Chương III Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại: Điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ
Số hiệu: | 10/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2018 |
Ngày công báo: | 03/02/2018 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có các yếu tố:
- Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
- Chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung và Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp này trước thời hạn khi cần thiết.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước với điều kiện tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra trong trường hợp Cơ quan điều tra lập hồ sơ cung cấp bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu;
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
k) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
1. Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
2. Nội dung hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 47 của Nghị định này (trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp xác định Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu. Tổ chức, cá nhân có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, việc ban hành quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
4. Nội dung thẩm định Hồ sơ yêu cầu bao gồm:
a) Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Nghị định này;
b) Xác định chứng cứ về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
2. Tên của các doanh nghiệp và đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
3. Tóm tắt các thông tin về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
4. Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng nhập khẩu.
1. Khi xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra xem xét các yếu tố sau đây:
a) Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
b) Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này do tác động của những diễn biến không lường trước;
c) Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra đối với giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
d) Tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố: Thị phần, doanh thu, sản lượng, công suất thiết kế, công suất sử dụng, lợi nhuận, lao động, tồn kho và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
2. Việc xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những chứng cứ cụ thể.
3. Thời kỳ điều tra đối với xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là 03 năm. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
1. Trên cơ sở kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có các yếu tố sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quá mức quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
d) Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
2. Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
3. Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung như sau:
a) Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Danh sách các nước được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
c) Mức thuế tự vệ tạm thời;
d) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
đ) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
e) Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;
g) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn trong trường hợp cần thiết.
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định chính thức về vụ việc.
2. Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức gồm các nội dung chính sau đây:
a) Mô tả hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
b) Biện pháp tự vệ chính thức;
c) Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
d) Việc hoàn trả mức chênh lệch về thuế tự vệ nếu có;
đ) Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
e) Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thông qua hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan thì thực hiện như sau:
1. Khối lượng, số lượng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan không được thấp hơn khối lượng, số lượng nhập khẩu trung bình của 03 năm gần nhất có số liệu nhập khẩu, trừ khi Cơ quan điều tra có lập luận, chứng cứ rõ ràng rằng cần có khối lượng, số lượng hạn ngạch nhập khẩu thấp hơn để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Bộ Công Thương thực hiện việc phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu căn cứ thị phần tính theo tổng khối lượng, số lượng hàng hóa của các nước xuất khẩu vào Việt Nam trong 03 năm gần nhất có số liệu nhập khẩu và có tính đến các yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hàng hóa.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành tham vấn với các nước có khối lượng, số lượng nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam được phân bổ hạn ngạch.
4. Trong trường hợp biện pháp hạn ngạch nhập khẩu áp dụng vượt quá 01 năm, Bộ Công Thương có trách nhiệm nới lỏng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan trong khoảng thời gian áp dụng của những năm tiếp theo.
5. Cơ quan hải quan phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm soát, quản lý việc áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan.
INVESTIGATION AND IMPOSITION OF SAFEGUARD MEASURES
Section 1. SAFEGUARD INVESTIGATIONS
Article 46. Bases for conducting investigations
1. The Minister of Industry and Trade shall conduct investigation after receiving the dossiers requesting the imposition of safeguard measures from the organizations and/or individuals representing the domestic industry on the condition that the total volume and quantity of similar goods or directly competitive goods produced by domestic producers submitting such dossiers or domestic producers supporting the request for imposition of safeguard measures accounting for at least 25% of the total quantity and volume of similar goods or directly competitive goods produced domestically.
2. The Minister of Industry and Trade shall issue a decision on investigation if the investigating authority prepares evidences proving the necessity to impose safeguard measures.
Article 47. Application for imposition of safeguard measures
1. The application for imposition of safeguard measures (hereinafter referred to as application) includes a written request for imposition of safeguard measures and related documents.
2. The written request for imposition of safeguard measures includes the following contents:
a) Name, address and other necessary information of the organization/individual representing the domestic industry;
b) Information, data and evidences for determining the representative of the domestic industry, including list of domestic organizations and individuals producing similar goods or directly competitive goods; volume and quantity of similar goods or directly competitive goods produced by the above organizations and individuals;
c) Names and addresses of organizations and individuals producing similar goods supporting or opposing the case;
d) Description of the imports subject to investigation of imposition of safeguard measures, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; production process; main purpose; Vietnam and international standards/regulations; codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
dd) Description of similar goods or directly competitive goods of the domestic industry, including scientific names, trade names, common names; ingredient; basic physical and chemical characteristics; main purpose; Vietnam and international standards/regulations;
e) Information on the volume, quantity and value of the imports specified in Point d of this Clause within 03 years prior to the submission of dossiers;
g) Information on the volume, quantity and value of similar goods or directly competitive goods of the domestic industry specified in Point dd of this Clause within 03 years prior to the submission of dossiers; In case the domestic industry has less than 3 years of operation, the data collected will be the entire operation duration of such domestic industry up to the time of submission of the application;
h) Information, data and evidences on serious damage or threat to cause serious damage to the domestic industry;
i) Information, data and evidences on the causal relationship between the imports of goods specified in Clause d this Point and the serious damage to the domestic industry or threat to cause serious damage to the domestic industry;
k) Specific requirements on the imposition of safeguard measures, the duration and the extent of imposition.
Article 48. Preparation of application for imposition of safeguard measures in the absence of requesting party
1. If no one requests for investigation but there are clear evidences of excessive import of goods into Vietnam which causes or may causes serious damage to the domestic industry, the investigating authority shall prepare an application for imposition of safeguard measures and submit it to the Minister of Industry and Trade for reviewing and deciding the investigation.
2. The application prepared by the investigating authority must ensure the contents specified in Article 47 hereof (Except for Point a, b and c Clause 2).
3. Relevant organizations and individuals must cooperate and provide necessary information at the request of the Ministry of Industry and Trade.
Article 49. Verification of application
1. Within 15 days after the receipt of the application, the investigating authority shall review the adequacy and validity of such application.
2. If the application is not adequate or valid, the investigating authority shall request the supplementation from the organization/individual. Organizations and individuals shall supplement the missing contents at the request of the investigating authority within 30 days since the issuance of such request.
3. Within 45 days from the receipt of the satisfactory application, the Ministry of Industry and Trade shall review and send it to the Minister of Industry and Trade for decision of investigation. In case of necessity, the issuance of the investigation decision may be extended but not more than 30 days.
4. Contents of the verification of application include:
a) Determine the legal representative status of a domestic industry of the organization or individual submitting the application as provided for in Clause 1 of Article 46 hereof;
b) Determine evidences of the excessive import of goods into Vietnam which causes or may cause serious damage to the domestic industry.
Article 50. Decision on the investigation for imposition of safeguard measures
The decision of the Minister of Industry and Trade on safeguard investigation shall include the following contents:
1. Specific description of the goods under consideration, codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the export tariffs and import tariffs in each period;
2. Names of the enterprises and representatives of domestic organizations and individuals producing similar goods or directly competitive goods subject to imposition of safeguard measure;
3. Summary of the information on the increase in import of goods under consideration;
4. Serious damage or threat to cause serious damage to the domestic industry due to the increase in import
Article 51. Determination of serious damages and threat to cause serious damages to the domestic industry
1. When determining the serious damages and threat to cause serious damages to the domestic industry, the investigating authority shall consider the following factors:
a) The absolute or relative increase of the volume and quantity of imported goods as compared to the volume and the quantity of similar goods or directly competitive goods domestically produced;
b) The rate of increase in volume and quantity of the imports specified in Point a of this Clause due to the impact of unforeseen developments;
c) Effects on price of imports under consideration regarding the prices of similar goods or directly competitive goods domestically produced;
d) Effects of the increase in import of goods under consideration on the domestic industry through the following factors: Market share, revenue, output, design capacity, utilized capacity, profit, labor, inventory and other factors deems appropriate by the investigating authority.
2. The determination of serious damages and threat to cause significant damages to the domestic industry must be carried out according to specific evidences.
3. The investigation period for determining serious damage or threat to cause serious damage to the domestic industry is 03 years. In case the domestic industry has less than 3 years of operation, the data collected will be the entire operation duration of such domestic industry up to the time of issuance of the investigation decision by the Minister of Industry and Trade.
Section 2. IMPOSITION OF SAFEGUARD MEASURES
Article 52. Imposition of temporary safeguard measures
1. Based on the preliminary conclusion, the Minister of Industry and Trade shall impose the temporary safeguard measures upon the following factors:
a) There is an excessive increase in the import of goods under consideration;
b) The domestic industry is suffered from serious damage or threatened with serious damage;
c) The excessive increase in the import of goods specified in Point a of this Clause causes or may cause serious damage to the domestic industry;
d) The delay in imposition of safeguard measures causes or may cause serious damage to the domestic industry that are hard to recover from later.
2. Temporary safeguard measures shall be applied only in the form of additional import tariff.
3. The decision on imposition of temporary safeguard measures shall be published with the following contents:
a) Specific description of the goods subject to safeguard measures, codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to the current export tariffs and import tariffs;
b) List of countries exempting from imposition of temporary safeguard measures;
c) Temporary safeguard tax rate;
d) Duration of imposition of temporary safeguard measures;
dd) Information and evidences proving the increase in import of goods under consideration causes or may cause serious damage to the domestic industry.
e) Information and evidences proving the delay in imposition of safeguard measures causes or may cause serious damage to the domestic industry that are hard to recover from later.
g) Procedures and dossiers for examination and imposition of temporary safeguard measures.
4. The Minister of Industry and Trade may suspend the imposition of safeguard measures ahead of time if necessary.
Article 53. Imposition of official safeguard measures
1. Within 15 days from the day on which the investigating authority send the final conclusion, the Minister of Industry and Trade shall issue an official decision on the case.
2. The decision on imposition of official safeguard measures includes the following contents:
a) Description of the imports subject to imposition of official safeguard measures, including names, basic characteristics and main purpose, codes of goods in accordance with the List of Imports and Exports of Vietnam and the effective import tax rates applied according to current export tariff and import tariff;
b) Official safeguard measures;
c) Effective date and duration of imposition of official safeguard measures;
d) The refund of safeguard tax difference (if any);
dd) Procedures and dossiers for examination and imposition of official safeguard measures.
e) The investigation conclusions suggesting the need to impose the official safeguard measures.
Article 54. Regulations on imposition of import quotas, tariff-rate quotas
If the Minister of Industry and Trade impose official safeguard measures through import quotas and tariff-rate quotas, the following contents shall be applied:
1. Quantity and volume of import quotas and tariff-rate quotas are not lower than the quantity and volume of the average imports of the last 03 years with import data, unless the investigating authority has reasonable arguments that it is necessary to have a lower volume or quantity of import quotas to prevent or overcome serious damage or threat to cause serious damage
2. The Ministry of Industry and Trade shall allocate quotas among exporting countries based on the total volume and quantity of goods exported by the exporting countries into Vietnam in the last three years with import and taking into account of the special factors affecting the trading.
3. The Ministry of Industry and Trade shall consult with the countries with volume and quantity of goods mainly imported into Vietnam and being allocated quotas
4. If the import quotas exceed 01 year, the Ministry of Industry and Trade shall loosen the import quotas and tariff-rate quotas for the imposition of the subsequent years
5. The customs authority shall cooperate with the Minister of Industry and Trade in monitoring and managing the imposition of import quotas and tariff-rate quotas.