Chương 1 Nghị định 07/1998/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 07/1998/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/01/1998 | Ngày hiệu lực: | 30/01/1998 |
Ngày công báo: | 28/02/1998 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/07/1999 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện cơ chế "một cửa" trong quan hệ giữa nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Các hình thức đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước như sau:
1. Dự án đầu tư thành lập và phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm:
a) Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề mới hoặc sản xuất sản phẩm mới tại cùng một địa điểm;
c) Đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới tại địa điểm mới;
Các trường hợp đầu tư nói tại điểm b) và c) trong Khoản 1 Điều này không phải xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp mà chỉ cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh mới .
2. Dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có.
3. Mua cổ phần gọi vốn hoặc tăng vốn của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Đối tượng áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm:
1. Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp và cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2. Tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nước được đa dạng hóa sở hữu hoặc các quỹ đầu tư tự chủ tài chính.
3. Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp do người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
5. Doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
Các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định này; các huyện dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định này; các vùng khó khăn khác được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Danh mục A, Danh mục B, Danh mục C).
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người Việt Nam ở nước ngoài) bao gồm người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về nước có quyền lựa chọn áp dụng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nhưng mỗi dự án đầu tư chỉ áp dụng một trong hai Luật đó.
Chủ đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài có các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này được thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân có các quyền và nghĩa vụ theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để thực hiện đầu tư trực tiếp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác phải có xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc Việt Nam của mình do một trong các cơ quan sau đây cấp: cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà người có nguồn gốc Việt Nam mang hộ chiếu.
Người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam là người nước ngoài đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.
Chủ đầu tư là người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam có các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này được thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tỷ lệ cổ phần hoặc vốn góp của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nước được phép đa dạng hóa sở hữu hoặc các quỹ đầu tư của Nhà nước sẽ được Chính phủ quy định cụ thể cho từng thời kỳ tùy theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư.
Để được phép đầu tư trực tiếp thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo Bộ Luật dân sự Việt Nam.
2. Có đủ số vốn pháp định theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân hoặc Luật công ty của Việt Nam.
Article 1.- To encourage various economic sectors to invest in production and business for socio-economic development, the State creates a uniform and stable legal framework, a liberal and favorable environment for investment, business and equal competition by enterprises of all types in all economic sectors, adopts a "one door" mechanism in the relationship between investors and State agencies, and ensures the regime of investment preferential treatment for investment projects to be encouraged under the Law on Promotion of Domestic Investment.
1. Investment projects on the establishment and development of production and business establishments, including:
Forms of investment mentioned in Points b and c, Clause 1 of this Article shall not require permits for the establishment of enterprises but shall only require additional registration of new business lines and trades.
2. Investment projects on the expansion of production scale and increase of production acity, on research, development and renewal of technologies of the existing production and business establishments.
3. Share purchase to mobilize or increase ital of enterprises, contribution of ital to enterprises.
4. Investment in the form of Build- Operate- Transfer (BOT) contracts.
1. Enterprises set up under the Law on Companies, the Law on Private Enterprises, the Law on Cooperatives and the Law on State Enterprises; enterprises of political organizations, socio-political organizations, professional societies, individuals and business groups operating under Decree No.66-HDBT of March 2, 1992 of the Council of Ministers (now the Government).
2. Vietnamese organizations and citizens, Vietnamese residing abroad and foreigners permanently residing in Vietnam that buy shares or contribute ital to domestic enterprises, including State enterprises allowed forms of ownership or investment funds with financial autonomy.
3. Vietnamese enterprises which are directly invested in by Vietnamese residing abroad.
4. Vietnamese enterprises which are directly invested in by foreigners permanently residing in Vietnam.
5. Enterprises established jointly by Vietnamese citizens and Vietnamese residing abroad or foreigners permanently residing in Vietnam.
Article 4.- Production and business lines and trades, fields of culture, education, training, health care and social affairs shall be entitled to investment promotion under the provisions of List A issued together with this Decree; districts of ethnic minorities, mountain and island areas shall be entitled to investment promotion under the provisions of List B issued together with this Decree; other difficult areas shall be entitled to investment promotion under the provisions of List C issued together with this Decree (hereafter referred to as List A, List B and List C for short).
Overseas Vietnamese directly investing into the country shall be entitled to opt for the application of either the Law on Foreign Investment in Vietnam or the Law on Promotion of Domestic Investment, but each investment project shall be entitled to apply only one of these two laws.
Investors being overseas Vietnamese that meet conditions prescribed in Article 9 of this Decree shall be entitled to set up enterprises in the form of company or private enterprise and have the rights and obligations as defined in the Law on Companies or the Law on Private Enterprises as well as relevant legal documents.
Article 7 Vietnam are those who have registered their permanent residence in Vietnam.
Investors being foreigners permanently residing in Vietnam who meet conditions prescribed in Article 9 of this Decree shall be entitled to set up enterprises in the form of company or private enterprise and have the rights and obligations as defined in the Law on Companies or the Law on Private Enterprises as well as the relevant documents.
Article 9 Vietnam, overseas Vietnamese and foreigners permanently residing in Vietnam shall have to fully meet the following conditions:
1. Having full acity for civil acts according to Vietnam's Civil Code.
2. Having enough legal ital as defined in Vietnam's Law on Private Enterprises or Law on Companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực