Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý phân bón
Số hiệu: | 108/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 20/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2017 |
Ngày công báo: | 01/10/2017 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân bón không được lưu hành
Đây là một trong những nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, tại Nghị định này đã quy định về phân bón không được công nhận lưu hành và phân bón bị huỷ bỏ quyết định công nhận lưu hành, cụ thể như sau:
- Những loại phân bón không được công nhận lưu hành do:
+ Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành;
- Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:
+ Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường;
+ Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành;
+ Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại;
Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.
Phân bón xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cần giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận phải có Giấy phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này; Giấy phép nhập khẩu phân bón (nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều này.
Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
1. Hình thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
c) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn của nước xuất khẩu;
e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
g) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài;
h) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu.
3. Thẩm định và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 21 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về phân bón là các chỉ tiêu chất lượng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện theo các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.
4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và văn bản liên quan.
1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ trường hợp phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này; phân bón tạm nhập tái xuất, phân bón quá cảnh, chuyển khẩu; phân bón gửi kho ngoại quan; doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu phân bón nội địa vào khu chế xuất.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Lô phân bón nhập khẩu chỉ được hoàn thành thủ tục hải quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
3. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu
a) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng
Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Thông báo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 24 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Lấy mẫu phân bón
a) Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người lấy mẫu có Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
c) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.
2. Thử nghiệm phân bón
Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong sản xuất, lưu thông trên thị trường phải do phòng thử nghiệm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.
3. Tên phân bón không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
4. Trường hợp tên thành phần phân bón sử dụng làm tên phân bón đăng ký trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành phải bổ sung thêm các ký hiệu riêng để không trùng với tên phân bón đã được công nhận.
5. Đối với tên phân bón hỗn hợp, các nội dung trong tên phân bón đặt theo thứ tự: Tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).
Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự: Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).
1. Phân bón lưu thông trong nước, phân bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại phân bón và số quyết định công nhận phân bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “phân bón lá”.
3. Nội dung ghi trên nhãn đúng với nội dung Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;
d) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Giấy tờ, tài liệu đăng ký tổ chức hội thảo
a) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: Chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản I Điều này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì nộp văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
1. Nội dung tập huấn khảo nghiệm phân bón
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
b) An toàn trong bảo quản và sử dụng phân bón;
c) Quy phạm khảo nghiệm phân bón;
d) Thực hành khảo nghiệm;
đ) Lưu giữ số liệu, báo cáo kết quả khảo nghiệm.
2. Thời gian tập huấn: 10 ngày
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 27 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đăng ký, tổ chức tập huấn khảo nghiệm phân bón
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn khảo nghiệm phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
1. Nội dung tập huấn người lấy mẫu
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo Tiêu chuẩn quốc gia;
c) Thực hành lấy mẫu phân bón.
2. Thời gian tập huấn: 05 ngày
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 28 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tài liệu, chương trình tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biên soạn, ban hành và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
1. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn về phân bón bao gồm:
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
b) Dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng, hóa học đất, vật lý đất, đất và phân bón;
c) Phân bón và cách bón phân, hướng dẫn sử dụng phân bón;
d) Thực hành, tham quan thực tế.
2. Thời gian bồi dưỡng chuyên môn về phần bón: 03 ngày
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, đơn vị có trách nhiệm tập huấn cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo Mẫu số 29 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn về phân bón đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với đơn vị có trách nhiệm tập huấn.
1. Hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả.
2. Cách đọc nhãn phân bón.
3. Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng phân bón.
1. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn khảo nghiệm, lấy mẫu phân bón, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón và cập nhật hàng năm để thống nhất thực hiện trên toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn khảo nghiệm, lấy mẫu phân bón.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng bộ tài liệu tập huấn sử dụng phân bón theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 40 của Nghị định này; chủ trì, phối hợp với các hiệp hội, hội về phân bón, doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; tập huấn sử dụng phân bón.
3. Các hiệp hội, hội, cơ sở sản xuất về phân bón chủ động tham gia phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, tập huấn chuyên môn cho người trực tiếp sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón như sau:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
b) Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phân bón và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho sản phẩm phân bón;
c) Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam;
d) Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón được phân công quản lý;
đ) Tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón;
g) Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón;
h) Tổng hợp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
i) Phân công Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón theo quy định pháp luật.
3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách đối với sản xuất phân bón vô cơ; chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động buôn bán phân bón trên địa bàn.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, buôn bán phân bón.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, buôn bán, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.
7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng phân bón thuộc địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn;
b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý;
c) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón, hướng dẫn cách nhận biết phân bón giả, phân bón không bảo đảm chất lượng;
đ) Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;
b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón tại địa phương; tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý;
đ) Phân công Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành thực hiện quản lý nhà nước về phân bón tại địa phương theo quy định pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 18 Nghị định này và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, các quy định về sản xuất phân bón;
c) Thử nghiệm, lưu kết quả thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm 02 năm và lưu, bảo quản các mẫu lưu 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;
d) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;
đ) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mẫu số 30 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất khi có yêu cầu;
e) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan về sản xuất phân bón;
g) Quảng cáo, thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;
h) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
i) Phân bón được sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng;
k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về buôn bán phân bón quy định tại Điều 19 Nghị định này và chỉ được buôn bán phân bón sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
b) Phân bón phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo;
c) Quảng cáo thông tin về thành phần, hàm lượng, công dụng, cách sử dụng phân bón đúng với bản chất của phân bón, đúng với quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
đ) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
e) Lưu giữ chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón;
g) Phân bón buôn bán phải có nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành;
h) Xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng, phân bón giả và bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp không xác định được cơ sở sản xuất;
i) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
a) Thực hiện quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón tại Điều 26, Điều 27 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định về chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Khảo nghiệm phân bón phải khách quan, chính xác.
2. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm.
4. Lưu giữ toàn bộ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, báo cáo kết quả khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Trước khi tiến hành khảo nghiệm phải gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.
9. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 11 định kỳ hàng năm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả;
b) Yêu cầu cơ sở buôn bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung của nhãn;
c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng phân bón đã được công nhận lưu hành theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;
b) Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc: Đúng chân đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách bón.
1. Thực hiện lấy mẫu theo đúng quy định, bảo đảm khách quan.
2. Bảo mật các thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
3. Tham gia tập huấn về lấy mẫu phân bón.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.
1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.
6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.
7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.
13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; bãi bỏ các quy định tại Chương IV Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư buôn bán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, buôn bán khí, buôn bán thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Bãi bỏ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Điều 27, Điều 28 và Phụ lục mẫu số 05/TT, mẫu số 06/TT Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Điều 15 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 5 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định này quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Phân bón hữu cơ truyền thống do các tổ chức, cá nhân sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
2. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, gồm:
a) Các nguyên tố arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
b) Vi khuẩn E. coli, Salmonella và các vi sinh vật gây hại cây trồng, gây bệnh cho người, động vật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Chất chính (còn gọi là chất dinh dưỡng chính) trong phân bón là chất dinh dưỡng có trong thành phần đăng ký quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.
4. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là các thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
5. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm:
a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.
6. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.
7. Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khối lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sắc, dạng phân bón.
8. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.
9. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất
a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng
a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);
đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;
đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...).
4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất
a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón
a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.
6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.
7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.
8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.
9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng
a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;
b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
1. Nhà nước có chính sách về tín dụng, thuế, quỹ đất cho việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.
2. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến cho việc sản xuất các loại phân bón thế hệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng phân bón.
3. Đầu tư và xã hội hóa đầu tư nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón.
4. Khuyến khích phát triển xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực phân bón.
1. Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.
3. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.
1. Phân bón không được công nhận lưu hành
a) Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;
b) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
c) Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.
2. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
a) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
1. Công nhận lần đầu
a) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
b) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.
2. Công nhận lại
a) Phân bón hết thời gian lưu hành;
b) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) Chuyển nhượng tên phân bón;
đ) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.
Các trường hợp công nhận lại quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định này) hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định này);
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
c) Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này,
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Quyết định công nhận đã được cấp (trừ trường hợp bị mất, hư hỏng);
c) Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón; trừ trường hợp thay đổi tên phân bón quy định tại khoản 9 Điều 47 của Nghị định này);
d) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);
đ) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);
e) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này.
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành theo thời hạn của Quyết định đã cấp.
1. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin đánh giá và xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.
2. Đối với trường hợp phân bón quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Nghị định này, Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu công nhận phân bón để xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành.
3. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 06 tháng, được buôn bán, sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ có hiệu lực.
1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
a) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
b) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
c) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
3. Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn) đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
4. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thẩm định và công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.
Nếu hồ sơ, điều kiện đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón bị thu hồi một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này trong 02 năm liên tiếp;
b) Giả mạo, cấp khống kết quả báo cáo khảo nghiệm phân bón;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp.
2. Việc thu hồi quyết định quy định tại khoản 1 Điều này do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.
3. Tổ chức bị thu hồi quyết định công nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày Cục Bảo vệ thực vật ban hành quyết định thu hồi.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.
Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;
g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
2. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
4. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
5. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh điều kiện buôn bán theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn
Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 12 hoặc Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);
Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất);
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).
c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Thẩm định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận, cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở buôn bán phân bón trước khi cấp Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận.
Thời hạn của Giấy chứng nhận giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
c) Trường hợp không cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Thời hạn Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn 05 năm.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
a) Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón) theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.
1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp sau đây:
a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.
2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 108/2017/ND-CP |
Hanoi, September 20, 2017 |
Pursuant to Law on organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to Law on investment dated November 26, 2014 and Law on amendments to Article 6 and Appendix 4 on the list of conditional business lines stipulated in Law on Investment dated November 22, 2016;
Pursuant to Law on enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to Law on standards and technical regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to Law on quality of products and goods dated November 21, 2007;
At the request of Minister of Agriculture and Rural Development
The Government promulgates the Decree on fertilizer management.
This Decree provides regulations on state administration related to fertilizers including recognition, testing, production, trading, export, import, quality management, labeling, advertisement, seminars and use of fertilizers in Vietnam.
Traditional organic fertilizers produced by organizations and individuals not for trading shall not be regulated by this Decree.
This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals engaging in fertilizers in Vietnam.
For the purpose of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1.“fertilizer” means a product providing nutrients for plants or improving soil to increase plant productivity and quality.
2.“restricted elements in fertilizers” means elements that are potentially harmful or pose risks to food safety and environmental pollution, including:
a) Chemical elements including arsenic (As), cadmium (Cd), Plumbum (Pb) and hydrargyrum (Hg);
b) E. coli, Salmonella and bacteria doing harm to plants or causing diseases to human and animals that are determined by the competent authorities.
3.“main nutrients” means nutrients included in registered components which decide nature and utilities of fertilizers prescribed in Appendix of this Decree.
4."quality criteria of fertilizers" means technical parameters related to characteristics, composition and content showing the quality of fertilizers and prescribed in relevant technical regulations and applied standards.
5.“nutrients” means chemical elements that are necessary for the growth of plants which include:
a) Main macronutrients including Nitrogen (N), Phosphorus (P) and Potassium (K) which can be absorbed by plants;
b) Secondary nutrients including calcium (Ca), magnesium (Mg), and sulfur (S) which can be absorbed by plants;
c) Micronutrients including boron (B), cobalt (Co), copper (Cu), iron (Fe), manganese (Mn), molybdenum (Mo) and zinc (Zn) which can be absorbed by plants;
6.“fertilizer production” means one, multiple or all activities aiming to produce fertilizers through chemical, biochemical or biological reactions or physical processes such as milling, mixing, sieving, drying, wrapping, granulation, pelletizing or stirring, filtering of fertilizers or packaging of fertilizers only.
7.“fertilizer packaging” means the use of machinery and equipment for the extraction of fertilizers from large volume to small volume, from large packages to small packages or the packaging in which fixed capacity and volume of fertilizers shall be put into packages with certain quantities without changing the nature, composition, content, colors, forms of these fertilizers.
8.“fertilizer trading” including one, multiple or all the following activities: display, sale, storage, preservation, transportation, wholesale, retail, import and export of fertilizers and other activities to trade in fertilizer.
9.“low-quality fertilizer” means a fertilizer which fails to contain main nutrients or composition as prescribed in applied standards, technical regulations or regulations issued by competent authorities.
Article 4. Classification of fertilizers
1.Fertilizers classified according to their material origins and production processes shall include:
a) Chemical fertilizers (also known as inorganic fertilizers) including different types of fertilizers which are produced mainly from inorganic substances or synthetic organic substances that have been treated through chemical processes or mineral processing;
b) Organic fertilizers including different types of fertilizers which are produced mainly from natural organic substances (excluding synthetic organic substances that have been treated through physical process such as drying, grinding, sieving, mixing and moistening or biological processes such as fermenting and extraction;
c) Biological fertilizers including different types of fertilizers produced through biological processes or natural fertilizers which contain one or multiple biological substances such as humic acids, fulvic acids, amino acids, vitamins or other biological substances.
2.Chemical fertilizers classified according to their composition or effects of their main nutrients to plants shall include:
a) Macronutrient fertilizers are fertilizers which contain at least one macronutrient and include single nutrient fertilizers, complex fertilizers, compound fertilizers, organic-mineral fertilizers and biological-mineral fertilizers;
b) Secondary nutrient fertilizers are fertilizers which contain at least one secondary nutrient excluding lime, plaster, marl and natural dolomite which have not gone through the processing or production of fertilizers;
c) Micronutrient fertilizers are fertilizers which contain at least one micronutrient;
d) Rare earth fertilizers are fertilizers containing Scandium (atomic number 21), Yttrium (atomic number 39) and elements of the Lanthanide series (atomic numbers from 57-71 including Lanthanum, Cerium , Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) in the Mendeleev’s periodic table;
dd) Inorganic fertilizers for soil improvement are fertilizers that improve the physical, chemical and biological nature of soil to facilitate the growth and development of plants and are produced from inorganic substances or synthetic organic substances.
3.Macronutrient fertilizers classified according to their main nutrients or chemical bonds of their nutrients shall include:
a) Single fertilizers are fertilizers containing only one macronutrient;
b) Complex fertilizers are fertilizers which contain at least 2 macronutrients connected by chemical bonds;
c) Compound fertilizers are fertilizers which contain at least 2 macronutrients and are produced by mixing different types of fertilizers;
d) Organic-mineral fertilizers are the fertilizers prescribed in Points a, b and c of this Clause to which organic substances are added;
dd) Biological-mineral fertilizers are the fertilizers prescribed in Points a, b and c of this Clause to which at least biological substance such as humid acids, fulvic acids, amino acids, vitamins, etc. is added.
4.Organic fertilizers classified according to their composition or effects of their main nutrients on plants shall include:
a) Organic fertilizers are fertilizers whose main nutrients include organic substances and nutrients derived from organic materials;
b) Micro-organic fertilizers are fertilizers whose main nutrients include organic substances and at least one species of useful microorganisms;
c) Biological organic fertilizers are fertilizers whose main nutrients include organic substances and at least one biological substance such as humic acids; fulvic acids, amino acids, vitamins, etc.
d) Mineral organic fertilizers are fertilizers whose main nutrients include organic substances and at least one macronutrient;
dd) Organic fertilizers for soil improvement are fertilizers that improve the physical, chemical and biological nature of soil to facilitate the growth and development of the plants and are produced from natural organic substances (excluding synthetic organic substances);
e) Traditional organic fertilizers are fertilizers produced from animal wastes, by-products of plants, other plants or organic household wastes by traditional composting.
5. Biological fertilizers classified according to their composition or functions of their main nutrients shall include:
a) Biological fertilizers are fertilizers produced through biological processes or fertilizers of natural origin which contain one or multiple biological substances such as humic acids, fulvic acids, amino acids, vitamins or other biological substances;
b) Bio-fertilizers are fertilizers containing useful microorganisms that are capable of producing nutrients or transformed into nutrients in soil which can be used by plants or microorganisms that are capable of inhibiting harmful microorganisms;
c) Biological fertilizers for soil improvement are fertilizers that improve the physical, chemical and biological nature of soil to facilitate the growth and development of the plants and are produced through biological fertilizers or fertilizers of natural origins or contain one or more biological substances.
6. Fertilizers containing plant growth regulators (PGRs) are the fertilizers prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article to which one or multiple PGRs is added and the total content of PGRs shall be less than 0.5% of volume of fertilizers.
7. Fertilizers containing substances for increase use efficiency are the fertilizers prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article which are mixed with substances enhancing the performance of fertilizers.
8. Fertilizers capable of boosting the immunity of plants are one of the fertilizers prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article which contain substances for boosting the immunity of plants in unfavorable situations or in case of harmful pests and insects.
9. Fertilizers classified according to their modes of use shall be specified as follows:
a) Fertilizers for root are fertilizers that are used for providing nutrients for plants through their roots;
b) Foliar fertilizers are fertilizers that are used for providing nutrients for plants through their stems and leaves;
Article 5. The State’s policies on fertilizers
1.The State formulates policies on credit, tax, land areas for the research and transfer of scientific and technical advances, production and use of organic fertilizers.
2.The State encourages the application of advanced technologies to the production of new fertilizers in order to raise the quality and efficiency of fertilizers.
3.The State encourages the investment and private sector involvement in improving the capacity of testing and certification of eligibility for inspection and supervision of fertilizer quality.
4. The State encourages private sector involvement in public services related to fertilizers.
RECOGNITION AND TESTING OF FERTILIZERS
Section 1. RECOGNITION OF FERTILIZERS TRADED IN VIETNAM
Article 6. General principles for recognition of fertilizers traded in Vietnam (hereinafter referred to as “recognition of fertilizers”)
1. Fertilizers shall be products or goods included in Group 2 or the list of conditional business lines that are recognized to be traded in Vietnam by the Plant Protection Department.
2. Domestic organizations and individuals or foreign organizations and individuals whose representative offices, companies or branches are allowed to operate in Vietnam are entitled to apply for recognition of their fertilizers.
3. Each organization or individual shall only apply for recognition of a fertilizer name for each registered composition and content of nutrients.
Article 7. Fertilizers that shall not be recognized or have their decisions on recognition cancelled
1. A fertilizer shall not be recognized if:
a) It contains harmful elements exceeding the limit prescribed in national technical regulations and national standards or Appendix V of this Decree if there are no national technical regulations or national standards and other relevant regulations;
b) There is scientific evidence showing that the fertilizer poses a high risk to human health and environment;
c) Its name is the same as those which has been recognized.
2. A fertilizer will have its decision on recognition cancelled if:
a) There is scientific evidence showing that the fertilizer poses a high risk to human health and environment;
b) It is found that false documents are used or information in these documents is not conformable with the application for recognition;
c) It has been recognized but fails to be re-recognized in case of expiry.
Article 8. Forms of recognition of fertilizers
1. First recognition shall apply to
a) Fertilizers that are domestically researched and produced;
b) Fertilizers that are imported to Vietnam for the first time;
c) Recognized fertilizers that are applied for changes in their quality criteria.
2. Re-recognition of a fertilizer shall be applied if:
a) Period of the decision on recognitions expired;
b) There are changes in the information on the organization and individual owning the recognized fertilizer or the decision on recognition is lost or damaged;
c) Name of the fertilizer is transferred;
d) Name of the recognized fertilizer is changed.
The re-recognition prescribed in Points b, c and d of Clause 2 of this Article shall only be carried out if quality criteria of the fertilizer are not changed.
Article 9. Applications and procedures for first recognition of fertilizers
1.Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through web portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for recognition of a fertilizer shall consist of:
a) An application form for the recognition of fertilizer using the specimen 01 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) Written general information on the fertilizer which is provided by its producer and includes type of the fertilizer, main quality criteria, content of restricted elements of the fertilizer, instruction for use, general information on import and export of the fertilizer;
c) An original copy of the report on results of fertilizer testing using the specimen 02 prescribed in Appendix I of this Decree (except for the fertilizers prescribed in Clause 2 of Article 13 and the fertilizers included in the list prescribed in Clause 11 Article 47 of this Decree) or results of research projects and subjects of the State, Ministries or provinces and a decision on recognition of technical advances in case of the fertilizers prescribed in Point c, Clause 3 Article 13 of this Decree;
d) A specimen of fertilizer label as prescribed in Articles 33 and 34 of this Decree.
3. Verification of applications for recognition of fertilizers and recognition of fertilizers
Within 03 months from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall verify the application.
If the application satisfies regulations on fertilizers, the Plant Protection Department shall issue a decision on recognition using specimen 03 prescribed in Appendix I of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the decision on recognition.
4. Period of a decision on recognition shall be 5 years. At least 03 months before the day on which the decision on recognition expires, the organization or individual shall apply for the re-recognition as prescribed in Article 10 of this Decree
Article 10. Applications and procedures for re-recognition of fertilizers in case of expired decisions on recognition
1. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through wed portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for re-recognition of a fertilizer shall consist of:
a) An application form for the re-recognition of fertilizer using the specimen 01 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) A valid copy of the notification of receiving the declaration of conformity;
c) A specimen of the fertilizer label being traded as prescribed in Articles 33 and 34 of this Decree.
3. Verification of applications for re-recognition of fertilizers and re-recognition of fertilizers
Within 07 working days from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall verify the application.
If the application satisfies regulations of law, the Plant Protection Department shall issue a decision on recognition using specimen 03 prescribed in Appendix I of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the decision on recognition.
Article 11. Applications and procedures for re-recognition in case of changes or transfer of fertilizer names, changes in information related to applicants or in the cases where decisions on recognition are lost or damaged
1. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through wed portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for re-recognition of a fertilizer shall consist of:
a) An application form for the re-recognition of fertilizer using the specimen 01 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) An original copy of the issued decision on recognition unless the decision is lost or damaged;
c) Valid copies of documents of competent authorities on intellectual property or documents of the court on violations of labels in case of changing the fertilizer name; except for the change of fertilizer names prescribed in Clause 9 Article 47 of this Decree;
d) A valid copy of the new enterprise registration certificate in case of changes in information related to the applicant;
dd) An original copy or valid copy of the contract for or agreement on transferring fertilizers in case of transfer of the fertilizer name;
e) A specimen of fertilizer label as prescribed in Articles 33 and 34 of this Decree.
3. Verification of applications for re-recognition of fertilizers and re-recognition of fertilizers
a) Within 07 working days from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall verify the application.
If the application satisfies regulations of law, the Plant Protection Department shall issue a decision on recognition using specimen 03 prescribed in Appendix I of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the decision on recognition.
b) Period of the new decision on recognition shall be equal to those of the issued decision.
Article 12. Procedures for cancellation of decisions on recognition
1. In case of the fertilizers prescribed in Point a Clause 2 Article 7 of this Decree, the Plant Protection Department shall consolidate information and consider cancelling decisions on recognition.
2. In case of the fertilizers prescribed in Points b and c Clause 2 Article 7 of this Decree, the Plant Protection Department shall inspect and review documents on recognition to consider cancelling decisions on recognition.
3. A fertilizer whose decision on recognition is cancelled in accordance with regulations in Clause 2 of this Article shall only be produced or imported within 06 months and traded or used within 12 months from the day on which the decision on cancellation comes into force.
Section 2. TESTING OF FERTILIZERS
Article 13. Principles for testing of fertilizers
1. Fertilizers shall be tested before they are recognized except for the fertilizers prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Fertilizers that are not required to be tested shall include:
a) The organic fertilizers prescribed in Points a and e Clause 4 Article 4 of this Decree that are used for roots;
b) The single and complex fertilizers prescribed in Points a and b Clause 3 Article 4 of this Decree that are used for roots and do not contain substances for boosting their performance, substances for soil improvement, microorganisms, PGRs or substances changing their nature, utilities and efficiency;
c) Fertilizers that are the results of research projects and subjects of the State, ministries and provinces which are recognized as technical advances.
3. Fertilizers shall be tested on a large scale and small scale. The testing on the large scale shall only carried out after those on the small scale finishes.
4. The testing of fertilizers shall be carried out at the premises of eligible organizations.
5. The testing of fertilizers shall comply with national standards. If there is no national standards, the testing of fertilizers shall be carried out in accordance with regulations on testing prescribed in Appendix II and submit a report on testing results using the specimen 02 prescribed in Appendix I of this Decree.
6 .The amount of fertilizer that is allowed to be produced or imported for testing shall be determined according to amount of fertilizer for each type of plants and areas for actual testing but not exceed 10 hectares in case of annual plants and 20 hectares in case of perennial plants.
Article 14. Applications for testing of fertilizers
1. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through wed portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for the testing of a fertilizer shall consist of:
a) An application form for testing of the fertilizer using the specimen 04 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) Technical documents on the fertilizer using the specimen 05 prescribed in Appendix I of this Decree;
c) An outline of the testing using the specimen 06 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Verification of applications for testing of the fertilizer
Within 20 days from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall establish a council to verify the application or process and approve the application.
If the application satisfies regulations on fertilizers, the Plant Protection Department shall issue a written consent to the testing using specimen 07 prescribed in Appendix I of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the written consent.
Article 15. Conditions for recognition of organizations testing fertilizers
1. Organizations are established in accordance with regulations of law.
2. People in charge of the testing shall obtain Bachelor's degrees or higher decrees in specialties related to farming, plant protection, soil agro chemistry, agronomy, chemistry or biology and obtain certificates of training in testing of fertilizers.
3. At least 5 employees of the organizations who carry out the testing (public employees or employee working under indefinite-term or fixed-term labor contracts) shall:
a) Obtain bachelor's degrees or higher decrees in the specialties prescribed in Clause 2 of this Article;
b) Obtain certificates of training in testing of fertilizers.
4. The organizations shall have sufficient facilities for testing of fertilizers as prescribed in Appendix III of this Decree.
Article 16. Applications and procedures for recognition of organizations eligible for testing of fertilizers
1. Submission of applications
An organization shall submit an application in person, by post or through wed portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for recognition of the organization eligible for carrying out the testing of fertilizers (hereinafter referred to as “recognition of eligibility for testing of fertilizers”) shall consist of:
a) An application form for recognition of eligibility for testing of fertilizers using the specimen 08 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) A description of eligibility for testing fertilizers using the specimen 09 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Verification of the application and recognition of legibility for testing of fertilizers
Within 20 days from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall verify the application and carry out a site inspection.
If the application and condition of the applicant satisfy regulations of law, the Plant Protection Department shall issue a decision on recognition of eligibility for testing of fertilizers using specimen 10 prescribed in Appendix I of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the abovementioned decision.
Article 17. Revocation of decisions on recognition of eligibility for testing of fertilizers
1. A decision on recognition of eligibility for testing of fertilizer will be revoked if:
a) The organization fails to satisfy the responsibilities prescribed in Clause 2 Article 44 of this Decree within 02 consecutive years;
b) Testing results are falsified or fraudulent;
c) Erasing or repair of the decision falsifies its contents.
2. The decisions prescribed in Clause 1 of this Article shall be revoked by the Plant Protection Department.
3. An organization whose decision on recognition of eligibility for testing of fertilizers is revoked shall only have its application for recognition of eligibility for testing of fertilizers received after 24 months from the day on which the decision is revoked.
PRODUCTION AND TRADING OF FERTILIZERS
SECTION 1. CONDITIONS FOR PRODUCTION AND TRADING OF FERTILIZERS
Article 18. Conditions for issuance of certificates of eligibility for production of fertilizers
1.Organizations and individuals producing fertilizers shall satisfy the following conditions:
a) Organizations and individuals are established in accordance with regulations of law.
b) The location and areas of their premises are conformable with the power of production lines, machinery and equipment;
c) Production lines, machinery and equipment from the stage of material processing to the stage of completion are conformable with technological processes.
Production stages and systems use equipment that is mechanized or automated as prescribed in Appendix IV of this Decree.
Machinery and equipment subject to strict requirements for safety and measuring equipment for testing are verified, calibrated and corrected in accordance with regulations of law;
d) Materials and finished products are stored in separate areas and there are shelves or pallets to set products;
dd) The organizations and individuals have their testing laboratories recognized or have contracts with testing organizations that are appointed to assess quality criteria of their fertilizers;
e) Their systems for quality management are conformable with ISO 9001 or equivalent standards. A new production establishment shall have its system for quality management within 01 year from the day on which it is established;
g) Their managers obtain bachelor’s degrees or higher degrees in the specialties related to farming, plant protection, soil argochemistry, agronomy, chemistry and biology.
2. The establishments that only package fertilizers are not required to satisfy the conditions prescribed in Points dd and e Clause 1 of this Article.
Article 19. Conditions for issuance of certificates of eligibility for trading of fertilizers
1. Organizations and individuals trading in fertilizers shall satisfy the following conditions:
a) They are registered or established in accordance with regulations of law.
b) They have stores for trading fertilizers. Their stores have signs; records on purchase and sale of fertilizers and price lists of each type of fertilizers published in at conspicuous and readable places;
c) They have areas for storage of fertilizers and shelves or ballets to set fertilizers;
d) People selling fertilizers obtain certificates of professional training in fertilizers, except for people who have obtain associate degrees or higher degrees related to farming, plant protection, agronomy, chemistry or biology.
2. A business establishment which trades in fertilizers without through any store shall obtain the enterprise registration certificate; have stable and legal places for transactions; have records on purchase and sale of fertilizers and satisfy the conditions prescribed in Point d Clause 1 of this Article.
Section 2. APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR ISSUANCE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR PRODUCTION AND TRADING OF FERTILIZERS
Article 20. Applications for certificates of eligibility for production of fertilizers
1. An application forms for the certificates of eligibility for production of fertilizers using the specimen 12 prescribed in Appendix I of this Decree.
2. A description of eligibility for production of fertilizers using the specimen 14 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Valid copies of documents on verification, calibration and correction of machinery and equipment subject to strict requirements for safety and measuring equipment for testing
4. A copy of the bachelor’s degree or higher degree of the applicant’s manager as prescribed in Point g Clause 1 Article 18 of this Decree.
5. A valid copy of the decision on approving environmental impact assessment report (EIA report) or decision on approving detailed project on environmental protection or the written confirmation of registration of the plan for environmental protection or commitment on environmental protection as prescribed by applicable regulations of law.
6. A valid copy of the certificate of assessment of design or plan for fire prevention issued to the applicant in accordance with applicable regulations of law.
Article 21. Applications for certificates of eligibility for trading of fertilizers
1. An application form for the certificate of eligibility for trading of fertilizers using the specimen 13 prescribed in Appendix I of this Decree.
2. A description of eligibility for trading of fertilizers using the specimen 15 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. A valid copy of the certificate of professional training in fertilizers or the associate degree or higher degree of the person trading in fertilizers as prescribed in Point d Clause 1 Article 19 of this Decree.
Article 22. Applications for reissuance of certificates of eligibility for production or trading of fertilizers
1. In the cases where certificates of eligibility for production of fertilizers have expired
At least 03 months before the day on which a certificate expires, the fertilizer producer that wishes to continue producing fertilizers shall submit an application for reissuance of the certificate of eligibility for production of fertilizers as prescribed in Article 20 of this Decree.
2. In the cases where certificates of eligibility for production or trading of fertilizers (hereinafter referred to as “certificates of eligibility”) are lost or damaged or have their contents changed, an application for reissuance of a certificate shall consist of:
a) An application form for reissuance of the certificate of eligibility using the specimen 12 or specimen 13 prescribed in Appendix I of this Decree.
b) A valid copy of one of the following documents:
The enterprise registration certificate, investment certificate or business registration certificate, operation registration certificate of the branch or representative office, certificate of business location or business registration certificate that has been amended in case of application for adjustments to contents of enterprise registration or business location or information related to the applicant;
The description of conditions for production of fertilizers using the specimen 14 prescribed in Appendix I of this Decree in case of application for adjustments to operating conditions or production capacity.
The decision on recognition of fertilizers traded in Vietnam or contract for transferring the ownership or fertilizers from other organizations or individuals to the applicant in case of application for addition to types of fertilizers.
c) An original copy of the issued certificates unless it is lost;
Article 23. Procedures for issuance or reissuance of certificates of eligibility
1.Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through web portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. Verification in case of issuance and reissuance of certificates
a) Issuance of certificates or reissuance of certificates of eligibility for production of fertilizers in the cases where the issued certificates have expired
Within 20 days from the day on which the valid application and the results of verification showing that the conditions prescribed on Article 18 are satisfied are received, the competent authority shall issue or reissue the certificate for eligibility for production of fertilizers.
Within 10 days from the day on which the valid application and the results of verification showing that the conditions prescribed on Article 19 are satisfied are received, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for trading of fertilizers.
Authorities having power to issue or reissue certificates of eligibility shall carry out site inspections at establishments producing or trading in fertilizers before issuing certificates or reissuing the certificates of eligibility for production of fertilizers. Inspection records shall be made according to the specimen 18 prescribed in Appendix I of this Decree.
b) Reissuance of certificates of eligibility in the case where the issued certificates are lost, damaged or have their contents changed
Within 5 working days from the day on which a valid application is received, the competent authority shall reissue the certificate of eligibility.
The expiry date of the new certificate of eligibility shall be the same as those of the issued certificate.
c) If the competent authority refuses to issue or reissue the certificate of eligibility, it shall send a written explanation to the applicant.
Article 24. Period of certificates and power to issue certificates
1. Periods of certificates
A certificate of eligibility for production of fertilizers shall be valid for 5 years.
2. Power to issue certificates
a) The Plant Protection Department has power to issue certificates of eligibility for production of fertilizers (except for establishments only packaging fertilizers) using the specimen 16 prescribed in Appendix I of this Decree.
b) Crop Cultivation and Plant Protection Sub departments have power to issue certificates of eligibility for production of fertilizers to applicants only packaging fertilizers using the specimen 16 prescribed in Appendix I of this Decree and certificates of eligibility for trading of fertilizers using the specimen 17 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Authorities having power to issue certificates of eligibility shall consolidate and publish lists of organizations and individuals obtaining certificates of eligibility on web portals.
Article 25. Revocation of certificates of eligibility
1. An establishment producing or trading fertilizers will have its certificate of eligibility revoked if:
a) It uses false documents or provides incorrect information, which distorts the nature of the application for the certificate of eligibility;
b) Erasing or repair of the certificate of eligibility falsifies its contents.
2. The certificates of eligibility prescribed in Clause 1 of this Article shall be revoked by the competent authority issuing them.
3. Organizations or individuals whose certificates of eligibility are revoked shall only have their applications for new certificates received after 24 months from the day on which competent authorities issue decisions on revocation of their certificates.
EXPORT AND IMPORT OF FERTILIZERS
Article 26. Export of fertilizers
Fertilizers shall be exported in accordance with regulations of importing countries, contracts, international treaties, international agreements on admitting results of assessment of conformity with relevant countries and territories.
Article 27. Import of fertilizers
1. Organizations and individuals having their fertilizers recognized may import or assign other organizations or individuals to import fertilizers for which licenses are not required, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. An organization or individual importing one of the following fertilizers which have not been recognized shall obtain an import license:
a) Fertilizers used for testing;
b) Specialized fertilizers for sports grounds and amusement parks
c) Specialized fertilizers used by foreign-invested enterprises for their production within their operating scope or used for foreign projects in Vietnam;
d) Fertilizers used as presents or samples;
dd) Fertilizers in fairs and exhibitions;
e) Fertilizers imported for producing other fertilizers for export;
g) Fertilizers used for scientific research;
h) Fertilizers used as materials for producing other fertilizers.
3. Apart from the documents prescribed in regulations on importing goods, an importer of fertilizers shall submit a notification of results of state inspection in terms of quality of the imported fertilizer if it is subject to the state inspection as prescribed in Clause 1 Article 30 of this Article or submit the license for importing the fertilizers prescribed in Clause 2 of this Article to the customs authority in person or through Vietnam National Single Window.
In case of export authorization, authorized organizations or individuals shall show authorization letters of importers to customs authorities.
Article 28. Applications and procedures for issuance of licenses for importing fertilizers
1. Forms of submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through web portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for a license for importing fertilizers shall consist of:
a) An application form for the license for importing fertilizers using the specimen 19 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) A valid copy or copy enclosed with the original copy for comparison of one of the following documents:
The enterprise registration certificate, document proving the applicant’s legal status, investment certificate in case of foreign-invested enterprises, documents on approving investment programs or projects issued by competent authorities in case of foreign projects carried out in Vietnam or documents on approving programs or projects approved by the applicant in accordance with regulations of law;
c) A technical declaration using the specimen 20 prescribed in Appendix I of this Decree;
d) Documents on quality criteria, utilities, instructions for use and safety warning made in foreign language enclosed with their Vietnamese versions that are certified by the translator or the applicant;
dd) In case of the import of the fertilizers prescribed in Points a, b, c and d Clause 2 Article 27 of this Decree, apart from the documents prescribed in Points a, b, c and d of this Article, the applicant shall submit a valid copy or copy enclosed with the original copy and Vietnamese version of Certificate of Free Sale (CFS) issued by the exporting country or written confirmation of conformity with regulations of the exporting country;
e) In case of import of the fertilizers prescribed in Point dd Clause 2 Article 27 of this Decree, apart from the documents prescribed in Point a, b, c and d of this Clause, the applicant shall submit a written confirmation or written invitation to take part in fairs or exhibitions in Vietnam;
g) In case of import of the fertilizers prescribed in Point e Clause 2 Article 27 of this Decree, apart from the documents prescribed in Point a, b, c and d of this Clause, the applicant shall submit the original copy or valid copy of the import contract, export contract or processing contract signed with a foreign partner;
h) In case of import of the fertilizers prescribed in Point g Clause 2 Article 27 of this Decree, apart from the documents prescribed in Point a, b, c and d of this Clause, the applicant shall submit a valid copy of the outline of research into fertilizers to be imported.
3. Verification of applications and power to issue licenses for importing fertilizers
Within 7 days from the day on which the valid application is received, the Plant Protection Department shall issue the license for importing fertilizers using the specimen 21 prescribed in Appendix 1 of this Decree or send a written explanation to the applicant if it refuses to issue the license.
QUALITY MANAGEMENT, LABELING, NAMING, ADVERTISEMENT AND SENIMARS RELATED TO FERTILIZERS
Article 29. Management of fertilizer quality
1. The fertilizer quality shall be managed in accordance with regulations on quality of products and goods.
2. Certification and declaration of conformity shall comply with regulations of law on standards and technical regulations and law on quality of products and goods.
3. The quality criteria prescribed in national technical regulations shall be used as bases for certification and declaration of conformity. If there is no national technical regulation, the management of fertilizer quality shall be carried out in accordance with quality criteria and testing methods prescribed in Appendix V of this Decree until the relevant national technical regulations are promulgated and come into force.
4. Organizations assessing the conformity wishing to engage in testing, assessment, verification and certification of fertilizer quality shall obtain certificates related to their operation as prescribed in the Government’s Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on conditions for provision of conformity assessment services and be appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development in accordance with regulations on quality of products and goods and relevant documents.
Article 30. State inspection of quality of imported fertilizers
1. Quality of imported fertilizers shall be subject to state inspections except for the import of the fertilizers prescribed in Points a, b, c, d, dd, e and g Clause 2 Article 27 of this Decree; fertilizers that are temporarily imported, transited or sent to bonded warehouse and domestic fertilizers that are imported to export processing zones by export processing enterprises.
2. The Plant Protection Department shall carry out state inspections of quality of imported fertilizers.
3. Customs procedures for import of fertilizer consignments shall only be completed when results of state inspections are notified by the Plant Protection Department.
4. Fertilizers are allowed to be sent to warehouses for preservation before the inspection results are presented in accordance with regulations on procedures for inspection and supervision of exports and imports.
5. Documents on a state inspection of quality of imported fertilizers shall be kept for 05 years from the day on which the notification of results of the state inspection is published.
Article 31. Applications and procedures for state inspections of quality of imported fertilizers
1. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application in person, by post or through web portals.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
2. An application for the State inspections of quality of imported fertilizers shall consist of:
a) An application form for the state inspection of quality of imported fertilizers using the specimen 22 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) Copies of the following documents: A contract for exchange of fertilizers; a list of fertilizers which specifies registered quantity and code of each consignment; invoices and bill of lading if the fertilizers are transported through airway, seaway or railway.
3. Procedures for inspecting and taking samples
a) The Plant Protection Department shall inspect the sufficiency and validity of the application as prescribed in Clause 2 of this Article within a working day.
If the application is sufficient and valid, the Plant Protection Department will take samples in accordance with regulations of law.
If the application is not sufficient and valid, the Plant Protection Department will send a written explanation to the applicant.
b) Taking samples for inspection of fertilizer quality
The Plant Protection Department shall inspect the conformity of fertilizer consignments at the location of taking samples with documents included in the application. In case of conformity, samples of the fertilizers shall be taken. Samples of the fertilizers shall be sealed after being taken and a report on taking samples for the state inspection of quality of imported fertilizers shall be made according to the specimen 23 prescribed in Appendix I of this Decree.
c) Notification of inspection results
Within 10 working days from the day on which the samples are taken, the Plant Protection Department shall notify results of the state inspection of quality of imported fertilizers to the applicant using the specimen 24 prescribed in Appendix I of this Decree.
Article 32. Taking samples for testing of fertilizers
1.Taking samples of fertilizers
a) Samples for testing of fertilizers serving the state administration shall be taken by people who obtain certificates of training in sampling fertilizers;
b) Methods for sampling shall comply with national standards in sampling fertilizers
c) In the cases where the fertilizers have no national standards in sampling, the producer or importer of fertilizers shall publish methods for sampling these fertilizers.
2.Testing of fertilizers
The testing of fertilizers serving the state administration related to production and trading of fertilizers on the markets shall be carried out by testing laboratories appointed by competent authorities.
Section 2. NAMING AND LABELING OF FERTILIZERS
Article 33. Principles for naming fertilizers
1. Names of fertilizers to be registered shall not be the same as those of recognized fertilizers.
2. Names of fertilizers shall not falsify nature, utilities, composition and types of fertilizers.
3. Names of fertilizers shall not violate good customs and traditions of Vietnam and shall not coincide with reading or writing of names of leaders, national heroes, celebrities, foods, beverages and pharmaceuticals.
4. If a name of fertilizer to be registered contains composition coinciding with name of the recognized fertilizer, particular symbols shall be added to this name in order to avoid the abovementioned coincidence.
5. Names of compound fertilizers shall comply with the following order: Name of type of fertilizer, composition, particular symbols, numbers showing the amount of each component mentioned in the name and other particular symbols (if any)
Components and numbers showing the amount of each component shall comply with the following order: macronutrients namely nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), secondary nutrients, micronutrients, organic substances and other supplements (if any).
Article 34. Labeling fertilizers
1. Domestic fertilizers and imported fertilizers shall be labeled in accordance with regulations of the Government’s Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14, 2017 on labels of goods
2. Apart from the compulsory contents prescribed in Clause 1 Article 10 of the Decree No. 43/2017/ND-CP, labels of fertilizers shall contain types of fertilizers and the number of decisions on recognition. In case of foliar fertilizers, their labels shall contain the phrase “foliar fertilizers”.
3. Contents of labels shall be conformable with decisions on recognition.
Section 3. ADVERTISEMENT FOR AND SENIMARS RELATED TO FERTILIZERS
Article 35. Advertisement for fertilizers
1. Organizations and individuals shall advertise fertilizers in accordance with regulations of law on advertisement for fertilizers and have their contents of advertisements confirmed by the competent authorities as prescribed in Clause 4 of this Article.
2. Submission of applications
An organization or individual shall submit an application for confirmation of advertising contents in person or by post.
Within 03 working days from the day on which the application is received, if it is not valid, a notification of completing the application will be sent to the applicant.
3.An application for confirmation of advertising contents shall consist of:
a) An application form for confirmation of advertising contents using the specimen 25 prescribed in Appendix I of this Decree;
b) A valid copy of the declaration of conformity or decision on recognition of the fertilizer;
c) A copy of the certificate of eligibility for production of fertilizers if the applicant advertises its fertilizer;
d) 2 scenarios of advertisement and 1 CD recording sound and images or a design conformable with types of and measures for advertisement.
4. Within 10 days from the day on which the sufficient and valid application is received, The Department of Agriculture and Rural Development shall send a written confirmation of advertising contents using the specimen 26 prescribed in Appendix I of this Decree to the applicant. If the Department of Agriculture and Rural Development refuses to confirm the advertising contents, it shall send a written explanation to the applicant.
Article 36. Seminars in term of fertilizers
1. An application for organizing a seminar shall consist of:
a) An application form for organizing the seminar which contain programs (specify the reported contents); time (yy/mm/dd); specific address of place of the seminar; contents of reports and documents given to attendees, general descriptions of the fertilizer such as its origin, characteristics, features and utilities; a list of names, titles and professional qualifications of reporters
b) A valid copy of the declaration of conformity or the decision on recognition of the fertilizer;
c) A copy of the certificate of eligibility for production of fertilizers in case of introduction of domestic fertilizers.
2. An organization or individual applying for organizing seminars shall submit the documents prescribed in Clause 1 of this Article to Department of Agriculture and Rural Development at least 01 day before organizing the seminar for monitoring, inspection and supervision.
3. If an organization or individual applies for organizing the second seminar or over without any change in its contents, the organization or individual will only submit an application form for organizing the seminar which specifies time and place of the seminar and the documents prescribed in Clause 1 of this Article are not required. If there is any change in contents of the seminar, the documents prescribed in points a and b Clause 1 of this Article are required.
TRAINING IN TESTING, TAKING SAMPLES AND USING FERTILIZERS; PROFESSIONAL TRAINING IN FERTILIZERS
Article 37. Training in testing of fertilizers
1. Contents of training in testing fertilizer shall include:
a) Applicable regulation of law on fertilizers;
b) Safety in maintenance and use of fertilizers;
c) Regulations on testing fertilizers;
d) Practice of testing;
dd) Storage of statistics and reports on testing results.
2. Training period shall be 10 days
Based on the training results, competent authorities shall consider issuing certificates of training in testing of fertilizers using the specimen 27 prescribed in Appendix I of this Decree.
3 .Registration and organization of training in fertilizers
Organizations and individuals wishing to get training in testing of fertilizers shall make lists of trainees and submit them to the competent authorities in person or by post or send them online.
4. Competent authorities shall compile issue and annually update documents on and programs for the training in order to ensure the nationwide consistency.
Article 38. Training in sampling fertilizers
1. Contents of the training for people taking samples of fertilizers
a) Applicable regulation of law on fertilizers;
b) Methods for sampling as prescribed in national standards;
c) Practice of sampling fertilizers
2. Training period shall be 05 days
Based on the training results, competent authorities shall consider issuing certificates of training in sampling fertilizers using the specimen 28 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Organizations and individuals wish to get training in sampling fertilizers shall make lists of trainees and submit them to the competent authorities in person or by post or send them online.
Competent authorities shall compile, issue and annually update documents on and programs for the training in order to ensure the nationwide consistency.
Article 39. Professional training in fertilizers
1.Contents of professional training in fertilizers shall include:
a) Applicable regulation of law on fertilizers;
b) Plant nutrition, land, soil chemistry, soil physics, soil and fertilizers;
c) Fertilizers and ways to spread fertilizers and instructions for use of fertilizers;
d) Practice and actual visits.
2. Period of professional training shall be 3 days
Based on the training results, training providers shall consider issuing certificates of professional training in fertilizers using the specimen 29 prescribed in Appendix I of this Decree.
3. Organizations and individuals wish to get professional training in fertilizers shall make lists of trainees and submit them to the training providers in person or by post or submit them online.
Article 40. Contents of training in using fertilizers
1. Instructions for efficient use of fertilizers
2. Ways to read labels of fertilizers
3. Environmental protection and food safety
4. Rights and duties of users of fertilizers
Article 41. Responsibilities of organizations providing training in fertilizers
1. The Plant Protection Department shall design programs and compile documents on training in testing and sampling fertilizers and professional training in fertilizers and update them annually to ensure the nationwide consistency; take charge and cooperate with training schools and institutions in providing training in testing and sampling fertilizers.
2. Crop Cultivation and Plant Protection Sub departments shall prepare documents on the training in using fertilizers in accordance with the contents of programs prescribed in Article 40 of this Decree; take charge and cooperate with fertilizer associations and enterprises in providing professional training in fertilizers and provide training in using fertilizers.
3. Associations and producers of fertilizers shall actively cooperate with regulatory authorities in propagation and provision of professional training for people who directly produce, trade and use fertilizers.
RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGING IN FIELDS OF FERTILIZERS
Article 42. Responsibilities of ministries and local government authorities
1.The Government shall ensure the consistency of state administration related to fertilizers
2.The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be accountable to the Government for its state administration related to fertilizers. To be specific:
a) Request the Government to promulgate legislative documents on fertilizer management, strategies, master plans, programs, plans for and policies on development, export and import of fertilizers;
b) Formulate national standards in fertilizers and formulate and promulgate national technical regulations on safety of fertilizers;
c) Manage the registration, testing, production, trade, export, import, quality management, labeling, advertisement and use of fertilizers in Vietnam;
d) Conduct research, collect and manage information and materials related to production and trading of fertilizers; join the national cooperation in the fields of fertilizers managed by it
dd) Provide training, improve, propagandize and popularize legal documents on fertilizers;
e) Inspect and deal with complaints and denunciation and take actions against violations of fertilizer management;
g) Set up a system of testing laboratory that is eligible for serving the state administration related to fertilizers;
h) Consolidate and upload a list of recognized fertilizers on the web portal of the Plant Protection Department;
i) Assign the Plant Protection Department to work as the specialized authority in charge of state administration related to fertilizers in accordance with regulations of law.
3. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating strategies, master plans, programs and plans for and policies on production of inorganic fertilizers; direct authorities managing the market to cooperate with relevant authorities and organizations in inspecting the compliance with regulations of law related to the trading of fertilizers in their regions.
4. The Ministry of Science and Technology shall appraise and publish the national standards in fertilizers, appraise technical regulations on fertilizers; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in organizing scientific research, application and transfer of technologies, formulating national standards and technical regulations and managing the fertilizer quality and intellectual property related to fields of fertilizers.
5. The Ministry of Planning and Investment shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulate programs, plans and mechanisms for and policies on production and trading of fertilizers.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating programs, plans and mechanisms for and policies on environmental protection in production, trading, quality management and use of fertilizers.
7. People’s Committee of each province shall:
a) Direct specialized authorities to inspect and control the quality of fertilizers in the province and take responsibility for fake fertilizers and poor quality fertilizers in the province;
b) Introduce policies on providing assistance in the production, trading and use of fertilizers in the province.
c) Provide instructions for efficient use of fertilizers without environmental pollution;
d) Propagate, popularize and organize legal guidance, provide information on fertilizer quality, provide instructions on recognizing fake fertilizers and low-quality fertilizers;
dd) Carry out regular or surprise inspections of organizations and individuals producing and trading in fertilizers in its province in accordance with regulations of this Decree; take actions against administrative violations related to fertilizers in accordance with regulations of law.
8. The Department of Agriculture and Rural Development of each province shall:
a) Request the People’s Committee of the province to formulate policies on providing assistance in the production and trading of fertilizers in the province;
b) Monitor, inspect and supervise the declaration of conformity of fertilizers by organizations and individuals; inspect the fertilizer testing in the province; consolidate and make a list of organizations and individuals that have applied for the declaration of conformity or confirmation of contents of fertilizer advertisement;
c) Take charge and cooperate with relevant authorities in propagating, popularizing and providing legal instructions, providing information about the fertilizer quality for producers, traders and consumers of fertilizers;
d) Inspect and take actions against administrative violations related to fertilizers in the province in accordance with regulations of law; periodically inspect conditions for trading of fertilizers in the province in accordance with this Decree; Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant ministries and authorities in inspecting, supervising and dealing with complaints and denunciations and take actions against violations related to the production and trading of fertilizers in the province;
dd) Assign the Crop Cultivation and Plant Protection Sub department to work as the specialized authority in charge of state management related fertilizers in the province in accordance with regulations of law.
Article 43. Responsibilities of producers, traders, exporters and importers of fertilizers
1. A producer of fertilizer shall:
a) Satisfy the conditions for producing fertilizers prescribed in Article 18 of this Decree and only produce fertilizers after obtaining the certificate of eligibility for production of fertilizers issued by the competent authority.
b) Comply with contents of the certificate of eligibility for production of fertilizers and regulations on production of fertilizers;
c) Test and keep the testing results of each consignment of finished fertilizers before they are sold on the market, keep the testing results for 2 years and keep and preserve samples of fertilizers for 6 months from the day on which samples of fertilizers are taken;
d) Recover and treat low-quality fertilizers and pay compensations for victims in accordance with regulations of law;
dd) Submit reports on the production, import and export of fertilizers to competent authorities before November 30 every year using the specimen 30 prescribed in Appendix I of this Decree or submit surprise reports upon request;
e) Comply with the inspection carried out by the competent authority and relevant regulations of law on productions of fertilizers;
g) Advertise and provide information about the composition, content and utilities of fertilizers and way to use fertilizers in conformity with their nature and regulations of law.
h) Organize the training in and provide instructions for use of fertilizers; organize professional training for employees who directly produce fertilizers;
i) Produce fertilizers whose origins are obvious;
k) Comply with regulations of law on fire prevention, chemicals, labor and environment.
2. A trader of fertilizers shall:
a) Satisfy the conditions for trading of fertilizers prescribed in Article 19 of this Decree and only trade in fertilizers after obtaining the certificate of eligibility for trading of fertilizers issued by the competent authority.
b) Arrange fertilizers in a separate area and ensure that the fertilizers are maintained in a dry place.
c) Advertise and provide information about the composition, content and utilities of fertilizers and way to use fertilizers in conformity with their nature and regulations of law.
d) Inspect origins and labels of fertilizers, conformity marks and other documents related to the fertilizer quality;
dd) Comply with the inspections carried out by the competent authorities related to satisfaction of the conditions for trading in fertilizers prescribed in this Decree and relevant regulations of law.
e) Keep legal documents proving origins of place of production, place of import or place of supply of fertilizers;
g) Only trade in fertilizers labeled in accordance with applicable regulations of law;
h) Treat low-quality fertilizers and fake fertilizers and pay compensations for victims in accordance with regulations of law if the production establishment cannot be identified;
i) Comply with regulations of law on fire prevention, chemicals, labor and environment.
3. An importer or exporter of fertilizers shall:
a) Comply with regulations on export and import of fertilizers prescribed in Articles 26 and 27 of this Decree;
b) Comply with regulations on fertilizer quality as prescribed in regulation of law on quality of products and goods.
c) Comply with the inspections carried out by the competent authorities and relevant regulations of law on export and import of goods.
Article 44. Responsibilities of organizations testing fertilizers
1. Test fertilizers objectively and accurately.
2. Comply with standards, technical processes and requirements for testing.
3. Take legal responsibility for testing results.
4. Keep all diaries of production, raw data and reports on the testing results for at least 5 years from the day on which the testing finishes.
5. Be subject to the inspection of testing activities carried out by the competent authorities
6. Pay compensations for damage in accordance with regulations of law.
7. Report the testing results using the specimen 02 prescribed in Appendix I of this Decree.
8. Before testing fertilizers, send the testing outline to the competent authority of the testing area in order to provide bases for inspecting the testing of fertilizers.
9. Submit reports on their performance to competent authorities before November 30 every year using the specimen 11 prescribed in Appendix I of this Decree or submit surprise reports at the requests of competent authorities;
Article 45. Responsibilities of users of fertilizers
1. A user of fertilizers may:
a) Be provided with instructions for efficient use of fertilizers;
b) Request traders of fertilizers to provide instructions for use of fertilizers in conformity with contents of fertilizer labels;
c) Receive compensations for damage in accordance with regulations of law.
2. A user of fertilizers shall:
a) Use recognized fertilizers in accordance with the instructions specified in their labels;
b) Ensure the efficient use of fertilizers, human safety and food safety according to the following principles: Right ground, right types of plants, right amount, right time and right methods.
Article 46. Responsibilities of people sampling fertilizers
1. Take samples of fertilizers in accordance with regulations of law and ensure the objectiveness.
2. Ensure the security of information and data related to sampling of fertilizers unless the competent authorities request reports on these information and data.
3. Take part in training courses in sampling fertilizers.
4. Take legal responsibility for activities related to sampling of fertilizers.
1. Fertilizers whose names are specified in the notification of conformity of the Department of Agriculture and Rural Development or the Department of Industry and Trade may be produces, trades and used within 12 months from the day on which this Decree comes into force. Within the above-mentioned period, the Ministry of Agriculture and Rural Development considering issuing decisions on recognition of fertilizers are not required to follow the procedures for recognition prescribed in this Decree.
2. In the cases where fertilizers whose names are specified in licenses for production of fertilizers have not gone through declaration of conformity or fertilizers have been tested and applications for licenses for production of these fertilizers have been submitted before this Decree comes into force, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consider issuing decisions on recognition of these fertilizers without going through the procedures for recognitions prescribed in this Decree.
3. Licenses for production of fertilizers issued by competent authorities shall be still valid for 5 years from the days on which this Decree comes into force.
4. If organizations and individuals having obtained licenses for production of fertilizers request issuance or reissuance of licenses, the competent authorities shall consider issuing or reissuing certificates of eligibility for productions of fertilizers to them as prescribed in Clause 2 Article 22 of this Decree.
5. If an application for the license for production of fertilizers has been received by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Industry and Trade but the license has not been issued before this Decree come into force, the Ministry of Agriculture and Rural Development will consider issuing the certificate of eligibility for production of fertilizers in accordance with regulations of this Decree.
6. The acceptable content between the testing results of the quality criteria and those of declared quality criteria of the fertilizers specified in Clauses 1, 2, 10 and 11 of this Article shall comply with regulations in Appendix V of this Decree until the national technical regulations are promulgated and come into force.
7. Organizations and individuals have obtained licenses for hiring organizations or individuals to produce inorganic fertilizers may continue using their license for 12 months from the day on which this Decree comes into force.
8. Organizations and individuals that are trading in fertilizers before this Decree comes into force shall obtain certificates of eligibility for trading of fertilizers within 36 months from the day on which this Decree comes into force.
9. If the fertilizers prescribed in Clauses 1, 2 and 11 of this Article fail to be named in accordance with regulations in Clause 3 Article 6 and Article 33 of this Decree; they shall have their names changed within 36 months from the day on which this Decree comes into force.
10. If a fertilizer has been tested before this Decree comes into force and its quality criteria satisfy national technical regulations or regulations in Appendix V of this Decree if there is no national technical regulation, within 24 months from the day on which this Decree comes into force, the testing results will be used for considering and recognizing this fertilizer.
11. Fertilizers that are included in the list of fertilizers allowed to be produced, traded and used in Vietnam issued by the Minister of Agriculture and Rural Development from August 9, 2008 to November 27, 2013 and fertilizers that have been tested (except for the tested fertilizers prescribed in Clause 2 of this Article) shall be considered and recognized as prescribed in Article 9 of this Decree within 12 months from the day on which this Decree comes into force.
12. The fertilizers prescribed in Clause 11 of this Article may be imported without import licenses for 12 months from the day on which this Decree comes into force. Quality criteria published in the lists of or licenses for importing fertilizers for testing shall be used as bases for state inspection of quality of imported fertilizers and declaration of conformity.
13. Certificates of training for people sampling fertilizers that are issued before this Decree comes into force shall have their validity equivalent to certificates of training in sampling fertilizers prescribed in this Decree.
1. This Decree comes into force from the day on which it is signed
2. This Decree shall replace the Government's Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 on fertilizer management. The following regulations and documents shall be annulled:
Regulations in Chapter IV of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amendments to certain regulations on certain regulations on investment and trading conditions related to international trade in goods, chemicals, industrial explosives, fertilizer, gas business and food business under the state management of Ministry of Industry and Trade;
Circular No. 41/2014/TT-BNNPTNT dated November 13, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development on guidelines for certain articles of the Government's Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 on fertilizer management under the state administration of the Ministry of Agriculture and Rural Development; Circular No. 29/2014/TT-BCT dated September 30, 2014 of the Minister of Industry and Trade providing guidance on the implementation of certain articles related to inorganic fertilizers, providing guidance on issuance licenses for production of inorganic fertilizers, organic fertilizers and other fertilizers prescribed in the Government's Decree 202/2013/ND-CP dated December 27, 2013 on fertilizer management; Articles 27 and 28 and Appendix containing the specimen No. 05/TT and specimen No. 06/TT of the Circular No. 04/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 of Ministry of Agriculture and Rural Development providing guidance on the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on guidance on the Commercial Law related to international trade in goods and commercial agency, trading, processing and transit of goods with foreign countries in the agriculture, forestry and aquaculture and Article 15 of the Circular No. 11/2017/TT-BNNPTNT dated May 29, 2017 on amendments to certain articles of legislative documents related to functions and tasks of units affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial authorities, heads of Governmental agencies, chairmen or chairwomen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall take responsibility for the implementation of this Decree.
|
P.P GOVERNMENT |
ATTACHED FILE
|
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực