Chương V Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại: Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Số hiệu: | 10/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2018 |
Ngày công báo: | 03/02/2018 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có các yếu tố:
- Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
- Chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung và Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp này trước thời hạn khi cần thiết.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thể được mở rộng đối với hàng hóa lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
1. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ tư nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
4. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thông qua nước thứ ba;
5. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thấp hơn mức đang áp dụng.
Hàng hóa mô tả tại khoản 1 Điều 73 của Nghị định này bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hàng hóa tương tự với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được bán với giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Hoạt động sản xuất, lắp ráp gia tăng đáng kể tại Việt Nam ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam.
Trong trường hợp giá trị giá tăng trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng hóa quy định tại Điều 74 của Nghị định này lớn hơn 25% tổng chi phí sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, việc nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư không bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng chi phí sản xuất khác phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất đó.
Hàng hóa được mô tả tại khoản 2 Điều 73 của Nghị định này bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu;
2. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng bán hàng của nhà sản xuất, xuất khẩu;
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu và gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại xuất khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này được xem là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
2. Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và các thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Bên yêu cầu;
b) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
c) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
d) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
đ) Thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
e) Thông tin, số liệu, chứng cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Bên yêu cầu cáo buộc;
g) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
h) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của Cơ quan điều tra.
4. Việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;
c) Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực.
1. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá 06 tháng.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được mô tả tại Điều 73 của Nghị định này và xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chấm dứt khi thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu hết hiệu lực.
PREVENTION OF EVASION OF TRADE REMEDIES
Section 1. ACTIONS AIMING TO EVADE TRADE REMEDIES
Article 73. Expansion of the scope of imposition of trade remedies
The scope of imposition of trade remedies may be expanded for goods evading from trade remedies as follows:
1. Raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies imported into Vietnam for the production of goods subject to trade remedies;
2. Goods similar to those being subjected to trade remedies from in a third country and such goods use raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies;
3. Imports from countries subject to trade remedies which are not significantly different from those currently subject to trade remedies;
4. Goods subject to trade remedies transferred through a third country;
5. Goods subject to trade remedies which may change their business form and distribution channel to enjoy benefit from lower levels of trade remedies.
Article 74. Actions aiming to evade trade remedies through manufacturing in Vietnam
Goods specified in Clause 1 Article 73 hereof shall be considered aiming to evade trade remedies through manufacturing in Vietnam if satisfied the following conditions:
1. Goods similar to those subject to trade remedies which are manufactured from raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies and are sold at a price lower than the normal price of the goods subject to trade remedies;
2. Raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies imported into Vietnam for the primary purpose of producing goods subject to trade remedies;
3. Production and assembly activities have significantly increased in Vietnam either before or since the issuance of the decision on investigation of the Minister of Industry and Trade.
4. Raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies amount for at least 60% of the total value of raw materials, materials or components used for the manufacture or assembly of goods subject to trade remedies in Vietnam.
In cases where the value added of goods manufactured or assembled under Article 74 of this Decree exceeds 25% of the total cost of goods subject to trade remedies, the importation of raw materials, components or materials are not considered evading trade remedies. In case of necessity, the investigating authority may consider the added value ratio in the total other production costs in accordance with the characteristics of such production branch.
Article 76. Actions aiming to evade trade remedies through manufacturing in a third country
Goods specified in Clause 2 Article 73 hereof shall be considered aiming to evade trade remedies through manufacturing in Vietnam if satisfied the following conditions:
1. The export price of the goods exported from a third country into Vietnam is lower than the normal price of the goods subject to trade remedies initially;
2. The volume and quantity of similar goods imported into Vietnam account for a large proportion of total sales of the producers and exporters
3. The volume and quantity of similar goods imported into Vietnam have begun and significantly increased in Vietnam either before or since the issuance of the decision on investigation of the Minister of Industry and Trade;
4. Raw materials, components or materials from countries subject to trade remedies amount for at least 60% of the total value of raw materials, materials or components of goods subject to trade remedies in Vietnam exported into Vietnam.
Article 77. Actions aiming to evade trade remedies through insignificant changes in goods subject to trade remedies
Goods specified in Clause 3 Article 73 hereof shall be considered aiming to evade trade remedies through manufacturing in Vietnam if satisfied the following conditions:
1. The volume and quantity of imported goods specified in Clause 3 Article 73 hereof significantly increase compared to the volume and quantity of goods subject to trade remedies imported to Vietnam of the producers and exporters.
2. The volume and quantity of imported goods specified in Clause 3 Article 73 hereof have significantly increased in Vietnam either before or since the issuance of the decision on investigation of the Minister of Industry and Trade.
Article 78. Determination of insignificant changes
The insignificant change provided for in Clause 3, Article 73 of this Decree is determined when there is virtually no difference between imported goods and goods subject to trade remedies in terms of characteristics, purpose, distribution channel and cost
Section 2. INVESTIGATION AND PREVENTION OF EVASION OF TRADE REMEDIES
Article 79. Dossiers for application of the prevention of evasion of trade remedies
1. The dossier for application of prevention of evasion of trade remedies includes a written request for application of prevention of evasion of trade remedies and related documents.
2. The written request for application of prevention of evasion of trade remedies includes the following contents:
a) Name, address and other necessary information of the requesting party;
b) Description of the imports subject to application of prevention of trade remedy evasion, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; production process; main purpose; Vietnam and international standards/regulations; codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
c) Description of the volume and quantity of imported goods specified in Article 73 hereof;
d) Description of the volume and quantity of goods produced domestically;
dd) Information on export prices of goods specified in Point b of this Clause at the time of import into Vietnam within 12 months before the requesting party submits the dossier or before the investigating authority prepare the dossier under the decision of the Minister of Industry and Trade;
e) Information, data and evidences of actions aiming to evade trade remedies claimed by the requesting party;
g) Name, address and other necessary information of all requested party;
h) Specific requirements on the application of prevention of evasion of trade remedies, the duration and the extent of imposition.
Article 80. Preparation of the dossier for application of the prevention of evasion of trade remedies in the absence of requesting party
If no one requests for application but there are clear evidences of the evasion of trade remedies, the investigating authority shall prepare a dossier for application of the prevention of evasion of trade remedies and submit it to the Minister of Industry and Trade for considering the investigation.
Article 81. Procedures and contents of the investigation
1. Within 15 days after the receipt of the application, the investigating authority shall review the adequacy and validity of such application.
2. If the application is not adequate or valid, the investigating authority shall request the supplementation from the organization/individual and such organizations and individuals shall supplement the missing contents at the request of the investigating authority within 30 days since the issuance of such request.
3. Within 45 days after the receipt of the satisfactory dossier, the Minister of Industry and Trade shall consider the investigation based on the results of examination of dossiers of the investigating authority.
4. The investigation for prevention of evasion of trade remedies includes the following contents:
a) Determination of actions aiming to evade trade remedies;
b) The change of trade flows from the originating or exporting countries after the effective date of the decision on application of trade remedies and this change is the cause of such evasion.
c) Damage to the domestic industry or the reduced effectiveness of the effective trade remedies.
Article 82. Investigation time limit
1. The time limit for investigation of evasion of trade remedies shall not exceed 06 months since the issuance of the investigation decision.
2. In special cases, the Minister of Industry and Trade may extend the investigation but it shall not exceed 06 months.
Article 83. Application of the prevention of evasion of trade remedies
1. Within 15 days since the date on which the investigating authority submit the final conclusion, the Minister of Industry and Trade shall decide whether to apply or not apply the prevention of evasion of trade remedies.
2. If the Minister of Industry and Trade decide to apply the prevention of evasion of trade remedies, the effective trade remedies will be extended to each producer or exporter of goods described in Article 73 of this Decree and confirmed the existence of acts aiming to evade trade remedies .
3. The time limit for the application of the prevention of evasion of trade remedies ends when the time limit for the application of the initial trade remedy ceases to be valid.