Chương III Nghị định 122/2017/NĐ-CP: Một số quy định đặc thù về tài chính đối với sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán
Số hiệu: | 122/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 13/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 24/11/2017 | Số công báo: | Từ số 843 đến số 844 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư, góp vốn ra bên ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động niêm yết; doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán, giao dịch chứng khoán phái sinh; doanh thu từ thành viên giao dịch; doanh thu từ hoạt động đấu thầu trái phiếu; doanh thu từ hoạt động đấu giá cổ phần; doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác.
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng; doanh thu dịch vụ khác.
c) Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá cổ phần.
2. Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên lưu ký; doanh thu từ hoạt động đăng ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động chuyển khoản chứng khoán; doanh thu từ việc thực hiện quyền; doanh thu từ hoạt động xử lý lỗi sau giao dịch; doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán; doanh thu từ hoạt động đại lý thanh toán lãi và gốc trái phiếu; doanh thu từ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác.
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu dịch vụ khác.
c) Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi trái phiếu và thực hiện quyền mua chứng khoán.
Sở Giao dịch Chứng khoán; Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:
1. Chi trích lập Quỹ bồi thường thiệt hại thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán và chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ, Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán chứng khoán phái sinh của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
a) Việc trích Quỹ bồi thường thiệt hại thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán và Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện hàng quý. Mức trích quỹ cả năm tối đa không quá 2% doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán đối với Sở Giao dịch chứng khoán và 2% doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Khi số dư của Quỹ bằng 5% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm tại cùng thời điểm thì không thực hiện trích nữa.
b) Việc trích Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ chứng khoán phái sinh của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện hàng quý và mức trích quỹ tối đa cả năm không quá 15% doanh thu hàng năm từ nghiệp vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
c) Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, các Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp. Trường hợp số dư quỹ không đủ để chi thì phần chi thực tế còn lại được tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ.
d) Việc sử dụng Quỹ bồi thường thiệt hại thành viên, Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ chứng khoán phái sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Chi phí của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chuyển lại cho Sở Giao dịch Chứng khoán số thu hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
2. Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ngoài các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung, thay thế (nếu có), Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan sau:
a) Chính sách quản lý của Nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình niêm yết, giao dịch chứng khoán và tình hình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
b) Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ thay đổi do biến động các yếu tố: Khối lượng chứng khoán giao dịch và giá giao dịch; giá trị trái phiếu trúng thầu, kế hoạch và quy mô huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ, tín phiếu; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán; khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai.
c) Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ thay đổi do biến động các yếu tố: Khối lượng chứng khoán lưu ký thực hiện trong năm; giá trị thanh toán gốc, lãi trái phiếu, tín phiếu Chính phủ; số lần thực hiện quyền và số lượng cổ đông tương ứng với mỗi lần thực hiện quyền; số lần và giá trị chuyển khoản chứng khoán; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
REGULATIONS ON FINANCIAL MANAGEMENT APPLIED TO STOCK EXCHANGES AND VIETNAM SECURITIES DEPOSITORY
Article 9. Investment activities
Stock Exchanges and Vietnam Securities Depository are allowed to make investments or capital contributions for the purposes of developing their infrastructure and information technology systems upon the approval by competent authorities.
1. Revenue of a stock exchange:
a) Revenues from professional operations include revenue from listing of securities, revenue from trading in securities and derivatives, revenue from trading members, revenue from tender for bonds, revenue from auction of shares, revenue from transfer of securities ownership without using the trading system of Stock Exchange and revenue from other professional operations of the stock exchange.
b) Revenues from provision of information services, infrastructure services and other services.
c) In addition to financial income and other incomes as prescribed by the law on management and use of capital and assets of state-owned enterprises, the stock exchange is allowed to record interests on deposits relating auctions of shares as financial income.
2. Revenue of Vietnam Securities Depository:
a) Revenues from professional operations include revenue from management of depository members, revenue from registration of securities, revenue from securities depository, revenue from transfer of securities, revenue from error handling after trading, revenue from transfer of transfer of securities ownership without using the trading system of Stock Exchange, revenue from provision of bond settlement agent services, revenue from clearing and settlement of derivative transactions and revenue from other professional operations.
b) Revenues from provision of information services and other services.
c) In addition to financial income and other incomes as prescribed by the law on management and use of capital and assets of state-owned enterprises, Vietnam Securities Depository is allowed to record interests on deposits relating settlement of dividends, bond principals and interests, and exercise of call option of securities as financial income.
When making statement of corporate income tax, Stock Exchanges and Vietnam Securities Depository may record the following expenses as its deductible expenses:
1. Contributions to the fund for compensation for members of a stock exchange and contributions to the fund for prevention of operational risks and the fund for prevention of derivative settlement risks of the Vietnam Securities Depository.
a) A stock exchange shall quarterly make contributions to the fund for compensation for members, and the Vietnam Securities Depository shall also quarterly make contributions to the fund for prevention of operational risks. Total amount of contributions made to the fund of a stock exchange during a year shall not exceed 2% of its revenue from securities trading, and that of Vietnam Securities Depository shall also not exceed 2% of its revenue from securities depository. If the balance of a fund is equal to 5% of the owner’s equity shown in quarterly or annual financial statements, no contribution shall be made to that fund.
b) Vietnam Securities Depository shall quarterly make contributions to the fund for prevention of derivative settlement risks and total amount of contributions made to that fund in a year shall not exceed 5% of its annual revenue from clearing and settlement of derivatives.
c) Ending a fiscal year, if the closing balance of a certain fund is positive, it shall be carried over the following year. If the balance of a certain fund is not enough to cover expenses, remaining expense shall be recorded as operational expenses.
d) Fund for compensation for members of a stock exchange, fund for prevention of operational risks and fund for prevention of derivative settlement risks shall be used in accordance with regulations of the Law on Securities.
2. Receipts from transfer of securities ownership without using the trading system of Stock Exchange transferred by Vietnam Securities Depository to the Stock Exchanges are also recorded as expenses of Vietnam Securities Depository.
Article 12. Performance assessment and ranking
1. Performance assessment and ranking of stock exchanges and Vietnam Securities Depository shall be carried out in accordance with regulations of the Law on Performance Assessment and ranking of state-owned enterprises.
2. When conducting performance assessment, apart from factors prescribed in Clause 2 Article 28 of the Government's Decree No. 87/2015/ND-CP dated October 06, 2015 on supervision of state capital investment in enterprises, financial supervision, performance assessment and disclosure of financial information of state-owned enterprises and state-invested enterprises, and its amending and superseding documents (if any), the Stock Exchanges and Vietnam Securities Depository are allowed to eliminate the following objective impact factors:
a) Policies promulgated by the Government influence on listing and trading in securities as well as registration, depository and clearing of securities on the securities market.
b) Revenues from professional operations of a stock exchange may be influenced by the following variations: Securities trading volume and price; value of winning bonds, capital mobilization by issuing bonds; price of Government bonds, treasury bills; value of transfer of securities ownership without using the trading system of Stock Exchange; trading volume of future contracts.
c) Revenues from professional operations of a stock exchange may be influenced by the following variations: Volume of annual realized deposited securities; face value and coupon of bonds and treasury bills; the number of times for exercising rights and corresponding number of stakeholder; number and value of security transfer; value of transfer of securities ownership without using the trading system of Stock Exchange.