Thông tư 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: | 01/2016/TT-CA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 21/01/2016 | Ngày hiệu lực: | 11/03/2016 |
Ngày công báo: | 12/02/2016 | Số công báo: | Từ số 177 đến số 178 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 21/01/2016.
1. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách
- Theo Thông tư 01, việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo Điều 3 Thông tư số 01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao phải từ 50 vụ/năm trở lên.
+ Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
- Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
2. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
Theo đó, Thông tư 01/2016/TT-CA quy định Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
+ Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
+ Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND đối với người chưa thành niên;
+ Các vụ việc hôn nhân gia đình theo BLTTDS.
3. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách
Thông tư số 01/2016/CA quy định Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 11/03/2016.
Văn bản tiếng việt
TÒA ÁN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2016/TT-CA |
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC CÁC TÒA CHUYÊN TRÁCH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Điều 1. Quy định chung về việc tổ chức Tòa chuyên trách
1. Bảo đảm chuyên môn hóa việc giải quyết, xét xử của Tòa án theo từng lĩnh vực xét xử nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, tạo điều kiện phân công, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí Thẩm phán chuyên trách.
2. Thực hiện đúng quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân về tên gọi, cơ cấu của Tòa chuyên trách và quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa chuyên trách tại Điều 3 Thông tư này.
3. Bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đề nghị việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 2 và Điều 4 Thông tư này.
Điều 2. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách
1. Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên.
b) Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Điều 3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
1. Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
2. Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.
3. Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.
4. Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
5. Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động.
6. Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
a) Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
b) Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
c) Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
7. Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Điều 4. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
2. Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách gồm có:
a) Đề án tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, trong đó nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa chuyên trách, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa chuyên trách cần tổ chức, tên các Tòa chuyên trách, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa chuyên trách.
Đề án phải được Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, biểu quyết thông qua;
b) Văn bản đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
3. Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách; nếu Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định không tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách biết.
Điều 5. Tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo về việc tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ gửi về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để theo dõi, quản lý.
Điều 6. Giải thể Tòa chuyên trách
1. Các Tòa chuyên trách không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải thể.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải thể các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc giải thể Tòa chuyên trách thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa chuyên trách bị giải thể bị miễn nhiệm chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa nhưng có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác tương đương hoặc được bảo lưu các chế độ theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2016.
1. Các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 tiếp tục hoạt động cho đến khi có quyết định về việc tổ chức Tòa chuyên trách mới theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
2. Trường hợp các luật tố tụng có quy định về thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên và các Tòa chuyên trách khác thì thực hiện thẩm quyền theo quy định của luật tố tụng.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận: |
CHÁNH ÁN |
THE SUPREME PEOPLE’S COURT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2016/TT-CA |
Hanoi, January 21, 2016 |
CIRCULAR
ON ORGANIZATION OF TRIBUNALS IN PEOPLE’S COURTS OF PROVINCES AND CENTRAL-AFFILIATED CITIES, PEOPLE’S COURTS OF DISTRICTS, DISTRICT-LEVEL TOWNS, PROVINCIAL-AFFILIATED CITIES AND EQUIVALENT
Pursuant to the Law on organization of People’s Courts No. 62/2014/QH13;
Pursuant to the Law on promulgation of legislative documents No. 17/2008/QH12;
At the request of Director of the Department of Legal and Science management of the Supreme People’s Court,
The Chief Justice of the Supreme People’s Court promulgates a Circular on organization of tribunals in People’s Courts of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces), People’s Courts of districts, district-level towns, provincial-affiliated cities (hereinafter referred to as districts) and equivalent.
Article 1. General provisions
1. Ensure the specialization of settlement and hearing of a prescribed court by each area of hearing for the purpose of enhancing quality of settlement and hearing of cases and matters (hereinafter referred to as cases), and facilitate the assignment, arrangement, training, and strengthening of judges, verifying officers, court clerks; in a case where the court does not satisfy conditions for organization of tribunals, a specialized judge will be appointed.
2. Comply with the Law on organization of People’s Courts in terms of names and organizational structure of tribunals and regulations on functions and tasks of tribunals prescribed in Article 3 hereof.
3. Ensure conditions and procedures for applying for organization of tribunals as prescribed in Articles 2 and 4 hereof.
Article 2. Conditions for organization of tribunals
1. The organization of tribunals in a People’s Court of province or a People’s Court of district or equivalent must satisfy the following conditions:
a) Number of annual cases accepted by the court within the jurisdiction of the tribunals prescribed in Article 3 hereof is at least 50.
b) Number of regular judges, verifying officers, and court clerks complies with conditions for organization of tribunals.
2. If the court fails to satisfy conditions for organization of tribunals prescribed in Clause 1 hereof, no tribunal will be organized but a specialized judge will be appointed instead.
Article 3. Jurisdiction of tribunals
1. A criminal tribunal shall adjudicate criminal cases, other than those within jurisdiction of a family and juvenile tribunal; consider applying administrative-handling measures in a People’s Court in a case where such court does not organize an administrative tribunal, except that the decision on application of administrative-handling measures is subject to the jurisdiction of the family and juvenile tribunal.
2. A civil tribunal shall adjudicate civil cases and matters; adjudicate economic, bankrupt, labor, and administrative cases and matters in a case where the court does not organize an economic tribunal, labor tribunal, or an administrate tribunal.
3. The economic tribunal adjudicates cases pertaining to trade business and bankruptcy.
4. The administrate tribunal adjudicates administrative cases.
5. The labor tribunal adjudicates labor cases.
6. The family and juvenile tribunal adjudicates the following cases:
a) A criminal case in which a defendant is under 18 years of age or a criminal case in which a defendant attains 18 years or older but the related victim is under 18 years of age and seriously damaged or in need of psychological support in living and learning conditions since he/she has not been fostered in a health family environment as others aged under 18;
b) Consider adopting administrative-handling measures at the People’s Court against juveniles;
c) Marriage and family cases as prescribed in the Civil Procedure Code.
7. The administrative tribunal shall consider applying administrative-handling measures at the People’s Court, other than those within jurisdiction of the family and juvenile tribunal.
Article 4. Procedures
1. Each Chief Judge of People’s Court of province shall, according to conditions for organization of tribunals, review and evaluate the need of organization of tribunals in the People’s Court of province and People’s Courts of districts and equivalent within its scope of territorial jurisdiction; review the number of regular judges, verifying officers, and court clerks; and prepare an application for organization of tribunals in the People’s Court of province and People’s Courts of districts and equivalent within its scope of territorial jurisdiction.
2. An application for organization of tribunals include:
a) A project for organization of tribunals in the People’s Court of province and People’s Courts of districts and equivalent, which specifies the necessity, bases, number of tribunals to be organized, names, organizational structure, functions, tasks, personnel organizational plan, and proposal for regulatory staff of judges, verifying officers, and court clerks of each tribunal.
The project must be considered by Communist party committee of People’s Court of province for ratification;
b) An application form for organization of tribunals in People’s Court of province, People’s Courts of districts and equivalent.
3. The application for organization of tribunals shall be sent to the Supreme People’s Court (via Department of Organization and Personnel).
4. Within 30 working days from the date on which the application for organization of tribunals, the Department of Organization and Personnel affiliated to the Supreme People’s Court shall verify the application and submit a Statement, if the application satisfies all conditions, to the Chief Justice of the Supreme People’s Court for consideration. If the Chief Justice of the Supreme People’s Court decides not to organize tribunals in People’s Court of province, People’s Courts of districts and equivalent, the Department of Organization and Personnel shall notify the People’s Court of province from which the application is submitted of refusal.
Article 5. Implementation of decision on organization of tribunals
1. The Chief Judge of People’s Court of province shall appoint positions of Chief Judges and Deputy Chief Judges of the People’s Court of province and the People’s Court of districts and equivalent within its scope of territorial jurisdiction; assign judges, verifying officers, and court clerks to work at tribunals affiliated to the People’s Court of province.
2. The Chief Judge of People’s Court of district and equivalent shall assign judges, verifying officers, court clerks, and verifying officers in charge of judgment enforcement to work at tribunals affiliated to the People’s Court of district.
3. Chief Judge of People’s Court of province shall submit a report on implementation of the decision on organization of tribunals in the People’s Court of province and People’s Courts of districts and equivalent within its scope of territorial jurisdiction to the Supreme People’s Court (via the Department of Organization and Personnel) for management.
Article 6. Dissolution of tribunals
1. If any tribunal fails to satisfy any of conditions prescribed in Article 2 hereof, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall consider its dissolution.
2. Chief Judge of People’s Court of province shall submit a request for dissolution of tribunals in the People’s Court of province and People’s Courts of districts and equivalent within its scope of territorial jurisdiction to the Supreme People’s Court for consideration.
3. Department of Organization and Personnel shall, in the case prescribed in Clause 1 hereof, inspect the report and forward it to the Chief Justice of the Supreme People’s Court for consideration.
4. Chief Judge and Deputy Chief Judge in a tribunal which is dissolved shall be discharged from such positions but be likely to be appointed another equivalent position or entitled to reserve benefits as prescribed by law.
Article 7. Entry into force
This Circular comes into force March 11, 2016.
Article 8. Implementation
1. Tribunals in People’s Courts of provinces established in accordance with the Law on organization of People’s Court 2002 shall keep operating until a decision on organization of new tribunals in accordance with the Law on organization of People’s Court 2014 is issued.
2. The regulations on jurisdiction of family and juvenile tribunals and other tribunals, if specified in laws on procedures, shall apply.
3. Department of Organization and Personnel, People’s Courts of provinces People’s Courts of districts, and equivalent shall implement this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Supreme People’s Court for prompt explanation or guidelines.
|
CHIEF JUSTICE |