Chương I Nghị định 118/2021/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 118/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 23/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 06/01/2022 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những trường hợp hủy bỏ toàn bộ quyết định xử phạt VPHC
Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới);
- Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
- Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
- Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm;
- Trường hợp không ra quyết định xử phạt.
Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về:
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.
3. Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
4. Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
This Decree elaborates certain Articles and enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations including:
1. Entities against whom administrative penalties are imposed.
2. Regulations on administrative violations and administrative penalties.
3. Applications of regulations on administrative penalties.
4. State management of enforcement of laws on handling of administrative violations.
1. Authorities competent to manage the enforcement of laws on handling of administrative violations.
2. Authorities and individuals competent to handle administrative violations.
3. Agencies, organizations and individuals relative to the enforcement of laws on handling of administrative violations.
Article 3. Entities against whom administrative penalties are imposed.
1. Entities against whom administrative penalties are imposed prescribed in clause 1 Article 5 of the Law on Handling of Administrative Violations.
2. Administrative penalties will be imposed upon an organization if the following conditions are fully satisfied
a) The organization is a juridical person under regulations of civil laws or other organizations are established as prescribed by laws;
b) Administrative violations are committed by representatives, people appointed to act on the organization’s behalf or people committing violations under direction, control, assignment and approval of organizations and these violations prescribed in decrees on administrative penalties in various state management fields.
3. Penalized organizations are prescribed specifically in decrees on administrative penalties in various state management fields.
4. For branches, representative offices and business locations committing administrative violations within the authorization scope and time limit of juridical persons and organizations or under their direction, control, assignment and approval, these juridical persons and organizations against whose administrative penalties shall be imposed according to fines applicable to organizations for activities organized by branches, representative offices and business locations of these juridical persons and organizations.
For branches, representative offices and business locations of juridical persons and organizations committing administrative violations beyond the authorization scope and time limit of legal entities and organizations or beyond their direction, control, assignment and approval, these branches, representative offices and business locations on whose administrative penalties shall be imposed according to fines applicable to organizations for activities organized by branches, representative offices and business locations of these legal entities and organizations.
5. Household businesses, households and communities that commit administrative violations shall be subject to fines imposed on individuals committing administrative violations. Representatives of household businesses, owners of households, leaders of communities shall be responsible for implementation of decisions on administrative penalties for household businesses, households and communities.
6. In case officials, public employees, members of the People's Army and the People's Public Security Forces and cipher officers who commit violations whilst being on their official duties and missions and these violations belong to the official duties and missions, they shall be not subject to penalties according to regulations of laws on handling of administrative violations but they shall be handled as prescribed by relative laws.
The state authorities which commit violations belonging to the state management missions shall be not subject to penalties as prescribed by laws on handling of administrative violations but shall be handled according to regulations of relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 6. Quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 10. Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
Điều 25. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính