Chương VI Nghị định 138/2016/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do chính phủ, thủ tướng chính phủ giao
Số hiệu: | 138/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2016 |
Ngày công báo: | 10/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1097 đến số 1098 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/06/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 138/2016/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ, bao gồm: nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ
- Nghị định số 138/2016 quy định Chính phủ giải quyết công việc thông qua 02 cách thức sau:
+ Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
+ Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
- Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
- Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ đột xuất, cấp bách hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc.
- Theo Nghị định số 138/NĐ-CP, Chính phủ thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
+ Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh.
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách.
+ Tình hình kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phân chia địa giới hành chính.
+ Chương trình công tác, kiểm điểm công tác; những vẫn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và những vấn đề khác.
2. Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chương trình công tác theo Nghị định 138 bao gồm:
+ Chương trình công tác năm, quý và tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Chương trình công tác tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
3. Phiên họp của Chính phủ và các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Phiên họp Chính phủ, theo Nghị định 138/2016, gồm:
+ Phiên họp Chính phủ thường kỳ mỗi tháng.
+ Phiên họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ hoặc của Chủ tịch nước.
+ Phiên họp chuyên đềm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước và Hội nghị chuyên đề.
- Các cuộc họp, làm việc gồm: Cuộc họp của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với lãnh đạo bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương; họp giao ban của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; cuộc làm việc với lãnh đạo địa phương; cuộc họp do thành viên Chính phủ được Thủ tướng ủy quyền.
Nghị định số 138 còn quy định trách nhiệm, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; việc tiếp khách, đi công tác của Chính phủ.
Nghị định 138/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/10/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi, đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra gồm:
a) Việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật;
b) Việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành (sau đây gọi là nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao).
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là công việc được tiến hành thường xuyên và theo kế hoạch, đồng thời phải có sự phối hợp để tránh chồng chéo trùng lắp.
2. Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, chính xác và không gây cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức được kiểm tra.
3. Bảo đảm hiệu quả, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đem lại tác động tích cực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản, hồ sơ công việc và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương.
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra toàn diện việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Các Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và công việc nêu tại khoản 1 Điều này theo phạm vi, lĩnh vực công tác được Thủ tướng Chính phủ phân công; các thành viên Chính phủ khác kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan, địa phương mình.
1. Việc tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, triển khai và tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của các bộ, cơ quan, địa phương theo Quy chế làm việc của Chính phủ và các quy định có liên quan.
3. Xác định rõ trách nhiệm của bộ, cơ quan, địa phương và người có thẩm quyền trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương.
2. Qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
3. Qua làm việc trực tiếp theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước.
4. Qua việc thành lập đoàn kiểm tra.
5. Qua các hình thức khác.
1. Khi kết thúc kiểm tra, cơ quan, người chủ trì phải báo cáo kết quả kiểm tra.
2. Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra gồm:
a) Đánh giá việc triển khai, tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình thực hiện;
b) Kết luật xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền để khắc phục những hạn chế, yếu kém hoặc kiến nghị điều chỉnh nhiệm vụ, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan nếu cần.
MONITORING, SUPERVISION AND INSPECTION OF THE IMPLEMENTATION OF LEGAL DOCUMENTS AND PERFORMANCE OF TASKS ASSIGNED BY THE GOVERNMENT AND PRIME MINISTER
Article 37. Scope and subject matters of monitoring, supervision and inspection
1. Scope and subject matters of monitoring, supervision and inspection include:
a/ Implementation of legal documents;
b/ Performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to ministries, agencies and localities in legal documents and direction and administration documents (below referred to as tasks assigned by the Government and Prime Minister).
2. The Government, Prime Minister, ministries, agencies, localities and related organizations and individuals shall monitor, supervise and inspect the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.
Article 38. Monitoring, supervision and inspection principles
1. To carry out monitoring, supervision and inspection in a regular and planned and coordinated manner to avoid overlap and repetition.
2. To comply with the competence, order and procedures and be based on the grounds prescribed by law; to ensure publicity, transparency, unbiasedness and accuracy and not to obstruct normal operations of inspected agencies and organizations.
3. To ensure effectiveness and enhance administrative discipline and bring about positive improvements in direction and administration work of the Government and Prime Minister and state management agencies.
4. To be associated with the application of information technology to the management of documents and files of affairs and the direction and administration of the Government and Prime Minister; to ensure connectivity from the Government Office to ministries, agencies and localities.
Article 39. Monitoring, supervision and inspection competence
1. The Government and Prime Minister shall comprehensively inspect the implementation of legal documents of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, President, Government and Prime Minister as well as the performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.
2. Deputy Prime Ministers shall inspect the implementation of the legal documents and tasks mentioned in Clause 1 of this Article according to the scope and working areas assigned to them by the Prime Minister; other Government members shall inspect the performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister as instructed by the Prime Minister.
3. The Minister-Chairperson of the Government Office, head of the working team of the Prime Minister, shall inspect, monitor and press for the performance of the tasks assigned by the Government and Prime Minister to ministries, agencies and localities, and report on a monthly basis on the performance of the tasks by ministries, agencies and localities at the regular Government meeting.
4. The Minister of Justice shall assist the Prime Minister and Deputy Prime Ministers in monitoring the implementation of legal documents of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, President, Government and Prime Minister by ministries, agencies and localities and related organizations and individuals, and report thereon to the Government and Prime Minister.
5. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall monitor, press for and inspect the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to their ministries, agencies and localities.
Article 40. Contents of monitoring, supervision and inspection
1. Implementation of legal documents; organization, progress and results of performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.
2. Implementation of the regulations on information and reporting on the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister to ministries, agencies and localities according to the Working Regulation of the Government and relevant regulations.
3. To clearly identify responsibilities of ministries, agencies and localities as well as competent persons in the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister.
Article 41. Forms of monitoring, supervision and inspection
1. Via the special-use data transmission network of Party and State agencies connected from the Government Office to ministries, agencies and localities.
2. Periodical or irregular reports.
3. Direct working sessions as planned or unexpectedly to meet state management requirements.
4. Forming inspection teams.
5. Other forms.
Article 42. Reporting on inspection results
1. Upon conclusion of an inspection, the agency or person in charge of the inspection shall report on inspection results.
2. An inspection result report must include:
a/ Evaluation of the implementation of legal documents and performance of tasks assigned by the Government and Prime Minister; achievements, limitations, weaknesses and causes during the implementation;
b/ Conclusions or proposals on the handling according to competence to remedy limitations and weaknesses or on adjustment of tasks and revision and supplementation of relevant regulations, if necessary.