Chương VI Nghị định 103/2016/NĐ-CP: Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học
Số hiệu: | 103/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/08/2016 | Số công báo: | Từ số 891 đến số 892 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở có phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người của tổ chức, cá nhân.
1. Phân loại vi sinh vật và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học
2. Điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm
3. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, tự công bố và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm, gây ra rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.
2. Các mức độ sự cố an toàn sinh học bao gồm:
a) Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát;
b) Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà cơ sở xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.
1. Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm:
a) Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
b) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định, khoanh vùng các Điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;
c) Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
2. Hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
1. Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:
a) Khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại cơ sở;
c) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.
2. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn nơi cơ sở xét nghiệm đặt trụ sở kiểm tra việc xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học của cơ sở xét nghiệm.
3. Trường hợp vượt quá khả năng, Sở Y tế phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho công tác xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
4. Trường hợp sự cố xảy ra tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III và cấp IV lan truyền rộng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư hoặc an ninh quốc gia thì việc xử lý, khắc phục sự cố thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
5. Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm Điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
PREVENTION, ELIMINATION AND TREATMENT OF BIOSAFETY INCIDENTS
Article 18. Levels of biosafety incident
1. A biosafety incident is a situation when there is a technical incident of a safety equipment in the laboratory that causes leakage and/or dispersion of microorganisms between objects in the laboratory or from the laboratory to the outside.
2. Levels of biosafety incident include:
a) Bio-safety incidents at less-serious level mean incidents happening in scope of facility having laboratory but having less risk of infection to the test technician and testing facility have full capability to control them;
b) Bio-safety incidents at serious level mean incidents happening in scope of facility having laboratory but having high risk of infection to the test technician and the community or incidents which the testing facility does not have full capability to control them.
Article 19. Prevention of biosafety incident
1. Any biosafety-testing facility shall:
a) Assess the risks of biosafety incident in the laboratory;
b) Elaborate plans on prevention and handling of bio-safety incidents including the following principal contents: define, make zoning of risky points of happening bio-safety incidents in laboratories; measures, equipment, and human affairs for handling and remedying incidents; plans to coordinate with relevant agencies in responding to the bio-safety incidents;
c) Provide training for employees of testing facility in measures to prevent and remedy the biosafety incidents;
2. Annually, the level III and level IV biosafety laboratories must organize rehearsal of prevention and remedy of biosafety incidents.
Article 20. Handling and remedy of consequences due to biosafety incidents
1. When a biosafety incident occurs, the testing facility shall:
a) Expeditiously mobilize human resource and equipment for handling incidents according to the plan on prevention and handling of biosafety incidents specified in point b Clause 1 Article 19 of this Decree;
b) For biosafety incidents at less-serious level, facilities having laboratories must make minutes on handling and remedy of incidents and archived these minutes at units;
c) For bio-safety incidents at serious level, facilities having laboratories must report on incidents and measures applied for handling and remedy of biosafety incidents to the Departments of Health.
2. Departments of Health shall direct specialized agencies where the facilities having laboratories locate their head offices in handling, remedying their biosafety incidents.
3. In case of falling beyond their capabilities, Departments of Health shall report to People’s Committees of provinces for mobilizing resources in localities or suggesting the Ministry of Health for support in handling and remedying the biosafety incidents.
4. If an incident happening in a biosafety laboratory of level II, level III or level IV is spread widely, influence seriously to population communities or national security, the handling and remedy of incident shall comply with provisions in section 2 Chapter IV of the Law on prevention and control of infectious diseases.
5. After consequences due to the biosafety incidents have been handled and remedied, the facility having laboratory must conduct review, analyze reason of incident and revise the plan on prevention and handling of biosafety incidents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực