Chương I Nghị định 117/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 117/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/09/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2020 |
Ngày công báo: | 09/10/2020 | Số công báo: | Từ số 939 đến số 940 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 03 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu bia
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
+ Ép buộc người khác uống rượu bia;
+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
+ Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
+ Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành 15/11/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm;
d) Vi phạm các quy định về trang thiết bị y tế;
đ) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
e) Vi phạm các quy định về dân số.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.
4. Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm e khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 38; các điểm a, b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60; điểm c khoản 5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a, b khoản 3 Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g, h khoản 2 Điều 85; các điểm d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 86 hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 7; khoản 9 Điều 15; khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm b khoản 5 Điều 67 và các khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
g) Tổ hợp tác;
h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân.
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III; giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh rượu, bia; giấy phép hoạt động Ngân hàng mô; chứng chỉ hành nghề dược; chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật, trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác;
c) Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, kiểm tra, xử lý y tế;
d) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh hệ thống cung cấp, truyền dẫn nước sạch;
đ) Buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai;
e) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV;
g) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV;
h) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử, người hành nghề, người bệnh;
i) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác;
k) Buộc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV;
l) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
m) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm khoản đóng góp bắt buộc; buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc; buộc hoàn trả số tiền do sử dụng sai quy định;
n) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
o) Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch, trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
p) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có); buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
q) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có);
r) Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
s) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D.Bổ sung
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures against each violation, the power to impose penalties, fines imposed by each authorized title holder and the power to record administrative violations in medical sector.
2. Administrative violations in medical sector prescribed herein are wrongful acts committed by organizations and individuals that contravene regulations on state management of medical sector but do not constitute criminal offences and are punishable by administrative penalties, including:
a) Violations against regulations on preventive healthcare, and HIV/AIDS prevention and control;
b) Violations against regulations on medical examination and treatment;
c) Violations against regulations on pharmacy and cosmetics;
d) Violations against regulations on medical devices;
dd) Violations against regulations on health insurance;
e) Violations against regulations on population.
3. Other administrative violations in medical sector which are not prescribed herein shall be penalized in accordance with the Decrees in which they are mentioned.
4. When detecting the violations in Point c Clause 3 Article 7, Point e Clause 5, Point b Clause 6 Article 38, Points a, b Clause 7 Article 44, Clause 6 Article 48, Point a Clause 2 Article 52, Clause 3 Article 53, Point a Clause 1 Article 54, Point c Clause 4 Article 56, Point d Clause 5, Clause 7 Article 57, Clause 7 Article 58, Clause 7 Article 59, Point a Clause 4 Article 60, Point c Clause 5 Article 67, Clause 3 Article 68, Point b Clause 2 Article 70, Points a, b Clause 3 Article 73, Clause 4 Article 80, Points d, dd, e, g, h Clause 2 Article 85, Points d, dd, e, g, h, i Clause 2 Article 86 or the repeating of the violations in Points a, b Clause, 3 Article 7, Clause 9 Article 15, Clause 6 Article 40, Point a Clause 6 Article 44, Point b Clause 5 Article 67 and Clauses 2, 3 Article 80 hereof, the competent persons who are handling such cases shall transfer the case files to competent criminal proceedings agencies for initiating criminal prosecution in accordance with the provisions in Clauses 1, 2 and 4 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations. If the relevant criminal proceedings agency decides not to institute criminal proceedings in accordance with the provisions of the Criminal Procedure Code, the case file shall be returned to the person competent to impose penalties who has transferred it to the criminal proceedings agency as prescribed in Clause 3 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations for imposing administrative penalties in accordance with the provisions hereof.
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations in the medical sector, persons competent to make records of violations, those competent to impose penalties and other relevant entities.
2. Organizations that are the entities incurring penalties as prescribed herein include:
a) Economic organizations that are duly established under the Law on enterprises, including: Sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices);
b) Co-operatives and cooperative unions that are duly established under the Law on co-operatives;
c) Organizations that are duly established under the Law on investment or the Law on commerce, including: Domestic and foreign investors (except individual investors) and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
d) Social organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, and socio-professional organizations;
dd) Public service providers, people’s armed forces and agencies of the Communist Party of Vietnam;
e) Regulatory authorities committing the violations which are not related to their assigned management tasks;
g) Artels;
h) Other organizations as prescribed by law.
3. Household businesses, family businesses, domestic and foreign individual investors shall be liable to the same penalties as those imposed upon individuals for committing the administrative violations prescribed herein.
Article 3. Penalties and remedial measures
1. Primary penalties:
a) Warning;
b) Fines.
2. Depending on the nature and severity of each administrative violation, the violating entity may face one or some of the following additional penalties:
a) Suspension of the following licenses or practicing certificates for a fixed period of 01-24 months, including: certificate of eligibility for pharmacy business, license for medical operations, certificate of satisfaction of level-3 biosafety standards, certificate of eligibility to provide HIV testing, certificate of eligibility to produce cosmetics, license to trade in alcoholic beverages, license to operate tissue bank, pharmacy practicing certificate and medical examination and treatment practicing certificate;
b) Confiscation of exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations in medical sector;
c) Suspension of operations for a fixed period of 01 - 24 months;
d) Deportation.
3. In addition to the primary and additional penalties, the violating entity may, depending on the nature and severity of each administrative violation, be liable to one or some of the remedial measures specified in Points c, d, dd, e, g, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and the following remedial measures:
a) Enforced return of amounts of money collected against regulations of law. Any amounts of money which cannot be returned to payers shall be paid to state budget as prescribed by law;
b) Enforced implementation of cleaning, disinfection and sterilization measures and other measures for prevention and control of infectious diseases;
c) Enforced organization of medical isolation, implementation of coercive measures for medical isolation, health inspection and control;
d) Enforced implementation of measures for cleaning of clean water supply and distribution system;
dd) Enforced making of direct apologies to HIV-positive persons and their families and correction of information published on means of mass media at the place where the HIV patient is living within 03 days as prescribed by law, unless the HIV patient rejects public apologies;
e) Enforced receipt and burial or cremation of corpses or remains of HIV infected persons;
g) Enforced receipt of HIV-positive persons;
h) Enforced making of direct apologies to persons who are discriminated against, practitioners, and patients;
i) Enforced re-appointment to previous job positions;
k) Enforced provision of legitimate rights and benefits to HIV-infected employees;
l) Enforced cancellation of decisions to discipline or expel pupil or student for HIV infection;
m) Enforced payment of interests on different amounts due to false declarations or late payment of compulsory contributions; enforced making of payments due to evasion or commission of frauds in payment of compulsory contributions; enforced return of amounts of money which have been used against regulations;
n) Enforced payment of all costs of medical services;
o) Enforced return of entire different amounts. Any payments which cannot be made to payers shall be paid to state budget in accordance with regulations of law;
p) Enforced reimbursement of amounts of money as compensation for damage suffered by health insurance purchasers (if any); enforced reimbursement of amounts of money as compensation for damage suffered by health facilities (if any). Any payments which cannot be made to payers shall be paid to state budget in accordance with regulations of law;
q) Enforced transfer of amounts of money involving in the violations to the dedicated account of the health insurance fund (if any);
r) Enforced removal of intrauterine devices and contraceptive implants;
s) Enforced revocation of practicing certificates, license for medical operations, license to import medical devices and medical face masks, certificate of eligibility for pharmacy business, certificate of free sale of domestically manufactured medical devices, certificate of registration of drugs/pharmaceutical starting materials, receipt number of cosmetic product declaration, acknowledgement of receipt of declaration dossier, certificate of registration of drugs/pharmaceutical starting materials, certificate of registration of type B, C, D medical devices.
1. The maximum fine imposed for a violation against regulations on population is VND 30.000.000 if committed by an individual or VND 60.000.000 if committed by an organization.
2. The maximum fine imposed for a violation against regulations on preventive medicine and HIV/AIDS prevention and control is VND 50.000.000 if committed by an individual or VND 100.000.000 if committed by an organization.
3. The maximum fine imposed for a violation against regulations on health insurance is VND 75.000.000 if committed by an individual or VND 150.000.000 if committed by an organization.
4. The maximum fine imposed for a violation against regulations on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics or medical devices is VND 100.000.000 if committed by an individual or VND 200.000.000 if committed by an organization.
5. The fines prescribed in Chapter II hereof are imposed on violating individuals. The fine imposed on an organization is twice as much as that imposed on an individual for the same administrative violation.
6. Fines imposed by the competent officials prescribed in Chapter VIII hereof are incurred by violating individuals; a competent official who has the power to impose fines shall have the right to impose a fine twice as much as that imposed upon an individual upon a violating organization for the same administrative violation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực