Nghị định 106/2003/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong phí, lệ phí
Số hiệu: | 106/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/09/2003 | Ngày hiệu lực: | 11/10/2003 |
Ngày công báo: | 26/09/2003 | Số công báo: | Số 158 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2003 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 106/2003/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÍ, LỆ PHÍ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về thẩm quyền quy định về phí, lệ phí;
b) Vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, thu, nộp phí, lệ phí;
c) Vi phạm quy định về mức thu phí, lệ phí;
d) Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục lập, báo cáo phương án thu phí;
đ) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí;
e) Vi phạm quy định về chứng từ thu phí, lệ phí;
g) Vi phạm quy định về miễn, giảm phí, lệ phí;
h) Vi phạm quy định về kế toán phí, lệ phí;
i) Vi phạm quy định về công khai chế độ thu phí, lệ phí.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí mà không phải là tội phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực phí, lệ phí được giao mà có vi phạm hành chính thì không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định này mà sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực phí, lệ phí hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc những biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc phải bồi hoàn số tiền thất thoát do vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí gây ra;
b) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí;
c) Truy thu các khoản phí, lệ phí trốn nộp;
d) Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch phí, lệ phí có được do vi phạm hành chính.
4. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và 3 trên đây chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có thẩm quyền mà tự đặt ra quy định về: danh mục phí, lệ phí; mức thu phí, lệ phí; quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí; miễn, giảm phí, lệ phí.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã thu, sử dụng tiền phí, lệ phí; đã thực hiện miễn, giảm phí, lệ phí còn bị áp dụng một hoặc những biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí:
a) Đăng ký, kê khai chậm thời hạn quy định của pháp luật phí, lệ phí:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp phí, lệ phí:
a) Đối với hành vi chậm nộp phí, lệ phí theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
b) Đối với hành vi không nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật phí, lệ phí:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này còn có thể bị xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
4. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu phí, lệ phí sai với mức phí, lệ phí niêm yết hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà có tình tiết tăng nặng còn có thể bị xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc những biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
1. Đối với hành vi sử dụng sai mục đích tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước bị phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
ưd) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tiền phí, lệ phí sai mục đích có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về in chứng từ:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in, nhận in chứng từ nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi đặt in, nhận in chứng từ trùng ký hiệu, trùng số.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký sử dụng chứng từ:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức sử dụng chứng từ đặc thù nhưng không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
3. Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ:
a) Đối với hành vi lập chứng từ không ghi rõ các chỉ tiêu quy định trong chứng từ, trừ các chỉ tiêu xác định số tiền phí, lệ phí:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập chứng từ khi thu phí, lệ phí, trừ trường hợp thu phí, lệ phí theo quy định không phải lập chứng từ.
c) Căn cứ vào giá trị ghi trên liên chứng từ thu phí, lệ phí giao cho khách hàng, phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ có chênh lệch giữa các liên của mỗi số chứng từ như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
d) Căn cứ vào giá trị ghi trên liên chứng từ thu phí, lệ phí giao cho khách hàng, phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ khống như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
đ) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ đã hết giá trị sử dụng.
e) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của chứng từ đã sử dụng.
g) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ giả.
h) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 3 Điều này tối đa là 100.000.000 đồng.
4. Đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý chứng từ:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ chậm; lưu trữ, bảo quản chứng từ không đúng quy định;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng chứng từ;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua chứng từ không đúng quy định cho mỗi số chứng từ sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
5. Đối với hành vi làm mất, cho, bán chứng từ:
a) Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho khách hàng của mỗi số chứng từ chưa sử dụng;
b) Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên của mỗi số chứng từ, trừ liên giao cho khách hàng của chứng từ chưa sử dụng;
c) Đối với hành vi cho, bán chứng từ:
Trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng thì cá nhân, tổ chức cho, bán chứng từ bị xử phạt theo mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
Trường hợp cho, bán chứng từ chưa sử dụng thì cá nhân, tổ chức cho, bán chứng từ bị xử phạt theo mức quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này;
d) Mức phạt đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng; riêng trường hợp cho, bán chứng từ phát hiện đã sử dụng áp dụng mức phạt tối đa theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều này.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 3; điểm c khoản 4; điểm c khoản 5 Điều này còn có thể bị xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
7. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính quy định tại các điểm b, c, d, đ, g khoản 3; điểm c khoản 4; điểm c khoản 5 Điều này còn bị áp dụng một hoặc những biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và d khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
1. Đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để được áp dụng chính sách miễn, giảm phí, lệ phí:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
2. Đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để được hưởng chênh lệch từ việc thực hiện chính sách miễn, giảm phí, lệ phí:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 300.000.000 đồng trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng còn có thể bị xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
4. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
Đối với hành vi không thực hiện niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí, lệ phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết về tên phí, lệ phí, mức thu, chứng từ thu và văn bản quy định thu phí, lệ phí:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí lệ phí thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và Điều 40 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
1. Thủ tục và trình tự xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
2. Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục, trình tự xử lý các biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí không nêu tại Nghị định được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 106/2003/ND-CP |
Hanoi, September 23, 2003 |
PRESCRIBING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF CHARGE AND FEE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the August 28, 2001 Ordinance on Charges and Fees;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
1. This Decree prescribes the sanctioning of administrative violations in the field of charge and fee.
2. The administrative violations in the field of charge and fee, prescribed in this Decree, include:
a) Violation of regulations on competence to prescribe charges, fees;
b) Violation of regulations on registration, declaration, collection and payment of charges and fees;
c) Violation of regulations on charge and fee collection levels;
d) Violation of regulations on order and procedures of elaborating and reporting on charge collection plans;
e) Violation of regulations on management and use of charge and fee money;
f) Violation of regulations on charge and fee collection vouchers;
g) Violation of regulations on charge and/or fee exemption or reduction;
h) Violation of regulations on charge and fee accounting;
i) Violation of regulations on making public the charge and fee collection regime.
Article 2.- Objects of application
1. Domestic and foreign individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that commit acts of intentionally or unintentionally violating the law provisions on charges and fees, which are not crimes, shall all be sanctioned for administrative violations according to the provisions of this Decree, except for cases where the international treaties which Vietnam has signed or acceded to provide otherwise.
2. State officials and employees who are performing the assigned tasks or official duties in the field of charge and fee and commit administrative violations shall not be subject to this Decree but be disciplined according to law provisions on State officials and employees.
Article 3.- Sanctioning principles
The principles for sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Article 3 of the July 2, 2000 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4.- Extenuating circumstances, aggravating circumstances for acts of administrative violations in the field of charge and fee
The extenuating and aggravating circumstances for acts of administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Articles 8 and 9 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 5.- Statute of limitation for sanctioning
1. The statute of limitation for sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall be two years as from the dates the administrative violations are committed.
2. Individuals, who have been prosecuted or got decisions to be brought to trial according to criminal procedures, and later got decisions to suspend the investigation or their cases, but their acts of violation show signs of administrative violations in the field of charge and fee, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree; for this case, the statute of limitation for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and dossiers of the violation cases.
3. If within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article the violating individuals or organizations commit new administrative violations in the field of charge and fee or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitation for sanctioning administrative violations shall be counted from the time the new violations are committed or the time the acts of evading or obstructing the sanctioning stop.
Article 6.- The statute of limitation for executing the decisions on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee
The decisions on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall be invalid after one year counting from the dates the sanctioning decisions are issued; in cases where sanctioned individuals or organizations deliberately evade or delay the execution of the sanctioning decisions, the above-mentioned statute of limitation shall be recounted from the time the acts of evasion or delay stop.
Article 7.- The time limits for being considered not yet sanctioned for administrative violations
Individuals and organizations sanctioned for administrative violations, who, if past one year counting from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitation for executing the sanctioning decisions, do not repeat their violations, shall be considered not yet sanctioned for administrative violations
1. For each act of administrative violation in the field of charge and fee, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, individuals and organizations that commit administrative violations in the field of charge and fee may also be subject to one or all of the following additional sanctioning forms:
a) Deprivation of the right to use professional practice or operation licenses as provided for by law;
b) Confiscation of material evidences and/or means already used for committing the administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations that commit administrative violations may also be forced to apply one or many of the following remedial measures:
a) Forced repayment of the money amounts lost due to their administrative violations in the field of charge and fee;
b) Forced payment of all expenses for the reimbursement of difference amounts brought about by wrong implementation of legislation on charges and fees to the charge and/or fee payers;
c) Retrospective collection of evaded charge and/or fee amounts;
d) Confiscation of the entire charge and fee difference amounts obtained due to administrative violations.
4. The additional sanctioning forms and remedial measures prescribed in Clauses 2 and 3 above can only be applied together with the sanctioning forms prescribed in Clause 1 of this Article. In cases where the statute of limitations for sanctioning administrative violations expire or the time limits for issuing sanctioning decisions expire, sanctions shall not be imposed, but the remedial measures prescribed in Clause 3 of this Article must still be applied.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF CHARGE, FEE, SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 9.- Violation of regulations on competence to prescribe charges, fees
1. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for acts of having no competence but setting on ones own the regulations on charge and fee indexes; charge and fee rates; charge and fee management and use; charge and fee exemption or reduction.
2. Apart from pecuniary fines, individuals and organizations that commit acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article may also be additionally sanctioned according to the provisions in Clause 2, Article 8 of this Decree.
3. Apart from the principal and additional sanctioning forms, the individuals and/or organizations, that commit administrative violations by having collected and used charges and fees; having effected charge and/or fee exemption or reduction, shall also be subject to one or all of the remedial measures prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 10.- Violation of regulations on charge and fee registration, declaration, collection, payment
1. For acts of violating the regulations on registration, declaration of charge and fee collection and payment:
a) Making registration, declaration later than the time limits prescribed by legislation on charges and fees:
- Caution for first-time violations;
- A fine of between VND 100,000 and 300,000 for the acts of violation for the second time on.
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of declaring untruthfully, declaring incompletely the items prescribed in the charge and fee collection declaration forms or in the accounting documents for supply to the State management bodies according to regulations.
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for acts of failing to register and/or declare the charge and fee collection and payment with the State management bodies according to regulations.
2. For acts of violating regulations on charge and fee collection and payment:
a) For acts of paying charges and/or fees later than the notices of the competent agencies:
- Caution for the first-time violations;
- A fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of violation for the second time on.
b) For acts of failing to pay charges and/or fees according to law provisions on charges and fees:
- A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of under VND 10,000,000;
- A fine of between over VND 1,000,000 and under VND 3,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000;
- A fine of between VND 3,000,000 and under VND 5,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of between VND 30,000,000 and under VND 50,000,000;
- A fine of between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;
- A fine of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of between VND 100,000,000 and under VND 300,000,000;
- A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 for acts of failing to pay charges and/or fees with value of VND 300,000,000 or over.
3. Apart from the pecuniary fines, individuals and organizations that commit acts of violation prescribed at Point c, Clause 1 and Point b, Clause 2, of this Article may also be additionally sanctioned under the provisions in Clause 2, Article 8 of this Decree.
4. Apart from the principal and additional sanctioning forms, individuals and organizations committing the administrative violations prescribed at Points b and c, Clause 1, Point b of Clause 2, this Article, shall also be compelled to apply remedial measures prescribed at Point c, Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 11.- Violation of regulations on charge and/or fee collection levels
1. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for acts of collecting charges and/or fees not according to the charge and/or fee rates posted up or prescribed by competent State bodies.
2. Apart from pecuniary fines, individuals and organizations committing acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article, which involve aggravating circumstances, may also be additionally sanctioned as provided for at Point a, Clause 2, Article 8 of this Decree.
3. Apart from the principal and additional sanctioning forms, individuals and organizations committing administrative violations shall also be compelled to apply one or all of the remedial measures prescribed at Points a, b and d of Clause 3, Article 8, this Decree.
Article 12.- Violation of regulations on order and procedure of elaborating and reporting on charge collection plans
1. Caution for the first-time violations.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for violations for the second time on.
Article 13.- Violation of regulations on management and use of charge and fee money
1. For acts of using State budget charges and/or fees for wrong purposes, the pecuniary fines shall be as follows:
a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of under VND 10,000,000;
b) A fine of between VND 1,000,000 and under VND 3,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 10,000,000 and under 30,000,000;
c) A fine of between VND 3,000,000 and under VND 5,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 30,000,000 and under VND 50,000,000;
d) A fine of between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;
e) A fine of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of between VND 100,000,000 and under VND 300,000,000;
f) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of using for wrong purposes charge and/or fee money with value of VND 300,000,000 or over.
2. Apart from pecuniary fines, individuals and organizations that commit administrative violations prescribed in Clause 1 of this Article shall also be compelled to apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 14.- Violation of regulations on State budget charge and fee collection vouchers
1. For acts of violating the regulations on voucher printing
a) A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts of ordering or accepting the voucher printing which has not yet been approved in writing by competent State bodies;
b) A fine of between VND 4,000,000 and 9,000,000 for acts of ordering or accepting the printing of vouchers with identical signs and/or identical serial numbers.
2. For acts of violating the regulations on registration of voucher use:
A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 on individuals or organizations for using particular vouchers without making registration with competent State bodies as provided for.
3. For acts of violating the regulations on voucher use:
a) For acts of compiling vouchers without inscribing clearly the indexes prescribed in the vouchers, except for indexes of determining the charge or fee amounts:
- Caution for acts of first-time violation;
- A fine of between VND 100,000 and 300,000 for acts of violation for the second time on.
b) A fine of between VND 500,000 and 5,000,000 for acts of failing to write vouchers when collecting charges or fees, except for cases of charge or fee collection which, according to regulations, require no voucher writing.
c) Based on the values inscribed on the charge or fee collection voucher copies handed to customers, fines shall be imposed on acts of writing vouchers with differences in amounts between copies of each voucher as follows:
- A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for each voucher with difference valued at under VND 1,000,000;
- A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for each voucher with difference valued at between VND 1,000,000 and under VND 5,000,000;
- A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for each voucher with difference valued at between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000;
- A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for each voucher with difference valued at VND 10,000,000 or over.
d) Based on the values inscribed in the charge or fee collection voucher copies handed to customers, fines shall be imposed on acts of making blank vouchers as follows:
- A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for each issue of voucher with value of under VND 2,000,000;
- A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for each issue of voucher with value of between VND 2,000,000 and under VND 5,000,000;
- A fine of between VND 6,000,000 and 20,000,000 for each issue of voucher with value of VND 5,000,000 or over.
e) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for each issue of voucher for acts of using expired vouchers.
f) A fine of between VND 2,000,000 and 6,000,000 for each issue of voucher for acts or erasing, modifying contents of indexes of the used vouchers.
g) A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 for each issue of voucher for acts of using fake vouchers.
h) The maximum level of fine on acts of violation prescribed at Points c, d, e, f and g, Clause 3 of this Article shall be VND 100,000,000.
4. For acts of violating the regulations on voucher management:
a) A fine of between VND 100,000 and 500,000 on individuals or organizations for late reporting on the use, clearance and settlement of vouchers; archiving, preserving vouchers in contravention of regulations;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 on individuals or organizations for failing to report on the use, clearance and settlement of vouchers;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for acts of receiving, buying vouchers in contravention of regulations for each issue of used voucher. The maximum fine level is VND 50,000,000.
5. For acts of losing, giving or selling vouchers:
a) A fine of VND 500,000 for acts of losing the to be-handed to customer copy of each issue of unused voucher;
b) A fine of VND 200,000 for acts of losing copies of each issue of unused voucher, except for the copy to be handed over to customer;
c) For acts of giving, selling vouchers:
- In case of giving, selling vouchers which are detected to have been used, the individuals or organizations that gave or sold the vouchers shall be fined at the levels prescribed at Point d, Clause 3 of this Article;
- In case of giving, selling vouchers which are not yet used, the individuals or organizations that gave or sold the vouchers shall be fined at the levels prescribed at Points a and b, Clause 5 of this Article;
d) The maximum level of fine on acts prescribed at Points a, b and c, Clause 5 of this Article shall be VND 50,000,000; particularly for case of giving, selling vouchers detected to have been used, the maximum fine level prescribed at Point h, Clause 3 of this Article shall apply.
6. Apart from pecuniary fines, individuals and organizations committing acts of violation prescribed at Point b, Clause 1; Points b, c, d, e, f, g of Clause 3; Point c of Clause 4; Point c of Clause 5, of this Article may also be additionally sanctioned according to the provisions in Clause 2, Article 8 of this Decree.
7. Apart from principal and additional sanctioning forms, individuals and organizations committing administrative violations prescribed at Points b, c, d, e, g of Clause 3; Point c of Clause 4; Point c of Clause 5, of this Article shall also be compelled to apply one or all of the remedial measures prescribed at Points a, c and d of Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 15.- Violation of the regulation on charge and/or fee exemption, reduction
1. For acts of falsely declaring or making unreal dossiers to enjoy the application of policy on charge and/or fee exemption or reduction:
a) Caution for acts of first-time violation;
b) A fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of violation for the second time on.
2. For acts of falsely declaring or making unreal dossiers to enjoy differences from the implementation of charge and/or fee exemption and reduction policy:
a) A fine of between VND 500,000 and under VND 1,000,000 for acts of violation with the difference amount being under VND 10,000,000;
b) A fine of between VND 1,000,000 and under VND 3,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000;
c) A fine of between VND 3,000,000 and under VND 5,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 30,000,000 and under VND 50,000,000;
d) A fine of between VND 5,000,000 and under VND 10,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;
e) A fine of between VND 10,000,000 and under VND 30,000,000 for acts of violation with the difference amount of between VND 100,000,000 and under VND 300,000,000;
f) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of violation with the difference amount of VND 300,000,000 or over.
3. Apart from pecuniary fines, individuals and organizations that commit administrative violations prescribed in Clause 2 of this Article, involving aggravating circumstances, may also be additionally sanctioned according to the provisions at Point a, Clause 2, Article 8 of this Decree.
4. Apart from the principal and additional sanctioning forms, individuals and organizations committing the violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall also be compelled to apply remedial measures prescribed at Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 16.- Violating the regulations on accounting regime in the field of charge and fee
Individuals and organizations committing acts of violating the regime of charge and fee accounting shall be sanctioned under law provisions on sanctioning administrative violations in the accounting field.
Article 17.- Violating the regulations on publicization of charge and fee collection regime
For acts of failing to post up or to publicize at charge- and fee- collecting locations at convenient positions for charge and/or fee payers to easily spot the names of charges and fees, the collection levels, the collection vouchers and documents stipulating the charge and fee collection:
1. Caution for acts of first-time violation;
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of violation for the second time on.
COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF CHARGE AND FEE
Article 18.- Competence to sanction administrative violations in the field of charge and fee
1. The competence to sanction administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Articles 28, 29, 30, 31, 34, 35, 36, 37, 38, 39 and 40 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The principles for determining the competence to sanction administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Article 42 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 19.- Sanctioning procedures
1. The procedures and order for sanctioning administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions in Articles 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 and 61 of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The proceeds from fines for administrative violations in the field of charge and fee must be remitted into the State budget via accounts opened at the State treasuries. The regime of management of fine receipts and fine money shall comply with the current law provisions.
3. The Finance Ministry shall guide in detail the procedures and order for handling remedial measures mentioned in Clause 3, Article 8 of this Decree.
COMPLAINT, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 20.- Complaints, denunciations, the settlement thereof
The complaints and denunciations as well as the settlement of complaints and denunciations about decisions on sanctioning of administrative violations in the field of charge and fee shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
Pending the settlement of complaints, individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the field of charge and fee must strictly abide by the sanctioning decisions of competent bodies. The complaints about decisions on sanctioning administrative violations shall not stop the execution of sanctioning decisions.
Article 21.- Handling of violations
1. Persons competent to sanction administrative violations in the field of charge and fee, who seek personal benefits or lack responsibility, cover, fail to sanction or sanction not in time, not at the right levels, sanction beyond their prescribed competence shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, organizations and/or individuals, they must pay compensations therefor according to law provisions.
2. Persons sanctioned for administrative violations in the field of charge and fee, if committing acts of obstructing or resisting the persons who perform the official duties or deliberately delaying, shirking the execution of decisions on sanctioning administrative violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.
Article 22.- Implementation effect
1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous regulations on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee, which are contrary to this Decree, shall all be annulled.
2. Other regulations on sanctioning administrative violations in the field of charge and fee, which are not mentioned in this Decree, shall comply with the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 23.- The Finance Ministry shall guide the implementation of this Decree.
Article 24.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực