Chương 1 Nghị định 106/2003/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 106/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/09/2003 | Ngày hiệu lực: | 11/10/2003 |
Ngày công báo: | 26/09/2003 | Số công báo: | Số 158 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về thẩm quyền quy định về phí, lệ phí;
b) Vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, thu, nộp phí, lệ phí;
c) Vi phạm quy định về mức thu phí, lệ phí;
d) Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục lập, báo cáo phương án thu phí;
đ) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí;
e) Vi phạm quy định về chứng từ thu phí, lệ phí;
g) Vi phạm quy định về miễn, giảm phí, lệ phí;
h) Vi phạm quy định về kế toán phí, lệ phí;
i) Vi phạm quy định về công khai chế độ thu phí, lệ phí.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí mà không phải là tội phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực phí, lệ phí được giao mà có vi phạm hành chính thì không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định này mà sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực phí, lệ phí hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc những biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc phải bồi hoàn số tiền thất thoát do vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí gây ra;
b) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí;
c) Truy thu các khoản phí, lệ phí trốn nộp;
d) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch phí, lệ phí có được do vi phạm hành chính.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và 3 trên đây chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này.
1. This Decree prescribes the sanctioning of administrative violations in the field of charge and fee.
2. The administrative violations in the field of charge and fee, prescribed in this Decree, include:
a) Violation of regulations on competence to prescribe charges, fees;
b) Violation of regulations on registration, declaration, collection and payment of charges and fees;
c) Violation of regulations on charge and fee collection levels;
d) Violation of regulations on order and procedures of elaborating and reporting on charge collection plans;
e) Violation of regulations on management and use of charge and fee money;
f) Violation of regulations on charge and fee collection vouchers;
g) Violation of regulations on charge and/or fee exemption or reduction;
h) Violation of regulations on charge and fee accounting;
i) Violation of regulations on making public the charge and fee collection regime.
Article 2.- Objects of application
1. Domestic and foreign individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that commit acts of intentionally or unintentionally violating the law provisions on charges and fees, which are not crimes, shall all be sanctioned for administrative violations according to the provisions of this Decree, except for cases where the international treaties which Vietnam has signed or acceded to provide otherwise.
2. State officials and employees who are performing the assigned tasks or official duties in the field of charge and fee and commit administrative violations shall not be subject to this Decree but be disciplined according to law provisions on State officials and employees.
Article 3.- Sanctioning principles
The principles for sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Article 3 of the July 2, 2000 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4.- Extenuating circumstances, aggravating circumstances for acts of administrative violations in the field of charge and fee
The extenuating and aggravating circumstances for acts of administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Articles 8 and 9 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 5.- Statute of limitation for sanctioning
1. The statute of limitation for sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall be two years as from the dates the administrative violations are committed.
2. Individuals, who have been prosecuted or got decisions to be brought to trial according to criminal procedures, and later got decisions to suspend the investigation or their cases, but their acts of violation show signs of administrative violations in the field of charge and fee, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree; for this case, the statute of limitation for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and dossiers of the violation cases.
3. If within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article the violating individuals or organizations commit new administrative violations in the field of charge and fee or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitation for sanctioning administrative violations shall be counted from the time the new violations are committed or the time the acts of evading or obstructing the sanctioning stop.
Article 6.- The statute of limitation for executing the decisions on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee
The decisions on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall be invalid after one year counting from the dates the sanctioning decisions are issued; in cases where sanctioned individuals or organizations deliberately evade or delay the execution of the sanctioning decisions, the above-mentioned statute of limitation shall be recounted from the time the acts of evasion or delay stop.
Article 7.- The time limits for being considered not yet sanctioned for administrative violations
Individuals and organizations sanctioned for administrative violations, who, if past one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitation for executing the sanctioning decisions, do not repeat their violations, shall be considered not yet sanctioned for administrative violations
1. For each act of administrative violation in the field of charge and fee, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, individuals and organizations that commit administrative violations in the field of charge and fee may also be subject to one or all of the following additional sanctioning forms:
a) Deprivation of the right to use professional practice or operation licenses as provided for by law;
b) Confiscation of material evidences and/or means already used for committing the administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations that commit administrative violations may also be forced to apply one or many of the following remedial measures:
a) Forced repayment of the money amounts lost due to their administrative violations in the field of charge and fee;
b) Forced payment of all expenses for the reimbursement of difference amounts brought about by wrong implementation of legislation on charges and fees to the charge and/or fee payers;
c) Retrospective collection of evaded charge and/or fee amounts;
d) Confiscation of the entire charge and fee difference amounts obtained due to administrative violations.
4. The additional sanctioning forms and remedial measures prescribed in Clauses 2 and 3 above can only be applied together with the sanctioning forms prescribed in Clause 1 of this Article. In cases where the statute of limitations for sanctioning administrative violations expire or the time limits for issuing sanctioning decisions expire, sanctions shall not be imposed, but the remedial measures prescribed in Clause 3 of this Article must still be applied.