Chương III Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Xây dựng, quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
Số hiệu: | 119/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2018 |
Ngày công báo: | 22/09/2018 | Số công báo: | Từ số 929 đến số 930 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
- Hộ, cá nhân kinh doanh (trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,… hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW và quy định của Bộ Tài chính (trừ Doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao).
- Các trường hợp cần thiết khác do Bộ Tài chính quyết định.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin về hóa đơn.
2. Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn.
1. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, sử dụng tem quy định tại khoản này, tiền thu được từ việc cấp tem đảm bảo bù đắp chi phí in và sử dụng tem.
4. Các tổ chức, đơn vị: Cục quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
1. Bên cung cấp thông tin: Tổng cục Thuế.
2. Bên sử dụng thông tin:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền có nhu cầu theo quy định của pháp luật về việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, về xác minh tính hợp pháp của hàng hóa đang lưu thông trên thị trường và các thủ tục hành chính khác.
b) Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để đối chiếu, xác minh trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, thanh toán theo quy định.
c) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để thực hiện các thủ tục về kê khai doanh thu, các nghĩa vụ về thuế, để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.
d) Tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào (đối với doanh nghiệp, tổ chức); kiểm tra xác minh tính xác thực của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
đ) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử truy cập, truy vấn Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu hóa đơn.
1. Bên sử dụng thông tin thực hiện truy cập, truy vấn Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn.
2. Tổng cục Thuế thực hiện công khai các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu.
3. Để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, bên sử dụng thông tin nhập thông tin hóa đơn điện tử cần tra cứu tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu nội dung hóa đơn điện tử.
4. Trường hợp cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định này có nhu cầu tra cứu thông tin về tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử của người bán là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các cơ quan, người có thẩm quyền có liên quan.
5. Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tự động.
1. Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu:
a) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;
b) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, đơn vị liên quan ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
FORMULATION, USE AND MANAGEMENT OF THE E-INVOICE DATABASE
Section 1. FORMULATION OF THE E-INVOICE DATABASE
Article 25. Establishment, collection, processing and management of the system of information about e-invoices
1. The General Department of Taxation shall be responsible for establishing, managing and developing the database and technical infrastructure of the system of information about e-invoices; organize the collection and processing of information, management of the e-invoice database and ensure maintenance, operation, confidentiality, safety and security of the e-invoice information system.
2. The General Department of Taxation shall collaborate with entities, organizations or individuals concerned in exchanging information and connecting to the online network.
3. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on the establishment, collection, processing and management of the system of information about e-invoices.
Article 26. Responsibilities for data and information sharing and connection
1. Enterprises and economic organizations doing business in the following sectors: electricity, petroleum, post and telecommunications, air transport, road transport, rail transport, sea transport, inland water transport, clean water, finance and credit, insurance, healthcare, electronic commerce, supermarket business or trading shall use e-invoices and provide e-invoice data in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
2. Credit institutions, commercial banks and institutions providing periodical payment services shall provide electronic data about payment transactions through accounts of organizations or individuals for tax authorities by using the standard data format decided by the Ministry of Finance.
3. Manufacturers and importers of products subject to special consumption taxes that are required to use stamps by laws shall make connections of information about printing and use of stamps and electronic stamps with tax authorities. Information about printing and use of electronic stamps shall serve as a basis for formulation, use and management of the e-invoice database. The Ministry of Finance shall provide guidance on printing and use of stamps prescribed in this clause and revenues gained from the issue of stamps shall be used for offsetting stamp printing and use costs.
4. Organizations and entities such as Market Surveillance Agency, General Department of Land Administration, General Administration of Mineral Resources, public security, transport and health authorities and other entities concerned shall make connections to share data and information necessary for use within their authority with the General Department of Taxation in order to set up the e-invoice database.
5. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on this Article.
Section 2. SEARCHING, PROVISION AND USE OF E-INVOICE INFORMATION
Article 27. Subjects of application
1. Information provider: The General Department of Taxation.
2. Information users:
a) State regulatory authorities and competent persons who have legally prescribed demands for e-invoice information necessary for grant of the certificate of origin, verification of legitimacy of goods sold on the market and implementation of other administrative procedures.
b) Credit institutions that wish to use e-invoice information for their checking and verification before provision of banking and payment services as prescribed by laws.
c) Enterprises, economic organizations, business households or individuals that are providers of goods or services that need e-invoice information to complete procedures such as declaring revenues, tax obligations, and to verify the legitimacy of goods or services which have already been provided.
d) Organizations and individuals that are buyers of goods or services in need of e-invoice information to carry out the input VAT declaration (with respect to enterprises and organizations); check and verify the authenticity of input goods or services.
dd) Organizations providing e-invoice services that need e-invoice information to access the Web Portal of the General Department of Taxation and inquire it for searching of e-invoices.
Article 28. Principles of searching and use of e-invoice information
1. Information users shall access the Web Portal of the General Department of Taxation and inquire it to search e-invoice information.
2. The General Department of Taxation shall publicly disclose those entities or persons that use illegal e-invoices or illegally use e-invoices on the Web Portal of the General Department of Taxation to all entities and persons that wish to search e-invoice information.
3. In order to search e-invoice information, users enter the e-invoice information that they need at the Web Portal of the General Department of Taxation to search e-invoice contents.
4. In case where state regulatory authorities and competent persons specified in point a clause 2 Article 27 hereof wish to search information about management and use of e-invoices by sellers that are business organizations or individuals, the tax authority shall be responsible for providing e-invoice information for competent entities and persons concerned.
5. The General Department of Taxation shall be responsible for establishing the system used for automatically providing information.
Article 29. Searching of e-invoice information for inspection of goods currently sold on the market
1. When inspecting goods currently sold on the market, if e-invoices are used, competent regulatory authorities and persons may visit the Web Portal of the General Department of Taxation to search information about e-invoices to serve their administrative purposes and shall not be allowed to demand paper invoices. Entities concerned shall be responsible for using equipment for accessing and searching e-invoice data.
2. When any failure to search e-invoice data due to unexpected events, incidents or natural disasters causing impacts on the access to the Internet network occurs, if:
a) shippers of goods hold paper documents (including photocopies without signatures and stamps of buyers and sellers) transformed from e-invoices, they must present paper documents to state regulatory authorities and competent persons performing the task of inspection of goods. State regulatory authorities and competent persons performing the task of inspection shall consult paper documents transformed from e-invoices to grant the market authorization for the goods and proceed to search e-invoice data (at the entity or person presiding over registration with the General Department of Taxation) to serve checking purposes before deciding any likely actions in accordance with regulations in force;
b) shippers of the goods fail to hold paper documents transformed from e-invoices, state regulatory authorities and competent persons performing the task of inspection shall visit the Web Portal of the General Department of Taxation to check and confirm the enterprise’s e-invoices.
Article 30. Formulation of Regulations on provision and use of e-invoice information
The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant ministries and entities in issuing the Regulations on provision and use of e-invoice information.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực