Chương IV Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại: Rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Số hiệu: | 10/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2018 |
Ngày công báo: | 03/02/2018 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có các yếu tố:
- Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
- Chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung và Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp này trước thời hạn khi cần thiết.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu rà soát) bao gồm:
1. Đơn đề nghị rà soát việc áp dụng phòng vệ thương mại theo mẫu của Cơ quan điều tra ban hành;
2. Các tài liệu, thông tin mà bên đề nghị rà soát cho là cần thiết.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu rà soát. Nếu Hồ sơ yêu cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo yêu cầu bổ sung cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu rà soát đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định rà soát, Cơ quan điều: tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các đối tượng sau đây:
a) Bên nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát;
b) Bên bị đề nghị rà soát;
c) Các bên liên quan khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra rà soát, bên nhận được bản câu hỏi phải gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ sở văn bản đề nghị gia hạn của bên đề nghị gia hạn.
3. Bản câu hỏi điều tra được coi là được nhận sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ dấu của bưu điện.
1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không.
2. Nội dung Hồ sơ yêu cầu rà soát căn cứ mẫu hồ sơ do Cơ quan điều tra ban hành.
Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:
1. Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
2. Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
4. Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.
Cơ quan điều tra tiến hành rà soát một hoặc một số nội dung sau, căn cứ vào các nội dung rà soát mà bên liên quan yêu cầu:
1. Biên độ bán phá giá, mức trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
2. Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp của một, một số hoặc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có cam kết;
3. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá, trợ cấp của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;
4. Phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi Kết luận rà soát, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định về kết quả rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Căn cứ kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
a) Điều chỉnh hoặc không điều chỉnh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp căn cứ kết quả rà soát theo Điều 60 của Nghị định này;
b) Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận rà soát xác định biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không còn cần thiết để khắc phục thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
3. Việc điều chỉnh áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không ảnh hưởng đến thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang có hiệu lực.
1. Chậm nhất 12 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
1. Cơ quan điều tra tiến hành rà soát cuối kỳ để đánh giá khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm các nội dung sau:
a) Khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
b) Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
c) Mối quan hệ nhân quả giữa khả năng bán phá giá, trợ cấp với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải chịu.
Căn cứ kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
1. Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận cuối cùng xác định rằng nếu loại bỏ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
2. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các nhà sản xuất trong nước đề nghị rà soát cuối kỳ rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
1. Nhà xuất khẩu mới là nhà sản xuất, xuất khẩu của nước xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và không xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ điều tra ban đầu.
2. Nhà xuất khẩu mới có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà xuất khẩu mới không có mối quan hệ với các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Nhà xuất khẩu mới thực sự xuất khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam sau thời kỳ điều tra mà Cơ quan điều tra xác định trong vụ việc điều tra ban đầu;
c) Khối lượng, số lượng xuất khẩu vào Việt Nam tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát phải đủ lớn để Cơ quan điều tra có thể xác định được giá xuất khẩu hợp lý.
3. Nhà xuất khẩu mới có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát sau khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực.
Việc rà soát nhà xuất khẩu mới bao gồm các nội dung sau:
1. Biên độ bán phá giá riêng, mức trợ cấp riêng của nhà xuất khẩu mới;
2. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với nhà xuất khẩu mới.
Căn cứ kết luận rà soát nhà xuất khẩu mới của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá riêng, chống trợ cấp riêng đối với nhà xuất khẩu mới;
2. Tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang có hiệu lực trong trường hợp nhà xuất khẩu mới rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc không hợp tác trong quá trình rà soát.
1. Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kéo dài hơn 03 năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Căn cứ kết luận rà soát giữa kỳ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
a) Duy trì việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Chậm nhất 09 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, tổ chức, cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
b) Đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
c) Những điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
d) Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
3. Nội dung quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Điều chỉnh mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Điều chỉnh phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm:
a) Nhà sản xuất trong nước;
b) Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
c) Nhà nhập khẩu;
d) Các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa nhập khẩu.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau:
1. So sánh hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
2. Khả năng thay thế của hàng hóa nhập khẩu;
3. Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước.
Căn cứ kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
1. Không điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Thu hẹp phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với nhà nhập khẩu cụ thể.
REVIEW OF THE IMPOSITION OF TRADE REMEDIES
Article 55. Dossiers for review of the imposition of trade remedies
The dossiers for review of the imposition of trade remedies (hereinafter referred to as dossiers for review) shall include:
1. Application for review of the imposition of trade remedies according to the form promulgated by the investigating authority;
2. Other documents and information deems necessary by the requesting party.
Article 56. Verification of dossiers for review
1. Within 15 days from the receipt of the dossier for review, the investigating authority shall notify the organization/individual on the adequacy and validity of the dossier for review. If the dossier for review is not adequate or valid, the investigating authority shall request supplementation from the organization/individual.
2. Within 30 days after the receipt of the satisfactory dossier for review, the investigating authority shall review the dossier and send it to the Minister of Industry and Trade for considering the review of the imposition of trade remedies.
Article 57. Questionnaire for review
1. Within 15 days since the issuance of the decision on review, the investigating authority shall send the questionnaire for review to the following subjects:
a) The review requesting party;
b) The reviewed party;
c) Other involved parties deemed necessary by the investigating authority.
2. Within 30 days after receiving the questionnaires for review, the concerned parties must provide written replies to all questions in the questionnaire. This time limit may be extended once by the investigating authority but not more than 30 days based on the written request for extension of the concerned party.
3. The questionnaires shall be considered having reached the recipients after 07 working days from the date on which they were sent by the investigating authority. The sending date shall be determined according to the postmark.
Section 2. REVIEW OF THE ANTI-DUMPING MEASURES AND COUNTERVAILING MEASURES
Mini section 1. REVIEW OF THE ANTI-DUMPING MEASURES AND COUNTERVAILING MEASURES AT THE REQUEST OF CONCERNED PARTIES
Article 58. Submission of the dossiers for review at the request of concerned parties
1. Within 60 days before the end of one year from the date of issuance of the decision on the imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures or the latest decision on the results of the review of anti-dumping measures, countervailing measures, the concerned parties as prescribed in Article 59 hereof may submit the dossiers for review, except for cases where the submission deadline is less than 09 months before the time limit for the Minister of Industry and Trade to decide whether to carry out the final review of anti-dumping or countervailing measures.
2. The contents of the dossier for review shall comply with the form promulgated by the investigating authority
Article 59. The review requesting party
The following organizations and individuals may submit dossiers for review of the imposition of anti-dumping and countervailing measures in accordance with Article 58 hereof:
1. Domestic producers as provided for in Clause 2 of Article 79 and Clause 2 of Article 87 of the Law on foreign trade management.
2. Foreign producers and exporters which may submit dossiers for review of the imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures of such foreign producers and exporters;
3. Importers of goods subject to anti-dumping and countervailing measures;
4. Governments of foreign producers and exporters which may submit dossiers for review of the imposition of official anti-dumping measures and countervailing measures of such foreign producers and exporters;
Article 60. Contents of the review at the request of concerned parties
The investigating authority shall conduct the review of one or more of the following contents, based on the contents requested by the concerned parties:
1. The dumping margin, the level of subsidy of one, some or all of the foreign producers and exporters
2. Commitments to eliminate dumping and subsidies of one, some or all of the foreign producers and exporters who commit;
3. Damages of the domestic industry and the causal relationship between the dumping on goods/ good subsidies of relevant foreign producers and exporters and the damage to domestic industry
4. Scope of imposition of anti-dumping measure and countervailing measure.
Article 61. Decision on the review result at the request of concerned parties
1. Within 15 days since the date on which the investigating authority submit the review conclusion, the Minister of Industry and Trade shall issue the decision on the review result of the imposition of trade remedies.
2. Based on the review conclusion of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall promulgate one of the following decisions:
a) Adjustment or non-adjustment to the imposition of anti-dumping and countervailing measures based on the review results under Article 60 hereof:
b) Termination of the imposition of anti-dumping or countervailing measures in cases where the conclusions on the review determine that the anti-dumping or countervailing measures are no longer necessary to remedy the damage of the domestic industry or the domestic industry will no longer suffer damage if anti-dumping or countervailing measures are terminated.
3. The adjustment to the imposition of anti-dumping and countervailing measures specified in Point a Clause 2 this Article shall not affect the time limit for the effective imposition of anti-dumping or countervailing measures.
Mini section 2. FINAL REVIEW OF IMPOSITION OF ANTI-DUMPING MEASURES AND COUNTERVAILING MEASURES
Article 62. Submission of the dossiers for final review
1. At least 12 months before the decision on imposition of anti-dumping measures and countervailing measures expires, the investigating authority shall announce the receipt of dossiers for final review of imposition of anti-dumping measures and countervailing measures
2. Within 30 days since the notice of the investigating authority, the domestic producer representing the domestic industry according to Clause 2 Article 79 and Clause 2 Article 87 of the Law on foreign trade management may submit the dossiers for final review of imposition of anti-dumping measures and countervailing measures
Article 63. Contents of the final review of imposition of anti-dumping measures and countervailing measures
1. The investigating authority shall carry out final review to assess the possibility of continuation or recurrence of dumping or subsidizing acts causing damage to domestic industries in case of termination of anti-dumping measures/countervailing measures.
2. The final review of imposition of anti-dumping measures and countervailing measures shall include the following contents:
a) The possibility of imported goods being dumped, subsidized if anti-dumping or anti-subsidy measures are terminated;
b) The possibility that a domestic industry suffers or may suffer from serious damage if anti-dumping or anti-subsidy measures are terminated
c) The causal relationship between the possibility of dumping on imports/import subsidies and the damage that likely occurs to a domestic industry.
Article 64. Decision on the result of the final review of imposition of anti-dumping measures and countervailing measures
Based on the review conclusion of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall promulgate one of the following decisions:
1. Extension of the imposition of anti-dumping or countervailing measures if the final review determines that elimination of anti-dumping or anti-subsidy measures may result in the continuation or recurrence of dumping on goods or good subsidies which cause damage to the domestic industry.
2. Termination of the imposition of anti-dumping or countervailing measures in cases the requesting domestic producers withdraw their requests for review or the final conclusion of the investigating authority determines that there is no possibility of continuation or recurrence of dumping on goods or good subsidies that causes damage to the domestic industry.
Mini section 3. REVIEW OF NEW EXPORTERS
Article 65. Determination of new exporters
1. “New exporter” refers to the producers or exporters of the exporting country have been subject to anti-dumping, countervailing measures and did not export goods subject to investigation into Vietnam during the initial investigation period.
2. New exporters may submit dossiers for review of the imposition of anti-dumping and countervailing measures when the following conditions are satisfied:
a) The new exporter has no relationship with the organizations and individuals subject to anti-dumping and countervailing measures in accordance with Article 5 hereof:
b) The exporter has actually exported the goods to Vietnam after the investigation period determined by the investigating authority in the initial investigation;
c) The volume and quantity of exports to Vietnam at the time of submission of the request for review must be large enough so that the investigating authority can determine the reasonable export price.
3. New exporters may submit dossiers for review after the decision on imposition of anti-dumping and countervailing measures takes effect.
Article 66. Contents of the review of new exporters
The review of new exporters shall include the following contents:
1. The separate dumping margin and level of subsidy of the new exporter;
2. Conditions for imposition of anti-dumping measures and countervailing measures applied to the new exporter.
Article 67. Decision on the result of the review of new exporters
Based on the conclusion on review of new exporters of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall promulgate one of the following decisions:
1. Imposition of separate anti-dumping measures and countervailing measures to new exporters;
2. Continuation of the imposition of the effective anti-dumping or countervailing measures in case the new exporter withdraws the request for review or does not cooperate in the review process.
Section 3. REVIEW OF SAFEGUARD MEASURES
Article 68. Midterm review of the imposition of safeguard measures
1. If the duration of imposition of safeguard measures (including duration of imposition of temporary safeguard measures) is more than 03 years, the Minister of Industry and Trade shall carry out the midterm review of the imposition of safeguard measures.
2. Based on the midterm review conclusion of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall promulgate one of the following decisions:
a) Continue the imposition of safeguard measures;
b) Mitigate the imposition of safeguard measures;
c) Terminate the imposition of safeguard measures.
Article 69. Final review of the imposition of safeguard measures
1. At least 09 months before the decision on imposition of safeguard measures expires, the investigating authority shall announce the receipt of dossiers for final review of imposition of safeguard measures. Within 30 days since the announcement of the investigating authority, organizations and individuals may submit the dossier for final review of imposition of safeguard measures.
2. The final review of imposition of safeguard measures shall include the following contents:
a) Determine the level of increase of imports into Vietnam since the safeguard measure was applied;
b) Assess the situation of production and business activities of the domestic industry since the safeguard measure was applied;
c) Adjustments of the domestic industry since the safeguard measure was applied;
d) The possibility of serious damage or threat to cause serious damage to the domestic industry if the safeguard measures are terminated.
3. The decision on result of the final review of imposition of safeguard measures shall include the following contents:
a) Renew or not renew the imposition of safeguard measures;
b) Adjust the level of imposition of safeguard measures;
c) Adjust the scope of imposition of safeguard measures;
Section 4. REVIEW OF THE SCOPE OF GOODS
Article 70. Submission of dossiers by relevant parties
1. The following organizations and individuals may submit dossiers for review:
a) Domestic producers;
b) Foreign producers and exporters;
c) Importers;
d) Organizations and individuals using the imports.
2. The Minister of Industry and Trade shall consider the review of the scope of goods subject to trade remedies based on the dossiers for review.
Article 71. Contents of review of scope of goods subject to trade remedies
The review of scope of goods subject to trade remedies shall include the following contents:
1. Comparison of imports and similar goods or directly competitive goods produced domestically;
2. Alternative capacity of imported goods;
3. Capacity to produce similar goods or directly competitive goods of the domestic industry.
Article 72. Decisions on the result of review of scope of goods subject to trade remedies
Based on the review conclusion of the investigating authority, the Minister of Industry and Trade shall promulgate one of the following decisions:
1. Do not adjust scope of goods subject to trade remedies
2. Narrow the scope of goods subject to trade remedies
3. Exempt from trade remedies applied to specific importers