Chương II Nghị định 120/2021/NĐ-CP: Thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
Số hiệu: | 120/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 24/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 07/01/2022 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường
Ngày 24/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2021/NĐ-CP áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, từ 01/01/2022, bổ sung thêm đối tượng phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sau:
Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
(Hiện hành, quy định đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định sẽ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường).
Ngoài ra, còn bổ sung người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau đây nhưng không phải là tội phạm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Chiếm giữ trái phép tài sản
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
- Đua xe trái phép
Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, thay thế Nghị định 111/2013/NĐ-CP và Nghị định 56/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Văn bản tiếng việt
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này do Trưởng Công an cấp xã tự lập hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
c) Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
2. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được lập thành văn bản và gửi đến Trưởng Công an cấp xã. Người đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong văn bản đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung của văn bản đề nghị phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm; họ, tên và tên cơ quan, tổ chức của người đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nhân thân của người vi phạm; hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên quan (nếu có); chữ ký của người đề nghị.
4. Xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có) và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên;
b) Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, thì Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người đề nghị ngay sau khi hết thời hạn kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trường hợp chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trường Công an cấp xã tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận lập hồ sơ đề nghị.
5. Trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên, nếu xét thấy đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, thì Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
1. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Đối với người chưa thành niên, ngoài các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè và hoàn cảnh dẫn đến vi phạm;
b) Lấy ý kiến nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có);
c) Lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trừ trường hợp người chưa thành niên được chuyển đến cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm thu thập các thông tin, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Thông tin thu thập được phải thể hiện bằng văn bản.
4. Công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có), cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được thể hiện bằng văn bản.
1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác minh nơi cư trú của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đối với các địa bàn là vùng miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
2. Người được xác định có nơi cư trú ổn định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người hiện đang sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú;
b) Trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú thì nơi cư trú ổn định là nơi ở hiện tại của đối tượng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú và có thời gian thường xuyên sinh sống từ 30 ngày trở lên, có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã.
3. Người được xác định không có nơi cư trú ổn định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người có đăng ký thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú, có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú về việc người đó không sinh sống ở nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú và không biết người đó đang ở đâu;
b) Thành viên gia đình theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng hiện không biết người đó hiện nay đang ở đâu và cơ quan Công an tra cứu thông tin được lưu trữ theo quy định của pháp luật nhưng cũng không xác định được người đó đang ở đâu;
c) Người không đăng ký thường trú hoặc tạm trú và thời gian sinh sống ở một nơi cố định dưới 30 ngày.
4. Việc xác minh nơi cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không cư trú tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thực hiện xong việc xác minh nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này, mà không xác minh được nơi cư trú, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Đối với đối tượng là người chưa thành niên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội theo danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội đó đóng trụ sở, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đối với đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy đối với các đối tượng sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có kết quả xét nghiệm dương tính với chất ma túy trong cơ thể thì người có thẩm quyền hoặc người đề nghị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với người vi phạm gửi ngay kết quả đến Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc Trưởng Công an cấp xã nơi người đó thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xác định là nghiện ma túy thì thực hiện việc cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
4. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà được xác định là nghiện ma túy thì người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
1. Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
2. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
3. Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này.
4. Bệnh án (nếu có).
5. Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 17 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải thông báo ngay bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ, tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền đọc, ghi chép những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo; địa điểm, thời hạn đọc, ghi chép;
d) Quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị tại cuộc họp tư vấn.
3. Việc đọc, ghi chép các nội dung cần thiết của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc, ghi chép các nội dung cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này, tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đến một trong các chủ thể sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đóng trụ sở đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành phần tham gia cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an cấp xã;
c) Công chức tư pháp - hộ tịch;
d) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, thì ngoài những thành phần quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có sự tham gia của công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
e) Trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Những người được mời tham dự cuộc họp tư vấn:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên;
c) Người bị hại (nếu có);
d) Người đại diện hợp pháp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của đối tượng (nếu có).
4. Việc mời những người quy định tại khoản 3 Điều này tham gia cuộc họp được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất là 03 ngày làm việc.
5. Những người tham gia cuộc họp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phát biểu ý kiến tại cuộc họp.
Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
6. Hoãn cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng.
Cuộc họp tư vấn được hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 02 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự cuộc họp sau thời gian hoãn nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử người đại diện cho gia đình tham dự cuộc họp.
7. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn tiếp tục được tổ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn;
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng và đã hoãn theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được tổ chức khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên quy định tại khoản 2 Điều này được mời.
9. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:
a) Đại diện Công an cấp xã nêu hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có);
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan.
Trường hợp họ vắng mặt và có ý kiến bằng văn bản, thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại gia đình;
d) Người bị hại phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm giáo dục, quản lý đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên.
10. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ.
1. Căn cứ vào biên bản cuộc họp, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ngay sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm có:
a) Báo cáo tóm tắt về nội dung cuộc họp, trong đó đề xuất áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; lý do đề xuất; các ý kiến khác nhau của thành viên cuộc họp tư vấn (nếu có).
Trường hợp đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, ngoài những nội dung nêu trên, báo cáo tóm tắt phải đề xuất thời hạn áp dụng, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý đối tượng;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 19 Nghị định này;
c) Biên bản cuộc họp tư vấn;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong các giai đoạn sau đây:
a) Xem xét đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến;
d) Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải lập bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;
d) Thực hiện tốt việc giáo dục, quản lý để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm có:
a) Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, trong đó nêu rõ thông tin về nhân thân của người chưa thành niên; đề xuất áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;
b) Hồ sơ của người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
c) Văn bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định:
a) Áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
b) Chuyển lại để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp không đồng ý với đề nghị của Trưởng Công an cùng cấp trong giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
1. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của đối tượng được giáo dục;
d) Hành vi vi phạm pháp luật; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
đ) Tên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý.
Trường hợp đối tượng được giáo dục là người chưa thành niên, thì giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ để phối hợp giáo dục, quản lý.
Trường hợp đối tượng được giáo dục là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định, thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội để giáo dục, quản lý.
Trường hợp đối tượng được giáo dục là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định, thì giao cho Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức khác phù hợp tại địa phương để giáo dục, quản lý;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp; ngày thi hành quyết định;
g) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người được giáo dục, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 108 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
đ) Lý do không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và gửi cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Đối với người chưa thành niên đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, quyết định được gửi đến cơ sở bảo trợ xã hội và cơ quan đã gửi hồ sơ.
1. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
d) Lý do áp dụng;
đ) Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
e) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
g) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
h) Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.
PROCEDURES FOR COMPILATION OF DOSSIERS, CONSIDERATION, DECISION ON APPLICATION OF COMPULSORY EDUCATIONAL MEASURES IN THE COMMUNITY AND MANAGEMENT AT HOME
Article 13. Request for compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. The dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community to persons specified in points c, d, dd and e Clause 2 Article 5 of this Decree shall be compiled by the commune-level police chiefs or at the request of the following persons:
a) Commune-level Fatherland Front Committee presidents; heads of socio-political organizations at grassroots level;
b) Representatives of the leaders of the agencies, organizations or units where the violators are working or studying;
c) Representatives of residential units at grassroots level including: neighborhood heads, heads of villages, hamlets, mountainous villages, hamlets and equivalent units.
2. The request for compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community shall be made in writing and sent to the commune-level police chiefs. The requester shall be responsible for the information of the written request specified in Clause 3 of this Article.
3. The contents of the written request shall clearly state the location, date, month and year; full name and name of the agency or organization of the requester; full name, date, month, year of birth, residence and personal identification of the violator; violations, place of commission of violations, reasons for request, relevant documents (if any); signature of the requester.
4. Consideration, compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community :
a) Within a maximum of 03 working days from the date of receipt of the written request, the commune-level police chief shall be responsible for inspection of information about violations and the personal identification of the violator.
If the proposed person is a minor, it is required to consult the social-cultural official who is in charge of monitoring labor, war-invalids and social affairs, commune-level child protection official, social collaborator or child protection collaborator (if any) and representative of residential unit at grassroots level about the characteristics and family circumstances of the minor;
b) The commune-level police chief shall refuse the request for compilation of the dossier if the proposed persons in the written request are not the persons specified at Points c, d, dd and e, Clause 2, Article 5 of this Decree or the matter is in the process of conciliation or successfully conciliated in accordance with the law on grassroots conciliation.
In case of refusal of request for compilation of the dossier, the commune-level police chief shall immediately notify in writing the requester after expiration of the time limit for inspection of information about violations and the personal identification of the violator specified in Point a of this Clause;
c) In case of agreement on request for compilation of the dossier, the commune-level police chief shall compile the dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community and notify in writing the requester of agreement on compilation of the dossier.
5. With regard to the violator who is a minor, if the conditions for application of management at home are satisfied, the commune-level police chief shall compile the dossier proposing the President of the People's Committee at the same level to consider and decide application of management at home.
Article 14. Power to compile dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. The police chiefs of communes where the persons specified in Points c, d, dd and e Clause 2 Article 5 of this Decree reside shall compile dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community .
2. The police chiefs of communes where the persons specified in Points c, d, dd and e Clause 2 Article 5 of this Decree commit violations shall compile dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community .
3. The police agencies of districts or provinces that are handling the cases according to regulations of Clause 2, Article 97 of the Law on Handling of administrative violations shall compile dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community for the persons specified in Clause 2, Article 5 of this Decree.
Article 15. Collection of information, documents for the purpose of compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. The information, documents for the purpose of compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community shall contain:
a) Violations;
b) Identification of age;
c) Verification of residence;
d) Result of drug test or identification of addiction for case specified in Point dd Clause 2 Article 5 of this Decree;
dd) Other relevant information or documents (if any).
2. With respect to a minor, in addition to information, documents specified in Clause 1 of this Article, the commune-level police chief shall:
a) Collect more information about family, friendship and circumstances that result in violations;
b) Collect feedback from the school, agency or organization where the minor is studying or working (if any);
c) Collect feedback from the minor's father, mother or guardian, except for the case that the minor is transferred to the social relief establishment.
3. The person having the power to compile the dossier shall be responsible for collection of information and documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article. The collected information shall be in writing.
4. The justicial - civil status officials, cultural and social officials who are in charge of monitoring labor - invalids and social affairs, commune-level child protection workers, social collaborators, child protection collaborators (if any), the minor’s parents or guardians, schools, relevant agencies and organizations shall be responsible for providing information, documents or giving written opinions at the request of the police agencies within 02 working days from the date of receipt of the request.
Article 16. Identification of age of person subject to application of compulsory educational measures in the community
The person having the power to compile the proposing dossier shall identify the age of person subject to application of compulsory educational measures in the community according to regulations of the law on civil status. The identification of age of person subject to application of compulsory educational measures in the community shall be made in writing.
Article 17. Verification of residence and transfer of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. Within 03 working days from the date of processing the dossiers, the persons having the power to compile the proposing dossiers shall verify the residence of the persons subject to application of compulsory educational measures in the community .
With regard to mountainous areas, islands, remote and isolated areas which are difficult for going, the time limit for verification of the residence may be prolonged but must not exceed 10 days from the date of processing the dossiers.
2. Persons with stable residence:
a) Persons who are living in their permanent residence or temporary residence;
b) In case of failure to identify the permanent or temporary residence, the stable residence is the current residence of the persons defined in accordance with regulations of Clause 1, Article 19 of the Law on Residence and regularly living from 30 days or more with certification of the commune-level police chiefs.
3. Persons without stable residence:
a) Persons who have registered their place of residence as their permanent or temporary residence but fail to reside in such place with certification of the police chiefs of communes where they register their place of residence as their permanent or temporary residence without knowing where the persons reside;
b) The family members, according to regulations of the law on marriage and family, provide information about them to the authorities and claim that they do not know where the persons are currently residing, and the police agencies that search the stored information in accordance with the law but fail to know where the persons are residing;
c) Persons who fail to register their place of residence as their permanent or temporary residence with the time for residence at each stable residence that is less than 30 days.
4. k) The identification of the residence shall comply with regulations of the law on residence.
5. Within 03 working days from the date of verification of the residence and completion of the proposing dossiers, in case of the persons with stable residence in the area where they commit violations, the persons who have the power to compile the proposing dossiers shall transfer the dossiers to the Presidents of the commune-level People's Committees where the violators stably reside to consider and decide application of compulsory educational measures in the community.
6. Within 3 working days from the date of verification of the residence and completion of the proposing dossiers, in case of persons who fail to reside in the local area where they commit violations, the persons who have the power to compile the dossiers shall process as follows:
a) The police chiefs of communes who have compiled the dossiers for the persons specified in Points c, d, dd and e Clause 2 Article 5 of this Decree shall transfer the dossiers to the Presidents of the commune-level People's Committees where the violators reside to consider and decide application of compulsory educational measures in the community;
b) The police agencies of districts or provinces that have compiled the dossiers for the persons specified in Clause 2 Article 5 of this Decree shall transfer the dossiers to the Presidents of the commune-level People's Committees where the violators reside to consider and decide application of compulsory educational measures in the community;
7. Within 03 working days from the date of verification of the residence and completion of the proposing dossiers, if the persons who fail to have stable residence are the minors or the persons aged 18 or older specified in Point dd Clause 2 Article 5 of this Decree without verification of the residence, the persons who have the power to compile the dossiers shall process as follows:
a) In case of minor, the police chief of commune where the minor commits violations, the police agency of district or province handling the cases shall transfer the minor and a copy of the dossier to social relief establishment according to the list prescribed by the People's Committee of province; at the same time, transfer the dossier to the President of the People's Committee of commune where the headquarter of social protection establishment is located for consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community;
b) In case of person who is aged 18 or older, the police chief of commune where the minor commits violations, the police agency of district or province handling the cases shall transfer the minor and a copy of the dossier to the President of the People's Committee of commune where the illegal use of narcotic substances in the last time of the person is detected for consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community;
Article 18. Drug test and identification of addiction;
1. The following persons shall be subject to drug test or identification of addiction according to regulations of the Law on prevention and control of narcotic substances:
a) Persons specified in Point dd Clause 2 Article 5 of this Decree;
b) Persons who are executing compulsory educational measures in the community and illegally using narcotic substances.
2. In case of person specified at Point a, Clause 1 of this Article whose body tests positive for the narcotic substance, the competent person or the person who requests the drug test for the violator shall send immediately the result to the commune-level police chief where the violator resides or the commune-level police chief where the violator commits violations in order to consider and compile the dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community .
3. If a person specified at Point a, Clause 1 of this Article is a drug addict, the detoxification according to regulations of the Law on prevention and control of narcotic substances shall be applied.
4. If the person specified at Point b, Clause 1 of this Article is determined to be a drug addict, the competent person shall handle according to regulations of Clause 2 Article 41 of this Decree.
Article 19. Dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. Written request for compilation of the proposing dossiers.
2. Curriculum vitae of the violator.
3. Documents specified in Clauses 1 and 2 Article 15 of this Decree.
4. Medical record (if any)
5. Statement of violator
If the violator is illiterate or unable to write the statement, he/she can ask someone else to write the statement. The violator press his/her finger-print in each page of the statement;
6. Other relevant documents (if any).
Article 20. Processing of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community transferred from other places
Within 07 working days from the date of receipt of the dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community according to regulations of Clauses 5,6 and 7 Article 17 of this Decree, the Presidents of the People's Committee of communes shall send the dossiers to the commune-level police chiefs in order to inspect and add information and documents according to regulations of Article 15 of this Decree.
The time limit for inspection and addition of information and documents shall be 03 working days from the date of receipt of the dossiers.
Article 21. Sending dossiers and notifying compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community
1. After completion the dossiers, the persons having the power to compile the dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community shall immediately notify in writing the compilation of the dossiers to the persons subject to application of compulsory educational measures in the community or the minors' parents or guardians.
The persons having the power to compile the proposing dossiers shall be responsible for the legality of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community .
2. A written notification of compilation of the dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community shall contain the following basic contents:
a) Full name of violator;
b) Reasons for compilation of the poposing dossier;
c) Right to read and record necessary contents in the dossier of the notified recipient; location, time limit for reading and record;
d) Right to express opinions on the proposing dossier at the consulting meeting.
3. The reading, record of necessary contents of the dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community shall comply with regulations of Clause 4 Article 97 of Law on handling administrative violations:
4. Within 01 working day after the expiration of the time limit for reading and record of necessary contents specified in Clause 3 of this Article, according to each case, the person having the power to compile the dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community shall send the dossier to one of the following entities:
a) President of the People's Committee of commune where the person resides;
b) President of the People's Committee of commune where the headquarter of the social relief establishment for those who do not have stable residences is located;
c) President of the People's Committee of commune where the illegal use of narcotic substances in the last time of the violator aged 18 or older without stable residence is detected.
Article 22. Consulting meeting about consideration, decision on application of compulsory educational measures in the community
1. Within 07 working days from the date of receipt of the dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community, the President of the People's Committee of commune shall organize and take charge of the consulting meeting to consider and decide application of compulsory educational measures in the community.
2. Participants:
a) President of the People's Committee of commune:
b) Commune-level police chief;
c) Justicial - civil status official;
d) Representatives of Fatherland Front Committee, some relevant socio-political organizations, social organizations at the same level, residents at grassroots level;
dd) If the person subject to application of compulsory educational measures in the community is a minor, in addition to persons specified in Points a, b, c and d of this Clause, the social-cultural official, social collaborator or child protection collaborator (if any), school representative (if any) shall attend the meeting. With respect to the minor without a stable residence who is residing at a social relief establishment, in addition to such persons, the representative of such establishment shall be present at the meeting;
e) If necessary, the representative of the conciliation team or the police agency which has transferred the dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community shall be present at the meeting.
3. People who are invited to the consultating meeting:
a) Person subject to application of compulsory educational measures in the community ;
b) Minor’s parents or guardians;
c) Victim (if any);
d) Legal representative who is responsible for protection of the rights and interests of the person (if any).
4. The invitation of the persons specified in Clause 3 of this Article to participate in the meeting shall be made in writing. Such written invitation shall be sent at least 03 working days before the meeting.
5. The participants of the meeting specified in Clause 3 of this Article shall be entitled to express their opinions at the meeting.
If the person subject to application of compulsory educational measures in the community fails to attend the meeting, he/she may give his/her opinions in writing.
6. If the minor’s parents or guardians cannot attend the meeting with reasonable reasons, the consulting meeting about consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community shall be postponed.
The consulting meeting shall be postponed at most twice. Each postponement shall not exceed 02 working days. The postponement time shall not be counted in the time for consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community
If the minor’s parents or guardians cannot attend the meeting after the above postponement time due to failure to be present at the local area, health condition or other reasonable reasons, they must appoint a representative to attend the meeting.
7. The consulting meeting about consideration, decision on application of compulsory educational measures in the community shall be held in one of the following cases:
a) The person subject to application of compulsory educational measures in the community ; the parents or guardians of minor subject to application of compulsory educational measures in the community deliberately evade attending the meeting
b) The person subject to application of compulsory educational measures in the community fail to attend the meeting and give his/her opinions in writing.
c) The parents or guardians of the minor subject to application of compulsory educational measures in the community cannot attend the meeting with reasonable reasons which has been postponed according to regulations of Clause 6 of this Article.
8. The consulting meeting about consideration, decision on application of compulsory educational measures in the community shall only be held if at least 2/3 of the members specified in Clause 2 of this Article attend the meeting.
9. Order and contents of the consulting meeting:
a) The representative of the commune-level police chief shall state violation(s) of the person subject to application of compulsory educational measures in the community , verification results, collected evidence, extenuating as well as aggravating circumstances, measures for conciliation, help and education that have been applied to the person (if any);
b) The person subject to application of compulsory educational measures in the community shall state the reasons for committing violations, his/her perception of the violations and the plan for correction to defects; show relevant evidence.
If the person is absent and gives his/her opinions in writing, his/her opinions must be read at the meeting;
c) The minor’s parents, guardian(s) or their legal representative shall present personal identification, family circumstance, reasons for committing violations, responsibilities for education and management of the minor at home;
d) The victim shall express his/her opinions about the damage;
dd) The social-cultural official, social collaborator or child protection collaborator (if any), school representative (if any) shall express their opinions about personal identification of the person subject to education, family circumstance, implement appropriate measures for education and support;
e) The members shall discuss the necessity of application of compulsory educational measures in the community ; personal identifications, extenuating as well as aggravating circumstances, forms and measures for education, time of application of compulsory educational measures in the community ; select appropriate agencies and organizations to assign responsibilities for education and management; capacity for application of management at home, forms of education and support for the minor.
10. The contents of the meeting shall be recorded in minutes and kept in the file.
Article 23. Completion and submission of dossiers to the President of the People's Committee of commune
1. According to the minutes of the meeting, the commune-level police chief shall complete the dossier and submit it to the President of the People's Committee at the same level right after the consulting meeting for consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community.
2. A dossier submitted to the President of the commune-level People's Committee for decision on application or non-application of compulsory educational measures in the community shall contain:
a) Summary report on the contents of the meeting. In which, the contents shall include proposal for application or non-application of compulsory educational measures in the community; reasons for proposal; different opinions of members of the meeting (if any).
In case of request for application of compulsory educational measures in the community, in addition to the above contents, the summary report shall propose the time limit for application, the agencies or organizations assigned to educate and manage the person;
b) Dossier proposing to apply compulsory educational measures in the community specified in Article 19 of this Decree;
c) Minutes of the consulting meeting;
d) Other relevant documents (if any).
Article 24. Request for application of management at home
1. The management at home shall be applied in the following stages:
a) Consideration for request for compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community :
b) Collection of information, documents for the purpose of compilation of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community ;
c) Processing of dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community transferred from other places;
d) After the consulting meeting about consideration, decision on application of compulsory educational measures in the community .
2. The minor’s parents or guardian(s) shall make a commitment with the following contents:
a) Ensure the conditions specified in Points b and c Clause 1 Article 6 of this Decree;
b) Closely cooperate with organizations and individuals assigned to supervise in education and management of the minor;
c) Report at the request of the President of the commune-level People's Committee on management of the minor;
d) Successfully implement education and management of the minor in order that he/she does not violate the law.
3. A dossier proposing to apply management at home shall contain:
a) A written request of the person having the power to compile the proposing dossier. In which, the information about personal identification of the minor; proposal for application of management at home; reasons for application; the proposed time limit for application and the name of the organization or individual that cooperates with the family in supervising the minor shall be stated clearly;
b) Dossier of the minor committing violations according to regulations of Article 19 of this Decree;
c) Written commitment of the minors' parents or guardians
d) Other relevant documents (if any).
Article 25. Issuance of decision of application of compulsory educational measures in the community and management at home.
1. Within 03 working days from the date of receipt of dossiers proposing to apply management at home, the commune-level police chief or the President of the People's Committee of commune shall consider and decide:
a) Application of management at home;
b) Retransfer to compile dossiers proposing to apply compulsory educational measures in the community in case of disagreement with the request of the police chief at the same level within the period specified at Points a, b and c, Clause 1 of Article 24 of this Decree.
2. Within 02 working days from the date of the end of consulting meeting about consideration and decision on application of compulsory educational measures in the community , the President of the commune-level People's Committee shall consider and issue one of the following decisions:
a) Application of compulsory educational measures in the community ;
b) Non-application of compulsory educational measures in the community ;
c) Application of management at home to the minor.
Article 26. Decision and statute of limitations for execution of decision on application of compulsory educational measures in the community
1. A decision on application of compulsory educational measures in the community shall contain the following contents:
a) Date of decision;
b) Full name, position of person who makes decision;
c) Full name, date of birth, address of the educated person;
d) Violations, clauses, articles of applicable legal documents;
dd) Name and responsibility of the agency, organization assigned to education, manage.
In case of minor subject to education, his/her parents or guardian (s) shall cooperate in education and management.
In case of minor subject to education without stable residence, the social relief establishment shall educate and manage.
If the educated person is a person aged 18 or older who illegally uses narcotic substances without stable residence, the commune-level police or another appropriate agency or organization in local area shall educate and manage;
e) Time limit for application; date of execution;
g) Right to complain about, initiate lawsuit as prescribed per the law;
2. Decision on application of compulsory educational measures in the community takes effect from the date of signing
Within 02 working days from the date of signing, the decision shall be sent to the educated person, his/her family, the agency or organization assigned to educate, manage, the Standing Committee of the commune-level People's Council and relevant agencies and organizations.
3. The statute of limitations for execution of decision on application of compulsory educational measures in the community shall comply with regulations of Article 108 of Law on handling administrative violations.
Article 27. Decision on non-application of compulsory educational measures in the community
1. A decision on non-application of compulsory educational measures in the community shall contain the following contents:
a) Date of decision;
b) Full name, position of person who makes decision;
c) Full name, date of birth, address of person subject to application of compulsory educational measures in the community ;
d) Violations, clauses, articles of applicable legal documents;
dd) Reasons for non-application of compulsory educational measures in the community ;
2. Decision on non-application of compulsory educational measures in the community takes effect from the date of signing
3. Within 03 working days from the effective date, the decision shall be sent to person who is not subject to compulsory educational measures in the community and relevant organizations or individuals
With respect to the minor who is residing at a social relief establishment, the decision shall be sent to such establishment and the agency that has sent the dossier.
Article 28. Decision on application of management at home
1. A decision on application of management at home shall contain the following contents:
a) Date of decisions;
b) Full name, position of person who makes decision;
c) Full name, date of birth, address of minor;
d) Reasons for application;
dd) Full name, address of the minor's parents or guardian(s)
e) Time limit for application; date of execution;
g) Name of agency or individual that cooperates in supervision;
h) Responsibility of the minor in case he/she continues to violate the law;
i) Right to complain about, initiate lawsuit as prescribed per the law;
2. Decision on application of management at home takes effect from the date of signing
3. Within 03 working days from the effective date, the decision shall be sent to the minor’s parents or guardian(s) and the agency or individual that cooperates in supervision of the minor.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn