Chương I Nghị định 132/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 132/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2020 |
Ngày công báo: | 20/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1091 đến số 1092 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
2. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định này.
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả các Hiệp định, Nghị định thư sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
2. “Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền” là thuật ngữ rút gọn của Thỏa thuận có hiệu lực giữa Nhà chức trách có thẩm quyền của các quốc gia, vùng lãnh thổ là các bên tham gia điều ước quốc tế về thuế và có yêu cầu trao đổi thông tin tự động đối với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
3. “Thỏa thuận quốc tế về thuế”, “Điều ước quốc tế về thuế” là các thỏa thuận, điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực thuế.
4. “Cơ quan thuế đối tác” là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam.
5. “Đối tượng so sánh độc lập” là các giao dịch độc lập giữa các bên không có quan hệ liên kết hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập được lựa chọn trên cơ sở phân tích, so sánh, xác định đối tượng so sánh tương đồng để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận nhằm xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế, đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về các yếu tố hình thành giá có ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các bên tham gia giao dịch.
7. “Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế thu thập, xây dựng, quản lý từ các nguồn khác nhau theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
8. “Khoảng giá trị giao dịch độc lập” là tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập được Cơ quan thuế hoặc người nộp thuế lựa chọn trên cơ sở dữ liệu quy định tại điều 17 Nghị định này. Các giá trị thuộc tập hợp này có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau. Trong trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị mang tính chất đại diện, phổ quát, phổ biến nhằm tăng độ tin cậy của tập hợp các đối tượng so sánh độc lập.
9. “Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn” là tập hợp các giá trị từ bách phân vị thứ 35 đến bách phân vị thứ 75; trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là giá trị bách phân vị thứ 50 theo hàm xác suất thống kê.
10. “Tổ chức thay mặt nộp báo cáo” là thuật ngữ sử dụng để chỉ tổ chức được Công ty mẹ tối cao của tập đoàn ủy quyền nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn cho Cơ quan thuế.
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree stipulates transfer pricing doctrines, methods and processes for determination of transfer pricing factors; taxpayer’s transfer pricing rights and obligations, declaration procedures; responsibilities of state regulatory authorities for the tax administration over taxpayers having related party transactions.
2. Related party transactions covered by this Decree comprise such transaction activities as purchase, sale, bartering, renting, leasing out, borrowing, lending, transfer or disposal of commodities, provision of services; financial borrowing, lending, financial services, financial guarantee and other financial instruments; purchase, sale, bartering, renting, leasing out, borrowing, lending, transfer or disposition of tangible assets, intangible assets and agreement on purchase, sale and sharing of resources such as assets, capital, labor and sharing of costs between related parties, except business transactions in goods and services subject to price adjustments that the State makes under laws on prices.
Article 2. Subjects of application
1. Entities manufacturing and trading goods and services (hereinafter referred to as taxpayers) are payers of the corporate income tax having transactions with their related parties under Article 5 herein.
2. Tax authorities include General Department of Taxation, Departments of Taxation and Sub-departments of Taxation.
3. State regulatory authorities, other entities and persons related to the application of regulations on the tax administration over related-party transactions.
Article 3. Principles of application
1. Taxpayers having related party transactions must eliminate factors causing reduction in tax obligations that are controlled or affected by related party relations in order to declare and define tax liabilities imposed on related-party transactions which are comparable to independent transactions having the same requirements.
2. Tax authorities should manage, check and inspect prices of related-party transactions performed by taxpayers according to the doctrine of an arm’s length and substance-over-form transaction and the transaction determining the tax liability corresponding to the value created from the substance of transactions and business activities of taxpayers; shall not grant their recognition of related-party transactions in breach of the arm’s length doctrine that cause reduction in tax liabilities of enterprises to the state budget and making any relevant adjustment to these prices so as to duly identify tax liabilities as prescribed in this Decree.
Apart from the terms defined in the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 dated June 13, 2016, the terms mentioned below shall be construed as follows:
1. “Tax treaty” is the shortened term indicating the Agreement on avoidance of double taxation and prevention of evasion of taxes on income or assets which is signed between Vietnam and other countries and territories, including Agreements or Protocols providing amendments or supplements to Agreements currently in force in Vietnam.
2. “Agreement of competent regulatory authorities” is the shortened term indicating the Agreement in effect between competent regulatory authorities of countries or territories that are party to international agreements on taxes, and requiring the automatic exchange of information included in International Financial Reports.
3. “International tax agreement”, “tax treaty” are bilateral and multilateral taxation agreements or treaties.
4. “Party tax authority” is tax authorities of countries or territories which are signatories to tax treaties with Vietnam.
5. “Independent comparable” is any arm's length transaction between independent parties or enterprises performing arm’s length transactions that is selected on the basis of the comparability analysis or the determination of comparables acting in the same or similar conditions to determine the level of price, profit margin, profit allocation rate in order to determine a taxpayer’s tax obligations paid to the state budget and ensure their compliance with provisions set forth in the Law on Tax Administration and the Law on Corporate Income Tax.
6. “Material difference" is any difference in pricing factors that cause significant or substantial effects on the level of price, profit margin and profit allocation rate of parties involved in a transaction.
7. “Database of a Tax Authority” is any information and/or datum that is acquired, developed from various sources by a Tax Authority and put under their control in accordance with the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 dated June 13, 2019, even including databases and information exchanged with overseas tax authorities and competent regulatory authorities.
8. “Arm’s length range” is a set of values for levels of prices, profit margins, or profit split ratios, of independent comparables that are selected by tax authorities and taxpayers based on the databases referred to in Article 17 herein. Values in this range have the same or similar level of reliability comparability. Where necessary, the probability method would be used to calculate the standard arm’s length range and the range of median values having the typical, general and common natures in order to increase the reliability of a set of arm's length comparables.
9. “Standard arm’s length range” is a set of values ranging from the 35th percentile to the 75th percentile; the median value of this range is the 50th percentile determined according to the probability function.
10. “Authorized reporting entity” is the term used for indicating an entity authorized to act on behalf of the ultimate parent company of a corporation to submit their international financial reports to tax authorities.
1. Related parties are parties having relationships where:
a) A party is directly or indirectly involved in the management, control of, contribution of capital to, or investment in, the other party;
b) Parties are directly or indirectly affected by the management, control of, contribution of capital, or investment, from the other party.
2. Related parties referred to in Clause 1 of this Article shall be subject to the following specific provisions:
a) An enterprise participates directly or indirectly in at least 25% of the other enterprise’s equity;
b) Each of the two enterprises has at least 25% of its equity held, whether directly or indirectly, by a third party;
c) An enterprise is the shareholder having the greatest ownership interest in the other enterprise, or participates directly or indirectly in at least 10% of total share capital of the other enterprise;
d) An enterprise guarantees or offers another enterprise a loan under any form (even including third-party loans guaranteed by financing sources of related parties and financial transactions of same or similar nature) to the extent that the loan amount equals at least 25% of equity of the borrowing enterprise and makes up for more than 50% of total medium and long term debts of the borrowing enterprise;
dd) An enterprise appoints a member of the executive board responsible for the leadership or control of another enterprise provided the number of members appointed by the former accounts for more than 50% of total number of members of the executive board responsible for the leadership or control of the latter; or a member appointed by the former has the right to decide financial policies or business activities of the latter;
e) Both related enterprises appoint more than 50% of membership of the executive board or have one member of the executive board authorized to decide financial policies or business activities who is appointed by a third party;
g) Both enterprises are managed or controlled in terms of their personnel, financial and business activities by individuals, each of whom is in one of the following relationships with the others such as a wife, husband, natural/foster father, natural/foster child, natural/foster older/younger sibling, brother/sister-in-law, maternal/paternal grandfather/grandmother, maternal/paternal grandchild, and maternal/paternal aunt, uncle and nibling;
h) Both business entities have transactions, either between their head offices and permanent establishments or between permanent establishments of overseas entities or individuals;
i) Enterprises are put under control of one individual through either his/her capital participation into that enterprise or his direct involvement in the administration of that enterprise;
k) In other cases where an enterprise has their business activities managed, controlled or decided de facto by the other enterprise;
l) A related enterprise performs the disposition or acquisition transaction in at least 25% of their equity within a tax period; the borrowing or lending transaction in at least 10% of their equity performed at the transaction time falling within a tax period with a person holding the executive office or the controlling interest in the enterprise, or with a person in one of the relationships prescribed in point g of this clause.