Chương II Luật Doanh nghiệp 2020: Thành lập doanh nghiệp
Số hiệu: | 10/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2017 |
Ngày công báo: | 21/02/2017 | Số công báo: | Từ số 149 đến số 150 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
3. Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
4. Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;
2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
3. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;
4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;
c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực. Kèm theo thông báo phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
ENTERPRISE ESTABLISHMENT
Article 17. The rights to establish, contribute capital, buy shares/stakes and manage enterprises
1. Organizations and individuals have the right to establish and manage enterprises in Vietnam in accordance with this Law, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. The following organizations and individuals do not have the right to establish and manage enterprises in Vietnam:
a) State authorities, People’s armed forces using state-owned assets to establish enterprises to serve their own interests;
b) Officials and public employees defined by the Law on Officials and the Law on Public Employees;
c) Commissioned officers, non-commissioned officers, career military personnel, military workers and public employees in agencies and units of Vietnam People’s Army; commissioned officers, non-commissioned officers and police workers in police authorities and units, except for those designated and authorized representatives to manage state-owned stakes in enterprises or to manage state-owned enterprises;
d) Executive officers and managers of state-owned enterprises prescribed in Point a Clause 1 Article 88 of this Law, except those who are designated as authorized representatives to manage state-owned stakes in other enterprises;
dd) Minors; people with limited legal capacity; incapacitated people; people having difficulties controlling their behaviors; organizations that are not juridical persons;
e) People who are facing criminal prosecution, kept in temporary detention, serving an imprisonment sentence, serving an administrative penalty in a correctional institution or rehabilitation center, has limited legal capacity or is incapacitated, is not able to control his/her own behaviors, is banned by the court from holding certain positions or doing certain works; other cases prescribed by the Law on Bankruptcy and the Anti-corruption Law.
If requested by the business registration authority, the applicant shall submit the judicial records;
g) Juridical persons that are banned from business operation or banned from certain fields as prescribed by the Criminal Code.
3. Organizations and individuals have the right to contribute capital, buy shares and stakes of joint stock companies, limited liability companies and partnerships in accordance with this Law, except:
a) State authorities, People’s armed forces contributing state-owned assets to enterprises to serve their own interests;
b) The entities that are not allowed to contribute capital to enterprises prescribed by the Law on Officials, the Law on Public Employees, and Anti-corruption Law.
4. The act of serving one’s own interests mentioned in Point a Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article means the use of incomes from business operation, capital contribution, acquisition of shares/stakes for any of the following purposes:
a) Any kind of distribution to some or all of the persons specified in Point b and Point c Clause 2 of this Article;
b) Inclusion in the operating budget of the organization/unit against state budget laws;
c) Establishment or contribution to an internal fund of the organization/unit.
Article 18. Pre-registration contracts
1. The enterprise’s founder may sign contracts serving the establishment and operation of the enterprise before and during the process of enterprise registration.
2. When the Certificate of Enterprise Registration is granted, the enterprise shall continue exercising and performing the rights and obligations under the concluded contracts mentioned in Clause 1 of this Article, and the parties shall transfer the rights and obligations in accordance with the Civil Code, unless prescribed by the contracts.
3. IN case the Certificate of Enterprise Registration is not granted, the persons who conclude the contracts mentioned in Clause 1 of this Article are responsible for their execution. Any other participant in the establishment of the enterprise is also responsible for the execution of these contracts.
Article 19. Application for registration of a sole proprietorship
1. The enterprise registration application form.
2. Copies of legal documents of the sole proprietorship’s owner.
Article 20. Application for registration of a partnership
1. The enterprise registration application form.
2. The company's charter.
3. The list of partners.
4. Copies of legal documents of the partners.
5. Copies of the Certificate of Investment Registration of foreign investors as prescribed by the Law on Investment.
Article 21. Application for registration of a limited liability company
1. The enterprise registration application form.
2. The company's charter.
3. The list of members.
4. Copies of:
a) Legal documents of members who are individuals and legal representatives;
b) Legal documents of members that are organizations, documents about designation of authorized representatives and their legal documents.
Legalized copies of legal documents of the members that are foreign organizations.
c) The Certificate of Investment Registration of foreign investors as prescribed by the Law on Investment.
Article 22. Application for registration of a joint stock company
1. The enterprise registration application form.
2. The company's charter.
3. The list of founding shareholders; the list of shareholders that are foreign investors.
4. Copies of:
a) Legal documents of founding shareholders and shareholders that are foreign investors who are individuals and legal representatives;
b) Legal documents of shareholders that are organizations, documents about designation of authorized representatives; legal documents of authorized representatives of founding shareholders and shareholders that are foreign organizations.
Legalized copies of legal documents of the members that are foreign organizations.
c) The Certificate of Investment Registration of foreign investors as prescribed by the Law on Investment.
Article 23. Content of the enterprise registration application form
The following information shall be provided in the enterprise registration application form:
1. The enterprise’s name;
2. The enterprise’s headquarters, phone number, fax number, email address (if any);
3. The enterprise’s business lines;
4. The charter capital (or investment capital if the enterprise is a sole proprietorship);
5. Types of shares, face value of each type and total authorized shares of each type if the enterprise is a joint stock company;
6. Tax registration information;
7. Expected quantity of employees;
8. Full name, signature, mailing address, nationality and legal documents of each partner (for partnerships) or the owner (for sole proprietorships);
9. Full name, signature, mailing address, nationality and legal documents of the legal representative (for limited liability companies and joint stock companies).
Article 24. The company's charter.
1. The company's charter includes the initial charter submitted upon enterprise registration and revisions made during the operation.
2. Primary contents of the company's charter:
a) The company’s name, addresses of the headquarters, branches and representative offices (if any);
b) The company’s business lines;
c) The charter capital; total quantity of shares, types of shares and face value of each type (for joint stock companies);
d) Full name, mailing address, nationality of each partner (for partnerships), the owner and each member (for limited liability companies) or the founding shareholders (for joint stock companies). Stakes held by each member or partner (for limited liability companies and partnerships) and values thereof. Quantity of shares, types of shares and value of each type held by founding shareholders (for joint stock companies);
dd) Rights and obligations of the members or partners (for limited liability companies and partnerships) or shareholders (for joint stock companies);
e) The organizational structure;
g) Quantity, titles, rights and obligations of each of the enterprise’s legal representatives;
h) Method for ratifying the company’s decisions; rules for settlement of internal disputes;
i) Basis and method for determination of salaries and bonuses of the executives and controllers;
k) Cases in which members/shareholders may request the company to repurchase their stakes/shares (For limited liability companies/joint stock companies);
l) Rules for distribution of post-tax profits and settlement of business losses;
m) Cases of dissolution; procedures for dissolution and liquidation of the company’s assets;
m) Procedures for revising the company's charter.
3. The initial company's charter shall contain the full names and signatures of:
a) For partnerships, the partners;
b) For single-member limited liability companies, the owner that is an individual or the legal representative of the owner that is an organization;
c) For multi-member limited liability companies, the members that are individuals or authorized representatives of members that are organizations;
d) For joint stock companies, founding shareholders that are individuals and legal representatives or authorized representatives of founding shareholders that are organizations.
4. The revised company's charter shall contain the full names and signatures of:
a) For partnerships: the President of the Partner Assembly;
b) For single-member limited liability companies: the owner, the legal representative of the owner, or the legal representative;
c) For multi-member limited liability companies and joint stock companies: the legal representative.
Article 25. List of members/partners of a limited liability company/partnership; list of founding shareholders and foreign shareholders of a joint stock company
The List of members/partners of a limited liability company/partnership; the list of founding shareholders and foreign shareholders of a joint stock company shall contain:
1. Full names, signatures, nationalities, mailing addresses of members/partners/founding shareholders/foreign shareholders that are individuals;
2. Names, EID numbers, addresses of headquarters of members/partners/founding shareholders/foreign shareholders that are organizations;
3. Full names, signatures, nationalities, mailing addresses or legal representatives or authorized representatives of members/partners/founding shareholders/foreign shareholders that are organizations;
4. Stakes and values thereof, holdings, types, quantities and values of assets contributed as capital, capital contribution time of each member/partner (for limited liability companies and partnerships); types and quantities of shares, holdings, types, quantities and values of assets contributed as capital, capital contribution period of each founding shareholder and foreign shareholder (for joint stock companies).
Article 26. Enterprise registration procedures
1. The enterprise’s founder or the authorized person shall apply for enterprise registration at the business registration authority as follows:
a) Direct application at the business registration authority;
b) Submission of the application by post;
c) Online enterprise registration.
2. Online enterprise registration means the enterprise’s founder submitting the electronic enterprise registration application to the National Enterprise Registration Portal. An electronic enterprise registration application shall contain the information prescribed in this Law and has the same legal value as a physical one.
3. Applicants may choose between digital signatures and business registration accounts for online enterprise registration.
4. A business registration account means an account created by the National Enterprise Registration Information System for an individual to apply for online enterprise registration. The account holder is legally responsible for the obtainment and use of the account for online enterprise registration.
5. Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and decide whether to issue enterprise registration. The business registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation in writing if the application is invalid or inform the applicant and provide explanation if the application is rejected.
6. The Government shall provide detailed regulations on documentation and interconnected procedures for enterprise registration.
Article 27. Issuance of the Certificate of Enterprise Registration
1. An enterprise will be granted the Certificate of Enterprise Registration when the following conditions are fully satisfied:
a) The registered business lines are not banned;
b) The enterprise’s name is conformable with regulations of Articles 37, 38, 39 and 41 of this Law;
c) The enterprise registration application is valid;
d) The enterprise registration fees are fully paid in accordance with regulations of law on fees and charges.
2. In case a Certificate of Enterprise Registration is lost or damaged, it will be reissued at a fee prescribed by law.
Article 28. Content of the Certificate of Enterprise Registration
A Certificate of Enterprise Registration shall contain the following information:
1. The enterprise’s name and EID number;
2. The enterprise’s headquarters address;
3. Full name, signature, mailing address, nationality and legal document number of the legal representative (for limited liability companies and joint stock companies), each partner (for partnerships), the owner (for sole proprietorships). Full name, mailing address, nationality and legal document number of each member that is an individual; name, EID number and headquarters address of each member that is an organization (for limited liability companies);
4. The charter capital (or investment capital if the enterprise is a sole proprietorship).
Article 29. Enterprise identification (EID) number
1. EID number is a serial number generated by the National Enterprise Registration Information System, issued to the enterprise when it is created and written on the Certificate of Enterprise Registration. Each enterprise shall have a sole EID number, which must not be issued to any other enterprise.
2. The EID number shall be used for paying taxes, following administrative procedures, exercising and performing other rights and obligations.
Article 30. Registering revisions to the Certificate of Enterprise Registration
1. Revisions to any of the information specified in Article 28 of this Law on the Certificate of Enterprise Registration shall be registered by the enterprise with the business registration authority.
2. An application for revision shall be submitted within 10 days from day on which the change occurs.
3. Within 03 working days from the receipt of the application for revision, the business registration authority shall consider the validity of the application and decide whether to issue a new Certificate of Enterprise Registration. The business registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation in writing if the application is invalid or inform the applicant and provide explanation if the application is rejected.
4. Procedures for registering revisions to the Certificate of Enterprise Registration under a court decision or arbitration award:
a) The applicant shall submit the application for revision to the competent business registration authority within 15 days from the effective date of the court decision or arbitration award. The application shall include copies of the effective court decision or arbitration award;
b) Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider issuing a new Certificate of Enterprise Registration in accordance with the effective court decision or arbitration award. The business registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation in writing if the application is invalid or inform the applicant and provide explanation if the application is rejected.
5. The Government shall provide for documentation and procedures for registering revisions to the Certificate of Enterprise Registration.
Article 31. Notification of changes to enterprise registration information
1. The enterprise shall notify the business registration authority of any change to:
a) The enterprise’s business lines;
b) The founding shareholders and foreign shareholders (for joint stock companies, except listed companies);
c) Other content of the enterprise registration application.
2. The enterprise shall notify a change to enterprise registration information within 10 days from its occurrence.
3. A joint stock company shall send a written notification to the business registration authority in charge of the area where the company is headquartered within 10 days from the occurrence of the change to foreign shareholders registered in the company’s shareholder register. Such a notification shall contain:
a) The company’s name, EID number, headquarter address;
b) For foreign shareholders who transfer their shares: Names and headquarter addresses of shareholders that are organizations; full names, nationalities, mailing addresses of shareholders that are individuals; quantities and types of shares they are holding; quantities and types of shares being transferred;
c) For foreign shareholders who receive shares: Names and headquarter addresses of shareholders that are organizations; full names, nationalities, mailing addresses of shareholders that are individuals; quantities and types of shares being received; their holdings;
d) Full names and signatures of the company’s legal representatives.
4. Within 03 working days from the receipt of the notification, the business registration authority shall consider its validity and decide whether to accept the change. The business registration authority shall inform the enterprise of necessary supplementation in writing if the application is invalid or inform the applicant and provide explanation if the change is not acceptable.
5. Procedures for notifying changes to enterprise registration information under a court decision or arbitration award:
a) The organization or individual that requests to make the change (the requester) shall send a notification to the competent business registration authority within 10 days from the effective date of the court decision or arbitration award. The notification shall include copies of the effective court decision or arbitration award;
b) Within 03 working days from the receipt of the notification, the business registration authority shall consider accepting the change in accordance with the effective court decision or arbitration award. The business registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation in writing if the notification is invalid or inform the applicant and provide explanation if the change is not acceptable.
Article 32. Publishing of enterprise registration information
1. After an enterprise is granted the Certificate of Enterprise Registration, it shall announce it on the National Enterprise Registration Portal and pay the fee as prescribed by law. The announcement shall include the content of the Certificate of Enterprise Registration and:
a) The enterprise’s business lines;
b) The list of founding shareholders and foreign shareholders (for joint stock companies).
2. Any change to enterprise registration information shall be announced on the National Enterprise Registration Portal.
3. The information mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be published for 30 days.
Article 33. Provision of enterprise registration information
1. Organizations and individuals are entitled to request business registration authorities to provide information on the National Enterprise Registration Information System and pay fees.
2. Business registration authorities shall fully and promptly provide information in accordance with Clause 1 of this Article.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 34. Contributed assets
1. Contributed assets include VND, convertible foreign currencies, gold, land use right (LUR), intellectual property rights, technologies, technical secrets, other assets that can be converted into VND.
2. Only the individual or organization that has the lawful right to ownership or right to use the asset mentioned in Clause 1 of this Article may contribute it as capital as prescribed by law.
Article 35. Transfer of ownership of contributed assets
1. Transfer of contributed assets by members of a limited liability company, partners of a partnership, shareholders of a joint stock company shall comply with the following regulations:
a) For assets whose ownership have been registered and LURs, the capital contributor shall follow procedures for transfer the ownership of such assets or the LUR to the company as prescribed by law. This transfer is exempt from registration fee;
b) Contribution of assets whose ownership is not registered shall be recorded in writing unless the contribution is made by wire transfer.
2. The record on transfer of contributed assets shall contain the following information:
a) The company’s name and headquarters address;
b) Full name, mailing address, legal document number of the contributor that is an individual; legal document number of the contributor that is an organization;
c) Types and quantities of contributed assets; total value of contributed assets and the ratio of this value to the company’s charter capital;
d) Date of transfer; signatures of the contributor or the contributor’s authorized representative and the company’s legal representative.
3. The contribution is considered complete once the lawful ownership of the assets has been transferred to the company.
4. Procedures for ownership transfer are exempt for assets serving business operation of the sole proprietorship’s owner.
5. Payment for transfer of shares/stakes, receipt of dividends of remittance of profits by foreign investors shall be carried out through accounts in accordance with foreign exchange laws, except for payment in assets and cashless payment.
Article 36. Valuation of contributed assets
1. Contributed assets that are not VND, convertible foreign currencies or gold shall be valued by members/partners/shareholders or a valuation organization and expressed as VND.
2. Assets contributed upon establishment of an enterprise shall be valued by members/partners/founding shareholders by consensus or by a valuation organization. In the latter case, the value of contributed assets must be accepted by more than 50% of the members/partners/founding shareholders.
In case a contributed asset is valued at a value higher than its actual value at contribution time (overvalued), the members/partners/founding shareholders shall jointly contribute an amount equal to the difference and are jointly responsible for the damage caused by the overvaluation.
3. Assets contributed during the operation shall be valued by the owner or the Board of Members/Partners (for limited liability companies and partnerships) or the Board of Directors (for joint stock companies) and the contributor or by a valuation organization. In the latter case, the value shall be accepted by the contributor and the owner, the Board of Members/Partners/Directors.
In case a contributed asset is overvalued, the contributor, the owner and members of the Board of Members/Partners/Director shall jointly contribute an amount equal to the difference and are jointly responsible for the damage caused by the overvaluation.
Article 37. Names of enterprises
1. The Vietnamese name of an enterprise shall contain two elements in order:
a) The type of enterprise;
b) The proper name.
2. The type of enterprise shall be “công ty trách nhiệm hữu hạn” or “công ty TNHH” for limited liability companies; “công ty cổ phần” or “công ty CP” for joint stock companies; “công ty hợp danh” or “công ty HD” for partnerships; “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” or “doanh nghiệp TN” for sole proprietorships.
3. The proper name shall consist of letters in the Vietnamese alphabet, the letters F, J, Z, W, numbers and symbols.
4. The enterprise’s name shall be displayed at the headquarters, branches, representative offices and business locations of the enterprise and printed or written on transaction documents, records and printed materials published by the enterprise.
5. Pursuant to regulations of this Article, Articles 38, 39 and 41 of this Law, the business registration authority is entitled to refuse to register enterprise’s name.
Article 38. Prohibited acts of naming enterprises
1. Use of any name that is identical or confusingly similar to another enterprise’s name that is registered in accordance with Article 41 of this Article.
2. Use of the name of a state authority, the People’s military unit, political organization, socio-political organization, socio-political-professional organization, social organization, social-professional organization as part or all of an enterprise’s name, unless it is accepted by that authority, unit or organization.
3. Use of words or symbols that against the country’s history, culture, ethical values and good traditions.
Article 39. Enterprise’s name in foreign language and abbreviated name
1. The enterprise’s name in a foreign language is the name translated from the Vietnamese name into one of the Latin-based languages. The proper name of the enterprise’s may be kept unchanged or translated into the foreign language.
2. In case an enterprise’s name is in a foreign language, the text size of the foreign name shall be smaller than the Vietnamese name displayed at the enterprise’s headquarters, branches, representative offices and business locations and on the enterprise’s transaction documents, records and materials published by the enterprise.
3. The abbreviated name of an enterprise may be abbreviation of its Vietnamese name or foreign language name.
Article 40. Names of branches, representative offices and business locations
1. The name of a branch, representative office or business location shall consist of letters in the Vietnamese alphabet, the letters F, J, Z, W, numbers and symbols.
2. The name of a branch, representative office or business location shall consist the enterprise’s name and the phrase “Chi nhánh”, “Văn phòng đại diện” or “Địa điểm kinh doanh” respectively.
3. The name of a branch, representative office or business location shall be displayed at the branch, representative office or business location. The name of an enterprise’s branch or representative office be smaller than the Vietnamese name of the enterprise on the transaction documents, records and printed materials issued by the branch or representative office.
Article 41. Identical and confusingly similar names
1. Identical name means a Vietnamese name that is chosen by the applying enterprise and is identical to the Vietnamese name of a registered enterprise.
2. A name is considered identical to a registered enterprise’s name in the following cases:
a) The Vietnamese name of the applying enterprise is pronounced similarly to a registered enterprise’s name;
b) The abbreviated name of the applying enterprise is identical to the abbreviated name of a registered enterprise;
c) The foreign language name of the applying enterprise is identical to the foreign language name of a registered enterprise;
d) The proper name of the applying enterprise is only different from the proper name of a registered enterprise by a natural number or a letter in the Vietnamese alphabet or any of the letters F, J, Z, W that is written right after the proper name with or without a space;
dd) The proper name of the applying enterprise is only different from the proper name of an registered enterprise of the same type by the word “và” (“and”) or the symbol “&”, ”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) The proper name of the applying enterprise is only different from the proper name of an registered enterprise of the same type by the word “tân” or “mới” (“new”) that is written right before or after the proper name;
g) The proper name of the applying enterprise is only different from the proper name of an registered enterprise of one of the phrases “miền Bắc” (“north”), “miền Nam” (“south”), “miền Trung” (“central”), “miền Tây” (“west”), “miền Đông” (“east”);
h) The proper name of the applying enterprise is identical to that of a registered enterprise.
3. The cases specified in Points d, dd, e, g, h Clause 2 of this Article do not apply to subsidiary companies of the registered company.
Article 42. The enterprise’s headquarters
The enterprise’s headquarters shall be located within Vietnam’s territory, is the enterprise’s mailing address, has phone number, fax number and email address (if any).
Article 43. The enterprise’s seals
1. The enterprise’s seals can be physical or digital as prescribed by e-transaction laws.
2. The enterprise shall decide the type, quantity, design and content of its seal and the seals of its branches, representative offices and other units.
3. The management and storage of seals shall comply with the company's charter or regulations of the enterprise, branch, representative office or unit that owns the seal. Seals shall be used by enterprises in transactions as prescribed by law.
Article 44. Branches, representative offices and business locations of an enterprise
1. A branch of an enterprise is its dependent unit which has some or all functions of the enterprise, including authorized representative. The business lines of a branch shall match those of the enterprise.
2. A representative office of an enterprise is its dependent unit which acts as the enterprise’s authorized representative, represents and protect the enterprise’s interests. A representative office shall not do business.
3. A business location of an enterprise is the place at which specific business operations are carried out.
Article 45. Registration of branches and representative offices; notification of business location
1. An enterprise may establish branches and representative offices in Vietnam and other countries. An enterprise may have more than one branch and representative office in an administrative division.
2. When establishing a domestic branch/representative office, the enterprise shall submit an application for branch/representative office registration to the business registration authority in charge of the area where the branch/representative office is established. Such an application shall consist of:
a) The notice of establishment of the branch/representative office;
b) Copies of the Establishment Decision and minutes of the meeting on the establishment of the enterprise’s branch/representative office, legal documents of the head of the branch/representative office.
3. Within 03 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider the validity of the application and decide whether to issue a Certificate of Branch/Representative Office Registration. The business registration authority shall inform the applicant of necessary supplementation in writing if the application is not satisfactory or inform the applicant and provide explanation if the application is rejected.
4. The enterprise shall apply for revision of the Certificate of Branch/Representative Office Registration 10 days from the day on which a change occurs.
5. Within 10 days from the day on which the business location is decided, the enterprise shall send a notice of business location establishment to the business registration authority.
6. The Government shall elaborate this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước
Điều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
Điều 104. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Điều 106. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
Điều 109. Công bố thông tin định kỳ
Điều 110. Công bố thông tin bất thường
Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 30. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 33. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Điều 214. Phá sản doanh nghiệp