Nghị định 59/2021/NĐ-CP quy định về nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam
Số hiệu: | 59/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 18/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 06/08/2021 |
Ngày công báo: | 27/06/2021 | Số công báo: | Từ số 649 đến số 650 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021 |
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG ĐẶC THÙ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Nghị định này quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Ngoài các quy định đặc thù nêu tại Nghị định này, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con bao gồm khoản thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động đăng ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động chuyển khoản chứng khoán; doanh thu từ hoạt động thực hiện quyền; doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch; doanh thu từ hoạt động đại lý thanh toán lãi và gốc công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; doanh thu từ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, quản lý vị thế, chuyển khoản vị thế, quản lý tài sản ký quỹ, sửa lỗi sau giao dịch, lùi thời hạn thanh toán, chuyển sang thanh toán bằng tiền; doanh thu từ hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, các chứng khoán khác và thực hiện quyền mua chứng khoán.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý chi phí theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:
a) Chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Việc trích Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được thực hiện hàng quý. Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, số dư của Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp;
b) Chi phí chuyển lại cho công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam khoản thu từ hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
2. Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ngoài các yếu tố khách quan được loại trừ theo quy định pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan sau:
a) Chính sách quản lý của Nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình niêm yết, giao dịch chứng khoán và tình hình đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán;
b) Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ, doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con thay đổi do biến động các yếu tố: số lượng công ty niêm yết, số lượng công ty đăng ký giao dịch; khối lượng chứng khoán giao dịch và giá giao dịch; số lượng thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; giá trị trái phiếu trúng thầu, kế hoạch và quy mô huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; giá trị giao dịch trái phiếu; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch; khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh; khối lượng giao dịch của các chứng khoán khác theo quy định của pháp luật chứng khoán;
c) Đối với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ thay đổi do biến động các yếu tố: khối lượng chứng khoán lưu ký thực hiện trong năm; giá trị chứng khoán đăng ký (lần đầu) thực hiện trong năm và số lần đăng ký chứng khoán bổ sung; giá trị thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; số lần thực hiện quyền và số lượng cổ đông tương ứng với mỗi lần thực hiện quyền; số lần và giá trị chuyển khoản chứng khoán; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán; số lượng thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; số lượng hợp đồng và giá trị vay và cho vay chứng khoán, số dư vị thế cuối ngày; số dư tài sản ký quỹ cuối ngày, giá trị giao dịch chứng khoán thế vị và khối lượng chứng khoán phái sinh thế vị; số lượng giao dịch sửa lỗi, số lượng giao dịch lùi thời hạn thanh toán, số lượng giao dịch chuyển sang thanh toán bằng tiền.
1. Căn cứ quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con.
2. Quy chế quản lý tài chính của công ty con bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Vốn điều lệ, huy động vốn và đầu tư vốn ra bên ngoài;
b) Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, quản lý tài sản;
c) Doanh thu của công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ (doanh thu từ hoạt động niêm yết, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, doanh thu từ hoạt động đấu thầu trái phiếu, doanh thu từ hoạt động đấu giá chứng khoán, doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác); doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin, doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và doanh thu từ dịch vụ khác); doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá chứng khoán;
d) Chi phí của công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
đ) Phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ;
e) Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
3. Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con bao gồm các nội dung sau:
a) Tiêu chí và căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và xếp loại doanh nghiệp;
b) Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp;
c) Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, công ty con được loại trừ các yếu tố khách quan như đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
d) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác tài chính của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con căn cứ quy định tại Nghị định này.
1. Thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Đánh giá việc chấp hành chế độ, chính sách để trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2021.
2. Sau khi thành lập và hoạt động theo Luật Chứng khoán năm 2019, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Nghị định này; đồng thời bãi bỏ các Điều 9, 10, 11, 12, khoản 3 Điều 13 và bãi bỏ cụm từ “Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam”, “Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam” tại các Điều 1, 2, 13, 15, 16, 17 của Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
1. Các Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 tiếp tục thực hiện quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho đến khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019; trừ quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với số dư của Quỹ bồi thường thiệt hại thành viên đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hạch toán vào thu nhập khác và thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
3. Đối với số dư của Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và số dư của Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
a) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện chuyển tiếp theo quy định tại khoản 15 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
b) Trong thời gian Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chưa bắt đầu hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 59/2021/ND-CP |
Hanoi, June 18, 2021 |
PRESCRIBING FINANCIAL MANAGEMENT AND PERFORMANCE ASSESSMENT OF VIETNAM EXCHANGE AND VIETNAM SECURITIES DEPOSITORY AND CLEARING CORPORATION
Pursuant to the Law on Organization of Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Securities dated November 26, 2019;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree prescribing financial management and performance assessment of Vietnam Exchange and Vietnam Securities Depository And Clearing Corporation.
1. This Decree deals with the mechanism for financial management and performance assessment of Vietnam Exchange and Vietnam Securities Depository And Clearing Corporation.
2. In addition to regulations herein, Vietnam Exchange and Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation shall carry out financial management and performance assessment in accordance with regulations of the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and its guiding, amending and superseding documents (if any).
1. Vietnam Exchange (VNX).
2. Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC).
3. Ministry of Finance that is the owner’s representative agency in VNX and VSDCC.
4. Other organizations and individuals involved in the mechanism for financial management and performance assessment of VNX and VSDCC.
FINANCE OF VIETNAM EXCHANGE AND VIETNAM SECURITIES DEPOSITORY AND CLEARING CORPORATION
Article 3. Intercorporate investments
1. VNX and VSDCC shall only make intercorporate investments in the fields of securities and securities market.
2. Types and authority to decide to make intercorporate investments of VNX and VSDCC shall comply with regulations of the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and their Charters on organization and operation.
1. VNX shall manage its revenues and other incomes in accordance with Article 30 of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 prescribing state capital investments in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises and its guiding, amending and superseding documents (if any). Revenues of VNX include:
a) Operating revenues, including revenues from management of members and those from other operations as prescribed by law;
b) Revenues from provision of services, including information services, technological infrastructure services for the securities market, and other services as prescribed by law;
c) Revenues and incomes from investments in its subsidiaries, including after-tax profits after setting aside funds as prescribed in subsidiaries, differences between the owner's equity and the charter capital of the subsidiary, financial incomes and other incomes as prescribed by law.
2. VSDCC shall manage its revenues and other incomes in accordance with Article 30 of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 prescribing state capital investments in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises and its guiding, amending and superseding documents (if any). Revenues of VSDCC include:
a) Operating revenues, including revenues from management of members; registration of securities; depositing of securities; transfer of securities between trading accounts; provision of corporate action services; transfer of ownership of securities not through the trading system; provision of settlement agent services for government's debt instruments, government-backed bonds and municipal bonds; provision of clearing and settlement for securities transactions, management and transfer of positions between trading accounts, management of margins, post-transaction error rectification, delay of settlement dates, and change to cash payment; registration of collateral for securities registered at VSDCC and revenues from other operations as prescribed by law;
b) Revenues from provision of services, including information services and other services as prescribed by law;
c) In addition to financial incomes and other incomes as prescribed by the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises, VSDCC is allowed to record interests on deposits earned from payment of dividends, principal and interest amounts of government’s debt instruments, government-backed bonds, municipal bonds and other securities, and exercise of call options for securities as its financial incomes.
1. VNX and VSDCC shall manage its expenses in accordance with Article 30 of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 prescribing state capital investments in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises and its guiding, amending and superseding documents (if any).
2. When determining its taxable incomes, VSDCC may include the following expenses in its deductible expenses, including:
a) Contributions to the operational risk management fund as prescribed in Clause 3 Article 156 of the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020 on elaboration of some articles of the Law on Securities and its guiding, amending and superseding documents (if any). Contributions to the operational risk management fund shall be made quarterly. At the end of the fiscal year, the residual balance of the operational risk management fund shall be carried forward to the following year;
b) Revenues from transfer of ownership of securities not through the trading system transferred to subsidiaries of VNX.
Article 6. Performance assessment and ranking
1. The assessment of performance and ranking of VNX and VSDCC shall be carried out in accordance with law regulations on performance assessment and ranking of state-owned enterprises.
2. When calculating performance assessment criteria, VNX and VSDCC shall, in addition to eliminated objective factors as prescribed by law regulations on performance assessment of state-owned enterprises, eliminate the following objective factors:
a) State policies that affect the listing and trading of securities as well as registration, depositing, clearing and settlement of securities transactions conducted on the securities market;
b) Changes in operating revenues and revenues and incomes from investments in subsidiaries of VNX due to: the quantity of listed and registered companies; volume of traded securities and trading prices; number of members of VNX; value of bid-winning bonds, plan and scale of raising capital by issuing bonds; value of traded bonds; value of securities whose ownership is transferred not through the trading system; trading volume of derivatives; trading volume of other securities as prescribed by the Law on Securities;
c) Changes in operating revenues of VSDCC due to: volume of securities deposited during the year; value of securities (initially) registered in the year and times of additional registration of securities; principal and interest amounts of government’s debt instruments, government-backed bonds and municipal bonds; times of performance of corporate actions and corresponding number of shareholders of each time; times of transfer of securities between accounts, and value of transferred securities; value of securities whose ownership is transferred not through the trading system; number of depository members and number of clearing members; number of contracts and values of securities borrowed/lent, balances of positions at the end of day; balances of margins at the end of day, trading value of novating securities and volume of novating derivatives; number of transactions with error rectification, number of transactions with delayed settlement date, and number of transactions with cash payment.
Article 7. Financial management, supervision and performance assessment of subsidiaries of VNX
1. Pursuant to regulations herein, regulations on financial management and performance assessment of state-owned enterprises, and relevant laws, VNX shall promulgate regulations on financial management, supervision and performance assessment of its subsidiaries.
2. Regulations on financial management of subsidiaries of VNX shall include:
a) Charter capital, capital mobilization and intercorporate investments;
b) Investment, construction and procurement of fixed assets, and asset management;
c) Revenues of the subsidiary of VNX, including: operating revenues (revenues from listing and trading of securities, trading of derivatives, bidding for bonds, auction of securities, transfer of ownership of securities not through trading system and revenues from other operations); revenues from provision of services (including information services, technological infrastructure services for the securities market, and other services); financial incomes and other incomes. The subsidiary of VNX is allowed to record interests on deposits relating to auction of securities as its financial incomes;
d) Expenses of the subsidiary of VNX;
dd) Distribution of profits after paying taxes and setting aside funds;
e) Other contents to serve management requirements.
3. Regulations on supervision and performance assessment of subsidiaries shall include:
a) Criteria and grounds for performance assessment and ranking of enterprises;
b) Methods for performance assessment and ranking of enterprises;
c) When calculating performance assessment criteria, the subsidiaries are allowed to eliminate the same objective factors as those for VNX as prescribed in Clause 2 Article 6 hereof;
d) Other contents as prescribed by law.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT AUTHORITIES
Article 8. Responsibilities of VNX and VSDCC
1. Comply with regulations on financial management and performance assessment laid down in the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and its guiding, amending or superseding documents (if any).
2. Bear the competent authorities’ supervision and inspection of financial works of VNX and VSDCC.
3. VNX shall promulgate regulations on financial management, supervision and performance assessment of its subsidiaries in accordance with regulations herein.
Article 9. Responsibilities of Ministry of Finance
1. Exercise and perform rights and responsibilities of the owner’s representative agency to VNX and VSDCC in accordance with the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises, regulations herein and their guiding, amending and superseding documents (if any).
2. Carry out the assessment of compliance with policies which is used as the basis for requesting the Government to amend or supersede regulations on financial management and performance assessment of VNX and VSDCC.
1. This Decree comes into force from August 06, 2021.
2. After VNX and VSDCC are established and start official operation according to the 2019 Law on Securities, their financial management and performance assessment shall be carried out in accordance with regulations herein; Articles 9, 10, 11, 12, Clause 3 Article 13 and the phrases “Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam” (“Stock Exchange, Vietnam Securities Depository”) and “Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam” (“Stock Exchange and Vietnam Securities Depository”) in Articles 1, 2, 13, 15, 16, 17 of the Government’s Decree No. 122/2017/ND-CP dated November 13, 2017 are abrogated.
1. Stock Exchanges and Securities Depository Centers that are organized and operating under the Law on Securities No. 70/2006/QH11, as amended in the Law No. 62/2010/QH12, shall continue complying with regulations on financial management and performance assessment laid down in the Government’s Decree No. 122/2017/ND-CP dated November 13, 2017 until VNX and VSDCC starts their operation as prescribed in the Law on Securities No. 54/2019/QH14 dated November 26, 2019, except the provisions in Clause 3 of this Article.
2. Hanoi Stock Exchange (HNX) and Ho Chi Minh Stock Exchange (HSX) shall record balances of compensation funds for members as at December 31, 2020 as their other incomes and follow procedures for payment of corporate income tax on such incomes in accordance with regulations of law.
3. With regard to balances of operational risk management fund and fund for prevention of derivatives settlement risks of Vietnam Securities Depository:
a) Vietnam Securities Depository shall comply with Clause 15 Article 310 of the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020;
b) Before VSDCC starts to operate under regulations of the Law on Securities No. 54/2019/QH14, Vietnam Securities Depository shall include contributions made to the operational risk management fund, as prescribed in Point a Clause 2 Article 5 hereof, in its expenses when determining its taxable incomes.
Article 12. Responsibility for implementation
Minister of Finance, Boards of Members and General Directors of VNX and of VSDCC, and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực