Chương II Nghị định 138/2016/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ: Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc
Số hiệu: | 138/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2016 |
Ngày công báo: | 10/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1097 đến số 1098 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/06/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 138/2016/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ, bao gồm: nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ
- Nghị định số 138/2016 quy định Chính phủ giải quyết công việc thông qua 02 cách thức sau:
+ Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
+ Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
- Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
- Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ đột xuất, cấp bách hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc.
- Theo Nghị định số 138/NĐ-CP, Chính phủ thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
+ Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh.
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách.
+ Tình hình kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phân chia địa giới hành chính.
+ Chương trình công tác, kiểm điểm công tác; những vẫn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và những vấn đề khác.
2. Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chương trình công tác theo Nghị định 138 bao gồm:
+ Chương trình công tác năm, quý và tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Chương trình công tác tuần của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
3. Phiên họp của Chính phủ và các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Phiên họp Chính phủ, theo Nghị định 138/2016, gồm:
+ Phiên họp Chính phủ thường kỳ mỗi tháng.
+ Phiên họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ hoặc của Chủ tịch nước.
+ Phiên họp chuyên đềm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước và Hội nghị chuyên đề.
- Các cuộc họp, làm việc gồm: Cuộc họp của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với lãnh đạo bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương; họp giao ban của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; cuộc làm việc với lãnh đạo địa phương; cuộc họp do thành viên Chính phủ được Thủ tướng ủy quyền.
Nghị định số 138 còn quy định trách nhiệm, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; việc tiếp khách, đi công tác của Chính phủ.
Nghị định 138/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/10/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ:
a) Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
b) Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
3. Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Khi biểu quyết tại phiên họp Chính phủ cũng như khi sử dụng phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
4. Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề đột xuất, cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc. Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
5. Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.
1. Đề nghị của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Tình hình kinh tế - xã hội hằng tháng, 06 tháng, cả năm và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
5. Chương trình công tác của Chính phủ hằng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.
6. Những vấn đề mà pháp luật quy định Chính phủ phải thảo luận và quyết nghị.
7. Những vấn đề cần thiết khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; lãnh đạo công tác của Chính phủ; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
2. Cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định, chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất, xây dựng chính sách, dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Quyết định thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề cần thiết theo quy định, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới;
c) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết công việc hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Chương III của Quy chế này. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ;
d) Thủ tướng Chính phủ triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ;
đ) Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương có liên quan để xem xét trước khi quyết định;
e) Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
g) Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng quyết định;
h) Quyết định các vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi trình Chính phủ;
i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
k) Ủy quyền cho một thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ trình đề án, dự án, dự thảo, báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan khác theo quy định;
l) Ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
m) Thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương và phải xử lý trong thời gian dài;
n) Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và trong trường hợp xét thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ và giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ phụ trách theo quy định;
o) Khi Phó Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công một Phó Thủ tướng Chính phủ khác giải quyết công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng Chính phủ vắng mặt;
p) Ngoài các cách thức trên, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc thông qua: Đi công tác; kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật tại địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức khác.
1. Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau:
a) Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công;
b) Trong phạm vi lĩnh vực công việc được giao, Phó Thủ tướng Chính phủ được sử dụng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, nhân danh Thủ tướng Chính phủ khi giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về những quyết định của mình;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ chủ động giải quyết công việc đã được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết thông qua Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp giữa các Phó Thủ tướng Chính phủ còn có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ:
a) Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Chương III của Quy chế này. Trường hợp cần thiết, Phó Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ;
b) Chủ trì giải quyết những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, giải quyết những kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi được phân công;
c) Chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để xem xét trước khi quyết định;
d) Chỉ đạo, theo dõi và giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; ký thay Thủ tướng Chính phủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công;
đ) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
1. Thành viên Chính phủ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; có trách nhiệm tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
2. Thực hiện nghiêm túc các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không được phát ngôn và làm trái với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đó và được bảo lưu ý kiến. Nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể Chính phủ.
3. Cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ:
a) Chủ động, kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cần thiết ban hành, sửa đổi thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khác về các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các công việc khác có liên quan;
c) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ, thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Chính phủ; trả lời đúng thời hạn, đầy đủ và nêu rõ ý kiến trong phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ;
đ) Chủ trì họp với các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết công việc được phân công theo thẩm quyền hoặc thảo luận, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
e) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này;
g) Mỗi thành viên Chính phủ có hộp thư điện tử công vụ và thực hiện kết nối mạng hành chính điện tử để nhận, gửi thông tin, tài liệu, giấy mời họp, trao đổi ý kiến và giải quyết công việc.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm cả các công việc được ủy quyền; chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, bao gồm cả công việc đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp phó.
2. Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp giải quyết công việc thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ; phân công Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ủy nhiệm một Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của bộ, cơ quan;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc chuyển cho bộ, cơ quan khác; không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan khác, trừ trường hợp theo chỉ đạo, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưng nội dung phức tạp, có tính liên ngành, đã phối hợp xử lý nhưng vẫn không thống nhất được thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
đ) Tham gia ý kiến tại các cuộc họp, làm việc hoặc trả lời ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
e) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công;
g) Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao theo phạm vi lãnh thổ.
h) Các cách thức giải quyết công việc như quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
1. Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quy định tại Quy chế phối hợp công tác và các quy định có liên quan; chủ động báo cáo, giải trình về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội quan tâm; nghiên cứu, giải quyết và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, trả lời kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra và tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp; xem xét, giải quyết kiến nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.
2. Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do bộ, cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của bộ cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ cơ quan khác phải lấy ý kiến của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đó.
a) Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, nếu pháp luật quy định thời hạn lấy ý kiến và trả lời ý kiến đối với công việc đó thì bộ, cơ quan lấy ý kiến ghi rõ thời hạn trả lời theo quy định. Nếu pháp luật chưa quy định thời hạn lấy ý kiến thì tùy tính chất của nội dung lấy ý kiến, bộ, cơ quan lấy ý kiến ghi rõ thời hạn trả lời nhưng không ít hơn 07 ngày kể từ ngày gửi văn bản, trừ trường hợp xử lý gấp những vấn đề đột xuất, cấp bách;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời rõ ý kiến bằng văn bản trong thời hạn bộ, cơ quan lấy ý kiến đề nghị và phải chịu trách nhiệm về nội dung trả lời. Nếu quá thời hạn mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời bằng văn bản thì được coi là đồng ý với nội dung xin ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ, cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ về trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan không trả lời hoặc chậm trả lời;
c) Trường hợp chưa có ý kiến trả lời của bộ, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trực tiếp về nội dung lấy ý kiến thì bộ, cơ quan lấy ý kiến đôn đốc bộ, cơ quan đó phải có ý kiến trả lời để hoàn chỉnh hồ sơ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu bộ, cơ quan được lấy ý kiến vẫn không trả lời theo đề nghị thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm b khoản này.
d) Khi được mời họp để lấy ý kiến, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải có trách nhiệm dự họp hoặc cử người có đủ thẩm quyền dự họp thay. Ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của bộ, cơ quan.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giải quyết các đề nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền và phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày đối với trường hợp không phải lấy thêm ý kiến của bộ, cơ quan khác hoặc không quá 15 ngày trong trường hợp phải lấy thêm ý kiến bộ, cơ quan khác kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trừ trường hợp xử lý gấp những vấn đề đột xuất, cấp bách thì phải trả lời sớm theo đề nghị. Nếu bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách hoặc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý; đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chính phủ quyết định.
3. Khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị làm việc trực tiếp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về các công việc cần thiết liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, cần chuẩn bị kỹ về nội dung và gửi tài liệu đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ít nhất 03 ngày làm việc. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp hoặc phân công Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ làm việc với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo, chuẩn bị tài liệu, bố trí lịch làm việc, dự họp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khi được yêu cầu.
5. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức lấy ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thời hạn trả lời ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
AFFAIR-HANDLING RESPONSIBILITY, SCOPE AND METHODS
Article 3. Affair-handling responsibility, scope and methods of the Government
1. The Government shall uniformly manage the state administrative system from central to local level; and fully perform its tasks and powers prescribed by the Constitution and law.
2. Affair-handling methods of the Government:
a/ To discuss and resolve at Government meetings;
b/ To send opinion collection cards to Government members.
3. The Government’s decisions shall be voted for by more than half of the total number of Government members. When voting on an issue at meetings as well as using opinion collection cards, if the numbers of votes for and votes against are equal, the issue shall be decided according to the Prime Minister’s vote.
4. The Government shall assign the Prime Minister to consider and decide on its behalf unexpected, urgent matters to be promptly settled within its competence or matters on which the Government has agreed in principle. The Prime Minister shall report on matters he/she has decided on at the nearest Government meeting.
5. The Government shall assign or delegate power to local administrations to decide or perform certain state management tasks within the sectors and fields in their localities in accordance with law and their conditions and capability.
Article 4. Issues to be discussed and resolved by the Government
1. The Government’s proposals on formulation of laws, ordinances and resolutions to the National Assembly and National Assembly Standing Committee; draft laws and resolutions to be submitted to the National Assembly, and draft ordinances and resolutions to be submitted to the National Assembly Standing Committee.
2. Long-term and annual socio-economic development strategies, master plans and plans; state budget estimates and annual central budget allocation plans; state budget final accounts.
3. Monthly, biannual and annual socio-economic situations and tasks and solutions to direct and manage the implementation of socio-economic development plans.
4. Organizational structure of the Government; establishment and abolition of ministries and ministerial-level agencies; establishment, consolidation and dissolution of government-attached agencies; establishment, dissolution, consolidation, division and adjustment of administrative boundaries of provinces, centrally run cities and special administrative-economic units.
5. Annual work programs of the Government; review of direction and management activities of the Government and Prime Minister and implementation of the Working Regulation of the Government.
6. Issues required by law to be discussed and resolved by the Government.
7. Other necessary issues as decided by the Prime Minister.
Article 5. Affair-handling responsibility, scope and methods of the Prime Minister
1. The Prime Minister shall fully perform the tasks and exercise the powers prescribed by the Constitution and law; lead the work of the Government; direct, moderate and coordinate activities among Government members; lead, direct and inspect activities of ministers, heads of ministerial-level agencies, local administrations, and heads of agencies and units within the state administrative system from central to local level; personally direct and administer important, strategic issues in all areas of work falling within the scope of the Government’s tasks and powers.
2. Affair-handling methods of the Prime Minister:
a/ To decide on and direct the formulation of legal documents, strategies, master plans, plans and policies within the deciding competence of the Government and Prime Minister, or propose and formulate policies and draft laws and ordinances to be submitted to the National Assembly or National Assembly Standing Committee for consideration and decision;
b/ To decide on the pilot implementation of mechanisms and policies on necessary issues according to regulations, serving as the basis for adjustment of mechanisms and policies or adoption of new ones;
c/ To personally handle or assign Deputy Prime Ministers to handle on his/her behalf affairs on the basis of dossiers submitted by ministries, agencies, localities, organizations or individuals and summarized in the affair-handling submission papers of the Government Office prescribed in Chapter III of this Regulation. In case of necessity, the Prime Minister may personally handle an affair on the basis of the dossier submitted by a ministry, an agency, a locality, an organization or an individual without requiring an affair-handling submission paper from the Government Office;
d/ To convene, preside over, and decide on matters put up for discussion at, Government meetings;
dd/ To personally or assign Deputy Prime Ministers to chair on his/her behalf over meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies or localities for consideration before decision;
e/ When considering it necessary on grounds of the importance and urgency of affairs, to personally direct the handling of affairs within the competence of ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies or chairpersons of provincial- level People’s Committees;
g/ To authorize the Minister-Chairperson of the Government Office to chair meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies or organizations or individuals for handling matters on which there remain divergent opinions among these ministries and agencies before submission to the Government or Prime Minister for decision;
h/ To decide on matters on which there remain divergent opinions among ministers and heads of ministerial-level agencies before submission to the Government;
i/ To promulgate legal documents according to his/her competence; to sign on behalf of the Government documents of the Government; to issue documents to direct and administer the performance of tasks and exercise of powers according to regulations;
k/ To authorize a Government member to submit on behalf of the Government a scheme, a project, a draft document or a report of the Government before the National Assembly, President and other agencies according to regulations;
l/ To authorize a Deputy Prime Minister or a minister or the head of a ministerial- level agency to perform one or several tasks within the competence of the Prime Minister;
m/ To establish interdisciplinary coordination organizations to direct a number of complicated, important issues which are related to different sectors, fields and/or localities and take a long period to handle;
n/ When being absent and considering it necessary, to authorize the standing Deputy Prime Minister or another Deputy Prime Minister to lead on his/her behalf the Government’s work and handle affairs under the Prime Minister’s charge according to regulations;
o/ When a Deputy Prime Minister is absent, to personally handle or assign another Deputy Prime Minister to handle affairs already assigned to the absent Deputy Prime Minister;
p/ In addition to the above methods, to handle affairs through making working trips; examining and pressing for the implementation of mechanisms, policies and laws in localities and grassroots establishment; giving explanations and answer inquiries of National Assembly deputies and voter petitions; holding press conferences; and receiving citizens, and other methods.
Article 6. Affair-handling responsibility, scope and methods of Deputy Prime Ministers
1. The Prime Minister shall assign Deputy Prime Ministers to assist him/her in handling affairs on the following principles:
a/ Each Deputy Prime Minister shall assist the Prime Minister in performing the latter’s tasks in the working areas and scope of power assigned by the latter;
b/ Within the scope of his/her assigned working areas, a Deputy Prime Minister may use the powers of the Prime Minister and act on his/her behalf when handling affairs and is answerable to the Prime Minister and before law for his/her decisions;
c/ A Deputy Prime Minister shall proactively handle his/her assigned affairs and promptly report to the Prime Minister any major, important and sensitive matters that arise; in performing his/her tasks, should there arise matters related to the areas under the charge of another Deputy Prime Minister, he/she shall directly coordinate with the latter in handling these matters or handle these matters through affair-handling submission papers of the Government Office. In case Deputy Prime Ministers hold divergent opinions on an affair, the Deputy Prime Minister in charge of handling such affair shall report them to the Prime Minister for consideration and decision.
2. Affair-handling methods of Deputy Prime Ministers:
a/ To personally handle affairs on the basis of dossiers submitted by ministries, agencies, localities, organizations or individuals and summarized in the affair-handling submission papers of the Government Office prescribed in Chapter III of this Regulation. In case of necessity, a Deputy Prime Minister may personally handle an affair on the basis of the dossier submitted by a ministry, an agency, a locality, an organization or an individual without requiring an affair-handling submission paper from the Government Office;
b/ To assume the prime responsibility for handling matters which require interdisciplinary coordination and consider and handle proposals of ministries, agencies or localities which fall within the competence of the Prime Minister and within his/her assigned scope;
c/ To chair meetings and working sessions with leaders of related ministries, agencies and localities for consideration before decision;
d/ To direct, monitor and handle specific matters which fall within the competence of the Prime Minister; to sign on behalf of the Prime Minister documents which fall within the competence of the Prime Minister and within the scope of the working areas assigned by the Prime Minister;
dd/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation.
Article 7. Affair-handling responsibility, scope and methods of Government members being ministers and heads of ministerial-level agencies
1. To fully perform the tasks and exercise the powers prescribed in the Constitution and law; to participate in handling common affairs of the Government collective; to join the Government collective in deciding on and taking joint responsibility for matters falling within the scope of the tasks and powers the Government.
2. To strictly implement decisions of the Government and Prime Minister, refraining from speaking and acting against these decisions. If having opinions different from such decisions, they shall still obey the decisions but may express their opinions on those matters to the Government collective and Prime Minister and reserve their opinions. If committing any violations, they shall, depending on their nature and severity, make self-criticisms and clearly determine their responsibility before the Government collective.
3. Affair-handling methods of Government members:
a/ To proactively and timely propose to the Government and Prime Minister undertakings, mechanisms, policies and legal documents that need to be promulgated or revised falling within the competence of the Government and Prime Minister;
b/ To proactively work with the Prime Minister or Deputy Prime Ministers or other Government members on affairs falling within the competence of the Government and Prime Minister and other relevant affairs;
c/ To direct, monitor, guide and inspect the enforcement of policies and laws and implementation of strategies, master plans, programs, plans and decisions of the Government and Prime Minister on the sectors or fields assigned or authorized by the Government or Prime Minister;
d/ To attend, discuss and vote at all Government meetings, and timely and fully fill their opinions in the opinion collection cards;
dd/ To chair meetings with related ministries, agencies, localities, organizations or individuals to handle assigned affairs according to their competence or to discuss and agree on matters on which there remain divergent opinions among ministries and agencies before submitting them to the Government or Prime Minister;
e/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation; g/ Every Government member has his/her own official email account which shall be connected to the online administrative network to receive and send information, documents, and invitations to meetings, and to exchange opinions and handle affairs.
Article 8. Affair-handling responsibility, scope and methods of ministers and heads of ministerial-level agencies
1. To heighten their personal responsibility to fully perform their tasks and exercise their powers prescribed by the Constitution and law, as well as perform the tasks assigned by the Government and Prime Minister, including affairs authorized to them; to take personal responsibility for every activity of their ministries or agencies, even for tasks assigned or authorized to their deputies.
2. Affair-handling methods of ministers and heads of ministerial-level agencies:
a/ To personally handle affairs within the scope of management of their ministries or agencies, to assign their deputies to monitor, direct and handle certain affairs falling within the competence of their ministries or agencies;
b/ When being absent and considering it necessary, to authorize one of their deputies to lead the work and handle affairs of their ministries or agencies;
c/ To decide according to their competence or submit to the Government or Prime Minister for consideration and decision according to the latter’s competence matters related to their functions and tasks and within the sectors or fields under their management; not to refer affairs within their tasks and competence to the Prime Minister or other ministries or agencies; not to handle affairs within the competence of other ministries or agencies, except those directed or authorized by the Prime Minister;
d/ To submit to the Government or Prime Minister for consideration and handling matters falling beyond their competence or matters falling within their competence but involving complicated, interdisciplinary contents which they could not handle despite of their coordination;
dd/ To contribute opinions at meetings or working sessions or give written opinions on matters related to their functions and tasks within the sectors or fields under their management at the proposal of other ministers and heads of other ministerial-level agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, or related agencies, organizations and individuals;
e/ To promulgate legal documents and administrative documents intra vires to perform their state management functions regarding their assigned sectors or fields;
g/ To decide to delegate power to local administrations to perform certain tasks related to their assigned territory-based sectors or fields;
h/ Affair-handling methods prescribed at Point p, Clause 2, Article 5 of this Regulation.
Article 9. Working relationships between the Government, ministers and heads of ministerial-level agencies and agencies and organizations within the political system
1. The Government, ministers and heads of ministerial-level agencies shall take the initiative in closely coordinating with agencies of the Party, National Assembly, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations in performing their tasks and powers; fully perform the tasks defined in the work coordination and relevant regulations; proactively report on and explain matters of concern to the Ethnic Council and Committees of the National Assembly; study, settle and answer inquiries of National Assembly deputies, answer petitions of voters and recommendations of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations on matters under their respective management.
2. The Government shall guide, inspect and create conditions for the People’s Councils to perform their tasks and exercise their powers according to regulations; lead, direct, guide, inspect and examine activities of the People’s Committees at all levels; and consider and settle proposals of the People’s Councils and People’s Committees.
Article 10. Working relationships between ministers and heads of ministerial-level agencies with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
1. To guide, inspect and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in performing the tasks in their assigned sectors or fields.
2. To propose other ministers and heads of other ministerial-level agencies to stop the implementation of, or cancel, regulations issued by the latter’s ministries or agencies which are contrary to the Constitution, laws or documents of superior state agencies or of the ministries or ministerial-level agencies regarding the sectors or fields under their management. In case their proposals are declined, to submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
3. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall, when handling affairs within their competence but related to the functions and tasks of other ministries or agencies, consult the ministers of such ministries or heads of such agencies.
a/ In case of written consultation on an affair, if there is a time limit prescribed by law for consultation and reply for such affair, the consulting ministry or agency shall clearly state the deadline for reply according to regulations. If there is not any time limit prescribed by law for consultation and reply, the consulting agency shall clearly state the deadline for reply which, however, must not be fewer than 7 days from the date of sending a written consultation, except unexpected, urgent matters;
b/ Ministers or heads of the agencies consulted shall clearly state their opinions in their written replies according to the deadline stated by the consulting ministry or agency and take responsibility for their replies. Past the deadline, if the minister or head of the agency consulted does not reply or is late in reply, he/she shall be considered having agreed to the consulted contents, except the case prescribed at Point c of this Clause, and take personal responsibility before the Government and Prime Minister. The consulting ministry or agency shall report to the Prime Minister at a regular Government meeting on the responsibility of ministers or heads of agencies who fail to give replies or are late in reply;
c/ If receiving no reply from a ministry or an agency that directly manages the consulted issue, the consulting ministry or agency shall ask such ministry or agency to give its reply so that it can complete the dossier for submission to the Government or Prime Minister. If the consulted ministry or agency still gives no reply, this shall be reported to the Prime Minister according to Point b of this Clause;
d/ When being invited to a meeting for consultation, the minister or head of a ministerial- level agency shall participate or appoint a fully competent person to participate in the meeting on his/her behalf. The participant’s opinions are official opinions of his/her ministry or agency.
Article 11. Working relationships between ministers or heads of ministerial-level agencies and local administrations
1. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall settle according to their competence proposals of provincial-level People’s Councils or People’s Committees and give written replies within 7 days after the receipt of written proposals, if they do not have to further consult other ministries and agencies, or within 15 working days, if they have to consult other ministries and agencies, except unexpected, urgent matters on which they have to give replies earlier as requested. If consulted ministries or agencies do not give replies or are late in reply, chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees shall report thereon to the Prime Minister.
2. Ministers or heads of ministerial-level agencies shall direct, guide and inspect the People’s Committees at all levels in performing the tasks within the sectors or fields under their charge or assigned by the Government or Prime Minister; propose the Prime Minister to stop the implementation of resolutions of provincial-level People’s Councils that are contrary to the Constitution, laws or documents of superior state agencies concerning the sectors or fields under their management; request provincial-level People’s Committees or their chairpersons to stop the implementation of, or annul, legal documents of the provincial-level People’s Committees or their chairpersons which are contrary to documents concerning the sectors or fields under their assigned management. If provincial-level People’s Committees or their chairpersons decline to comply with their requests, ministers or heads of ministerial-level agencies shall report thereon to the Prime Minister for decision.
3. When chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees request to work directly with ministers or heads of ministerial-level agencies on necessary affairs related to the sectors or fields under the latter’s management, they should carefully prepare the contents and send relevant documents at least 3 working days in advance to ministers or heads of ministerial-level agencies, who shall personally or assign their deputies to work with chairpersons of provincial-level People’s Councils or People’s Committees.
4. Chairpersons of provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall make reports, prepare documents, arrange work timetables and participate in meetings with ministers or heads of ministerial-level agencies, when so requested.
5. In case a minister or the head of a ministerial-level agency organizes collection of opinions from chairpersons of provincial-level People’s Committees, the time limits for reply must comply with the provisions of Clause 1 of this Article.