Chương I Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 119/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 22/09/2018 | Số công báo: | Từ số 929 đến số 930 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Hộ, cá nhân kinh doanh (trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,… hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW và quy định của Bộ Tài chính (trừ Doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao).
- Các trường hợp cần thiết khác do Bộ Tài chính quyết định.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
3. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
4. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
5. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất và chuỗi ký tự được cơ quan thuế tạo ra dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
6. Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.
7. Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
8. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
9. Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
10. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.
11. Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.
12. Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.
13. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này.
3. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
5. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
b) Không bắt buộc có chữ ký số;
c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
4. Hóa đơn điện tử quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.
1. Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán;
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính quy định cụ thể về định dạng chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
1. Hóa đơn điện tử hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hóa đơn điện tử đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4, các Điều 6, 7, 8 Nghị định này;
b) Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.
2. Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Nghị định này.
1. Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
1. Hóa đơn điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình.
3. Lưu trữ hóa đơn điện tử phải đảm bảo:
a) Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán;
c) In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
4. Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
5. Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
6. Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại khoản 4 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế; kết nối chuyển dữ liệu điện tử từ các ngân hàng thương mại hoặc cổng thanh toán điện tử quốc gia với cơ quan thuế; hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và các nội dung khác cần thiết theo yêu cầu quản lý.
1. Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp;
c) Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này;
d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
đ) Các trường hợp khác cần thiết để khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính quyết định.
2. Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế miễn phí cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được thu tiền dịch vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng ký giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
GENERAL PROVISIONS
This Decree deals with the use of e-invoices for provision of goods and services; duties and powers of tax authorities at all levels and entities or bodies related to the use and management of e-invoices; rights, obligations and responsibilities of entities, organizations and individuals in the use and management of e-invoices.
Article 2. Subjects of application
1. Organizations, enterprises and individuals selling goods and providing services that are covered by this Decree shall include the followings:
a) Enterprises established and operated under the provisions of the Law on Enterprises, the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, the Law on Securities, the Law on Petroleum, and other legislative documents, in the form of a Joint Stock Company, Limited Liability Company, Partnership Business or Sole Proprietorship Business;
b) State-owned public service units selling goods and providing services;
c) Organizations established and operated under the Law on Cooperatives;
d) Other organizations;
dd) Business households or individuals.
2. Organizations and individuals purchasing goods and services.
3. Organizations providing e-invoice services.
4. Tax authorities at all levels and organizations or individuals involved in the use and management of sales and service invoices.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Invoice means an accounting document which is created by an organization or individual selling goods or providing services to keep a record of information about provision of goods or services in accordance with accounting legislation.
2. Electronic invoice (e-invoice) means an invoice which is represented in the electronic data form, is created by an organization or individual selling goods or providing services, shows information about these goods or services, digital signatures and electronic signatures as per this Decree by using electronic instruments, even including those invoices created by POS cash registers with network connections for transmission of electronic data to tax authorities.
3. Unauthenticated e-invoice means an electronic invoice that an organization selling goods or providing services sends to the buyer in the absence of a tax authority's authentication code, even including those that are created by POS cash registers with network connection for transfer of electronic data to tax authorities.
4. Authenticated e-invoice means an electronic invoice that is assigned an authentication code by the tax authority before an organization or individual selling goods or providing services sends it to the buyer, including those which are created by POS cash registers with network connections for transfer of electronic data to tax authorities.
5. A tax authority’s authentication code inscribed on an e-invoice is composed of a transactional number which is a sole numerical series and a chain of characters which is invented by the tax authority based on the information provided by the seller on the e-invoice.
6. E-invoice created by a POS cash register means an invoice which is originally created by a POS cash register with a network connection for online transfer of electronic data using the standard data format determined by the tax authority.
7. Use of digital certificates, digital signatures and electronic signatures shall comply with legislative regulations on electronic transactions.
8. Organization providing e-invoice services includes organizations providing e-invoice solutions, organizations providing such services as receiving, transmitting and storing e-invoice data and other services related to e-invoices.
9. Use of an illegal e-invoice means the use of an e-invoice without applying for the registration for the use of that e-invoice with the tax authority; the sending of an unauthenticated e-invoice to the buyer in the event of use of an authenticated e-invoice; the sending of an unauthenticated e-invoice to the buyer after receiving the notification of revocation of unauthenticated e-invoices.
10. Illegal use of an e-invoice means the fraudulent creation of an e-invoice; the use of the e-invoice designed for this good or service for another one; the creation of an e-invoice reflecting the payment value lower than the actual value; the rotation of an e-invoice for another use during the transportation of goods in circulation.
11. Revocation of an e-invoice means an act of making this e-invoice become invalid.
12. Destruction of an e-invoice means an act of making information contained in that e-invoice inaccessible and unreferrable.
13. E-invoice database means a collection of informative data about invoices which is owned by the management of organizations, enterprises and individuals upon sale of goods and provision of services.
Article 4. Principles of e-invoicing, use and management of e-invoices
1. When selling goods and providing services, the seller (except business households or individuals defined in clause 6 Article 12 of this Decree) must issue an authenticated or unauthenticated e-invoice to the buyer by using the standard data format regulated by the tax authority and fill in all information required by this Decree, irrespective of value of each sale or provision.
In case of using the POS cash register for sale of goods or provision of services, the seller must apply for registration for use of e-invoices sent by the POS cash register with network connection for online transfer of electronic data to the tax authority.
2. Registration, management and utilization of e-invoices for sale of goods or provision of services must conform to legislative regulations on electronic transactions, accounting, taxation and those provisions laid down herein.
3. The e-invoice data about sale of goods or provision of services shall be collected to build the e-invoice database used for the purposes of tax management and meeting the needs of concerned organizations or individuals for e-invoice information.
4. Issuing the tax authority's authentication code available for use in an e-invoice shall be based on the information that enterprises, business organizations, households and individuals write on that e-invoice. Enterprises, business organizations, households and individuals shall be held responsible for accuracy of the information inscribed on an e-invoice.
5. An e-invoice that is created by a POS cash register with network connection for transfer of electronic data to the tax authority shall conform to the following principles:
a) That e-invoice must be recognizable as the e-invoice printed by a POS cash register with network connection for transfer of electronic data to the tax authority;
b) Digital signature on that e-invoice can be optional;
c) The spending on provision of goods or services written in the invoice (or is described in the scanned invoice or the information search result on the e-invoice page in the Web Portal of the General Department of Taxation) which is created a POS cash register may be defined as an expense that is supported by an adequate number of legal invoices and evidencing documents upon determination of tax obligations.
E-invoices shall be classified into the following types:
1. Value-added tax e-invoice which is an invoice that may be used by providers of goods or services for their value-added tax declaration made by employing the credit method. In this case, this type of e-invoice shall include those invoices created by POS cash registers with network connections for transfer of electronic data to tax authorities.
2. Sales e-invoice which is an invoice that may be used by providers of goods or services for their value-added tax declaration made by employing the direct method. In this case, this type of e-invoice shall include those invoices created by POS cash registers with network connections for transfer of electronic data to tax authorities.
3. Other e-invoices, including electronic stamps, electronic tickets, electronic cards, electronic receipts, electronic goods dispatch and consignment note, or electronic evidencing documents which carries other names but contains information specified in Article 6 of this Decree.
4. E-invoices referred to in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article shall be issued by using the standard data format regulated by the Ministry of Finance.
1. E-invoices shall contain the following information:
a) Invoice title, invoice code, invoice form code, invoice number;
b) The seller’s name, address and tax identification number;
c) The buyer’s name, address and tax identification number (where the buyer's tax identification number is available);
d) Name, measurement unit, quantity, unit price of goods or services; amount before VAT, rate of VAT being charged, total amount with VAT calculated at specific VAT rates, total VAT amount, total sum inclusive of VAT with respect to an VAT tax invoice;
dd) Total sum;
e) The seller’s digital signature and electronic signature;
g) The buyer’s digital signature and electronic signature (if any);
h) E-invoicing time;
i) The tax authority’s authentication code, required with respect to an e-invoice with the tax authority's code;
k) Fees and charges remitted into the state budget and other related contents (if any).
2. The Ministry of Finance shall elaborate on contents of e-invoices and cases in which it is unnecessary to present all contents stated in clause 1 of this Article.
1. Time of issue of an e-invoice for sale of goods is the time of transfer of the right to own or use goods to the buyer, irrespective of whether the payment of the invoiced amount is made or not.
2. Time of issue of an e-invoice for provision of services is the time of completion of provision of services or the time of issue of the service invoice, irrespective of whether the payment of the invoiced amount is made or not.
3. In case where multiple deliveries are required, or each goods item or service phase is accepted, it shall be mandatory to issue an invoice showing quantity, value of a good or service for each respective delivery or acceptance.
4. The Ministry of Finance shall consult regulations of the law on value-added tax and tax management to give specific guidance on the e-invoicing time in other cases and provisions laid down in this Article.
The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on the standard data format of the sales and service e-invoices.
Article 9. Legal e-invoices, illegal e-invoices
1. An e-invoice shall be considered legal if it meets the following requirements:
a) It conforms to provisions laid down in clause 5 Article 4, Article 6, 7, 8 hereof;
b) Integrity of information inscribed on that e-invoice must be ensured.
2. An e-invoice shall be considered illegal if it fails to meet requirements set out in clause 1 of this Article or it falls into cases referred to in clause 9 and clause 10 Article 3 hereof.
Article 10. Conversion of e-invoices into paper vouchers
1. Legal e-invoices may be converted into paper vouchers.
2. Contents of an e-invoice which is converted into a paper voucher must correspond to those of the paper document.
3. In case where an electronic invoice is converted into a paper voucher, the paper voucher shall be retained for book and monitoring purposes only in accordance with the law on accounting and the law on electronic transactions, and shall not be valid for use in transactions or payments, except for cases where invoices are created from POS cash registers with network connections for electronic data transfer to tax authorities under the provisions of this Decree.
Article 11. Preservation, storage and destruction of e-invoices
1. E-invoices must be preserved and stored by electronic means.
2. Entities, organizations and individuals shall be entitled to select and use methods of storage and archival of e-invoices suitable to their business conditions and technological applicability.
3. E-invoices must be stored and archived to ensure:
a) Safety, security, integrity, completeness, avoidance of any change or deviation during the storage and archival period;
b) They are stored and archived for a period specified in the accounting legislation;
c) They can be printed out or searched upon request.
4. Unless otherwise prescribed by regulations issued by competent state authorities, an e-invoice whose storage life expires shall be destroyed. The destruction of e-invoices must avoid causing any impact on the integrity of the invoice data messages that have not been destroyed and the normal operation of the information system.
Article 12. Use of e-invoices for sale of goods and provision of services
1. Enterprises, economic or other organizations shall use authenticated e-invoices for their provision of goods or services, regardless of value of each provision of goods or services.
2. If enterprises doing business in the following sectors: electricity, petroleum, post and telecommunications, air transport, road transport, rail transport, sea transport, inland water transport, clean water, finance and credit, insurance, healthcare, electronic commerce, supermarket business, commerce, and enterprises or economic organizations, which have already transacted or will transact with tax authorities via electronic means, develop information technology infrastructure and use accounting software and e-invoicing software systems that meet the needs of e-invoicing and access to e-invoices, store e-invoice data in accordance with regulations and ensure the electronic data transfer to buyers and tax authorities, unauthenticated e-invoices may be used (except for the case stated in clause 3 of this Article and the case in which the registration for use of authenticated e-invoices is required) for their provision of goods or services, irrespective of value of each provision of goods or services.
3. Enterprises, economic or other organizations that pose high risks related to taxes shall be required to use authenticated e-invoices for their provision of goods or services, regardless of value of each provision of goods or services.
4. Business households or individuals keeping accounting records, regularly hiring at least 10 employees and earning the preceding year’s revenue which equals at least 03 (three) billion dong in the agriculture, forestry, aquaculture, industry or construction sector, or gaining the preceding year’s revenue equaling at least 10 (ten) billion dong in the commerce and service sector, shall be obliged to use authenticated e-invoices for their provision of goods or services, irrespective of value of each provision of goods or services. If business households or individuals that are not bound to use e-invoices keep their accounting records and wish to use e-invoices, they may use authenticated e-invoices as prescribed by laws.
5. Business households or individuals doing business in such sectors as restaurant, hotel, modern medicine retailing, retailing of fast-moving consumer goods and online provision of services to consumers at certain areas having disadvantageous conditions shall have access to pilot authenticated e-invoices which are created by POS cash registers with network connections for electronic data transfer to tax authorities from 2018. Based on the piloting outcomes, the official use of e-invoices shall be allowed across the nation.
6. If business households and individuals that do not satisfy the regulatory requirements that bind them to use authenticated e-invoices as set out in clause 4 of this Article, but need invoices issued to their customers, or if enterprises, economic or other organizations obtains the tax authority’s approval to use e-invoices to issue to their customers, they shall be entitled to receive authenticated e-invoices from the tax authority at each time when a transaction occurs, and shall be obligated to make tax declaration and payment before the tax authority grants them access to e-invoices at each time when a transaction occurs by using the Form No. 06 hereto appended.
7. The Ministry of Finance shall elaborate on cases where use of authenticated e-invoices, or authenticated e-invoices created from POS cash registers with network connections for electronic data transfer to tax authorities, are allowed; shall give guidance on use of e-invoices by those enterprises or organizations posing high risks related to taxes; shall build connections for electronic data transfer from commercial banks or national electronic payment web portals to tax authorities; shall provide guidance on the grant of access to authenticated e-invoices and on the declaration made for determination of tax obligations when the tax authority issues these e-invoices at each time when a transaction occurs, as well as on other necessary contents in conformity with regulatory requirements.
Article 13. Provision of e-invoice services
1. When providing services related to authenticated e-invoices, the General Department of Taxation shall not charge enterprises, economic organizations, business households or individuals falling into the following situations for these services:
a) Small- and medium-sized enterprises, cooperatives, business households and individuals that operate at areas facing socio-economic difficulties or extreme socio-economic difficulties;
b) Small- and medium-sized creative startups prescribed by soft laws and business households or individuals that are transformed into enterprises (except those stated in point a of this clause) within a period of 12 months after their establishment;
c) Business households or individuals. Business households or individuals earn the preceding year’s revenue which equals at least 03 (three) billion dong in the agriculture, forestry, aquaculture, industry or construction sector, or gain the preceding year’s revenue equaling at least 10 (ten) billion dong in the commerce and service sector, as provided in clause 4 Article 12 hereof within a period of 12 months from the month of use of authenticated e-invoices under the provisions of this Decree;
d) Other small- and medium-sized enterprises which are defined according to the requests of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and the regulations of the Ministry of Finance, except enterprises operating at economic zones, industrial parks or hi-tech zones;
dd) Those falling into other cases in which they are entitled to incentive policies under the decision issued by the Ministry of Finance.
2. The General Department of Taxation shall provide or entrust e-invoice service providers to provide authenticated e-invoices for free for those specified in clause 1 of this Article.
3. Organizations providing e-invoice services shall be allowed to charge for their services as agreed upon under the contract between service providers and customers that may be enterprises, economic organizations, business households or individuals that are not prescribed in clause 1 of this Article.