Chương IV Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Số hiệu: | 101/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2017 |
Ngày công báo: | 10/09/2017 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đổi mới điều kiện đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, quy định mới về điều kiện được cử đi đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức như sau:
- Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) trước thời điểm được cử đi đào tạo (quy định hiện tại là 05 năm);
- Có 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo (hiện hành là 03 lần);
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Như vậy, có thể thấy quy định mới đã đơn giản hơn điều kiện về thời gian công tác, cũng như rút ngắn thời gian cam kết thực hiện nhiệm vụ sau đào tạo so với trước đây.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 21/10/2017 và thay thế Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
1. Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật;
2. Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Chapter IV
PEOPLE’S COURTS OF PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES
Section 1. DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF PEOPLE’S COURTS OF PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES
Article 37. Duties and powers of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. To conduct first-instance trials of cases prescribed by law.
2. To conduct appellate trials of cases in which first-instance judgments or decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities or the equivalent which have not yet taken legal effect are appealed or protested against in accordance with law.
3. To review legally effective judgments and decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent, and request chief justices of superior people’s courts or the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider and make protests when detecting violations of law or discovering new circumstances.
4. To settle other matters as prescribed by law.
Article 38. Organizational structure of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. The organizational structure of a people’s court of a province or centrally run city consists of:
a/ The judicial committee;
b/ The criminal, civil, administrative, economic, labor, and family and juvenile tribunals.
In case of necessity, the National Assembly Standing Committee shall decide to establish other specialized tribunals at the proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
Based on the provision of this Point and requirements of adjudicating practices of each of people’s courts of provinces and centrally run cities, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide on the organization of specialized tribunals;
c/ The assisting apparatus.
2. A people’s court of a province or centrally run city has its chief justice, deputy chief justices, presidents and vice presidents of tribunals, judges, examiners, court clerks, other civil servants and employees.
Article 39. Judicial committees of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. The judicial committee of a people’s court of a province or centrally run city shall be composed of the chief justice, deputy chief justices and a number of judges. The number of members of the judicial committee shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court at the proposal of the chief justice of the people’s court of the province or centrally run city.
Meetings of the judicial committee of a people’s court of a province or centrally run city shall be chaired by the chief justice.
2. The judicial committee of a people’s court of a province or centrally run city has the following duties and powers:
a/ To discuss on the implementation of work programs and plans of its court;
b/ To discuss work reports of the chief justice of its court to the Supreme People’s Court and same-level People’s Council;
c/ To summarize adjudication experience;
d/ To discuss recommendations of the chief justice of its court for the chief justice of the superior people’s court or the Chief Justice of the Supreme People’s Court to review legally effective judgments and decisions according to cassation or reopening procedure at the request of the chief justice.
Article 40. Duties and powers of specialized tribunals of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. To conduct first-instance trials of cases prescribed by law.
2. To conduct appellate trials of cases in which first-instance judgments or decisions of people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent which have not yet taken legal effect are appealed or protested against in accordance with the procedural law.
Article 41. Assisting apparatus of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. The assisting apparatus of a people’s court of a province or centrally run city consists of the office, sections and equivalent units.
2. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide on the establishment and stipulate duties and powers of the office, sections and equivalent units of the assisting apparatus of people’s courts of provinces and centrally run cities.
Section 2. CHIEF JUSTICES AND DEPUTY CHIEF JUSTICES OF PEOPLE’S COURTS OF PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES
Article 42. Chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. Chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
The term of office of chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities is 5 years from the date of appointment.
2. The chief justice of a people’s court of a province or centrally run city has the following duties and powers:
a/ To organize the adjudicating work of his/her court; to organize the implementation of the principle that judges and assessors shall conduct trials in an independent manner and obey only the law;
b/ To appoint, relieve from duty or dismiss position holders in his/her court and people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent, except judges and deputy chief justices;
c/ To decide on transfer, rotation or secondment of judges under Clause 3, Article 78; Clause 3, Article 79; and Clause 3, Article 80 of this Law;
d/ To organize professional training courses for judges, assessors and other staffs of his/her court and people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent;
dd/ To report on work to the People’s Council of the province or centrally run city and the Supreme People’s Court;
e/ To recommend the chief justice of the superior people’s court or the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider and make protests against legally effective judgments or decisions according to cassation or reopening procedure;
g/ To perform the duties and exercise the powers prescribed by the procedural law; and to settle other matters in accordance with law.
Article 43. Deputy chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities
1. Deputy chief justices of a people’s court of a province or centrally run city shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
The term of office of deputy chief justices of a people’s court of a province or centrally run city is 5 years from the date of appointment.
2. Deputy chief justices of a people’s court of a province or centrally run city shall assist the chief justice in performing his/her duties as assigned by the latter. When the chief justice is absent, a deputy chief justice authorized by the chief justice shall lead the work of the court. The authorized deputy chief justice shall be answerable to the chief justice for the assigned tasks.
3. To perform the duties and exercise the powers prescribed by the procedural law.