Chương VI Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng
Số hiệu: | 101/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2017 |
Ngày công báo: | 10/09/2017 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đổi mới điều kiện đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, quy định mới về điều kiện được cử đi đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức như sau:
- Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) trước thời điểm được cử đi đào tạo (quy định hiện tại là 05 năm);
- Có 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo (hiện hành là 03 lần);
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Như vậy, có thể thấy quy định mới đã đơn giản hơn điều kiện về thời gian công tác, cũng như rút ngắn thời gian cam kết thực hiện nhiệm vụ sau đào tạo so với trước đây.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 21/10/2017 và thay thế Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt, ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.
4. Tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gửi Bộ Tài chính cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quản lý, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
8. Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
3. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.
5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
8. Các bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định điều kiện các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
4. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
Điều 43. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đề xuất biên soạn và lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Điều 44. Chế độ báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm về Bộ Nội vụ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gửi cơ quan có thẩm quyền.
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt, ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.
4. Tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gửi Bộ Tài chính cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quản lý, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
8. Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
3. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài theo thẩm quyền.
5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
8. Các bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định điều kiện các cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành.
1. Cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
1. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
4. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đề xuất biên soạn và lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm về Bộ Nội vụ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gửi cơ quan có thẩm quyền.
MANAGEMENT OF TRAINING AND REFRESHER TRAINING
Article 39. Tasks and entitlements of the Ministry of Home Affairs
1. Formulate, request competent authorities to promulgate or promulgate within its power legislative documents on training and refresher training of cadres, public officials and public employees.
2. Formulate, request competent authorities to promulgate or promulgate within its power strategies, projects and plans for training and refresher training of cadres, public officials and public employees; provide guidelines for implementation of training and refresher training strategies, projects and plans after the approval and promulgation thereof; monitor and consolidate results of training and refresher training of cadres, public officials and public employees of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and provincial People’s Committees.
3. Formulate plans, manage and provide guidelines for overseas refresher training for cadres, public officials and public employees funded by state budget. Organize overseas refresher training courses for cadres, public officials and public employees within its power.
4. Make a list of persons who wish to undergo training and refresher training and a proposal for funding for training and refresher training and send it to the Ministry of Finance for balancing purpose; instruct Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and provincial People’s Committees to provide funding after obtaining approval from a competent authority.
5. Manage and draft refresher training programs and documents for cadres, public officials and public employees within its power.
6. Set internal standards for training and refresher training of cadres, public officials and public employees.
7. Inspect the training and refresher training of cadres, public officials and public employees.
8. Organize emulation and commendation activities in training and refresher training of cadres, public officials and public employees.
Article 40. Tasks and entitlements of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and socio-political organizations in central echelon
1. Formulate, promulgate and organize the implementation of projects and plans for training and refresher training of cadres, public officials and public employees under their management.
2. Organize the provision of training and refresher training-related benefits as prescribed.
3. Send cadres, public officials and public employees to undergo training and refresher training within their power.
4. Organize overseas refresher training courses for cadres, public officials and public employees within their power.
5. Manage and draft refresher training programs and documents for cadres, public officials and public employees within their power.
6. Manage training and refresher training institutions and lecturers within their power.
7. Inspect the provision of training and refresher training-related benefits within their power.
8. Ministries managing specialized public employees shall establish conditions to be satisfied by training and research institutions to organize the execution of programs on refresher training of specialized public employees.
Article 41. Tasks and entitlements of the Ministry of Finance
1. Balance and provide funding for domestic and overseas training and refresher training and request a competent authority to grant approval.
2. Provide guidelines for and inspect the management and use of funding for training and refresher training.
Article 42. Tasks and entitlements of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
1. Formulate and promulgate regulations on encouraging cadres, public officials and public employees to constantly study and develop their expertise and capacity; provide funding to efficiently implement regulations on training and refresher training as prescribed.
2. Formulate, promulgate and organize the implementation of projects and plans for training and refresher training of cadres, public officials and public employees under their management.
3. Organize the provision of training and refresher training-related benefits as prescribed.
4. Send cadres, public officials and public employees to undergo training and refresher training within their power.
5. Manage and draft refresher training programs and documents for cadres, public officials and public employees within their power.
6. Manage training and refresher training institutions and lecturers within their power.
7. Inspect the provision of training and refresher training-related benefits within their power.
Article 43. Responsibilities of units employing cadres, public officials and public employees
1. Implement regulations on training and refresher training of cadres, public officials and public employees.
2. Make proposals for drafting and selection of training and refresher training programs which are relevant to working positions of cadres, public officials and public employees.
3. Enable cadres, public officials and public employees to implement regulations on training and refresher training as prescribed.
Article 44. Regulations on reporting of training and refresher training of cadres, public officials and public employees
1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, socio-political organizations in central echelon and provincial People's Committees shall submit annual reports on results of training and refresher training of cadres, public officials and public employees to the Ministry of Home Affairs before January 31 of the following year or at the request of a competent authority..
2. Departments of Personnel and Organization of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and socio-political organizations in central echelon; Departments of Home Affairs of provinces and central-affiliated cities which act as agencies in charge of assisting Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, heads of socio-political organizations in central echelon and Chairpersons of provincial People's Committees in performing state management of training and refresher training of cadres, public officials and public employees and consolidate shall consolidate results of training and refresher training of cadres, public officials and public employees and send them to competent authorities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 17. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Điều 18. Áp dụng chương trình bồi dưỡng
Điều 19. Quản lý chương trình bồi dưỡng
Điều 20. Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Điều 21. Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Điều 27. Phân công tổ chức bồi dưỡng
Điều 35. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng