Chương II Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại: Điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
Số hiệu: | 10/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2018 |
Ngày công báo: | 03/02/2018 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có các yếu tố:
- Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
- Chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung và Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp này trước thời hạn khi cần thiết.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện;
b) Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.
Hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau đây:
1. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;
2. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường;
3. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ.
1. Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
2. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:
a) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.
Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:
1. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;
2. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;
3. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;
4. Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;
5. Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.
1. Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
2. Biên độ bán phá giá được xác định theo một trong các cách sau đây:
a) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;
b) So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
c) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.
3. Cơ quan điều tra phải xác định biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp số lượng Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
5. Trong trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:
a) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
b) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
c) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
d) Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.
1. Trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật Quản lý ngoại thương được coi là mang tính riêng biệt khi trợ cấp chỉ áp dụng riêng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất nhất định hoặc trợ cấp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất trong khu vực địa lý nhất định của nước bị điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
2. Tính riêng biệt của trợ cấp được xác định như sau:
a) Có sự hạn chế rõ ràng cho một hoặc một nhóm các tổ chức, cá nhân hoặc cho một hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định được hưởng trợ cấp;
b) Các tiêu chuẩn, điều kiện hưởng trợ cấp mang tính khách quan được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng không được mặc nhiên áp dụng trên thực tiễn;
c) Có sự hạn chế rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân trong một vùng địa lý nhất định;
d) Trong trường hợp trợ cấp không mang tính riêng biệt theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định tính riêng biệt dựa trên việc xem xét các yếu tố bao gồm số lượng giới hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, sự phân bổ mức trợ cấp không cân xứng và cách thức cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp.
3. Các trợ cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật Quản lý ngoại thương được xem là các trợ cấp mang tính riêng biệt.
1. Phương pháp xác định giá trị trợ cấp được quy định như sau:
a) Trong trường hợp trợ cấp là một khoản cấp không hoàn lại thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở giá trị thực tế cấp cho tổ chức, cá nhân được hưởng;
b) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức một khoản vay được thực hiện bởi chính phủ hoặc tổ chức công thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả cho khoản vay đó theo điều kiện thị trường và mức lãi suất mà tổ chức, cá nhân thực tế phải trả cho khoản vay đó;
c) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bảo lãnh vay thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả trong trường hợp không được bảo lãnh và mức lãi suất thực tế phải trả khi được bảo lãnh;
d) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công chuyển vốn trực tiếp hoặc chuyển giao cổ phần thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở vốn thực tế mà doanh nghiệp được nhận;
đ) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao hơn giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thực tế mà chính phủ hoặc tổ chức công phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó;
e) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công cung cấp hàng hóa, dịch vụ thấp hơn giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá bán ra thực tế của chính phủ hoặc tổ chức công cho tổ chức, cá nhân;
g) Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở khoản chênh lệch giữa khoản tiền phải nộp theo quy định pháp luật với khoản tiền mà tổ chức, cá nhân thực sự nộp.
2. Giá trị trợ cấp được cấp dưới hình thức khác sẽ được tính một cách công bằng, hợp lý và không trái với thông lệ quốc tế.
1. Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
a) Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
b) Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
c) Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
d) Các yếu tố tác động khác.
2. Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
1. Việc xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
a) Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc so với tiêu dùng trong nước;
b) Năng lực sản xuất của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đủ lớn hoặc có thể gia tăng đáng kể trong tương lai gần dẫn đến khả năng gia tăng đáng kể của khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam làm giảm giá đáng kể, hoặc kìm giá ở mức đáng kể, hoặc ngăn không cho tăng đáng kể giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước, dẫn đến khả năng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu;
d) Số liệu tồn kho của hàng hóa bị điều tra;
đ) Các yếu tố khác.
2. Việc xem xét tổng hợp các yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này cho thấy khả năng thực tế gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp và nếu không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thì thiệt hại đáng kể sẽ xảy ra.
3. Việc xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
1. Việc xác định sự hình thành của ngành sản xuất trong nước được xem xét dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Đặc điểm của ngành sản xuất trong nước;
b) Thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước;
c) Quy mô hoạt động của ngành sản xuất trong nước so với toàn bộ thị trường;
d) Điểm hòa vốn tài chính hợp lý của ngành sản xuất trong nước;
đ) Ngành sản xuất đang xem xét là ngành sản xuất mới hay là sự mở rộng dây chuyền của ngành sản xuất hiện tại;
e) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
2. Việc xác định ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước được quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét dựa trên các yếu tố sau đây:
a) Kế hoạch của ngành sản xuất trong nước;
b) Công suất và sản lượng sản xuất;
c) Khối lượng, số lượng bán hàng trong nước;
d) Thị phần, doanh thu, lợi nhuận;
đ) Giá bán hàng hóa tương tự trong nước;
e) Tình hình xuất khẩu hàng hóa tương tự và tình hình nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
g) Tồn kho;
h) Nhân công và tiền lương;
i) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Việc xác định ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những chứng cứ cụ thể.
1. Trong trường hợp hàng hóa bị điều tra được nhập khẩu từ hai hay nhiều nước sản xuất, xuất khẩu, Cơ quan điều tra có thể xác định thiệt hại cộng gộp của hàng hóa bị điều tra.
2. Việc xem xét cộng gộp ảnh hưởng của hàng hóa bị điều tra cần xét đến điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa bị điều tra với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa bị điều tra và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.
3. Việc xem xét cộng gộp quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm các nước có biên độ bán phá giá và mức trợ cấp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 và khoản 2, khoản 3 Điều 86 của Luật Quản lý ngoại thương.
Khi xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra xem xét:
1. Việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước.
2. Các yếu tố khác ngoài việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước sẽ không được xem xét vào ảnh hưởng do hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp gây ra, bao gồm:
a) Khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp;
b) Mức độ giảm sút của cầu tiêu dùng hoặc sự thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
c) Chính sách hạn chế thương mại;
d) Sự phát triển của công nghệ;
đ) Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;
e) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
h) Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
k) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
l) Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;
m) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
h) Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
k) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
l) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
1. Việc thẩm định Hồ sơ yêu cầu và ban hành quyết định điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Nội dung thẩm định Hồ sơ yêu cầu bao gồm:
a) Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
b) Xác định chứng cứ về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
2. Thông tin về các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
3. Tóm tắt các thông tin về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
4. Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
1. Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
2. Hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này (trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
1. Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá, trợ cấp là 12 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.
2. Thời kỳ điều tra để xác định thiệt hại ít nhất là 03 năm và phải bao gồm toàn bộ thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá, trợ cấp. Trong trường hợp bên liên quan có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của bên liên quan đó tính đến thời điểm có quyết định điều tra.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm:
a) Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước;
b) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết;
c) Đại diện tại Việt Nam của chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
đ) Các bên có liên quan khác.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
3. Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ theo dấu của bưu điện.
1. Trong trường hợp số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra.
2. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;
b) Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời, mức thuế, thời hạn áp thuế và việc gia hạn thời gian áp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 và khoản 1 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời gồm các nội dung chính như sau:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
c) Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
đ) Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời;
e) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.
3. Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
4. Trong trường hợp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá, mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
2. Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi hàng hóa;
b) Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
c) Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
d) Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
đ) Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
4. Cam kết được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
b) Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;
c) Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;
d) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
5. Cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết. Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
6. Cơ quan điều tra thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
1. Căn cứ báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết.
2. Các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng phương thức thích hợp.
3. Sau khi có quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra và ban hành kết luận cuối cùng như sau:
a) Trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt vụ việc và chấm dứt thực hiện cam kết;
b) Trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có hành vi bán phá giá, trợ cấp và có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, cam kết sẽ tiếp tục được thực hiện theo những nội dung quy định trong cam kết.
1. Khi cam kết được chấp nhận, Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.
2. Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết như sau:
a) Yêu cầu Bên đề nghị cam kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó;
b) Định kỳ đối chiếu thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp;
c) Điều tra tại chỗ đối với Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết;
d) Kiểm tra thông tin với các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết;
đ) Các hình thức khác Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Việc thực hiện cam kết sẽ bị coi là vi phạm trong các trường hợp sau đây:
1. Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;
2. Bên đề nghị cam kết không cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội dung cam kết;
3. Bên đề nghị cam kết không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;
4. Thông tin, số liệu Bên đề nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;
5. Bên đề nghị cam kết có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;
6. Bên đề nghị cam kết tự ý hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Nghị định này;
7. Các trường hợp khác do Cơ quan điều tra xác định.
Cam kết được hủy bỏ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này;
2. Cơ quan điều tra đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết;
3. Bên đề nghị cam kết yêu cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ phải được thông báo cho Cơ quan điều tra ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện hủy bỏ.
1. Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết.
2. Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ.
b) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định về vụ việc.
2. Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức gồm các nội dung chính như sau:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong đó bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
b) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
c) Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
d) Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
đ) Biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cụ thể;
e) Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức;
g) Mức chênh lệch về thuế phải hoàn trả nếu có;
h) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được xem xét khi có đề nghị của Bên yêu cầu về việc khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn từ khi có quyết định điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức cao hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời.
4. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức thấp hơn mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời thì mức thuế có hiệu lực trở về trước bằng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
INVESTIGATION AND IMPOSITION OF ANTI-DUMPING MEASURE AND COUNTERVAILING MEASURE
Section 1. ANTI-DUMPING AND COUNTERVAILING
Article 16. Method of determining the normal price
1. In case a similar good is sold in the domestic market of the exporting country in a significant volume, normal price is the comparable price of the similar good sold in the domestic market of the exporting country under common commercial conditions prescribed in Article 17 hereof.
2. In the absence of similar goods sold on the domestic market of the exporting country or in case the sale in that country does not allow for a fair comparison due to the special conditions of that market or the similar goods are sold on the domestic market of the exporting country with an insignificant volume, the normal price shall be determined in one of the following methods:
a) The export price of similar goods to an appropriate third country if the export price is representative;
b) The price established by the investing authority according to the reasonable price of such good plus other reasonable costs and reasonable profits based on each stage from production to circulation on the market of the exporting country or a third country.
3. Volume and quantity of similar goods sold on the domestic market of the exporting country specified in Clause 1 of this Article shall be treated as significant if it amounts to at least 5% of the total quantity and volume of goods under consideration exported to Vietnam. The investigating authority may consider a lower proportion if there is evidence that such proportion is large enough to carry out a reasonable comparison.
Article 17. Common commercial conditions
A similar good is considered being sold in the domestic market of the exporting country under common commercial conditions except for the following cases:
1. Sales transaction of similar goods on the domestic market of the exporting country, or the export transaction to a third country in which their sales price is lower than the production cost in at least 6 months and their quantity and number are lower than 20% of the total quantity and number of goods sold domestically or exported to a third country;
2. Sales transaction of similar goods on the domestic market of the exporting country, or the export transaction to a third country which are done between parties having relationships as prescribed in Article 5 hereof and the sales prices between those parties do not reflect the market price;
3. Sales transaction of similar goods on the domestic market of the exporting country or the export transaction to a third country shall be implemented according to agreements on netting.
Article 18. Method of determining the export price
1. Export price refers to the sales price of the goods under consideration exported to Vietnam according to legal transact8ion vouchers.
2. In the absence of export price or there are evidences proving that the export price is unreliable, the investigating authority shall determine the export price in one of the following methods:
a) The export price is established based on the price resold to the first independent customer. The first independent customer refers to a customer that has no relationship with the concerned producer and exporter specified in Article 5 this Decree;
b) The export price is established built on other reasonable bases.
3. The export price shall be treated as unreliable as specified in Clause 2 this Article if the producer, exporter, importer or a third party having relationships as prescribed in Article 5 hereof or having agreements on netting.
Article 19. Adjustment of normal price and export price
When determining the dumping margin, the investigating authority shall consider the following adjustments:
1. Adjust normal price and export price to the same stage in the goods circulation process;
2. Adjust normal price and export price to the same calculation time or at the nearest calculation times;
3. Adjust normal price and export price when there are differences in tax, sale terms, commercial levels, volume, physical characteristics and other factors which the investigating authority deems appropriate;
4. When exchanging currencies, the investigating authority shall use the exchange rate at the time of goods sold, unless the exchange rate in the import sale transaction under forward contract is the exchange rate specified in such contract. In the event of exchange rate fluctuation, the investigating authority shall adjust the fluctuation to an appropriate exchange rate in the period of investigation;
5. Other adjustments deemed appropriate by the investigating authority.
Article 20. Method of determining the dumping margin
1. The dumping margin is determined according to the difference between the normal price and the export price as prescribed in Article 16, 17, 18 and 19 of this Decree.
2. The dumping margin shall be determined according to one of the following methods:
a) Compare the weighted average of the normal price with the weighted average of the export price;
b) Compare the normal price with the export price on the basis of each transaction;
c) Compare the weighted average of the normal price with the weighted average of the export price on the basis of each transaction if there are significant differences in the export price between buyers, geographical areas and export time.
3. The investigating authority shall determine a particular dumping margin for each foreign producer and exporter in the anti-dumping investigation, except for cases specified in Clause 4 this Article.
4. In case the quantity of the requested parties is too large or the category of goods subject to investigation is too large, the investigating authority may limit the scope of investigation by the sampling method specified in Article 36 hereof to determine the dumping margin.
5. In case the investigating authority limits the scope of investigation in accordance with Clause 4 this Article, the dumping margin shall be applied as follows:
a) The particular dumping margin applied to goods under consideration of each producer and exporter from which the sample is drawn and cooperating with the investigating authority in the investigation phase;
b) The particular dumping margin applied to goods under consideration of each producer and exporter from which the sample is drawn but not cooperating or cooperating inadequately with the investigating authority in the investigation phase;
c) The particular dumping margin applied to goods under consideration of each producer and exporter from which the sample is not drawn but voluntarily participating and cooperating with the investigating authority in the investigation phase;
d) The particular dumping margin applied to goods under consideration of the remaining producers and exporters.
Mini section 2. COUNTERVAILING
Article 21. The particularity of subsidies
1. A subsidy specified in Article 84 of the Law on foreign trade management shall be treated as particular when such subsidy is applied to a particular organization, individual or production sector, or such subsidy is applied only to the organizations, individuals or production sectors in a particular geographical area of the country under the countervailing measure investigation.
2. The particularity of subsidies shall be determined as follows:
a) There is a clear restriction for one or a group of organizations/individuals, or for one or a certain group of production sectors to receive subsidies;
b) The objective criteria and conditions for receiving subsidies which are defined in legal documents but not automatically applied in practice;
c) There is a clear restriction for organizations or individuals in a particular geographical area;
d) In case the subsidy is not particular as specified in Point a, b and c this Clause, the investigating authority may still determine its particularity based on reviewing factors including the limited number of subsidized enterprises, the disproportionate allocation of subsidies and the way the authorities provide subsidies.
3. The subsidies in accordance with Clause 1 and 2 Article 85 of the Law on foreign trade management shall be considered particular subsidies.
Article 22. Method of determining the subsidy value
1. Method of determining the subsidy value is regulated as follows:
a) In case the subsidy is a nonrefundable allocation, the subsidy value shall be calculated on the basis of the actual value of the allocation granted to the subsidized organizations/individuals;
b) In case the subsidy is granted in the form of a loan provided by the Government or public sectors, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the payable interest rate applicable to such loan under market conditions and the interest rate actually paid by the organization/individual;
c) In case the subsidy is granted in the form of loan guarantee provided by the Government or public sectors, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the payable interest rate applicable to non-guaranteed loan and the actual interest rate applicable to guaranteed loans;
d) In case the subsidy is granted in the form of share transfer or direct capital transfer by the Government or public sectors, the subsidy value shall be calculated on the basis of the capital amount actually received by the enterprise;
dd) In case the subsidy is granted in the form under which the Government or public sector purchase goods/services at prices higher than the market price for the organization/individual, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the market prices and the actual prices paid by the Government or public sectors for such goods/services;
e) In case the subsidy is granted in the form under which the Government or public sector provide goods/services at prices lower than the market price to the organization/individual, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the market prices and the sale prices of the Government or public sectors to the organization/individual;
g) In case the subsidy is granted in the form under which the Government or public sectors ignore or not collect the payables of the organization/individual, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the amount payable in accordance with law provisions and the amount actually paid by the organization/individual.
2. The value of subsidy granted in other forms shall be calculated in an equitable, reasonable manner and not contrary to international practices.
Article 2. Determination of damage to the domestic industry
Article 23. Determination of significant damage to the domestic industry
1. The determination of significant damage to the domestic industry must be carried out according to the following factors:
a) The absolute or relative increase of the volume and quantity of goods dumped and subsidized for import into Vietnam as compared to the volume and the quantity of similar goods domestically produced or consumed;
b) Price depression and price suppression of goods under consideration imported to Vietnam regarding the sale price of similar goods domestically produced;
c) The impact of the dumped or subsidized goods on the status of production and business activities of the domestic industry, including actual decline, potential decline of revenue, sales volume, profit, quantity, market share, capacity, productivity, investment; factors affecting the domestic sale price; the magnitude of the dumping margin, the level of subsidy; actual and potential adverse impacts on cash flow, inventory, labor, wages and capacity of raising fund;
d) Other factors.
2. The determination of significant damage to the domestic industry must be carried out according to specific evidences.
Article 24. Determination of threat to cause significant damages to the domestic industry
1. The determination of threat to cause significant damages to the domestic industry must be carried out according to the following factors:
a) The absolute or relative increase of the volume and quantity of goods dumped and subsidized for import into Vietnam as compared to the volume and the quantity of similar goods domestically produced or consumed;
b) The production capacity of the foreign producer or exporter is large enough or may increase significantly in the near future, leading to a significant increase in the volume and quantity of goods under consideration imported into Vietnam;
c) The dumped or subsidized imports to Vietnam significantly reduce prices, or adjust prices to stay at a significant level, or prevent substantial increases in the selling price of similar domestic goods, resulting in the increase in demand for imported goods;
d) Inventory data of goods under consideration;
dd) Other factors.
2. The review of the factors specified in Clause 1 of this Article shows the actual possibility of increasing the import of dumped and subsidized goods and if no anti-dumping or countervailing measures are applied, significant damages will occur.
3. The determination of threat to cause significant damages to the domestic industry must be carried out according to specific evidences.
Article 25. Determination of significant obstruction to the establishment of the domestic industry
1. The determination of establishment of the domestic industry shall be carried out according to the following factors:
a) Characteristics of the domestic industry;
b) Operation period of the domestic industry;
b) Business scale of the domestic industry comparing to the whole market;
d) Reasonable financial break-even point of the domestic industry;
dd) The manufacturing industry being considered a new manufacturing industry or an expansion of the existing manufacturing chain;
e) Other factors deemed appropriate by the investigating authority.
2. The determination of significant obstruction to the establishment of the domestic industry specified in Clause 1 this Article shall be carried out according to the following factors:
a) Plan of the domestic industry;
b) Production capacity and yield;
c) Quantity and volume of goods sold domestically;
d) Market share, revenue, profit;
dd) Sales prices of similar domestic goods;
e) Exportation of similar goods and import of goods under investigation;
g) Inventory;
h) Labor and wages;
i) Other factors deemed appropriate by the investigating authority.
3. The determination of significant obstruction to the establishment of the domestic industry must be carried out according to specific evidences.
Article 26. Principles of aggregate review
1. In case the goods under consideration are imported from two or more producing/exporting countries, the investigating authority may determine the aggregated damage to the goods under consideration.
2. The aggregate review of effect of goods under consideration must consider the competition conditions between the goods under consideration and the competition conditions between the goods under consideration and similar goods domestically produced.
3. The aggregate review specified in Clause 1 this Article does not include the countries with dumping margin and level of subsidies specified in Clause 2, 3 Article 78 and Clause 2, 3 Article 86 of the Law on foreign trade management.
Article 27. Determination of the causal relationship between dumped/subsidized imports and the damage to domestic industry
When determining the causal relationship between dumping on imports/import subsidies and the significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry, the investigating authority shall review the following contents:
1. The dumping on imports/import subsidies cause significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry.
2. Factors other than the dumping on imports/import subsidies which cause or may cause significant damage or significant obstruction to the establishment of a domestic industry shall not be considered as an effect cause by the dumped or subsidized goods, including:
a) The volume and quantity of similar goods imported into Vietnam which are not dumped or subsidized;
b) The decline in consumer demand or the change in the form of consumption of similar goods domestically produced;
c) Trade restriction policy;
d) The development of technology;
dd) Exportability and productivity of the domestic industry;
e) Other factors deemed appropriate by the investigating authority.
Section 3. INVESTIGATION OF ANTI-DUMPING AND COUNTERVAILING
Article 28. Application for imposition of anti-dumping measure
1. The application for imposition of anti-dumping measure includes a written request for imposition of anti-dumping measure and related documents.
2. The written request for imposition of anti-dumping measure includes the following contents:
a) Name, address and other necessary information of the organization/individual representing the domestic industry;
b) Information, data and evidences for determining the representative of the domestic industry, including list of domestic organizations and individuals producing similar goods; volume and quantity of similar goods produced by the above organizations and individuals;
c) Names and addresses of organizations and individuals producing similar goods supporting or opposing the case;
d) Description of the imports subject to investigation of imposition of anti-dumping measures, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; production process; main purpose; Vietnam and international standards/regulations; codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
dd) Description of similar goods of the domestic industry, including scientific names, trade names, common names; basic physical and chemical characteristics; main purpose; Vietnam and international standards/regulations;
e) Information on the volume, quantity and value of the imports specified in Point d of this Clause within 12 months prior to the submission of dossiers;
g) Information on the volume, quantity and value of similar goods of the domestic industry specified in Point dd of this Clause within 12 months prior to the submission of dossiers; except where the domestic industry operates less than 12 months;
h) Information on the normal price and export price of the described goods in accordance with Point d this Clause; dumping margin of the imports subject to investigation of anti-dumping measures;
i) Information, data and evidences on significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
k) Information, data and evidences on the causal relationship between the import of goods specified in Clause d this Point and the damage to domestic industry significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
l) Information on the exporting country or the origin of goods subject to investigation of anti-dumping measures, including a specific list of foreign producers, exporters and importers;
m) Specific requirements on the imposition of anti-dumping measures, the duration and the extent of imposition.
Article 29. Application for imposition of countervailing measure
1. The application for imposition of countervailing measure includes a written request for imposition of countervailing measure and related documents.
2. The written request for imposition of countervailing measures includes the following contents:
a) Name, address and other necessary information of the organization/individual representing the domestic industry;
b) Information, data and evidences for determining the representative of the domestic industry, including list of domestic organizations and individuals producing similar goods; volume and quantity of similar goods produced by the above organizations and individuals;
c) Names and addresses of organizations and individuals producing similar goods supporting or opposing the case;
d) Description of the imports subject to investigation of imposition of countervailing measures, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; production process; main purpose; Vietnam and international standards/regulations; codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
dd) Description of similar goods of the domestic industry, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; main purpose; Vietnam and international standards/regulations;
e) Information on the volume, quantity and value of the imports specified in Point d of this Clause within 12 months prior to the submission of dossiers;
g) Information on the volume, quantity and value of similar goods of the domestic industry specified in Point dd of this Clause within 12 months prior to the submission of dossiers; except where the domestic industry operates less than 12 months;
h) Information and evidences of foreign subsidies, including the existence of subsidies; the allegedly subsidizing country; name and address of the foreign organization or individual accused of receiving the subsidies; form and policy of subsidy; quantity, volume and value of the subsidy;
i) Information, data and evidences on significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
k) Information, data and evidences on the causal relationship between the import of goods specified in Clause d this Point and the damage to domestic industry significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
l) Specific requirements on the imposition of countervailing measures, the duration and the extent of imposition.
Article 30. Receipt of application for imposition of anti-dumping measure/countervailing measure
1. Within 15 days from the receipt of the application for imposition of anti-dumping measures/countervailing measures (hereinafter referred to as application), the investigating authority shall notify the organization/individual on the adequacy and validity of the application. If the application is not adequate or valid, the investigating authority shall request supplementation from the organization/individual.
2. The time limit for supplementation of the application is decided by the investigating authority but not lower than 30 days from the notification of supplementation.
Article 31. Verification of application for imposition of anti-dumping measure/countervailing measure
1. The verification of the application and issuance of decision on investigation shall comply with Clause 2 Article 70 of the Law on foreign trade management.
2. Contents of the verification of application include:
a) Determine the legal representative status of a domestic industry of the organization or individual submitting the application as provided for in Clause 2 of Article 79 and Clause 2 of Article 87 of the Law on foreign trade management.
b) Determine evidences of the dumping on goods/good subsidies imported to Vietnam which causes significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry.
Article 32. Decision on the investigation for imposition of anti-dumping measure and countervailing measure
The decision of the Minister of Industry and Trade on anti-dumping and countervailing investigation shall include the following contents:
1. Specific description of the goods under consideration, codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
2. Information on organizations and individuals producing similar goods subject to imposition of anti-dumping measure/countervailing measure;
3. Summary of the information on the dumping on goods/good subsidies imported to Vietnam which causes significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
4. Procedures of the anti-dumping and countervailing investigation.
Article 33. Preparation of application for imposition of anti-dumping measure/countervailing measure in the absence of requesting party
1. If no one requests for investigation but there are clear evidences of the dumping on goods/good subsidies imported to Vietnam which causes or may causes significant damage to domestic industry, the investigating authority shall prepare an application for imposition of anti-dumping measures/countervailing measures and submit it to the Minister of Industry and Trade for reviewing and deciding the investigation.
2. The application prepared by the investigating authority must ensure the contents specified in Article 28 and 29 hereof (Except for Point a, b and c Clause 2).
3. Relevant organizations and individuals must cooperate and provide necessary information at the request of the Ministry of Industry and Trade.
Article 34. Period of investigation
1. The period of anti-dumping and countervailing investigation is 12 months. In special cases, the investigating body may determine another investigation period but not less than 06 months.
2. The investigation period for determining damage is at least 03 years and it must cover the whole period of anti-dumping and countervailing investigation. In case the related party has less than 3 years of operation, the data collected will be the entire operation duration of such related party up to the time the decision is made.
Article 35. Investigation questionnaire
1. Within 15 days after the issuance of the investigation decision of the Minister of Industry and Trade, the investigating authority shall send the investigation questionnaire to the following subjects:
a) Producers of similar domestic goods;
b) Foreign producers and exporters exporting goods subject to anti-dumping and countervailing investigation into Vietnam which the investigating authority knows;
c) The representative in Vietnam of the government of the country producing and exporting goods subject to anti-dumping and countervailing investigations;
d) Importers of goods subject to anti-dumping and countervailing investigations;
dd) Other related parties.
2. Within 30 days after receiving the investigation questionnaires, the concerned parties must provide written replies to all questions in the questionnaire. In case of necessity or there are written requests for extension with reasonable reasons from the concerned parties, the investigating authority may extend the time limit but not more than 30 days.
3. The investigation questionnaires shall be considered having reached the recipients after 07 days from the date on which they were sent by the investigating authority. The sending date shall be determined according to the postmark.
1. In case the quantity of foreign producers and exporters, domestic importers and producers is too large or the category of goods subject to anti-dumping measures/countervailing measures is too large, the investigating authority may limit the scope of investigation.
2. The limitation of the scope of investigation must comply with the following regulations:
a) The scope of investigation shall be limited by the method of selecting appropriate statistical samples on the basis of the volume and quantity of goods subject to anti-dumping or countervailing measures produced or exported into Vietnam by the requested party or the information obtained by the investigating authority at the time of sampling;
b) When selecting sample, the investigating authority may consult with the requested party, the importers involved in the sampling and receive consent of the requested party on the sampling.
Section 4. IMPOSITION OF ANTI-DUMPING MEASURE AND COUNTERVAILING MEASURE
Article 37. Imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax
1. The imposition of temporary anti-dumping tax, countervailing tax, tax rate, the tax imposition time limit and the extension of the tax imposition time limit shall comply with the regulations specified in Clause 1 Article 81 and Clause 1 Article 89 of the Law on foreign trade management.
2. The decision on imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax includes the following contents:
a) Description of the imports subject to imposition of anti-dumping tax and countervailing tax, including names, basic characteristics and main purpose, codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to current export tariff and import tariff;
b) Names, addresses and other necessary information of producers and exporters of goods subject to imposition of temporary anti-dumping and countervailing tax;
c) Name of the country producing and exporting goods subject to imposition of anti-dumping tax and countervailing tax;
d) Temporary anti-dumping tax and countervailing tax rates;
dd) Effective date and duration of the imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax;
e) Procedures and dossiers for examination and imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax.
3. The temporary anti-dumping tax and countervailing tax shall be imposed after 60 days since the issuance of the decision on investigation of the Minister of Industry and Trade.
4. In case the temporary anti-dumping tax, countervailing tax are imposed at a lower rate compared to the dumping margin/level of subsidies in the preliminary conclusion or in case the exporting organizations and individuals of goods under consideration imported into Vietnam request for extension of the imposition of temporary anti-dumping tax, countervailing tax and the volume and quantity of goods under consideration of the requesting exporters account for a considerable proportion of the total volume and quantity of goods under consideration imported into Vietnam, The Minister of Industry and Trade may extend the period of imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax, but the extension shall not exceed 60 days.
Article 38. Imposition of commitment measures in the anti-dumping and countervailing investigation
1. After the Minister of Industry and Trade issues the decision on imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax and within 30 days before the end of the investigation phase, the producers and exporters of goods under consideration or the Government of the requested party in case of countervailing investigation (hereinafter referred as ‘requesting party’) may send written commitments to eliminate dumping and subsidies) (hereinafter referred to as ‘commitment’) to the investigating authority.
2. The commitment includes the following contents:
a) Scope of goods;
b) Reference prices include self-determined prices, price increases and price adjustment options;
c) Periodic notification obligation;
d) Obligation to cooperate with the investigating authority in the implementation of the commitments;
dd) Other contents deemed appropriate by the investigating authority.
3. Within 30 days after the receipt of the commitments, the investigating authority shall review and report to the Minister of Industry and Trade for decision.
4. The commitment shall be considered on the following basis:
a) Whether the imposition of the commitments can overcome the significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry;
b) Whether the existing management mechanism can effectively monitor the implementation of commitments;
c) Ability to evade anti-dumping, countervailing measures through commitments;
d) Other factors deemed appropriate by the investigating authority.
5. The investigating authority shall only review the commitments of the requesting parties who have sufficiently cooperated during the investigation period. During the review of the commitments, the investigating authority may request for adjustment of the commitments. If the requesting party agrees to adjust the commitment, the requesting party must send the adjusted commitment to the investigating authority.
6. The investigating authority shall public the commitments to involved parties. The involved parties may submit written opinions within the time limit specified in the notice. If the commitment contains confidential information, the requesting party shall implement security as prescribed in Articled 11 hereof.
Article 39. Decision on the commitment to eliminate dumping and subsidies
1. Based on reports of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall issue a decision on accepting or rejecting the commitment of the requesting party. If the commitment is rejected, reasons must be included.
2. The decisions specified in Clause 1 this Article must be published to involved parties by appropriate methods.
3. After the issuance of the decisions specified in Clause 1 this Article, the investigating authority shall continue the investigation and issue the final conclusion as follows:
a) In case the final conclusion of the investigating authority determines that there is no dumping or subsidy or no significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry, the Minister of Industry and Trade shall issue a decision on termination of the case and the implementation of the commitment;
b) In case the final conclusion of the investigating authority determines that there is dumping or subsidy or no significant damage, threat to cause significant damage to domestic industry or significant obstruction to the establishment of a domestic industry, the commitment shall continue to be implemented according to the provisions of the commitment.
Article 40. Monitoring the implementation of commitments
1. When the commitment is approved, the requesting party shall be monitored by the investigating authority in the implementation of the commitment.
2. The investigating authority shall monitor the implementation of commitments as follows:
a) Request the requesting party to periodically provide information and documents related to the implementation of the commitment and prove the accuracy of such information and documents;
b) Periodically compare the information provided by the requesting party on quantity, volume and prices of goods subject to the commitment imported to Vietnam with the information provided by the customs authority;
c) Conduct site investigation to the requesting party if necessary;
d) Check the information with the importers of the requesting party;
dd) Other forms deemed appropriate by the investigating authority.
Article 41. Violation of the implementation of commitments
The implementation of commitment shall be considered to have committed violation in the following cases:
1. The requesting party imports goods under consideration into Vietnam at a price lower than committed;
2. The requesting party does not periodically provide information on the implementation of commitment as specified in the commitment;
3. The requesting party does not cooperate with the investigating authority in the verification and site investigation of the information provided periodically by the requesting party;
4. The information and data on the implementation of commitment provided by the requesting party are not accurate;
5. The requesting party evades the applied anti-dumping and countervailing measures;
6. The requesting party arbitrarily canceled the commitment but did not inform the investigating authority as prescribed in Clause 3 Article 42 hereof;
7. Other cases determined by the investigating authority.
Article 42. Cancellation of the implementation of commitments
The commitment is cancelled in the following cases:
1. The requesting party committed violations as prescribed in Article 41 hereof;
2. The investigating authority requests for cancellation of commitment implementation;
3. The requesting party requests for cancellation of commitment. The request may request the cancellation of the commitment at any time during the effective period of the commitment provided that the cancellation must be notified to the investigating authority at least 30 days before the cancellation.
Article 43. Imposition of anti-dumping and countervailing measures after the cancellation of commitment implementation
1. If the cancellation of commitment implementation complies with the regulations specified in Clause 1 Article 42 of this Decree, the Minister of Industry and Trade may apply the official anti-dumping and countervailing measures based on information available and retroactively applied to the goods of the requesting party committing violations.
2. If the cancellation of commitment implementation complies with the regulations specified in Clause 2 and 3 Article 42 of this Decree, the imposition of anti-dumping and countervailing measures shall be implemented as follows:
a) If the cancellation of commitment implementation is carried out during the effective period of the imposition of temporary anti-dumping and countervailing measures, the Minister of Industry and Trade shall cancel the commitment implementation and notify the customs authority to impose the temporary anti-dumping and countervailing measures based on preliminary conclusions.
b) If the cancellation of commitment implementation is carried out during the effective period of the imposition of official anti-dumping and countervailing measures, the Minister of Industry and Trade shall cancel the commitment implementation and notify the customs authority to impose the official anti-dumping and countervailing measures based on final conclusions.
Article 44. Imposition of official anti-dumping measure and countervailing measure
1. Within 15 days from the day on which the investigating authority send the final conclusion to the Minister of Industry and Trade, the Minister of Industry and Trade shall issue a decision on the case.
2. The decision on imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures includes the following contents:
a) Description of the imports subject to imposition of countervailing measures and anti-dumping measures, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; production process; main purpose; Vietnam and international standards/regulations; codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
b) Names, addresses and other necessary information of producers and exporters of goods subject to imposition of official anti-dumping and countervailing measures;
c) Name of the country producing and exporting goods subject to imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures;
d) The investigation conclusions suggesting the need to impose the official anti-dumping measure and countervailing measure;
dd) Specific official anti-dumping measures and countervailing measures;
e) Effective date and duration of imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures;
g) Tax difference to be refunded (if any);
h) Procedures and dossiers for examination and imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures.
Article 45. Imposition of retroactive anti-dumping tax and countervailing tax
1. The imposition of retroactive anti-dumping tax, countervailing tax shall comply with the regulations specified in Clause 4 Article 81 and Clause 4 Article 89 of the Law on foreign trade management.
2. The imposition of retroactive anti-dumping tax, countervailing tax shall be reviewed at the request of the requesting party on the sudden increase in the volume and quantity of goods under consideration imported into Vietnam during the period from the date of issuance of the investigation decision to the imposition of temporary anti-dumping tax and countervailing tax which may cause damages that are hard to recover from to the domestic industry
3. If the official anti-dumping, countervailing tax rates are higher than the temporary anti-dumping, countervailing tax rates, the retroactive tax rates shall be equal to the temporary anti-dumping, countervailing tax rates
4. If the official anti-dumping, countervailing tax rates are lower than the temporary anti-dumping, countervailing tax rates, the retroactive tax rates shall be equal to the official anti-dumping, countervailing tax rates