Chương V Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón: Quản lý chất lượng, nhãn, đặt tên, quảng cáo, hội thảo phân bón
Số hiệu: | 108/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 20/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2017 |
Ngày công báo: | 01/10/2017 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân bón không được lưu hành
Đây là một trong những nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, tại Nghị định này đã quy định về phân bón không được công nhận lưu hành và phân bón bị huỷ bỏ quyết định công nhận lưu hành, cụ thể như sau:
- Những loại phân bón không được công nhận lưu hành do:
+ Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành;
- Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành;
+ Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại;
Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về phân bón là các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện theo các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.
4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và văn bản liên quan.
1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyển khẩu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
3. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu
a) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Thông báo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 24 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Lấy mẫu phân bón
a) Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người lấy mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
c) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.
2. Thử nghiệm phân bón
Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong sản xuất, lưu thông trên thị trường phải do phòng thử nghiệm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.
3. Tên phân bón không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
4. Trường hợp tên thành phần phân bón sử dụng làm tên phân bón đăng ký trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành phải bổ sung thêm các ký hiệu riêng để không trùng với tên phân bón đã được công nhận.
5. Đối với tên phân bón hỗn hợp, các nội dung trong tên phân bón đặt theo thứ tự: Tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).
Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự: Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).
1. Phân bón lưu thông trong nước, phân bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại phân bón và số quyết định công nhận phân bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “phân bón lá”.
3. Nội dung ghi trên nhãn đúng với nội dung Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;
d) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Giấy tờ, tài liệu đăng ký tổ chức hội thảo
a) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: Chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản I Điều này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì nộp văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
QUALITY MANAGEMENT, LABELING, NAMING, ADVERTISEMENT AND SENIMARS RELATED TO FERTILIZERS
Article 29. Management of fertilizer quality
1. The fertilizer quality shall be managed in accordance with regulations on quality of products and goods.
2. Certification and declaration of conformity shall comply with regulations of law on standards and technical regulations and law on quality of products and goods.
3. The quality criteria prescribed in national technical regulations shall be used as bases for certification and declaration of conformity. If there is no national technical regulation, the management of fertilizer quality shall be carried out in accordance with quality criteria and testing methods prescribed in Appendix V of this Decree until the relevant national technical regulations are promulgated and come into force.
4. Organizations assessing the conformity wishing to engage in testing, assessment, verification and certification of fertilizer quality shall obtain certificates related to their operation as prescribed in the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on conditions for provision of conformity assessment services and be appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with regulations on quality of products and goods and relevant documents.
Article 30. State inspection of quality of imported fertilizers
1. Quality of imported fertilizers shall be subject to state inspections except for the import of the fertilizers prescribed in Points a, b, c, d, dd, e and g Clause 2 Article 27 of this Decree; fertilizers that are temporarily imported, transited or sent to bonded warehouse and domestic fertilizers that are imported to export processing zones by export processing enterprises.
2. The Plant Protection Department shall carry out state inspections of quality of imported fertilizers.
3. Customs procedures for import of fertilizer consignments shall only be completed when results of state inspections are notified by the Plant Protection Department.
4. Fertilizers are allowed to be sent to warehouses for preservation before the inspection results are presented in accordance with regulations on procedures for inspection and supervision of exports and imports.
5. Documents on a state inspection of quality of imported fertilizers shall be kept for 05 years from the day on which the notification of results of the state inspection is published.
Article 31. Applications and procedures for state inspections of quality of imported fertilizers
1. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through web portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for the State inspections of quality of imported fertilizers shall consist of:
a) An application form for the state inspection of quality of imported fertilizers using the specimen 22 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) Copies of the following documents: A contract for exchange of fertilizers; a list of fertilizers which specifies registered quantity and code of each consignment; invoices and bill of lading if the fertilizers are transported through airway, seaway or railway.
3. Procedures for inspecting and taking samples
a) The Plant Protection Department shall inspect the sufficiency and validity of the application as prescribed in Clause 2 of this Article within a working day.
If the application is sufficient and valid, the Plant Protection Department will take samples in accordance with regulations of law.
If the application is not sufficient and valid, the Plant Protection Department will send a written explanation to the applicant.
b) Taking samples for inspection of fertilizer quality
The Plant Protection Department shall inspect the conformity of fertilizer consignments at the location of taking samples with documents included in the application. In case of conformity, samples of the fertilizers shall be taken. Samples of the fertilizers shall be sealed after being taken and a report on taking samples for the state inspection of quality of imported fertilizers shall be made according to the specimen 23 prescribed in Appendix I of this Decree.
c) Notification of inspection results
Within 10 working days from the day on which the samples are taken, the Plant Protection Department shall notify results of the state inspection of quality of imported fertilizers to the applicant using the specimen 24 prescribed in Appendix I of this Decree.
Article 32. Taking samples for testing of fertilizers
1.Taking samples of fertilizers
a) Samples for testing of fertilizers serving the state administration shall be taken by people who obtain certificates of training in sampling fertilizers;
b) Methods for sampling shall comply with national standards in sampling fertilizers
c) In the cases where the fertilizers have no national standards in sampling, the producer or importer of fertilizers shall publish methods for sampling these fertilizers.
2.Testing of fertilizers
The testing of fertilizers serving the state administration related to production and trading of fertilizers on the markets shall be carried out by testing laboratories appointed by competent authorities.
Section 2. NAMING AND LABELING OF FERTILIZERS
Article 33. Principles for naming fertilizers
1. Names of fertilizers to be registered shall not be the same as those of recognized fertilizers.
2. Names of fertilizers shall not falsify nature, utilities, composition and types of fertilizers.
3. Names of fertilizers shall not violate good customs and traditions of Vietnam and shall not coincide with reading or writing of names of leaders, national heroes, celebrities, foods, beverages and pharmaceuticals.
4. If a name of fertilizer to be registered contains composition coinciding with name of the recognized fertilizer, particular symbols shall be added to this name in order to avoid the abovementioned coincidence.
5. Names of compound fertilizers shall comply with the following order: Name of type of fertilizer, composition, particular symbols, numbers showing the amount of each component mentioned in the name and other particular symbols (if any)
Components and numbers showing the amount of each component shall comply with the following order: macronutrients namely nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), secondary nutrients, micronutrients, organic substances and other supplements (if any).
Article 34. Labeling fertilizers
1. Domestic fertilizers and imported fertilizers shall be labeled in accordance with regulations of the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 on labels of goods
2. Apart from the compulsory contents prescribed in Clause 1 Article 10 of the Decree No. 43/2017/ND-CP, labels of fertilizers shall contain types of fertilizers and the number of decisions on recognition. In case of foliar fertilizers, their labels shall contain the phrase “foliar fertilizers”.
3. Contents of labels shall be conformable with decisions on recognition.
Section 3. ADVERTISEMENT FOR AND SENIMARS RELATED TO FERTILIZERS
Article 35. Advertisement for fertilizers
1. Organizations and individuals shall advertise fertilizers in accordance with regulations of law on advertisement for fertilizers and have their contents of advertisements confirmed by the competent authorities as prescribed in Clause 4 of this Article.
2. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application for confirmation of advertising contents in person or by post.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
3.An application for confirmation of advertising contents shall consist of:
a) An application form for confirmation of advertising contents using the specimen 25 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) A valid copy of the declaration of conformity or decision on recognition of the fertilizer;
c) A copy of the certificate of eligibility for production of fertilizers if the applicant advertises its fertilizer;
d) 2 scenarios of advertisement and 1 CD recording sound and images or a design conformable with types of and measures for advertisement.
4. Within 10 days from the day on which the sufficient and valid application is received, The Department of Agriculture and Rural Development shall send a written confirmation of advertising contents using the specimen 26 prescribed in Appendix I of this Decree to the applicant. If the Department of Agriculture and Rural Development refuses to confirm the advertising contents, it shall send a written explanation to the applicant.
Article 36. Seminars in term of fertilizers
1. An application for organizing a seminar shall consist of:
a) An application form for organizing the seminar which contain programs (specify the reported contents); time (yy/mm/dd); specific address of place of the seminar; contents of reports and documents given to attendees, general descriptions of the fertilizer such as its origin, characteristics, features and utilities; a list of names, titles and professional qualifications of reporters
b) A valid copy of the declaration of conformity or the decision on recognition of the fertilizer;
c) A copy of the certificate of eligibility for production of fertilizers in case of introduction of domestic fertilizers.
2. An organization or individual applying for organizing seminars shall submit the documents prescribed in Clause 1 of this Article to Department of Agriculture and Rural Development at least 01 day before organizing the seminar for monitoring, inspection and supervision.
3. If an organization or individual applies for organizing the second seminar or over without any change in its contents, the organization or individual will only submit an application form for organizing the seminar which specifies time and place of the seminar and the documents prescribed in Clause 1 of this Article are not required. If there is any change in contents of the seminar, the documents prescribed in points a and b Clause 1 of this Article are required.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực