Chương II Nghị định 118/2021/NĐ-CP: Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 118/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 23/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 06/01/2022 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những trường hợp hủy bỏ toàn bộ quyết định xử phạt VPHC
Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới);
- Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
- Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
- Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới);
- Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm;
- Trường hợp không ra quyết định xử phạt.
Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó.
Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước này nhưng liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước khác, để bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện và thống nhất của quy định về xử phạt vi phạm hành chính, thì có thể quy định dẫn chiếu hành vi vi phạm đã được quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác, đồng thời phân định thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh có thẩm quyền xử phạt của lĩnh vực này.
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính có các yếu tố, đặc điểm riêng liên quan đến lĩnh vực, địa điểm vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm và các yếu tố, điều kiện khách quan làm thay đổi tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính không điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước đó có thể quy định chế tài xử phạt cao hơn hoặc thấp hơn đối với hành vi vi phạm đó.
3. Hình thức xử phạt, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;
b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức phạt.
4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:
a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.
6. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì phải quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.
5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.
1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau tham gia xử phạt, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng đó đối với từng điều khoản cụ thể.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
5. Đối với hành vi vi phạm hành chính vừa bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó cho chức danh có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
REGULATIONS ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ADMINISTRATIVE PENALTIES
Article 4. Regulations on administrative violations, penalties, fines and remedial measures in decrees on administrative penalties in various state management fields
1. Regulations on administrative violations must satisfy the following requirements:
a) Violations must be relative to obligations, liabilities, prohibitions of laws on administrative management order in various state management fields;
b) Violations must meet requirements for ensuring the state administrative management order;
c) Administrative violations must be presented clearly, adequately and specifically to be able to determine violations and impose penalties on them in the reality.
2. Administrative violations prescribed in decrees on administrative penalties in various state management fields must be corresponding and suitable to infringing natures of these violations.
In case an administrative violation belongs to a state management field but relates to another state management field, in order to ensure the completeness, comprehensiveness and uniformity of regulations on administrative penalties, it may refer to the violations prescribed in the decrees on administrative penalties on another field while delimiting power to impose penalties on some titles with powers to impose penalties of this field.
In case the administrative violation has its own factors and characteristics related to the field, place of violation, consequences of the violation and objective factors and conditions that change the nature and seriousness of the violation, in order to meet requirements for the state management, the decree on administrative penalties that do not directly regulate the state management field may provide higher or lower penalties on such violations.
3. Penalties and fines shall be prescribed for each administrative violation and must be based on the following elements:
a) Nature and seriousness of violations of the state administrative management order of the violations; for violations that are not serious and simple, warnings must be imposed;
b) Average income and standard of living of the people in each stage of socio-economic development of Vietnam;
c) Level of education and deterrence, reasonableness and feasibility of applying the penalties and fines.
4. Regulations on the penalty frame for each administrative violation must be specific and the gap between the minimum and maximum amount of the penalty frame must be not too large. The penalty frame specified in an article must be arranged in ascending order starting from the smallest amount to the largest amount.
5. Remedial measures shall be prescribed for each administrative violation and must be based on the following requirements:
a) Administrative violations must cause consequences or have the actual possibility of causing consequences;
b) Remedial measures must satisfy requirements for re-recovery in the state administrative management order caused by administrative violations;
c) Remedial measures must be performed clearly, adequately and specifically to be able to apply to the reality and must ensure the practicability.
6. For practising licenses or certificates, operation registration forms erased or repaired for falsifying contents, remedial measures including forcible resubmission of such practising licenses or certificates, operation registration forms to authorities, competent persons who have issued such practising licenses or certificates or registration forms.
Article 5. Regulations on fixed-term suspension of practising licenses or certificates, fixed-term suspension of operations or confiscation of exhibits and means of administrative violations for administrative violations specified in decrees on administrative penalties in various state management fields
1. Basis for suspension of practising licenses or certificates for administrative violations:
a) Direct violations against activities stated in practising licenses or certificates;
b) Violations with serious nature and seriousness against the state administrative management order.
2. Do not suspend practising licenses or certificates for the fixed term in case there are law regulations on revocation of practising licenses or certificates.
3. Regulations on fixed-term partial suspension of operation for administrative violations committed by manufacturers, businesses and service establishments must include licenses according to regulations of laws on the basis of the following:
a) Direct violation against activities specified in licenses;
b) Violations with serious nature and seriousness against the state administrative management order.
c) Administrative violations must cause consequences or have the actual possibility of causing serious consequences for human life, health, environment and social security and order.
4. Regulations on fixed-term suspension of operation for manufacture, business and service establishments must include licenses according to regulations of laws in case there are law regulations on revocation of licenses.
5. Regulations on fixed-term partial or full suspension of operation for administrative violations of manufacture, business and service establishments or other operations do not require licenses according to regulations of laws on the basis of nature and serious seriousness of violations against the state administrative management order or serious consequences for human life, health, environment and social security and order that such violations have actual possibility of causing that.
6. In case exhibits and means of administrative violations are drugs, weapons, explosives, combat gears, objects of historical and cultural worth, national treasures, antiques, precious forest products and objects banned from storage or circulation, they must be confiscated. For other cases, regulations on the confiscation of exhibits and means of administrative violations must be based on one of the following:
a) Violations are constituted by deliberate faults or serious violations;
b) Objects, money, goods, and means are direct exhibits of the administrative violations or are directly used to commit administrative violations.
7. Fixed-term suspension of licenses and practicing certificates or fixed-term suspension of operation or confiscation of exhibits and means of administrative violations which are primary or additional penalties for specific administrative violations specified in decrees on administrative penalties must be based on Articles 21, 25 and 26 of the Law on Handling of Administrative Violations, clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article and particular nature of each state management field.
8. Duration of fixed-term suspension of practising licenses or certificates or fixed-term suspension of operation for administrative violations must be prescribed in specific time frame and the minimum and maximum gaps between deprivation duration and suspension duration must be not too large.
Article 6. Regulations on power to impose penalties and issue offence notices
1. Power to impose fines of each title must be prescribed specifically in decrees on administrative penalties. For decrees having numerous state management fields, this power must be specifically prescribed for each field.
In case fines for titles prescribed in Articles 38, 39, 40, 41 and 46 of the Law on Handling of Administrative Violations are accounted as percentages of the maximum fines of corresponding fields prescribed in clause 1 Article 24 of the Law on Handling of Administrative Violations, the power to impose fines must be prescribed under specific fines to be specified in decrees on administrative penalties in various state management fields.
2. For state management fields prescribed in clause 3 Article 24 of the Law on Handling of Administrative Violations, in case fines for administrative violations are determined according to the number of times, values of violation exhibits and violation goods, penalties for titles prescribed in Articles 38, 39, 40, 41 and 46 of the Law on Handling of Administrative Violations shall be accounted according to percentages of maximum fines in such fields and must be prescribed in specific fines to be specified in decrees on administrative penalties in various state management fields.
3. In case decrees on administrative penalties prescribe numerous titles of forces with power to impose penalties in many different state management fields that participate in penalties, they must clearly prescribe power to impose penalties of such forces on each particular clause.
4. Persons with power to issue offence notices include persons with power to impose penalties, officials, public employees and persons of the People's Army, People's Public Security and cipher workers on their official duties, missions; aircraft commanders, captains, ship captains and persons assigned to issue offence notices by the aircraft commanders, captains and ship captains.
Titles with power to issue offence notices are specifically prescribed in the decrees on administrative penalties in each state management field.
5. For administrative violations subject to both penalties including primary penalties which are fine and additional penalties which are expulsion, the decrees on administrative penalties in various state management fields must stipulate power to impose penalties on such violations for titles with power to impose penalties of expulsion as prescribed in point dd clause 5 and clause 7 Article 39 of the Law on Handling of Administrative Violations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 6. Quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 10. Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
Điều 25. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính