Chương IV Nghị định 118/2021/NĐ-CP: Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 118/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 23/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 06/01/2022 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những trường hợp hủy bỏ toàn bộ quyết định xử phạt VPHC
Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới);
- Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
- Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
- Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm;
- Trường hợp không ra quyết định xử phạt.
Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
1. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Việc kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về vi phạm hành chính.
1. Việc phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan liên quan ở trung ương; giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục phối hợp thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu điện tử từ cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính là cơ sở để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thông tin thống kê về xử lý vi phạm hành chính được thu thập theo quy định của pháp luật về thống kê.
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.
2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính;
b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt; đối tượng bị xử phạt; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;
c) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số quyết định xử phạt; tổng số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; số lượng quyết định xử phạt đã thi hành xong; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số lượng quyết định phải cưỡng chế thi hành; số lượng quyết định bị khiếu nại, khởi kiện;
d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;
đ) Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Số lượng hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính;
g) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.
3. Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;
b) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình xem xét, quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng;
đ) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; số lượng quyết định tạm đình chỉ thi hành;
e) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
g) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
h) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
i) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
k) Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.
4. Thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng danh mục các nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc đề xuất, thực hiện Chương trình xây dựng các nghị định;
d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp giải quyết;
b) Có ý kiến trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Hướng dẫn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương.
4. Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
7. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.
9. Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính và thực hiện báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính.
10. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
b) Thực hiện các nhiệm vụ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
c) Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
d) Phối hợp xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
g) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.
Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì tổng hợp cả số liệu của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tư pháp;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, g, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;
c) Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, h và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;
d) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi về Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này và báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo nội dung quy định tại các điểm b, c, d, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.
4. Kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.
5. Tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, và 5 Điều 37 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, thì kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại khoản 2, các điểm a, c, d, đ và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
5. Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Tổ chức thanh tra theo kiến nghị của Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này.
7. Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
8. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
STATE MANAGEMENT OF ENFORCEMENT OF LAWS ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. Contents of state management of enforcing laws on handling of administrative violations
Article 29. Developing and completing laws and monitoring enforcement of laws on handling of administrative violations
1. Research, review, develop and complete policies and laws on handling of administrative violations.
2. Develop and appeal to competent authorities to promulgate or Authorities competent to manage the enforcement of laws on handling of administrative violations.
3. Monitor enforcement of laws on handling of administrative violations.
4. Preliminarily and finally report enforcement of laws on handling of administrative violations to complete the system of legislative documents.
Article 30. Disseminating laws, providing professional guidance and training in laws on handling of administrative violations
1. Research and compile documents serving for the dissemination and training in laws on handling of administrative violations.
2. Organize professional training in handling administrative violations for employees.
3. Organize dissemination of laws on handling of administrative violations with contents and forms suitable for each specific entity.
4. Disseminate laws, provide professional guidance and training in laws on handling of administrative violations.
Article 31. Examining enforcement of laws on handling of administrative violations
1. Plans for examining enforcement of laws on handling of administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam and the Provincial People’s Committees shall be submitted to the Ministry of Justice of Vietnam within 10 days from the date they are issued for monitoring, cooperating and organizing implementation of the examination.
The Ministry of Justice shall assume monitoring and consolidation of plans for examining of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam to ensure that there is not more than 1 time of examination per year for authorities and units under their management, except for unscheduled examination.
2. The Ministry of Justice shall, within its tasks and power, cooperate with ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam in developing plans for examining and handling identical plans for examining.
3. The Minister of Justice shall inspect the enforcement of laws on handling of administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and authorities managing persons with power to handle administrative violations.
4. The Minister of Justice shall assist the Government to inspect enforcement of laws on handling of administrative violations of the Supreme People’s Court of Vietnam and State Audit Office of Vietnam according to regulations specified in Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations.
5. The examination of enforcement of laws on handling of administrative violations shall comply with regulations of the Government of Vietnam on examination and handling of enforcement of laws on administrative violations.
Article 32. Cooperating in inspecting enforcement of laws on handling of administrative violations
1. The cooperation in inspection of enforcement of laws on handling of administrative violations between the Ministry of Justice with relative central authorities; between the Departments of Justice and professional authorities of the provincial People’s Committees, agencies organized in the vertical structures in provinces or central-affiliated cities, the district-level People's Committees is carried out when there are petitions and reflections from individuals, organizations and the press about the application of laws on handling of administrative violations that seriously affect lawful rights and interests of such individuals and organizations.
2. Procedures for cooperation in inspecting enforcement of laws on inspection.
Article 33. National database of handling of administrative violations
1. The national database of handling administrative violations is built on the basis of integrating electronic data from the database of handling administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, State Audit Office of Vietnam, the Supreme People's Court and the People's Committees at all levels and authorities managing persons with power to handle administrative violations.
2. The national database of handling administrative violations must ensure connection with the national database of population and other professional database as prescribed by laws.
3. Development, management, exploitment and use of the national database shall comply with regulations of the Government of Vietnam and the Minister of Justice.
Article 34. Statistics on handling of administrative violations
1. Statistics on handling of administrative violations are the basis for accessing situation and forecasting tendency for administrative violations, proposing remedial measures, completing policies, laws, serving state management of enforcement of laws on handling of administrative violations.
2. Statistics on handling of administrative violations shall be collected as prescribed by laws on statistics.
Article 35. Reporting enforcement of laws on handling of administrative violations
1. Reports on enforcement of laws on handling of administrative violations shall include reports on situation of administrative penalties and reports on situation of applying measures for handling administrative violations which are made annually.
2. A report on the situation of administrative penalties shall include the following contents:
a) Comments and general assessments of the situation of administrative violations and administrative penalties;
b) Number of violation cases detected and penalized; penalized entities; the application of penalty forms and remedial measures; preventive measures; types of popular violations;
c) Results of enforcing decisions on administrative penalties: total sanctioning decisions; total amount of fines which are collected from administrative penalties; number of licenses and practising certificates which are suspended for a fixed term; number of cases of fixed-term suspension of operation; number of the sanctioning decisions which are finished; number of decisions on deferral of, reduction, exemption from imposing fines; number of decisions that must be forced to implement; number of decisions which are complained and sued;
d) Number of violating minors eligible for alternative measures for handling administrative violations that are reminder measures;
dd) Number of responsibilities cases subject to criminal prosecutions;
e) Number of dossiers transferred by authorities with power to conduct criminal proceedings to impose administrative penalties;
g) Difficulties in enforcement of laws on administrative penalties; recommendations, proposals.
3. A report on the application of administrative measures shall include the following contents:
a) Comments and general assessment on the situation of applying measures for community-based education in communes, wards and towns and making dossiers of proposals for application of administrative measures for center-based education in reform schools, compulsory educational institutions or compulsory rehabilitation centers; number of cases which are complained or sued;
b) Comments and general assessment on the situation of consideration and decision of the People's Court of Vietnam on the application of administrative measures for center-based education in reform schools, compulsory educational institutions or compulsory rehabilitation centers;
c) Number of entities who are proposed in writing to apply measures for community-based education in communes, wards and towns and number of entities who are proposed in writing to apply administrative measures for center-based education in reform schools, compulsory educational institutions or compulsory rehabilitation centers by Courts; number of entities subject to application of measures for community-based education in communes, wards or towns; or center-based education in reform schools; compulsory educational institutions; compulsory rehabilitation centers;
d) Number of violating minors eligible for alternative measures for handling administrative violations that are home management and community-based education;
dd) Comments and assessments on the situation of organizing enforcement of decisions on application of measures for community-based education in communes, wards or towns; number of decisions on temporary suspension of enforcement of them;
e) Comments and assessment on the situation of organizing implementation of decisions on center-based education in reform schools; compulsory educational institutions; number of decisions on suspension or exemption from enforcement of such decisions;
g) Comments and assessment on the situation of organizing implementation of decisions on center-based education in compulsory rehabilitation centers; number of decisions on suspension or exemption from enforcement of such decisions;
h) Number of entities who are being enforced on decisions on application of administrative measures for center-based education in compulsory educational institutions or reform schools; reduction in time limit; suspension or exemption from enforcement of the remaining duration;
i) Number of entities who are being enforced on decisions on application of administrative measures for center-based education in compulsory rehabilitation centers; reduction in time limit; suspension or exemption from enforcement of the remaining duration;
k) Difficulties or proposals.
4. Time for closing the report data shall comply with the Government's regulations on reporting regimes of state administrative authorities.
5. The Minister of Justice shall specify the regimes of reporting on enforcement of laws on handling of administrative violations.
Section 2. Resposibilities for State management of enforcement of laws on handling of administrative violations
Article 36. Resposibilities of the Ministry of Justice
1. Develop and complete laws on handling of administrative violations:
a) Propose the development and completion of laws on handling of administrative violations to competent authorities;
b) Develop and promulgate legislative documents on handling of administrative violations under its power or appeal to competent authorities to promulgate them;
c) Take charge and cooperate with the Government Office, ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security in developing a list of decrees elaborating the Law on Handling of Administrative Violations; guide, inspect and urge ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security to propose and execute Programs on development of decrees;
d) Request competent authorities to study amendments and improvement of laws on handling of administrative violations on the basis of recommendations of authorities, organizations and individuals and the practice of managing enforcement of laws on handling of administrative violations; take charge and cooperate with the Government Office and relevant authorities submitting researching and proposing to submit plans for handling limitations and inadequacies in the practice of applying laws on handling administrative violations to the Government and the Prime Minister;
dd) Make preliminary and final reports on the implementation of laws on handling of administrative violations.
2. Monitor implementation of laws on handling of administrative violations:
a) Guide, inspect and urge ministries, central and local authorities to implement laws on handling of administrative violations, promptly detect difficulties to propose solutions;
b) Have opinions about the application of laws on handling administrative violations as assigned by the Government and Prime Minister of Vietnam.
3. Guide the implementation of laws on handling of administrative violations under its power or at the request of ministries, central or local authorities.
4. Guide dissemination of laws on handling administrative violations; take charge and cooperate with ministries, central or local authorities in providing guidance and training in professional skills for implementation of laws on handling of administrative violations.
5. Take charge and cooperate with relevant ministries, central or local authorities in inspecting the enforcement of laws on handling administrative violations.
6. Propose competent authorities to organize inspections when there are recommendations and reflection of individuals and organizations on the application of laws on handling administrative violations that seriously affect the legitimate rights and interests of such individuals and organizations.
7. Develop a national database of handling of administrative violations; provide guidance on management, exploitation and use of the National Database on handling of administrative violations in accordance with laws.
8. Establish and maintain operation of the web portal to receive reflections, recommendations and results of settlement of violating cases as prescribed.
9. Regulations on reporting regimes and statistics of handling administrative violations and implementing reports and statistics on handling of administrative violations.
10. Develop and submit reports on the enforcement of laws on handling of administrative violations to competent authorities.
Article 37. Responsibilities of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, the Supreme People's Court and State Audit Office of Vietnam
1. Responsibilities of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security:
a) Implement development and completion of laws on handling of administrative violations within their powers
b) Make reports on the enforcement of laws on handling of administrative violations within their powers;
c) Carry out statistics on handling of administrative violations within their powers;
d) Cooperate in developing database of handling administrative violations; direct information providers to serve development of database of handling administrative violations and integrate information into the national database of handling administrative violations at the Ministry of Justice;
dd) Carry out inspection and examination of the situation of enforcement of laws on handling of administrative violations of the fields under their management;
e) Carry out dissemination and training in professional skills of applying laws on handling of administrative violations under management of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security;
g) Develop material facilities, strengthen organization, and arrange resources to enforce laws on handling of administrative violations.
2. Responsibilities of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security for reporting enforcement of laws on handling of administrative violations:
a) They shall report the situation of administrative penalties specified in clause 2 Article 35 hereof.
For Vietnam Social Security, ministries and ministerial agencies which are organized in the vertical structures in provinces or central-affiliated cities, they shall additionally consolidate data of affiliated units and send them to the Ministry of Justice;
b) The Ministry of Labor-War Invalids and Social Affairs shall report the situation of applying measures for center-based education in compulsory rehabilitation centers as prescribed in points a, c, g, i and k Clause 3 Article 35 hereof;
c) The Ministry of Public Security shall report the situation of applying measures for community-based education in communes, wards and towns; center-based education in reform schools and compulsory educational institutions as prescribed in points a, c, d, dd, e, h and k Clause 3 Article 35 hereof;
d) They shall report implementation of laws on handling of administrative violations and send them to the Ministry of Justice in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting the enforcement of laws on handling of administrative violations of the Minister of Justice.
3. Supreme People’s Court shall carry out tasks as prescribed in clause 4 Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations and send annual reports to the Ministry of Justice on the situation of administrative penalties as prescribed in clause 2 Article 35 hereof and reports on the situation of applying administrative measures as prescribed in points b, c, d, e, g, h, I and k clause 3 Article 35 hereof.
4. The State Audit Office of Vietnam shall carry out tasks as prescribed in clause 4 Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations and send annual reports to the Ministry of Justice on the situation of administrative penalties as prescribed in clause 2 Article 35 hereof.
5. Legal organizations of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security shall take charge in managing the enforcement of laws on handling of administrative violations in fields under their management; carrying out tasks prescribed in clauses 1 and 2 of this Article and other assigned tasks to assist Ministers and Heads of ministerial agencies and General Directors of Vietnam Social Security.
Article 38. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Carry out tasks prescribed in clauses 1, 2 and 5 Article 37 hereof.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Justice in providing guidance and ensuring expenditures for state management of enforcing laws on handling administrative violations and organizing implementation of laws on handling of administrative violations according to regulations of the Law on State Budget of Vietnam.
Article 39. Responsibilities of the People’s Committees at all levels
1. The People's Committees at all levels shall, during the implementation of laws on handling of administrative violations, if they detect regulations on handling of administrative violations that are not feasible, are not consistent with reality, or are overlapping or contradictory, propose governing bodies to draft or the Ministry of Justice to study and handle them.
2. Responsibilities of the People’s Committees at all levels for reporting enforcement of laws on handling of administrative violations:
a) Presidents of the commune-level People’s Committees shall report implementation of laws on handling of administrative violations in fields under their management to the district-level People’s Committees in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.
Justice Divisions shall provide advices and assistance to the Presidents of district-level People’s Committees in implementing reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in their districts;
b) Heads of professional authorities affiliated to the provincial People’s Committees and agencies organized in the vertical structures in their provinces or central-affiliated cities and the district-level People’s Committees shall make reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in fields under their management to the Departments of Justice for consolidating and reporting them to the provincial People’s Committees in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.
Departments of Justice shall provide advices and assistance to the Presidents of provincial People’s Committees in implementing reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in their provinces;
c) Presidents of the provincial People’s Committees shall make reports on implementation of laws on handling of administrative violations in fields under their management and send them to the Ministry of Justice in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.
In order to monitor the situation of handling administrative violations in their provinces, the provincial People’s Committees shall not add data about handling of administrative violations of agencies organized in the vertical structures in their provinces or central-affiliated cities to reports on enforcement of laws on handling of administrative violations sent to the Ministry of Justice;
d) Presidents of the People’s Committees at all levels shall, within their powers, report contents prescribed in clause 2, points a, c, d, dd and k clause 3 Article 35 hereof.
3. The People’s Committees at all levels shall carry out statistics on handling of administrative violations under their management.
4. The provincial People’s Committees shall develop database of handling administrative violations in their provinces; direct departments, divisions and provincial authorities to provide information to serve the development of database of handling administrative violations.
Departments of Justice shall assist the provincial People’s Committees in developing database of handling administrative violations and integrating into the national database of handling administrative violations in the Ministry of Justice.
5. The People’s Committees at all levels shall examine the situation of implementation of laws on handling of administrative violations.
6. The People’s Committees at all levels shall organize inspection at the requests of the Departments of Justice or upon having reflections and recommendations of individuals, organizations or the press on the application of laws on handling administrative violations that seriously affect the legitimate rights and interests of such individuals and organizations under their management for cases prescribed in Article 32 hereof.
7. The People’s Committees at all levels shall carry out dissemination and training in professional skills in applying laws on handling administrative violations under their management.
8. The People’s Committees at all levels shall direct the development of material facilities, strength of organizations, and arrangement of resources for implementation of laws on handling administrative violations.
9. Departments of Justice shall assume, advise and assist the provincial People’s Committees in managing the implementation of laws on handling administrative violations in their provinces.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 6. Quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 10. Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
Điều 25. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính