Chương IV Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Số hiệu: | 119/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 22/09/2018 | Số công báo: | Từ số 929 đến số 930 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Hộ, cá nhân kinh doanh (trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,… hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW và quy định của Bộ Tài chính (trừ Doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao).
- Các trường hợp cần thiết khác do Bộ Tài chính quyết định.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (bao gồm ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ về khai thuế điện tử) có hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định này được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức đã cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định này.
1. Điều kiện lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn.
a) Về chủ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này:
Là doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
b) Về tài chính:
Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24 giờ trong ngày để duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
Hệ thống thiết bị, kỹ thuật phải bảo đảm cung cấp dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng hóa đơn điện tử và bảo đảm kết nối an toàn với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, trừ thời gian bảo trì. Thời gian bảo trì không quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ trong một năm; có khả năng cung cấp dịch vụ thông qua các loại thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh của người sử dụng.
Bảo đảm năng lực, khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
Có các quy trình thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; bảo đảm có khả năng phục hồi dữ liệu kể từ thời điểm hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử gặp sự cố. Lưu trữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống và được truy cập trực tuyến. Nhật ký giao dịch điện tử phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán kể từ thời điểm thực hiện giao dịch thành công. Bảo đảm các thông tin lưu trữ trong nhật ký giao dịch được tra cứu trực tuyến trong thời gian lưu trữ.
Đáp ứng các yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu của Bộ Tài chính.
2. Tổng cục Thuế căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều này đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đủ các điều kiện.
3. Trình tự ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn
a) Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này gửi văn bản đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử kèm theo Đề án cung cấp dịch vụ trong đó thể hiện nội dung đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng cục Thuế gửi bản giấy hoặc bản điện tử;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện kết nối thành công với Tổng cục Thuế, Tổng cục Thuế thực hiện ký kết hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (người bán) với các tổ chức, cá nhân khác (người mua) trên cơ sở hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
a) Quyền của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
- Ký hợp đồng bằng văn bản với người mua về cung cấp và sử dụng dịch vụ về hóa đơn điện tử, trong đó phải quy định rõ về trách nhiệm của các bên liên quan đến nội dung hóa đơn điện tử và trách nhiệm bảo mật thông tin.
- Được quyền từ chối cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử đối với cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện tham gia giao dịch hoặc vi phạm hợp đồng.
- Được thu tiền sử dụng dịch vụ về hóa đơn điện tử từ người mua dịch vụ để đảm bảo duy trì hoạt động theo thỏa thuận tại Hợp đồng giữa hai bên.
b) Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải công khai thông báo phương thức hoạt động, chất lượng dịch vụ trên Website giới thiệu dịch vụ của tổ chức.
- Cung cấp dịch vụ truyền nhận hóa đơn điện tử và dữ liệu hóa đơn điện tử giữa người mua dịch vụ với cơ quan thuế.
- Thực hiện việc gửi, nhận đúng hạn, toàn vẹn hóa đơn điện tử theo thỏa thuận với các bên tham gia giao dịch.
- Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận hóa đơn điện tử.
- Thông báo cho người mua dịch vụ và cơ quan thuế trước 30 ngày kể từ ngày tạm ngừng kinh doanh, dừng hệ thống để bảo trì và biện pháp xử lý để bảo đảm quyền lợi của người mua dịch vụ.
- Chịu trách nhiệm về việc hóa đơn điện tử của người mua dịch vụ đến cơ quan thuế không đúng thời hạn theo quy định trong trường hợp người mua dịch vụ lập hóa đơn điện tử đúng thời hạn quy định.
- Bảo đảm giữ bí mật về dữ liệu các thông tin về hóa đơn điện tử của khách hàng.
2. Quyền và nghĩa vụ của người mua dịch vụ
a) Quyền của người mua dịch vụ:
Được tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bảo đảm giữ bí mật về dữ liệu các thông tin về hóa đơn điện tử.
b) Nghĩa vụ của người mua dịch vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản ký kết trong hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên hóa đơn điện tử của mình.
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải thực hiện theo đúng các điều kiện tại thỏa thuận ký kết với cơ quan thuế trong hoạt động cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
a) Quyền của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
- Được phép kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Được cơ quan thuế hỗ trợ về nghiệp vụ thuế để thực hiện các giao dịch truyền nhận giữa người nộp thuế với cơ quan thuế.
- Được phối hợp với cơ quan thuế thực hiện đào tạo cho người nộp thuế để thực hiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Được cơ quan thuế hỗ trợ để giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Được cơ quan thuế cung cấp các mẫu, khuôn dạng chuẩn để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
b) Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chỉ được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho người mua căn cứ theo ngày nêu tại thỏa thuận đã ký với Tổng cục Thuế.
- Có trách nhiệm chuyển hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dữ liệu hóa đơn điện tử (đối với trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ người mua dịch vụ chuyển đến.
- Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối chuyển dữ liệu với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn.
- Chủ động giải quyết khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ hóa đơn điện tử và thông báo với cơ quan thuế để phối hợp nếu vướng mắc có liên quan tới Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Trường hợp có lỗi của Cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì phải thực hiện thông báo ngay cho người mua dịch vụ, cơ quan quản lý thuế để thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Thuế
a) Thiết lập, duy trì, đảm bảo kết nối Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử;
b) Kiểm tra hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo chất lượng dịch vụ và hoạt động đúng theo quy định;
c) Cung cấp thông tin cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phục vụ việc ngăn chặn doanh nghiệp xuất hóa đơn bất hợp pháp.
ORGANIZATIONS PROVIDING E-INVOICE SERVICES
Article 31. General principles
1. If organizations operating in the information technology industry (including banks providing electronic transaction services as part of their banking activities, organizations providing electronic tax declaration services) have information technology infrastructure and e-invoicing software that fully meet the provisions of this Decree, they shall be licensed to provide e-invoice services.
2. Enterprises and organizations that have provided e-invoice services for enterprises before the entry into force of this Decree shall be entitled to continue to provide their e-invoice services and must strictly comply with provisions laid down herein.
Article 32. Selection of the organization operating in the information technology industry for award of the contract for provision of e-invoice services
1. Requirements that an organization operating in the information technology industry must meet to be eligible for winning the contract for provision of services relating to authenticated e-invoices, transmission and receipt of e-invoice data shall include the followings:
a) With respect to those subject to clause 1 Article 31 hereof:
That organization must be an enterprise or organization established as per Vietnamese laws and operates in the information technology sector.
b) With respect to finance:
That organization has received the guarantee commitment from a credit institution legally licensed in Vietnam to dealing with risks and compensating for any loss or damage that may arise in the course of provision of its services.
c) With respect to personnel:
That organization must employ technical personnel holding the undergraduate degree in the information technology major and acquiring practical experience in network and database administration.
That organization must assign technical personnel to carry out the 24h monitoring and check activities to maintain stability of the system for exchange of electronic data and give support to e-invoice users.
d) With respect to technical issues:
That organization must have equipment and technical systems that ensure services are provided to entities, organizations and individuals using electronic invoices and connections to the Web Portal of the General Department of Taxation are safe for 24 hours a day and 7 days a week, except for possible interruption occurring during the maintenance period. The maintenance period shall not exceed 2% of the total hours of service per a year; The organization must be capable of providing services through various types of devices, such as the user’s computers, tablets, smart phones.
The organization must ensure that it has the capability and ability to detect, warn and prevent illegal access and various attacks in the network environment in order to maintain the confidentiality and integrity of the data exchanged between the participating parties.
The organization must adopt the processes for data backup, online data backup and data recovery; ensure that it has the ability to recover data from the time when the electronic data exchange system encounters any problem. The organization must store and archive electronic vouchers for unfinished transactions in conformity with the requirement that the original electronic data message must be kept on the system and be accessed online. Electronic transaction logs must be stored and archived in accordance with the law soft on accounting from the time when the transaction is successful. The organization must ensure that the information stored in transaction logs is accessed online during the storage period.
The organization must meet requirements concerning the data connection standards issued by the Ministry of Finance.
2. The General Department of Taxation shall refer to the provisions laid down in clause 1 of this Article to sign contracts for provision of e-invoice services according to the processes specified in clause 3 of this Article with information technology organizations meeting all the prescribed conditions.
3. The processes for signing of the contract for provision of services relating to authenticated e-invoices and transfer and receipt of e-invoice data.
a) Information technology organizations meeting all requirements set out in clause 1 of this Article shall send a written request for signing of the contract for provision of e-invoice services together with the scheme for provision of services, whether in the paper or electrical form, clearly indicating which contents meet requirements set out in clause 1 of this Article, to the General Department of Taxation;
b) Within 10 working days from the date on which the e-invoice service provider meets the requirements prescribed in clause 1 of this Article and successfully makes a connection to the General Department of Taxation, the General Department of Taxation shall sign a contract with the e-invoice service provider.
4. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Article 33. Relationship between organizations providing e-invoice services and service buyers
The relationship between organizations providing e-invoice services (sellers) and other organizations or individuals (buyers) shall be established under the contract for provision of e-invoice services.
1. Rights and obligations of organizations providing e-invoice services
a) Rights of organizations providing e-invoice services
- Enter into a written contract with the buyer for the provision and use of e-invoice services, clearly stating responsibilities of the parties involved in the e-invoices and responsibilities for ensuring information security.
- Have the right to refuse to provide e-invoice services for individuals or organizations that are not eligible to take part in transactions or are in breach of the contract.
- Collect e-invoice service charges from the buyers in order to maintain operations agreed upon in the contract.
b) Obligations of organizations providing e-invoice services:
- Issue the public notice of their operational regime and service quality on their websites designed for giving introduction to their services.
- Provide services relating to transmission and receipt of e-invoices and e-invoice data between the buyers and tax authorities.
- Send, receive e- invoices on time and in an integral manner as agreed upon with the parties involved in the transaction.
- Store and archive the results of transmission and receipt of e-invoices.
- Inform the buyers and tax authorities within the maximum period of 30 days from the date of temporary business closure of the system shutdown for maintenance purposes and actions to be taken to ensure all benefits and interests of the buyers are maintained.
- Bear responsibility for any delay in delivering the buyers’ e-invoices to tax authorities by the prescribed deadline if the buyers have finished issuing e-invoices by that deadline.
- Ensure data security for the customer’s e-invoice information.
2. Rights and obligations of the buyers
a) Rights of the buyers:
Obtain the e-invoice service provider’s guarantee for security of data about the customer’s e-invoice information.
b) Obligations of the buyers:
- Strictly observe terms and conditions of the contract with the organization providing e-invoice services.
- Enable organizations providing e-invoice services to implement measures to guarantee systematical safety and security.
- Assume legal liability for information inscribed on their e-invoices.
Article 34. Relationship between organizations providing e-invoice services and tax authorities
Organizations providing e-invoice services must comply with requirements set out in agreements with tax authorities in the course of providing e-invoice services.
1. Rights and obligations of organizations providing e-invoice services
a) Rights of organizations providing e-invoice services:
- Have access to the Web Portal of the General Department of Taxation to render e-invoice services.
- Receive the tax authority’s support in terms of tax affairs in order to carry out the transaction relating to transmission and receipt of e-invoice information between tax payers and tax authorities.
- Obtain permission to participate in cooperation with tax authorities in training tax payers for provision of e-invoice services.
- Receive the tax authority’s support for handling of any difficulty or problem that may arise in the course of provision of e-invoice services.
- Have access to standard forms provided by tax authorities to render their e-invoice services.
b) Obligations of organizations providing e-invoice services:
- Organizations providing e-invoice services shall only provide e-invoice services for buyers by the date specified in agreements with the General Department of Taxation.
- Have the burden of transferring authenticated e-invoices and e-invoice data (for cases where taxpayers use unauthenticated e-invoices) to the Web Portal of the General Department of Taxation immediately after receiving e-invoices from the buyers.
- Provide the full number of data and information to tax authorities upon request in accordance with laws.
- Comply with existing legislative regulations on telecommunications, Internet and other technical and professional regulations issued by competent authorities.
- Assume responsibilities for building channels for data connections to the Web Portal of the General Department of Taxation to ensure continuity, security and safety of these connections.
- Take initiative in dealing with any difficulty or issue arising in the course of rendering e-invoice services and inform tax authorities to cooperate in dealing with any possible difficulty or problem relating to the Web Portal of the General Department of Taxation.
- In case where there is any error occurring on Web Portals of organizations providing e-invoice services, they must immediately inform buyers and tax authorities to follow instructions provided by the General Department of Taxation.
2. Responsibilities of the General Departments of Taxation
a) Set up, maintain and ensure connections between the Web Portal of the General Department of Taxation and organizations providing e-invoice services;
b) Check operations of organizations providing e-invoice services to ensure service quality and compliance with regulations in force;
c) Provide information for organizations providing e-invoice services to help prevent enterprises from illegally issuing e-invoices.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực