Chương VII Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phân bón
Số hiệu: | 108/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 20/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2017 |
Ngày công báo: | 01/10/2017 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân bón không được lưu hành
Đây là một trong những nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, tại Nghị định này đã quy định về phân bón không được công nhận lưu hành và phân bón bị huỷ bỏ quyết định công nhận lưu hành, cụ thể như sau:
- Những loại phân bón không được công nhận lưu hành do:
+ Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành;
- Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành;
+ Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại;
Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón như sau:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
b) Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phân bón và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho sản phẩm phân bón;
c) Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam;
d) Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón được phân công quản lý;
đ) Tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón;
g) Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón;
h) Tổng hợp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
i) Phân công Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón theo quy định pháp luật.
3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách đối với sản xuất phân bón vô cơ; chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động buôn bán phân bón trên địa bàn.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, buôn bán phân bón.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, buôn bán, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.
7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng phân bón thuộc địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn;
b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý;
c) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón, hướng dẫn cách nhận biết phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng;
đ) Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;
b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón tại địa phương; tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;
đ) Phân công Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón tại địa phương theo quy định pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 18 Nghị định này và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, các quy định về sản xuất phân bón;
c) Thử nghiệm, lưu kết quả thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản các mẫu lưu 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;
d) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;
đ) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mẫu số 30 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất khi có yêu cầu;
e) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan về sản xuất phân bón;
g) Quảng cáo, thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;
h) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
i) Phân bón được sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng;
k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về buôn bán phân bón quy định tại Điều 19 Nghị định này và chỉ được buôn bán phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
b) Phân bón phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo;
c) Quảng cáo thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
đ) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
e) Lưu giữ chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón;
g) Phân bón buôn bán phải có nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành;
h) Xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng, phân bón giả và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp không xác định được cơ sở sản xuất;
i) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
a) Thực hiện quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 26, Điều 27 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định về chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khảo nghiệm phân bón phải khách quan, chính xác.
2. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm.
4. Lưu giữ toàn bộ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, báo cáo kết quả khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phải gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.
9. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả;
b) Yêu cầu cơ sở buôn bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung của nhãn;
c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng phân bón đã được công nhận lưu hành theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;
b) Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc: Đúng chân đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách bón.
1. Thực hiện lấy mẫu theo đúng quy định, bảo đảm khách quan.
2. Bảo mật các thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
3. Tham gia tập huấn về lấy mẫu phân bón.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.
RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGING IN FIELDS OF FERTILIZERS
Article 42. Responsibilities of ministries and local government authorities
1.The Government shall ensure the consistency of state administration related to fertilizers
2.The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be accountable to the Government for its state administration related to fertilizers. To be specific:
a) Request the Government to promulgate legislative documents on fertilizer management, strategies, master plans, programs, plans for and policies on development, export and import of fertilizers;
b) Formulate national standards in fertilizers and formulate and promulgate national technical regulations on safety of fertilizers;
c) Manage the registration, testing, production, trade, export, import, quality management, labeling, advertisement and use of fertilizers in Vietnam;
d) Conduct research, collect and manage information and materials related to production and trading of fertilizers; join the national cooperation in the fields of fertilizers managed by it
dd) Provide training, improve, propagandize and popularize legal documents on fertilizers;
e) Inspect and deal with complaints and denunciation and take actions against violations of fertilizer management;
g) Set up a system of testing laboratory that is eligible for serving the state administration related to fertilizers;
h) Consolidate and upload a list of recognized fertilizers on the web portal of the Plant Protection Department;
i) Assign the Plant Protection Department to work as the specialized authority in charge of state administration related to fertilizers in accordance with regulations of law.
3. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating strategies, master plans, programs and plans for and policies on production of inorganic fertilizers; direct authorities managing the market to cooperate with relevant authorities and organizations in inspecting the compliance with regulations of law related to the trading of fertilizers in their regions.
4. The Ministry of Science and Technology shall appraise and publish the national standards in fertilizers, appraise technical regulations on fertilizers; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in organizing scientific research, application and transfer of technologies, formulating national standards and technical regulations and managing the fertilizer quality and intellectual property related to fields of fertilizers.
5. The Ministry of Planning and Investment shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulate programs, plans and mechanisms for and policies on production and trading of fertilizers.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating programs, plans and mechanisms for and policies on environmental protection in production, trading, quality management and use of fertilizers.
7. People’s Committee of each province shall:
a) Direct specialized authorities to inspect and control the quality of fertilizers in the province and take responsibility for fake fertilizers and poor quality fertilizers in the province;
b) Introduce policies on providing assistance in the production, trading and use of fertilizers in the province.
c) Provide instructions for efficient use of fertilizers without environmental pollution;
d) Propagate, popularize and organize legal guidance, provide information on fertilizer quality, provide instructions on recognizing fake fertilizers and low-quality fertilizers;
dd) Carry out regular or surprise inspections of organizations and individuals producing and trading in fertilizers in its province in accordance with regulations of this Decree; take actions against administrative violations related to fertilizers in accordance with regulations of law.
8. The Department of Agriculture and Rural Development of each province shall:
a) Request the People’s Committee of the province to formulate policies on providing assistance in the production and trading of fertilizers in the province;
b) Monitor, inspect and supervise the declaration of conformity of fertilizers by organizations and individuals; inspect the fertilizer testing in the province; consolidate and make a list of organizations and individuals that have applied for the declaration of conformity or confirmation of contents of fertilizer advertisement;
c) Take charge and cooperate with relevant authorities in propagating, popularizing and providing legal instructions, providing information about the fertilizer quality for producers, traders and consumers of fertilizers;
d) Inspect and take actions against administrative violations related to fertilizers in the province in accordance with regulations of law; periodically inspect conditions for trading of fertilizers in the province in accordance with this Decree; Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant ministries and authorities in inspecting, supervising and dealing with complaints and denunciations and take actions against violations related to the production and trading of fertilizers in the province;
dd) Assign the Crop Cultivation and Plant Protection Sub department to work as the specialized authority in charge of state management related fertilizers in the province in accordance with regulations of law.
Article 43. Responsibilities of producers, traders, exporters and importers of fertilizers
1. A producer of fertilizer shall:
a) Satisfy the conditions for producing fertilizers prescribed in Article 18 of this Decree and only produce fertilizers after obtaining the certificate of eligibility for production of fertilizers issued by the competent authority.
b) Comply with contents of the certificate of eligibility for production of fertilizers and regulations on production of fertilizers;
c) Test and keep the testing results of each consignment of finished fertilizers before they are sold on the market, keep the testing results for 2 years and keep and preserve samples of fertilizers for 6 months from the day on which samples of fertilizers are taken;
d) Recover and treat low-quality fertilizers and pay compensations for victims in accordance with regulations of law;
dd) Submit reports on the production, import and export of fertilizers to competent authorities before November 30 every year using the specimen 30 prescribed in Appendix I of this Decree or submit surprise reports upon request;
e) Comply with the inspection carried out by the competent authority and relevant regulations of law on productions of fertilizers;
g) Advertise and provide information about the composition, content and utilities of fertilizers and way to use fertilizers in conformity with their nature and regulations of law.
h) Organize the training in and provide instructions for use of fertilizers; organize professional training for employees who directly produce fertilizers;
i) Produce fertilizers whose origins are obvious;
k) Comply with regulations of law on fire prevention, chemicals, labor and environment.
2. A trader of fertilizers shall:
a) Satisfy the conditions for trading of fertilizers prescribed in Article 19 of this Decree and only trade in fertilizers after obtaining the certificate of eligibility for trading of fertilizers issued by the competent authority.
b) Arrange fertilizers in a separate area and ensure that the fertilizers are maintained in a dry place.
c) Advertise and provide information about the composition, content and utilities of fertilizers and way to use fertilizers in conformity with their nature and regulations of law.
d) Inspect origins and labels of fertilizers, conformity marks and other documents related to the fertilizer quality;
dd) Comply with the inspections carried out by the competent authorities related to satisfaction of the conditions for trading in fertilizers prescribed in this Decree and relevant regulations of law.
e) Keep legal documents proving origins of place of production, place of import or place of supply of fertilizers;
g) Only trade in fertilizers labeled in accordance with applicable regulations of law;
h) Treat low-quality fertilizers and fake fertilizers and pay compensations for victims in accordance with regulations of law if the production establishment cannot be identified;
i) Comply with regulations of law on fire prevention, chemicals, labor and environment.
3. An importer or exporter of fertilizers shall:
a) Comply with regulations on export and import of fertilizers prescribed in Articles 26 and 27 of this Decree;
b) Comply with regulations on fertilizer quality as prescribed in regulation of law on quality of products and goods.
c) Comply with the inspections carried out by the competent authorities and relevant regulations of law on export and import of goods.
Article 44. Responsibilities of organizations testing fertilizers
1. Test fertilizers objectively and accurately.
2. Comply with standards, technical processes and requirements for testing.
3. Take legal responsibility for testing results.
4. Keep all diaries of production, raw data and reports on the testing results for at least 5 years from the day on which the testing finishes.
5. Be subject to the inspection of testing activities carried out by the competent authorities
6. Pay compensations for damage in accordance with regulations of law.
7. Report the testing results using the specimen 02 prescribed in Appendix I of this Decree.
8. Before testing fertilizers, send the testing outline to the competent authority of the testing area in order to provide bases for inspecting the testing of fertilizers.
9. Submit reports on their performance to competent authorities before November 30 every year using the specimen 11 prescribed in Appendix I of this Decree or submit surprise reports at the requests of competent authorities;
Article 45. Responsibilities of users of fertilizers
1. A user of fertilizers may:
a) Be provided with instructions for efficient use of fertilizers;
b) Request traders of fertilizers to provide instructions for use of fertilizers in conformity with contents of fertilizer labels;
c) Receive compensations for damage in accordance with regulations of law.
2. A user of fertilizers shall:
a) Use recognized fertilizers in accordance with the instructions specified in their labels;
b) Ensure the efficient use of fertilizers, human safety and food safety according to the following principles: Right ground, right types of plants, right amount, right time and right methods.
Article 46. Responsibilities of people sampling fertilizers
1. Take samples of fertilizers in accordance with regulations of law and ensure the objectiveness.
2. Ensure the security of information and data related to sampling of fertilizers unless the competent authorities request reports on these information and data.
3. Take part in training courses in sampling fertilizers.
4. Take legal responsibility for activities related to sampling of fertilizers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực