Chương IV Nghị định 08/2020/NĐ-CP: Thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của thừa phát lại
Số hiệu: | 08/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/01/2020 | Ngày hiệu lực: | 24/02/2020 |
Ngày công báo: | 23/01/2020 | Số công báo: | Từ số 81 đến số 82 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Theo đó, quy định 09 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng tại Điều 37, đơn cử như các trường hợp sau:
- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước,…;
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội;
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực,…;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức….đang thi hành công vụ.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 24/02/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
b) Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
2. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, không đúng thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.
2. Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng; thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
3. Hợp đồng dịch vụ tống đạt được thực hiện theo phương thức Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có nhu cầu chuyển giao các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã thỏa thuận tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện tống đạt.
Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu thỏa thuận tống đạt bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể tống đạt các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề nghị của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
Số lượng và từng loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cụ thể giao Thừa phát lại tống đạt được thực hiện thông qua biên bản có xác nhận của 02 bên theo ngày.
4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt bao gồm: Loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần tống đạt; thời gian thực hiện hợp đồng; thủ tục tống đạt; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.
Sau khi ký kết, hợp đồng dịch vụ tống đạt được gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản để kiểm soát việc thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.
5. Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân, mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
1. Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tống đạt quy định tại khoản 1,2 Điều này và các nội dung khác có liên quan.
1. Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.
1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
1. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
2. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
b) Thời gian thực hiện xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
3. Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án, đương sự phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải cung cấp tài liệu chứng minh có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Quyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
3. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
4. Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án; Quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
b) Thông tin về người phải thi hành án bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và các thông tin cần thiết khác;
c) Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này;
d) Thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin;
đ) Các thông tin khác có liên quan.
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin kèm theo các tài liệu liên quan được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng thời gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Trường hợp thực hiện xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Thừa phát lại phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thực hiện xác minh.
5. Các quy định khác của pháp luật thi hành án dân sự được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc không thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại;
b) Đề nghị cung cấp thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là người có nghĩa vụ thi hành án thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại;
c) Hồ sơ đề nghị cung cấp không đủ các tài liệu quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
d) Các thông tin tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do
1. Thông tin xác minh điều kiện thi hành án chỉ được sử dụng cho mục đích thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được bảo quản theo chế độ mật theo quy định của pháp luật.
2. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, người yêu cầu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
1. Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại khác thực hiện, nếu người yêu cầu đồng ý.
2. Việc ủy quyền giữa các Văn phòng Thừa phát lại phải được thể hiện bằng văn bản và có các nội dung sau đây: Thông tin của các Văn phòng Thừa phát lại; thông tin về người yêu cầu xác minh, nội dung xác minh theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết; nội dung ủy quyền, các nội dung đã thực hiện (nếu có), nội dung tiếp tục xác minh, thù lao ủy quyền và các thỏa thuận khác (nếu có).
Việc ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại ủy quyền, Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền đặt trụ sở để thực hiện việc kiểm sát theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền thực hiện việc xác minh theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
1. Công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công chứng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án; phối hợp cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án ký vào biên bản khi Thừa phát lại xác minh trực tiếp hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề nghị của Thừa phát lại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, trường hợp từ chối cung cấp phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Văn bản cung cấp thông tin bao gồm các nội dung sau đây: Thời điểm cung cấp thông tin; nội dung thông tin cung cấp theo đề nghị trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
1. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;
c) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
d) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
2. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
c) Xử phạt vi phạm hành chính;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
đ) Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
e) Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
2. Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.
3. Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
1. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
c) Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;
d) Chi phí, phương thức thanh toán;
đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Sau khi ký kết hợp đồng, Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại căn cứ vào nội dung hợp đồng dịch vụ và thẩm quyền thi hành án quy định tại Điều 35 của Luật Thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền. Văn bản đề nghị phải kèm theo đơn yêu cầu thi hành án theo ủy quyền, bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các tài liệu có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải xem xét, ra quyết định thi hành án; trường hợp không ra quyết định thi hành án thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3. Quyết định thi hành án có các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
b) Số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định;
c) Tên, địa chỉ người được thi hành án;
d) Tên, địa chỉ người phải thi hành án;
đ) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
e) Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án;
g) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
Quyết định thi hành án phải được vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
4. Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Xác minh điều kiện thi hành án;
b) Tổ chức thi hành án;
c) Thỏa thuận về việc thi hành án;
d) Thanh toán tiền thi hành án.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại đã đề nghị phải gửi quyết định thi hành án đó cho người được thi hành án, người phải thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
6. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc ra hoặc không ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.
Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước pháp luật, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc đề nghị ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
7. Quyết định thi hành án được ban hành theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại không thuộc các vụ việc thụ lý, tổ chức thi hành của cơ quan thi hành án dân sự.
1. Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
2. Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại:
a) Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục và đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các khoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án;
b) Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục thi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác có thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ kết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp và thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu. Trình tự, thủ tục, kết quả quá trình thi hành án trước đó nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành án.
Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
2. Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
3. Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
4. Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
5. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
6. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
7. Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
1. Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án. Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật dân sự về tài sản vắng chủ.
Đối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
2. Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 của Nghị định này, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;
b) Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
c) Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
3. Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự.
4. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng Thừa phát lại chuyển;
b) Tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Nghị định này;
c) Công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước đó do Thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành nếu kết quả đó có được không do vi phạm pháp luật.
1. Việc thanh toán tiền thi hành án của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nhiều nghĩa vụ đang do cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại cùng tổ chức thi hành.
1. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm sau đây:
a) Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại; chuyển giao quyết định thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại đã đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ việc thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại, hướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Chi cục Thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại và giữa các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn;
b) Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
3. Cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật.
Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
1. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định này trên cơ sở khung mức chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:
a) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
3. Thanh toán chi phí tống đạt được thực hiện như sau:
a) Việc thanh toán chi phí tống đạt được thực hiện hàng tháng. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm lập và giao hóa đơn dịch vụ cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hóa đơn, chứng từ hợp lệ, các cơ quan trên có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để kiểm soát thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại;
b) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho Văn phòng Thừa phát lại. Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho Văn phòng Thừa phát lại;
c) Trong trường hợp chưa thu được tiền của đương sự tại thời điểm thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan thi hành án dân sự tạm ứng trước kinh phí để thanh toán cho Văn phòng Thừa phát lại từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm đôn đốc thu hồi khoản tiền tống đạt mà đương sự phải nộp để hoàn trả cho ngân sách nhà nước;
d) Trong trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự, nếu vụ việc được ủy thác thì cơ quan thi hành án dân sự đã chuyển giao giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho Thừa phát lại tống đạt phải thanh toán chi phí tống đạt đã thực hiện. Trường hợp đương sự phải chịu chi phí tống đạt nhưng chưa thu được thì cơ quan thi hành án dân sự ủy thác phải có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác thu hồi chi phí tống đạt của đương sự;
đ) Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán chi phí tống đạt theo quy định của pháp luật.
4. Hàng năm, căn cứ vào khối lượng công việc của năm trước, mức chi phí quy định tại Điều này và công việc dự kiến thực hiện cho năm kế hoạch, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí tống đạt để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của cơ quan mình gửi cơ quan cấp trên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó tách riêng làm 02 phần:
a) Kinh phí tống đạt trong trường hợp ngân sách nhà nước chi trả;
b) Kinh phí tạm ứng trong trường hợp đương sự phải chi trả.
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
2. Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
3. Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 65 của Nghị định này.
Đối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
ENTITLEMENT, SCOPE, AND PROCEDURES FOR WORK OF BAILIFF
Article 32. Entitlement and scope of serving of bailiff
1. Bailiffs shall serve the following documents:
a) Documents of the court, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities;
b) Documents relating to judicial assistance in civil matters of foreign competent authorities.
2. Directors of bailiff offices may assign professional secretaries to serve, unless otherwise agreed that the serving must be done by the bailiffs.
3. Bailiff offices are responsible to solicitors for inadequate and untimely serving and must pay damages as per the law.
Article 33. Serving documents of the court, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities
1. Bailiffs shall serve documents of the courts, People’s Procuracies for civil cases and matters, administrative cases, civil matters in criminal cases and accusations, complaints; serve documents of provincial civil judgment enforcement where bailiff offices are located as per service of process agreements signed by bailiff offices and the courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities.
If bailiffs serve beyond the province or in islands, archipelagoes outside of districts where bailiff offices are located, bailiffs may reach an agreement with the courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities via case-by-case contracts.
2. Procedures for serving documents of the courts and People’s Procuracies shall conform to regulations and law on proceeding; procedures for serving documents of civil judgment enforcement authorities shall conform to regulations and law on civil judgment enforcement.
3. Service of legal process agreements shall be implemented in a manner where the courts, People's Procuracies, and civil judgment enforcement authorities transfer documents to be served to bailiff offices.
Documents to be served include: Notice, summon, decision on hearing the case, judgment, decision, decision on appeal of the court; notice, decision on appeal of People’s Procuracies; decision on judgment enforcement, notice, summon of civil judgment enforcement authorities. If necessary, bailiffs can serve other documents at request of the courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities.
Quantity and types of documents handed to bailiffs for serving shall be recorded in writing and confirmed by the 2 parties.
4. Service of legal process agreements primarily contain: Type of documents to be served; duration of the contract; serving procedures; rights and obligations of the parties; serving costs.
Once service of legal process agreement is signed, the agreement shall be sent to the State Treasury where the court, People’s Procuracy, civil judgment enforcement authority opens the account in order to allow the State Treasury to supervise the payment of service fee to bailiff office.
5. Each court, People’s Procuracy, and civil judgment enforcement authority may enter into service of legal process agreement with one or many bailiff offices.
Article 34. Service of documents relating to judicial assistance in civil matters of foreign competent authorities
1. Ministry of Justice shall choose one or many bailiff offices to serve documents relating to judicial assistance in civil matters of foreign competent authorities.
2. Bailiff offices shall serve documents relating to judicial assistance in civil matters of competent authorities on a nationwide scale.
3. Minister of Justice shall elaborate the service mentioned under Clause 1 and Clause 2 of this Article and other relevant details.
1. A service of documents is considered complete when the bailiff responsible has fulfilled all procedures as per the law.
2. The bailiff must notify the service results or present proof of service to the court, People’s Procuracy, civil judgment enforcement authority, and other solicitors in 2 working days from the date on which the service is affected unless otherwise agreed upon by the parties.
Service results must be recorded in service logbook produced using form regulated by the Minister of Justice.
Section 2. PRODUCING BAILIFF'S REPORTS
Article 36. Entitlement to produce bailiff’s report, scope and legitimacy of bailiff's report
1. Bailiffs shall produce report to record actual state of affairs at request of agencies, organizations, and individuals in Vietnam, except for cases under Article 37 hereof.
2. Bailiff's reports do not replace other notary documents, certifying documents, or other administrative documents.
3. Bailiff’s reports serve as evidence reviewed by the court to resolve civil, administrative cases and matters as per the law; as the prelude to conduct transactions between agencies, organizations, and individuals as per the law.
4. If evidential value of bailiff’s reports are reviewed and deemed necessary during assessment, People’s Court and/or People’s Procuracy can summon bailiffs, other agencies, organizations, and individuals to verify the bailiff’s reports. Summoned bailiffs, other agencies, organizations, and individuals must present at the summoning courts, People’s Procuracies.
Article 37. Cases in which bailiff’s reports are not produced
1. Cases mentioned under Clause 4 Article 4 hereof.
2. Violation of regulations on national security and defense, including: Violating national security and defense targets; disclosing classified information, spreading news, materials, items considered classified items; violating regulations on entering, exiting, or moving in restricted areas, protected areas, safety perimeters of national defense and security structures, and military zones; violating regulations on protecting classified information, national defense and security structures and military zones.
3. Violation of private lives, personal secrets, family secrets according to Article 38 of the Civil Code; contradiction to social morals.
4. Verification of details, signing in contracts or transactions which belong to notary or certification field as regulated by the law; verification of adequacy, legitimacy, adherence to social morals of documents translated from Vietnamese to foreign languages and vice versa; verification of signatures, certification of copies from original copies.
5. Acknowledgement of events, affairs in order to transfer use right, ownership of land and/or assets that lack certificate of use right, ownership as per the law.
6. Acknowledgement of events, affairs in order to conduct illegal transactions of solicitors.
7. Acknowledgement of events, affairs of officials, public officials, commissioned officers, non-commissioned officers, employees, public employees in agencies, entities affiliated to the People’s Army, commissioned officers, non-commissioned officers in agencies, entities affiliated to the People’s Public Security in the performance of their duty.
8. Acknowledgement of events, affairs without witnessing said events, affairs personally.
9. Other cases according to regulations and law.
Article 38. Agreement on production of bailiff’s report
1. An individual requesting a bailiff's report to be produced must enter into a written agreement with the director of bailiff office which covers:
a) Details of bailiff’s report;
b) Location and time of producing bailiff’s report;
c) Cost for producing bailiff’s report;
d) Other agreements (if any).
2. The agreement on producing bailiff’s report must be made into 2 copies each of which will be held by a party.
Article 39. Procedures for producing bailiff’s report
1. A bailiff must witness, produce bailiff’s report, and be responsible to the solicitor and the law for his/her bailiff’s report. Events and affairs recorded in bailiff’s reports must be objective and truthful. If necessary, a bailiff has the right to invite a witness to attest to the production of bailiff’s report.
The solicitor must adequately provide information and documents relating to the production of bailiff's report (if any) and be responsible for accuracy and legitimacy of provided information and documents.
When producing bailiff’s report, the bailiff must explain legitimacy of the bailiff's report to the solicitor. The solicitor must append signature or fingerprints in bailiff’s report.
2. Bailiff’s report must be signed by the bailiff separately in each page, bear bailiff office’s seal, and recorded in bailiff’s report log produced using form regulated by Minister of Justice.
3. Bailiff’s report must be sent to solicitor and stored at bailiff office in accordance with regulations and law on archive similar to notary documents.
4. Within 3 working days from the date on which bailiff’s report is produced, the bailiff office must send the bailiff’s report and documentary evidence (if any) to the Department of Justice where the bailiff office is located. Within 2 working days from the date on which bailiff’s report is received, the Department of Justice must record in the bailiff’s report registry.
Departments of Justice shall develop database on bailiff’s report; register and manage database on bailiff’s report according to guidance of Ministry of Justice.
Article 40. Format and basic details of bailiff’s report
1. Bailiff’s report shall be made in Vietnamese language and contain the following basic details:
a) Name and address of bailiff office; full name of bailiff who produces bailiff’s report;
b) Location and time of producing bailiff’s report;
c) Full name and address of individual soliciting bailiff’s report;
d) Full name of other participants (if any);
dd) Details of bailiff’s report solicitation; details of recorded events, affairs;
e) Guarantee of bailiff regarding adequacy and objectivity in production of bailiff’s report;
g) Signatures of bailiff, seal of bailiff office, seal or fingerprints of solicitors, other participants (if any) and persons whose affairs are made into bailiff’s report (if they demand so).
Bailiff’s reports that have 2 or more pages must be numbered individually and bear adjoining seals; number of original copies of each bailiff's report shall be agreed upon by the parties.
2. Bailiff’s reports can be accompanied by documentary evidence; documentary evidence produced by bailiffs must conform to entitlement and scope mentioned under Clause 1 Article 36 hereof.
3. Minister of Justice shall elaborate bailiff’s report form.
Article 41. Technical correction to bailiff’s report
1. In case technical errors occur while recording, typing, or printing bailiff’s report but do not affect accuracy of events, affairs for which the bailiff’s report is produced, the bailiff is responsible for correcting the error. Technical corrections to bailiff’s report shall be made at the bailiff office that produces the bailiff.
2. Bailiff who corrects technical errors is responsible for checking the error, underlining the error, writing the corrections on the side together with his/her signatures, and applying seal of the bailiff office.
3. If bailiff’s report has been sent to solicitor and Department of Justice, bailiff office must send corrected bailiff’s report to the solicitor and Department of Justice.
Article 42. Issuance of bailiff's report copies
1. Copies of bailiff’s reports whose original copies are kept by bailiff office shall be issued:
a) At written request of competent authorities regarding provision of bailiff’s documents to serve supervision, examination, inspection, investigation, prosecution, and judgment enforcement in matters of which bailiff report is produced; or
b) At request of persons requesting bailiff’s report, and persons with rights and obligations related to the produced bailiff's report.
2. Persons requesting copies of bailiff’s report mentioned under Point b Clause 1 of this Article must incur a fee of 5000 VND per page for the first 2 pages and 3000 VND for subsequent pages.
Section 3. VERIFYING CONDITIONS FOR CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT
Article 43. Entitlement and area for verifying conditions for judgment enforcement
1. Bailiffs have the right to verify conditions for judgment enforcement if the case is within competence of provincial civil judgment enforcement authorities where the bailiff office is located.
2. When verifying conditions for judgment enforcement, bailiff has the right to do so beyond the province where the bailiff office is located.
Article 44. Agreements on verification of conditions for judgment enforcement
1. Litigants and persons with rights and obligations related to judgment enforcement have the right to enter into an agreement with bailiff office in order to verify conditions for judgment enforcement of judgment debtors even when the case is being organized by a civil judgment enforcement authority.
2. An agreement on verification of conditions for judgment enforcement between solicitor and bailiff office shall be signed as a service contract which covers:
a) Details to be verified, which specify request for verifying assets, income, or conditions for judgment enforcement of judgment debtors;
b) Time for verification;
c) Rights and obligations of the parties;
d) Costs for verification;
dd) Other agreements (if any).
3. When reaching an agreement with bailiff office regarding verification of conditions for judgment enforcement, the litigant must provide judgment, decision of the court, and other relevant documents (if any); persons with rights and obligations related to judgment enforcement must provide documents proving rights, obligations related to the execution of rights and obligations to enforce judgment of the litigants.
Article 45. Procedures for verifying conditions for judgment enforcement
1. Within 3 working days from the date on which service agreement is signed, director of bailiff office must issue decision verifying conditions for judgment enforcement, unless otherwise agreed upon by the parties. Decision on verification must specify the basis, verification details, and be written in the log of verification of judgment enforcement conditions using form regulated by Minister of Justice.
Decision on verification must be sent to the People’s Procuracy of district where the bailiff office is located and civil judgment enforcement authority entitled to enforce judgment as per civil judgment enforcement laws.
2. Verification of conditions for judgment enforcement shall be carried out in person or via documents requesting agencies, organizations, and individuals to provide information.
3. In case of verification in person, bailiff shall present letter of introduction of bailiff office, bailiff card, and relevant documents according to Point a Clause 4 of this Article, present decision on verification or decision on judgment enforcement if the bailiff office organizes judgment enforcement, and record the verification process. The record must bear signature of the bailiff, information providers, and confirmation of agencies, organizations, and individuals that provide information. If provision of information cannot be carried out immediately, state the reason in the record. The record shall be made into 2 copies; each party shall keep 1 copy.
If necessary, bailiff has the right to invite specialized authorities or experts to help with verification details.
4. In case of verification in form of documents, the documents requesting information must contain:
a) The basis for requesting information, including: Name of legally effective judgment, decision; Decision on verification, copies of written agreement on verification of conditions for judgment enforcement; Decision on judgment enforcement if the bailiff office organizes judgment enforcement;
b) Information on judgment debtors, including: Name and head office address of organization judgment debtors; full name and residence address of individual judgment debtors, and other necessary information;
c) Requested information within competence of bailiff according to this Decree;
d) Time and deadline for information provision;
dd) Other relevant information.
Documents requesting information and relevant documents shall be sent to agencies, organizations, and individuals to request information and People’s Procuracy of district where the bailiff office is based in. If verification takes place outside of province where the bailiff office is located, the bailiff must also send to People’s Procuracy of district where the verification occur.
5. Other regulations in civil judgment enforcement also apply to verification of conditions for judgment enforcement of bailiff.
Article 46. Withholding of information
1. Agencies, organizations, and individuals have the right to withhold information when:
a) The case is not within the bailiff’s competence to verify;
b) Agencies, organizations, and individuals whose information is requested do not have obligations to enforce judgment under bailiff’s competence to verify;
c) Written request for information does not contain sufficient documents in accordance with Article 45 hereof;
d) Requested information, documents are considered classified information in accordance with relevant law provisions.
2. Agencies, organizations, and individuals that choose to withhold information must respond and state reason in writing.
Article 47. Confidentiality of information verifying conditions for judgment enforcement
1. Information verifying conditions for judgment enforcement shall only be used for enforcement of judgment, legally effective decisions and be treated as confidential information as per the law.
2. Bailiffs, bailiff offices, solicitors, relevant agencies, organizations, and individuals are responsible for ensuring confidentiality of provided information.
3. Agencies, organizations, and individuals committing violations under Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be met with administrative penalties or criminal prosecution, mandated compensation (if any) as per the law depending on nature and severity of the violations.
Article 48. Use of verification results of conditions for judgment enforcement
1. Judgment creditors, persons with relevant rights and obligations have the right to use verification results of conditions for judgment enforcement of bailiffs to demand judgment enforcement or protect legal rights. Civil judgment enforcement authorities and bailiff offices entitled to enforce judgment shall rely on verification results to organize judgment enforcement.
2. If there are grounds indicating that verification results are not objective or accurate, civil judgment enforcement authorities and bailiff office have the right to not use the results as long as they respond and state the reason in writing.
Article 49. Entrusting verification of conditions for judgment enforcement
1. Bailiff office can entrust tasks under service agreement for verification of conditions for judgment enforcement to another bailiff office in part or in whole only if the solicitor agrees.
2. The entrusting between bailiff offices must be recorded in writing and cover: Information on bailiff offices; information on persons requesting verification, verified details as per signed service agreement; entrusting details, implemented details (if any), verified details, entrusting fees, and other agreements (if any).
People’s Procuracies of districts where the entrusting bailiff office and entrusted bailiff office are located must be notified of the entrusting in writing as per the law.
3. Entrusted bailiff office shall carry out verification in accordance with this Decree and civil judgment enforcement laws.
Article 50. Cooperation of relevant agencies, organizations, and individuals in verifying conditions for judgment enforcement
1. Legal - civil status, cadastral - construction - urban and environment officials, other commune-level public officials, social insurance authorities, credit institutions, land registration authorities, secured transaction registration authority, notary organizations, and other individuals, organizations, agencies holding information or managing assets, accounts of judgment debtors shall cooperate and assist bailiffs in verifying conditions for judgment enforcement; providing information on conditions for judgment enforcement of judgment debtors and be responsible for provided information.
2. Agencies, organizations, and individuals holding information or managing assets, accounts of judgment debtors shall sign the record when bailiffs verify in person or provide information in writing at request of bailiffs within 5 working days from the date on which they receive the request, or provide written response and state reason in case of rejection.
Documents providing information must cover: Date of information provision; provided information within competence of bailiffs according to this Decree.
3. If organizations, agencies, or individuals provide false information regarding conditions for judgment enforcement of judgment debtors, they must be legally responsible, settle all incurred costs, and pay damages (if any) as per the law.
Section 4. ENFORCEMENT OF JUDGMENTS, DECISIONS AT REQUEST OF LITIGANT
Article 51. Entitlement to organize judgment enforcement of bailiff
1. Bailiffs have the right to organize judgment enforcement at request of litigants for the following judgments, decisions:
a) First-instance judgments, decisions that have entered into effect of People’s Courts of districts, district-level towns and equivalent (hereinafter referred to as “district-level People’s Courts”); first-instance judgments, decisions that have entered into effect of provincial People’s Courts where bailiff offices are located;
b) Appellate judgments, decisions of provincial People’s Courts where bailiff offices are located for first-instance judgments, decisions that have not entered into effect of district-level People’s Courts; appellate judgments, decisions of High-level People's Courts for first-instance judgments, decisions that have not entered into effect of provincial People’s Courts where bailiff offices are located;
c) Decision on cassation, retrial of the High-level People's Courts for judgments, decisions that have entered into effect of district-level People’s Courts, provincial People’s Courts where bailiff offices are located.
2. Bailiffs shall not organize enforcement of judgments, decisions which are under the authority of directors of civil judgment enforcement authorities in accordance with Clause 2 Article 346 of the Law on Civil Judgment Enforcement.
Article 52. Tasks and powers to organize judgment enforcement of bailiffs
1. When organizing judgment enforcement, bailiffs have the tasks and powers to:
a) Promptly and adequately implement decisions on judgment enforcement promulgated by directors of civil judgment enforcement authorities at request of directors of bailiff offices; adequately adopt regulations on procedures enforcing judgments, ensuring state benefits, legal rights and benefits of litigants and persons with relevant rights, obligations;
b) Invite litigants and persons with relevant rights and obligations to resolve judgment enforcement;
c) Request heads of civil judgment enforcement authority to consider and amend promulgated decision on judgment enforcement at request of directors of bailiff offices;
d) Verify conditions for judgment enforcement of judgment debtors; request relevant agencies, organizations, and individuals to cooperate in providing information and documents in order to verify address and assets of judgment debtors.
2. When organizing judgment enforcement, bailiffs are not allowed to:
a) Adopt judgment security interests and coercive judgment enforcement in accordance with Article 61, Article 71, and Article 72 of the Law on Civil Judgment Enforcement;
b) Use combat gears while performing duty in accordance with Clause 9 Article 20 of the Law on Civil Judgment Enforcement;
c) Impose administrative penalties;
d) Request the Court to determine, classify, and handle common property for judgment enforcement in accordance with Article 74 of the Law on Civil Judgment Enforcement;
dd) Request the court to declare void transactions in accordance with Clause 2 Article 75 of the Law on Civil Judgment Enforcement;
e) Request the court to identify persons with ownership, the right to use assets, documents; determine ownership, the right to use assets to enforce judgments, settle asset disputes; dispose papers, transactions relating to assets; settle disputes regarding asset auction results in accordance with Clause 4 Article 68, Clause 3 Article 69 and Clause 2 Article 102 of the Law on Civil Judgment Enforcement.
Article 53. The right to request judgment enforcement
1. Given the same request and at the same time, a solicitor only has the right to request one bailiff office or one civil judgment enforcement to organize judgment enforcement.
2. If a judgment creditor benefits from multiple clauses in the same judgment or decision enforced by a person with obligations, a judgment creditor only has the right to request a civil judgment enforcement authority or a bailiff office to organize implementation at any given time. If clauses are implemented by multiple people with obligations, the judgment creditor has the right to request civil judgment enforcement authority, bailiff office to implement each clause separately.
If some judgment creditors request a civil judgment enforcement authority to organize implementation of the same judgment or decision and some judgment creditors request a bailiff office to organize implementation of that same judgment or decision, the civil judgment enforcement authority and bailiff office shall cooperate in implementation.
3. Time limit and procedures for requesting judgment enforcement shall conform to regulations and law on civil judgment enforcement.
Article 54. Agreement on organizing judgment enforcement
1. Agreement on organizing judgment enforcement between persons requesting judgment enforcement and bailiff offices shall be expressed as service contracts which contain:
a) Date of judgment enforcement request;
b) Clauses requested for implementation together with the judgment, decision;
c) Responsibilities of bailiff offices in implementation of request for judgment enforcement as entrusted;
d) Costs and payment methods;
dd) Other agreements (if any).
The contract shall be made into 2 copies, each of which is kept by a party.
2. After signing the contract, bailiff office must log in the judgment enforcement record prepared using form regulated by Minister of Justice.
Article 55. Decision on judgment enforcement
1. Within 5 working days from the date on which the service contract is signed, director of bailiff office shall request director of Sub-department of Civil Judgment Enforcement or director of Department of Civil Judgment Enforcement where the bailiff office is based in writing to issue decision on judgment enforcement based on the service contract and entitlement to enforce judgments under Article 35 of the Law on Civil Judgment Enforcement. The written request must be accompanied by the request for judgment enforcement as entrusted, the enforced judgment, decision according to the Law on Civil Judgment Enforcement, and relevant documents.
2. Within 5 working days from the date on which written request of director of bailiff office is received, director of civil judgment enforcement authority must review and issue decision on judgment enforcement; or provide written response and state reason in case of rejection.
3. Decision on judgment enforcement shall contain:
a) Full name and title of the person issuing the decision;
b) Date of issue, name of agency or organization that issues the decision;
c) Name and address of judgment creditor(s);
d) Name and address of judgment debtor(s);
dd) Name and address of bailiff office that organizes judgment enforcement;
e) Tasks carried out by bailiff in order to organize judgment enforcement;
g) Time limit for voluntary compliance of judgment debtor(s).
Decision on judgment enforcement must be logged in the judgment enforcement record which uses form regulated by Ministry of Justice.
4. Tasks carried out by bailiff in order to organize judgment enforcement in accordance with Point e Clause 3 of this Article include:
a) Verifying conditions for judgment enforcement;
b) Organizing judgment enforcement;
c) Reaching an agreement on judgment enforcement;
d) Paying judgment enforcement fee.
5. Within 2 working days from the date on which decision on judgment enforcement of director civil judgment enforcement authority is received, the bailiff office that requested shall send the decision on judgment enforcement to judgment debtors and creditors, district-level People’s Procuracy (if the case is within competence of district-level judgment enforcement authority) or provincial People’s Procuracy (if the case is within competence of provincial judgment enforcement authority) where the bailiff office is based in.
6. Heads of civil judgment enforcement authority are legally responsible to litigants and persons with relevant rights and benefits for their decision to issue or not issue decision on judgment enforcement at request of director of bailiff office.
The bailiff is legally responsible to litigants and persons with relevant rights and benefits for requesting issuance of decision on judgment enforcement and organizing implementation of decision on judgment enforcement of director of civil judgment enforcement authority.
7. Decision on judgment enforcement issued at request of bailiff office is not under civil judgment enforcement authority’s competence to accept and organize implementation.
Article 56. General judgment enforcement procedures of bailiff
1. Bailiff shall adopt judgment enforcement procedures in accordance with this Decree and civil judgment enforcement laws.
2. Handle situations in which a case is transferred from a civil judgment enforcement authority to a bailiff office and vice versa:
a) Regarding cases that were organized for implementation by civil judgment enforcement authorities after which point the litigants request suspension of judgment enforcement in order to allow bailiff offices to organize implementation, the litigants do not have the right to request civil judgment enforcement authorities to continue implementation of clauses that have been suspended by decisions of judgment enforcement authorities;
b) Regarding cases that were organized for implementation by bailiff offices after which point the litigants request suspension of judgment enforcement and terminate contracts signed with bailiff offices, judgment creditors can request civil judgment enforcement authorities and other competent bailiff offices to organize further implementation, except for cases mentioned under Point a of this Clause;
c) New request for judgment enforcement of the litigants must specify previous enforcement results, request for further enforcement, and information and documents related to the request. Legitimate procedures and implementation results of previous judgment shall remain legitimate, usable, be acknowledged, and used as the prelude to further judgment enforcement.
Article 57. Termination of judgment enforcement of bailiff
Bailiffs shall terminate judgment enforcement and notify the termination to Sub-departments of Civil Judgment Enforcement or Departments of Civil Judgment Enforcement which previously issued decision on judgment enforcement when:
1. The enforcement naturally ends according to civil judgment enforcement laws;
2. The termination occurs according to agreement between bailiffs and the litigants, unless the termination affects rights and benefits of a third party;
3. Security interests or coercive judgment enforcement is required according to the Law on Civil Judgment Enforcement;
4. Conditions for judgment enforcement occur outside of provinces where bailiff offices of the bailiffs in charge of judgment enforcement are based in;
5. The judgment creditors do not request the court to determine property ownership, land use right of judgment debtors among the common properties in accordance with Clause 1 Article 74 of the Law on Civil Judgment Enforcement in 15 days from the date on which the judgment creditors receive the notice and the judgment debtors have no other properties;
6. The judgment creditors do not request the court to declare property-related transactions null in accordance with Clause 2 Article 75 of the Law on Civil Judgment Enforcement in 15 days from the date on which the judgment creditors receive the notice and the judgment debtors have no other properties;
7. Cases in which the court must be requested to determine persons with ownership, use right of properties, papers; determine ownership, use right of properties to enforce judgment, settle property disputes; request cancellation of property-related documents, transactions; settle disputes regarding property in accordance with Clause 4 Article 68, Clause 3 Article 69, and Clause 2 Article 102 of the Law on Civil Judgment Enforcement occur and the judgment debtors have no other properties.
Article 58. Legal consequences when terminating judgment enforcement
1. Upon termination of judgment enforcement, bailiff offices and persons must finalize service contracts for judgment enforcement. During finalization of contracts and settlement of arising issues, the parties shall request the court to settle any arising disputes as per the law;
Regarding unclaimed money and properties, bailiff offices shall take actions in accordance with the Law on Civil Judgment Enforcement and civil laws regarding unclaimed properties.
Regarding unfinished cases, the litigants have the right to request further judgment enforcement in accordance with Article 53 hereof.
2. In case of termination in accordance with Clauses 3, 4, 5, 6, and 7 Article 57 hereof, prior to contract finalization, directors of bailiff offices must:
a) Promulgate decisions or request competent authorities to promulgate decision to revoke decisions, notices, and documents regarding enforcement of unfinished judgments;
b) Transfer all judgment enforcement documents to civil judgment enforcement authorities entitled to organize judgment enforcement in accordance with the Law on Civil Judgment Enforcement;
c) Inform the litigants about document transfer in writing and inform persons requesting judgment enforcement in writing that they have the right to request civil judgment enforcement authorities to organize judgment enforcement in accordance with civil judgment enforcement laws.
3. In case of termination under Article 57 hereof, prior to contract finalization, directors of bailiff offices must inform district-level People’s Procuracies (if said cases are within competence of district-level judgment enforcement authorities) or provincial People’s Procuracies (if said cases are within competence of provincial judgment enforcement authorities) where bailiff offices are based in in writing about termination of judgment enforcement and transfer of documents to civil judgment enforcement authorities.
4. Civil judgment enforcement authorities have the responsibilities to:
a) Receive judgment enforcement documents sent by bailiff offices;
b) Receive request for judgment enforcement from litigants, issue decision on judgment enforcement, and assign enforcers to organize enforcement, except for cases under Point a Clause 2 Article 56 hereof;
c) Recognize and use previous judgment enforcement results produced by bailiffs when the case is continued if these results do not violate the law.
Article 59. Payment of judgment enforcement fee
1. Payment of judgment enforcement fee of bailiffs shall conform to regulations and law on civil judgment enforcement.
2. Civil judgment enforcement authorities and bailiff offices must cooperate in paying judgment enforcement fee in case judgment debtors must carry out multiple obligations enforced by civil judgment enforcement authorities and bailiff offices simultaneously.
Article 60. Responsibilities of agencies in judgment enforcement
1. Civil judgment enforcement authorities have following responsibilities:
a) Sub-departments of Civil Judgment Enforcement Authorities, Departments of Civil Judgment are responsible for promulgating decisions on judgment enforcement at request of bailiff offices; transferring decisions on judgment enforcement to requesting bailiff offices within 2 working days from the date on which the decisions are issued.
Departments of Civil Judgment Enforcement where bailiff offices are located are responsible for assisting judgment enforcement carried out, guiding the cooperation in judgment enforcement between Sub-departments of Civil Judgment Enforcement and bailiff offices and between local bailiff offices;
b) Sub-departments of Civil Judgment Enforcement Authorities, Departments of Civil Judgment Enforcement are responsible for cooperating with bailiff offices in verifying conditions for judgment enforcement and paying judgment enforcement fee as per the law.
2. Social insurance authorities, State Treasury, and credit institutions shall cooperate in providing information and assisting bailiff offices, bailiff offices in verifying conditions for judgment enforcement in accordance with this Decree and civil judgment enforcement laws.
3. Property registration authorities, secured transactions registration authorities have the responsibilities to:
a) Register property ownership, land use right for persons purchasing properties, judgment creditors receiving properties in order to offset against the amount receivable by judgment creditors;
b) Revoke, amend, and annul documents certifying property ownership, land use right, and secured transaction registration issued to judgment debtors; issue new versions of those documents as per the law.
Section 5. PAYMENT FOR BAILIFFS’ PERFORMANCE
Article 61. Payment for bailiffs’ performance
Payment for bailiff’s performance must be recorded in the contract between the bailiff office and solicitor.
Article 62. Payment for service of documents of the court, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities
1. Payment for service of documents of the court, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities shall be agreed upon by the court, People’s Procuracies, civil judgment enforcement authorities and bailiff offices via contracts according to Clause 3 Article 33 hereof on the basis of payments specified under Clause 2 of this Article.
2. Payment for service is regulated as follows:
a) At least 65.000 VND/matter and up to 130.000 VND/matter, except for cases specified under Point b of this Clause;
b) In case documents are served outside of provinces or in islands, archipelagoes outside of districts where bailiff offices are located, court, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities shall reach an agreement with bailiff offices regarding service costs, including: Additional costs without exceeding working allowance policies in accordance with regulations and law applicable to state authorities and public service providers; wages based on working days of persons serving documents without exceeding minimum wages of employees working at state authorities and public service providers.
Service payment mentioned under this Clause includes public posting in case bailiffs cannot serve the documents directly and must publicly post the documents as per proceeding laws and civil judgment enforcement laws.
3. Payment for service of documents shall be made as follows:
a) Payment shall be made on a monthly basis. Bailiff offices are responsible for issuing and transferring invoice to courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities. Within 5 working days from the date on which invoice and legitimate instruments are received, the aforementioned entities are responsible for completing payment procedures and documents by transferring payment to State Treasury in order to control service payment for bailiff offices;
b) Regarding instances of service where the litigants must incur the payment as per the law, courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities shall collect and transfer the payment to bailiff offices. Regarding instances of service where the state budget incurs the payment as per the law, the courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities shall transfer to bailiff offices;
c) If payments made by the litigants have not been collected in accordance with Point a of this Clause, civil judgment enforcement authorities shall pay bailiff offices in advance using expenditure estimates assigned by competent authorities in accordance with regulations and law on state budget. Civil judgment enforcement authorities are responsible for expediting service payment made by the litigants in order to return to state budget;
d) When serving documents of civil judgment enforcement authorities, if the case is then entrusted, the civil judgment enforcement authorities that transferred documents to bailiff for service must incur payment for implemented document service. If service payment to be incurred by the litigants has not been collected, the entrusting civil judgment enforcement authorities must request entrusted civil judgment enforcement authorities in writing to collect service payment from the litigants;
dd) State Treasury shall control service payment as per the law.
4. On an annual basis, based on workload of the previous year, payment mentioned under this Article, and expected workload of the planning year, the courts, People’s Procuracies, and civil judgment enforcement authorities shall produce estimates of service payment in order to consolidate together with their budget estimates and submit to superior in accordance with state budget laws and separate into 2 sections:
a) Service payment incurred by the state budget;
b) Advance service payment in case of service payment incurred by the litigants.
Article 63. Payment for service of documents relating to judicial assistance in civil matters of foreign competent authorities
Payment for service of documents relating to judicial assistance in civil matters of foreign competent authorities shall be regulated by Minister of Justice.
Article 64. Costs for producing bailiff’s report and verifying conditions for judgment enforcement
1. Costs for producing bailiff’s report and verifying conditions for judgment enforcement shall be agreed upon for work piece or working hour.
2. Bailiff offices must regulate and publicly post costs for producing bailiff’s reports and verifying conditions for judgment enforcement, specifically the maximum costs, the minimum costs and calculation methods.
On the basis of publicly posted costs, solicitors and bailiff offices may reach additional agreements on costs based on work piece or working hour and other costs, including: Travel costs; service fees for agencies providing information; costs for witnesses, participants, or other costs (if any).
3. In case the bailiff office that organizes judgment enforcement must perform verification, verification costs shall be agreed upon by the bailiff and solicitor in accordance with Clause 2 of this Article or included in civil judgment enforcement costs in accordance with Article 65 hereof.
Article 65. Civil judgment enforcement costs
When organizing judgment enforcement, bailiff offices can charge civil judgment enforcement costs regulated by regulations and law on fees and charges. For complicated cases, bailiff offices and solicitors can reach an agreement on costs for the