and the chief accountant to hold 100% of stock they own for 6 months after the listing date and 50% of those stocks for 6 subsequent months;
f/ A listing consultancy contract (if any);
g/ The securities depositary center's written certification that the stocks of that organization have been registered for concentrated depository.
3. A dossier for registration of bond listing comprises:
a/ A written registration of bond listing;
b/ A decision of the board of directors approving the bond listing or of the shareholders' general meeting approving the convertible stock listing (for joint-stock companies) or of the members' council approving the bond listing (for limited liability companies with two or more members) or of the company owner (for one-member limited liability companies) or of the competent authority (for state enterprises);
c/ A register of the listing-registering organization's bond owners;
d/ A prospectus as specified in Article 15 of the Law on Securities;
e/ The listing-registering organization's commitment to fulfill its obligations toward investors, including payment terms, debit ratio on the own capital, conditions for conversion (in case of listing of convertible bonds) and other conditions;
f/ A commitment to guarantee payment or a written record of valuation of security assets, enclosed with valid documents evidencing the lawful ownership and the insurance policy (if any) for those assets in case of listing of secured bonds. Assets used as security must be registered with a competent agency;
g/ A contract between the issuing organization and the representative of bond owners;
h/ The securities depositary center's written certification that the bonds of that organization have been registered for concentrated depository.
4. A dossier for registration of listing of a public fund's certificates or a public securities investment company's stocks comprises:
a/ A written registration of listing of public fund certificates or stocks of the public securities investment company;
b/ A decision of the investors' congress on the listing of public fund certificates or a decision of the shareholders' general meeting approving the listing of public securities investment company stocks;
c/ A register of investors holding public fund certificates or a register of shareholders of the public securities investment company;
d/ The charter of the public fund or the public securities investment company, made according to the form set by the Finance Ministry, and a supervision contract approved by the investors' congress or the shareholders' general meeting;
e/ A prospectus as specified in Article 15 of the Law on Securities;
f/ A list and resumes of members of the fund's board of representatives; written commitments of independent members in the fund's board of representatives on their independence from the fund management company and the supervisory bank;
g/ Commitments of founding members and members of the securities investment fund's board of representatives or shareholders being members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors and the chief accountant of the securities investment company to hold 100% of fund certificates or stocks they own for 6 months after the listing date and 50% of those fund certificates or stocks for subsequent 6 months;
h/ A report on investment results of the fund or the securities investment company, accounted up to the time of listing registration, with the supervisory bank's certification;
i/ The securities depositary center's written certification that the fund certificates of the public fund or the stocks of the public securities investment company have been registered for concentrated depository.
5. After obtaining the listing approval of the stock exchange or the securities trading center, the listing-registering organization shall submit to the State Securities Commission a copy of the listing registration dossier.
6. The Finance Ministry specifies the listing registration dossiers for other types of securities.
Article 11.- Responsibilities of listing-registering organizations and concerned organizations
1. A listing-registering organization shall bear legal liability for the accuracy, truthfulness and completeness of its listing registration dossier. The listing consultancy organization, the accredited audit organization and the persons signing the audit report and the financial statement of the listing-registering organization and any organization or individual certifying the listing dossier shall bear responsibility within a scope related to the listing registration dossier.
2. In the course of examining the dossier, the stock exchange or the securities trading center may request the listing-registering organization to amend or supplement the listing registration dossier in order to ensure that information is disclosed in an accurate, truthful and complete manner, thus protecting the legitimate rights and benefits of investors.
3. In the course of examining the listing registration dossier by the stock exchange or the securities trading center, members of the board of directors, the control board, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors, the chief accountant and major shareholders of the listing-registering organization may not transfer stocks they hold.
4. If the dossier submitted to the stock exchange or the securities trading center is detected to be incomplete or contain untruthful information or upon the occurrence of new events affecting the content of the submitted dossier, the listing-registering organization shall report such to the stock exchange or the securities trading center for timely amendment or supplementation of the listing registration dossier.
Article 12.- Procedures for listing registration
1. Within 30 days after receiving the complete and valid dossier, the stock exchange or the securities trading center shall approve or reject the listing registration. In case of rejection of listing registration, the stock exchange or the securities trading center shall notify in writing, clearly stating the reason(s) therefor.
2. The stock exchange or the securities trading center guides in detail the procedures for registration of securities listing in its regulation on securities listing.
Article 13.- Change of listing registration
1. A listing organization shall carry out procedures for changing its listing registration in the following cases:
a/ It conducts a stock split or reverse split, additionally issues stocks to pay dividends, issues bonus stocks or offers share purchase rights to present shareholders to increase its charter capital;
b/ It is divided or merged;
c/ Other cases of change in the volume of securities listed at the stock exchange or the securities trading center.
2. A dossier for change of listing registration to be submitted to the stock exchange or the securities trading center comprises:
a/ A written request for change of listing registration, clearly stating the reason(s) for the listing change, and relevant documents.
b/ A decision of the shareholders' general meeting approving the change of stock listing, of the board of directors approving the change of bond listing, or of the shareholders' general meeting approving the change of convertible bond listing (for joint-stock companies); of the members' council approving the change of bond listing (for limited liability companies with two or more members) or the company's owner (for one-member limited liability companies) or the representative of the capital owner (for state enterprises); of the investors' congress approving the change of securities investment fund certificate listing or of the shareholders' general meeting of the securities investment company approving the change of its stock listing.
3. Procedures for effecting the change of listing registration shall comply with the provisions of the listing regulation of the stock exchange or the securities trading center.
1. Securities are delisted upon the occurrence of one of the following circumstances:
a/ The organization listing securities at the stock exchange or the securities trading center no longer satisfies the listing conditions specified at Points a and d, Clause 1, Points a and c, Clause 2, Points a and c, Clause 3, Article 8; Points a and c, Clause 1; Point a, Clause 2, Article 9, of this Decree for one year;
b/ The listing organization stops or is ordered to stop its main production or business activities for one year or more;
c/ The listing organization has its business registration certificate or license for operation in a specialized domain withdrawn;
d/ Its stocks have been left untraded at the stock exchange or the securities trading center for 12 months;
e/ It has suffered production or business losses for three consecutive years and the total of its accumulative losses exceeds its own capital stated in the latest financial statement;
f/ The listing organization ceases to exist due to a merger, consolidation, division, dissolution or bankruptcy, or the securities investment fund terminates its operation;
g/ Bonds come mature or listed bonds are wholly redeemed by the issuing organization before their mature;
h/ The audit organization disapproves or refuses to give its opinions on the listing organization's latest annual financial statement;
i/ The organization of which the listing is approved fails to carry out the procedures for listing at the stock exchange or the securities trading center within three months after the date of listing approval;
j/ The listing organization requests the delisting.
2. If the listing organization requests the delisting, the delisting dossier comprises:
a/ A written request for delisting;
b/ A decision of the shareholders' general meeting approving the stock delisting, of the board of directors approving the bond delisting, or of the shareholders' general meeting approving the convertible bond delisting (for joint-stock companies); of the members' council approving the bond delisting (for limited liability companies with two or more members) or the company's owner (for one-member limited liability companies) or the representative of the capital owner (for state enterprises); of the investors' congress approving the securities investment fund certificate delisting or of the shareholders' general meeting of the securities investment company approving the stock delisting.
3. Organizations whose securities are delisted may register for relisting at least 12 months after the delisting only if they satisfy the conditions specified in Article 8 and Clause 1, Article 9 of this Decree. Dossiers and procedures for relisting shall comply with the provisions of Article 10 of this Decree.
4. Delisting procedures shall comply with the provisions of the listing regulation of the stock exchange or the securities trading center.
Section 2. LISTING OF SECURITIES AT FOREIGN STOCK EXCHANGES
Article 15.- Conditions for securities to be listed at a foreign stock exchange
1. Satisfying the conditions specified at Point a, Clause 1, Article 6 of this Decree.
2. Having a decision approving the listing at the foreign stock exchange of the board of directors or the shareholders' general meeting (for joint-stock companies), of the members' council (for limited liability companies with two or more members), of the company's owner (for one-member limited liability companies), or of the representative of the capital owner (for state enterprises).
3. Satisfying the conditions for listing at the stock exchange of a country of which the securities market management authority or the stock exchange has reached a cooperation agreement with the State Securities Commission of Vietnam.
Article 16.- Report on listing of securities at a foreign stock exchange
1. When submitting a dossier for listing at a foreign stock exchange, an enterprise shall concurrently submit to the State Securities Commission a copy of that dossier. If it is currently listed at a domestic stock exchange or securities trading center, the enterprise shall also send a copy of that dossier to the stock exchange or securities trading center where its securities are listed.
2. Within 15 days after its listing or delisting at a foreign stock exchange is approved, the enterprise shall send to the State Securities Commission a copy of the listing approval or the delisting decision and disclose information on listing or delisting of securities at the foreign stock exchange in the State Securities Commission's publications and website.
Article 17.- Obligations of enterprises whose securities are listed at foreign stock exchanges
1. To disclose information according to the provisions of foreign and Vietnamese laws.
2. To ensure the participation ratio of foreign investors according to the provisions of law.
3. To make periodical financial statements according to the international accounting standards or both international and Vietnamese accounting standards, enclosed with a written explanation of differences between those accounting standards, if they list at both domestic and foreign stock markets.
4. To comply with Vietnam's regulations on foreign exchange management applicable to foreign-currency transactions related to the listing of securities at foreign stock exchanges.
SECURITIES COMPANIES, FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 18.- Regulations on capital of securities companies and fund management companies
1. Legal capital for business operations of securities companies, foreign-invested securities companies and Vietnam-based foreign securities companies shall be as follows:
a/ Securities brokerage: VND 25 billion;
b/ Securities dealing: VND 100 billion;
c/ Securities issuance underwriting: VND 165 billion;
d/ Securities investment consultancy: VND 10 billion.
2. When an organization applies for license for many business operations, its legal capital shall be the total of the legal capital amounts required for the to be-licensed operations.
3. The legal capital of a fund management company, a foreign-invested fund management company or a Vietnam-based branch of a foreign fund management company must be at least VND 25 billion. The Finance Ministry shall specify the legal capital of a fund management company on the basis of the capital amount entrusted to it for management.
4. Capital contributions for establishment of a securities company, a fund management company, a Vietnam-based branch of a foreign securities company or a foreign fund management company must be in Vietnam dong or a freely convertible foreign currency.
Organizations and individuals that make capital contributions shall prove that their capital sources are lawful and have them certified by independent audit organizations.
5. Ownership percentage of foreign parties in securities companies or foreign-invested fund management companies in Vietnam shall comply with the provisions of law.
6. An organization or individual that owns 10% or more of the equity capital or voting contributed capital of a securities company and its/his/her affiliated persons may not own more than 5% of stocks or voting contributed capital of another securities company.
7. An organization or individual that owns 10% or more of the equity capital or voting contributed capital of a fund management company and its/his/her affiliated persons may not own more than 5% of stocks or voting contributed capital of another fund management company.
Article 19.- Dossiers and procedures for granting establishment and operation licenses to foreign-invested securities companies or fund management companies in Vietnam
1. A dossier comprises:
a/ Documents specified in Article 63 of the Law on Securities;
b/ The joint-venture contract, for case of establishment of a joint-venture securities company or a joint-venture fund management company, or the capital contribution commitment, for case of establishment of a securities company or a fund management company to which a foreign party contributes capital;
c/ If the foreign party is a legal entity, the dossier also contains the following documents: valid copies of the charter, the establishment and operation license or the business registration certificate or a document of equivalent legal validity of that legal entity granted by the country of origin; the decision on establishment or capital contribution for establishment of the securities company or the securities investment fund management company in Vietnam issued by foreign competent authority.
2. The dossiers specified in Clauses 4, 5, 6 and 7, Article 63 of the Law on Securities in case the director or the general director, the founding shareholders or founding members are foreign organizations or individuals and specified at Point b or c, Clause 1 of this Article must be made in two copies, one in English and another in Vietnamese. The dossier set in English must be consularly legalized. Copies in Vietnamese and translations from English into Vietnamese must be certified by a Vietnamese notary public or a law firm having the translation function and lawfully operating in Vietnam.
3. The time limit for granting the establishment and operation license is specified in Article 65 of the Law on Securities.
Article 20.- Dossiers and procedures for grant of establishment and operation licenses for Vietnam-based branches of foreign securities companies or fund management companies
1. A dossier comprises:
a/ Documents specified in Article 63 of the Law on Securities;
b/ Copies of the charter, the establishment and operation license or the business registration certificate of the foreign securities business organization granted by the country of origin; the decision on setting up of Vietnam-based branch and the capital allocation decision of the competent authority of the foreign securities trading organization.
2. A dossier specified in Clause 1 of this Article must be made in two copies, one in English and another in Vietnamese. The dossier set in English must be consularly legalized. Copies in Vietnamese and translations from English into Vietnamese must be certified by a Vietnamese notary public or a law firm having the translation function and lawfully operating in Vietnam.
3. The time limit for granting the establishment and operation license is specified in Article 65 of the Law on Securities.
SECURITIES INVESTMENT COMPANIES
Article 21.- Organization and operation of securities investment companies
1. A securities investment company is organized in the form of a joint-stock company of either of the following types:
a/ Public securities investment company that offers stocks to the public;
b/ Securities investment company that makes separate issues.
2. Stocks of a public securities investment company are listed and traded at the stock exchange. That securities investment company is not obliged to redeem its issued stocks.
3. A securities investment company that makes separate issues is entitled to offer its stocks to no more than 99 investors, of whom each institutional investor must invest at least VND 3 billion and each individual must invest at least VND 1 billion.
Securities investment companies that make separate issues are not required to comply with the regulations on investment restrictions applicable to public securities investment companies defined in Article 92 of the Law on Securities.
4. A securities investment company shall manage investment capital by itself or entrust a fund management company to manage it or hire a fund management company to provide investment consultancy and conduct transactions by itself. If a securities investment company hires a fund management company to manage its investment capital, the director or the general director, the deputy directors or the deputy general directors (if any), the chairman of the board of directors and at least two-thirds of members of the board of directors of the securities investment company must be independent from the fund management company.
5. A foreign securities investment company or fund being a legal entity that wishes to invest in Vietnam shall entrust a domestic fund management company or set up a Vietnam-based branch to manage its investment capital.
6. The Finance Ministry specifies the organization and operation of securities investment companies.
Article 22.- Dossiers and procedures for registration of public offering of stocks of public securities investment companies
1. The registration of public offering of stocks of public securities investment companies shall be made by their founding shareholders or fund management companies.
2. A dossier for registration of public offering of stocks comprises:
a/ A written registration of public offering of stocks made by founding shareholders or a fund management company;
b/ The draft charter of the securities investment company;
c/ The prospectus specified in Article 15 of the Law on Securities;
d/ The draft contract on supervision;
e/ The draft contract on investment management (in case of a fund management company that manages investment capital);
f/ A tentative list of the director or the general director and staffs engaged in securities business operations of the securities investment company, enclosed with copies of their securities practice certificates or dossiers of application for securities practice certificates (if the company manages its investment capital by itself);
g/ A written explanation of the material and technical foundations for investment activities (if the company manages its investment capital by itself);
h/ The list of founding shareholders enclosed with copies of their identity cards or passports, for individuals, or business registration certificates, for legal entities;
i/ The commitment of the founding shareholders to purchase at least 20% of stocks registered for public offering and to hold these stocks for 3 years after the establishment and operation license is granted.
3. The dossier specified in Clause 2 of this Article shall be made in 2 copies and sent to the State Securities Commission.
4. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the State Securities Commission shall grant the public offering certificate. In case of refusal to grant the certificate, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reason(s) therefor.
Article 23.- Public offering of stocks of public securities investment companies
1. The public offering of stocks of public securities investment companies shall comply with the provisions of Article 90 of the Law on Securities.
2. After the completion of a public offer of stocks, the founding shareholders or the fund management company shall report to the State Securities Commission on the result of the issue. At the same time, the founding shareholders shall finalize and submit to the State Securities Commission the dossier of application for establishment license of the securities investment company.
3. Within 30 days after receiving the report on capital mobilization result of the securities investment company and its valid dossier, the State Securities Commission shall grant the establishment and operation license to the public securities investment company. In case of refusal to grant the license, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reason(s) therefor.
Article 24.- Dossiers and procedures for grant of establishment and operation licenses for securities investment companies that make separate issues
1. A dossier of application for the establishment and operation license comprises:
a/ A written application for the establishment and operation license, made by the founding shareholders;
b/ A bank's certification of the contributed capital amount deposited at a frozen account opened at that bank;
c/ A written record of capital contribution by the founding shareholders;
d/ The draft supervision contract;
e/ The list of the founding shareholders enclosed with copies of their identity cards or passports and judicial records, for individuals; business registration certificates and financial statements, for legal entities;
f/ The commitment of the founding shareholders to hold their shares for 3 years after the establishment and operation license is granted;
g/ The documents specified at Points b, e, f and g, Clause 2, Article 22 of this Decree.
2. If a founding shareholder that contributes capital is a foreign legal entity, the dossier must also contain the following documents: a valid copy of the charter or the equivalent document, the establishment and operation license or the business registration certificate of that legal entity granted by the country of origin or the document certifying that it is permitted to conduct securities business in the country of origin; a competent authority's decision on capital contribution to establish the securities investment company in Vietnam.
3. The dossier specified in Clause 1 of this Article shall be made in 2 copies. If a founding shareholder that contributes capital is a foreign legal entity, the dossier shall consist of one English version and one Vietnamese version. The dossier set in English must be consularly legalized. Copies in Vietnamese and translations from English into Vietnamese must be certified by a Vietnamese notary public or a law firm having the translation function and lawfully operating in Vietnam.
4. Within 30 days after receiving the complete and valid dossier, the State Securities Commission shall grant the establishment and operation license to the securities investment company. In case of refusal to grant the license, the State Securities Commission shall reply in writing, clearly stating the reason(s) therefor.
Article 25.- Increase or decrease of charter capital of securities investment companies
The conditions, dossiers and procedures for increase or decrease of charter capital of securities investment companies shall comply with regulations of the Finance Ministry.
Article 26.- Reporting and information disclosure by securities investment companies
1. Securities investment companies shall observe the reporting regime according to the Finance Ministry's regulations on reporting regime applicable to securities investment funds.
2. Securities investment companies that make public offering of stocks and have their stocks listed at a stock exchange or a securities trading center shall disclose information according to the provisions of Article 106 of the Law on Securities and the Finance Ministry's guiding documents.
3. Securities investment companies that make separate issues are not required to disclose information by the mode specified in Clause 4, Article 100 of the Law on Securities. In this case, securities investment companies shall notify information to be disclosed to their capital-contributing shareholders by the modes specified in their charters and concurrently report the disclosed information to the State Securities Commission.
Article 27.- Contents of the organization and operation charter of a securities investment company
The organization and operation charter of a securities investment company has the following contents:
1. The name, the address of the head office, summarized information on the securities investment company, the fund management company (if any) and the supervisory bank;
2. The operation objectives; investment domains; operation duration;
3. The charter capital and regulations on increase or decrease of the charter capital;
4. Information on founding shareholders and their shares;
5. Rights and obligations of shareholders;
6. The management organization structure;
7. The representative at law;
8. The procedures of adopting decisions of the company; the principles for settling internal disputes;
9. Regulations on the board of directors and the shareholders' general meeting;
10. Investment restrictions;
11. Regulations on selection of the supervisory bank; selection and change of the independent audit organization;
12. Regulations on transfer, issuance and redemption of shares; regulations on listing of stocks;
13. Costs and revenues; expenditures and bonuses of the managerial apparatus of the securities investment company and the supervisory bank; annual estimated total cost (in case of self-management);
14. Principles for division of after-tax profits and offsetting of business losses;
15. Mode of valuation of net assets and net asset value of each share;
16. Regulations on settlement of interest conflicts likely to arise between the securities investment company, the fund management company, the supervisory bank and concerned organizations or individuals;
17. Regulations on reporting regime;
18. Cases of dissolution, dissolution procedures and procedures for liquidation of the company's assets;
19. Procedures of amending or supplementing the charter of the fund;
20. The full names and signatures of the representative at law, the founding shareholders and their authorized representatives;
21. Other contents agreed upon by shareholders not in contravention of legal provisions.
Article 28.- Re-registration of securities investment enterprises established before the effective date of the Law on Securities
1. Enterprises established before the effective date of the Law on Securities and satisfying the requirements in Clause 1, Article 97 of the Law on Securities are obliged to carry out the procedures for re-registration to operate after the model of securities investment companies within one year after that effective date under the Finance Ministry's guidance.
2. After completing the re-registration procedures mentioned in Clause 1 of this Article, securities investment companies are obliged to comply with the provisions of the Law on Securities, this Decree and relevant legal documents.
Article 29.- Re-registration of organizations engaged in securities activities before the effective date of this Decree
1. Organizations listed at the Ho Chi Minh City Securities Trading Center before the effective date of this Decree, which fail to fully satisfy the conditions for listing at the Stock Exchange specified in this Decree, shall adjust themselves to fully satisfy the conditions for listing at the Stock Exchange within 2 years after the effective date of this Decree. Past that time limit, if they still fail to fully satisfy the conditions for listing at the Stock Exchange, they shall switch to list at the Securities Trading Center.
2. Securities companies and fund management companies that have been granted securities business licenses but fail to fully satisfy the condition on legal capital specified in this Decree shall carry out the procedures for increase of capital within 2 years after the effective date of this Decree.
3. Fund management companies that wish to perform the operation of portfolio management shall carry out the procedures for renewal of their establishment and operation licenses under the Finance Ministry's guidance within 90 days after the effective date of this Decree.
4. Representative offices of foreign securities companies or fund management companies that have been operating under representative office establishment licenses granted by an agency other than the State Securities Commission before the effective date of this Decree shall carry out the procedures for re-registration with the State Securities Commission within one year after the effective date of this Decree.
5. Securities business practice certificates granted before the effective date of the Law on Securities, which are still valid for more than 6 months, shall be changed to the new certificate form.
Article 30.- Effect of the Decree
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." All previous regulations which are contrary to this Decree are annulled.
Article 31.- Organization of implementation
1. The Finance Ministry shall guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities shall implement this Decree.
|
ON BEHALF THE GOVERNMENT |