Nghị định 07/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
Số hiệu: | 07/1998/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/01/1998 | Ngày hiệu lực: | 30/01/1998 |
Ngày công báo: | 28/02/1998 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/07/1999 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 1998 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07 /1998/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 01 NĂM 1998 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI)
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện cơ chế "một cửa" trong quan hệ giữa nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Các hình thức đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước như sau:
1. Dự án đầu tư thành lập và phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm:
a) Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề mới hoặc sản xuất sản phẩm mới tại cùng một địa điểm;
c) Đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới tại địa điểm mới;
Các trường hợp đầu tư nói tại điểm b) và c) trong Khoản 1 Điều này không phải xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp mà chỉ cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh mới .
2. Dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có.
3. Mua cổ phần gọi vốn hoặc tăng vốn của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Đối tượng áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm:
1. Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp và cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2. Tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nước được đa dạng hóa sở hữu hoặc các quỹ đầu tư tự chủ tài chính.
3. Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp do người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
5. Doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
Các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định này; các huyện dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định này; các vùng khó khăn khác được khuyến khích đầu tư theo quy định trong Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Danh mục A, Danh mục B, Danh mục C).
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người Việt Nam ở nước ngoài) bao gồm người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về nước có quyền lựa chọn áp dụng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nhưng mỗi dự án đầu tư chỉ áp dụng một trong hai Luật đó.
Chủ đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài có các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này được thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân có các quyền và nghĩa vụ theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để thực hiện đầu tư trực tiếp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác phải có xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc Việt Nam của mình do một trong các cơ quan sau đây cấp: cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà người có nguồn gốc Việt Nam mang hộ chiếu.
Người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam là người nước ngoài đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam.
Chủ đầu tư là người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam có các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này được thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tỷ lệ cổ phần hoặc vốn góp của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nước được phép đa dạng hóa sở hữu hoặc các quỹ đầu tư của Nhà nước sẽ được Chính phủ quy định cụ thể cho từng thời kỳ tùy theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư.
Để được phép đầu tư trực tiếp thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo Bộ Luật dân sự Việt Nam.
2. Có đủ số vốn pháp định theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân hoặc Luật công ty của Việt Nam.
Các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp của người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định này được đối xử như các doanh nghiệp cùng loại trong nước, như được áp dụng cùng một mức giá đối với hàng hóa dịch vụ đầu vào do Nhà nước định giá, chịu cùng mức thuế, được hưởng cùng mức ưu đãi đầu tư, và được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và phải thực hiện các nghĩa vụ đã được pháp luật quy định như các tổ chức trong nước.
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong nước và nước ngoài góp vốn thành lập các quỹ đầu tư phát triển và quản lý theo nguyên tắc tự chủ tài chính. Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của các quỹ đầu tư, các chính sách, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên góp vốn.
Nhà nước trực tiếp trợ giúp đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các quỹ đầu tư phát triển và các chương trình khác của Nhà nước. Đối tượng được trợ giúp đầu tư và phương thức quản lý, thời hạn thực hiện được Chính phủ quy định cho từng chương trình và dự án cụ thể.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước góp vốn vào Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia theo nguyên tắc tự nguyện. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích của các bên góp vốn theo Điều lệ của Quỹ.
Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia hỗ trợ các dự án đầu tư thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực và các vùng được ưu đãi như sau:
1. Cho vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục B và Danh mục C. Chủ đầu tư được dùng tài sản mua bằng vốn vay này để thế chấp. Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ vào kiến nghị của Bộ trưởng Tài chính;
2. Bảo lãnh tín dụng đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc Danh mục A, Danh mục B và Danh mục C;
3. Trợ cấp một phần lãi suất vay cho các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và các ngân hàng thương mại quốc doanh đối với các dự án đầu tư vào ngành nghề thuộc Danh mục A. Mức trợ cấp bằng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc ngân hàng thương mại quốc doanh nơi chủ đầu tư vay với lãi suất cho vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tại thời điểm vay và chỉ được nhận trợ cấp sau khi chủ đầu tư đã hoàn trả vốn gốc của khoản vay của mình.
Việc góp vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (gọi tắt là doanh nghiệp BOT) và các hình thức khác thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các ngân hàng thương mại quốc doanh, các công ty tài chính quốc doanh. Việc góp vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp BOT đối với các dự án thuộc nhóm A (theo quy định phân cấp đầu tư) do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định góp vốn đầu tư bằng vốn ngân sách của địa phương để thực hiện các dự án BOT thuộc nhóm B và C (theo quy định phân cấp đầu tư) theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất.
Mức vốn lưu động tối thiểu quy định cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu đăng ký hoạt động tại các vùng thuộc Danh mục B hoặc Danh mục C được giảm 50% so với mức vốn lưu động quy định chung.
Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trực tiếp làm hàng xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư theo Danh mục A hoặc Danh mục B hoặc Danh mục C thì được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu kể cả cho vay mua hàng xuất khẩu và cho vay đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Trong trường hợp các ngân hàng này không đủ vốn để cho vay, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cho các ngân hàng nói trên vay tái cấp vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Riêng đối với một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng thuộc diện ưu tiên phát triển theo Danh mục do Chính phủ quy định, trong trường hợp giá thị trường thế giới xuống thấp hoặc giá thị trường trong nước đối với các nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu đó lên cao gây thua lỗ lớn cho cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, thì Nhà nước sẽ xem xét trợ giúp thông qua Quỹ bình ổn giá. Ban Vật giá của Chính phủ chủ trì cùng các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức và thời điểm trợ giúp cụ thể theo mục tiêu và Điều lệ quản lý của Quỹ này.
Chủ đầu tư được chọn địa bàn thực hiện dự án đầu tư hoặc mở chi nhánh mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện tại của mình. Sau khi có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, chủ đầu tư đứng tên đăng ký kinh doanh có quyền chuyển hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận thường trú của mình và gia đình tới địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư mới.
Lao động có trình độ đại học hoặc có tay nghề bậc bốn trở lên mà đã có hợp đồng lao động từ hai năm trở lên ở cơ sở sản xuất , kinh doanh thuộc diện ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước được chuyển hộ khẩu thường trú đến nơi làm việc mới của mình.
Chủ đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài sau khi được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được hưởng giá cước vận tải đường thủy, đường sắt, đường bộ, đường hàng không và các loại giá dịch vụ về nhà ở, khách sạn, điện, nước, các loại cước phí bưu chính viễn thông như áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước.
Sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam được chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận, vốn vay, vốn đầu tư hợp pháp và các khoản tiền và tài sản hợp pháp khác như trường hợp người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Khi chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận, vốn vay, vốn đầu tư được quy định tại Điều 22 Nghị định này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam được chuyển đổi các khoản này thành ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài .
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế theo pháp luật Việt Nam được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc vốn đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần của mình cho người khác.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư , tư vấn quản lý, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo về kỹ thuật và kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin để trợ giúp cho đầu tư trong nước.
Nghiêm cấm các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp kinh doanh các dịch vụ tư vấn đầu tư để thu lợi.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn và trợ giúp các nhà đầu tư trong nước tiến hành các hoạt động đầu tư trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể việc sử dụng Quỹ phát triển công nghệ và các biện pháp hỗ trợ tài chính về đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của Nghị định này.
Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp được ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định này, thì Nhà nước có biện pháp giải quyết hợp lý quyền lợi của nhà đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan khác trình Thủ tướng Chính phủ những nguyên tắc cơ bản để thực hiện Điều này.
Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc Danh mục A thực hiện tại các huyện thuộc Danh mục B hoặc tại các vùng thuộc Danh mục C nếu được Nhà nước giao đất thì không phải trả tiền sử dụng đất; nếu thuê đất thì được miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo kể từ khi ký hợp đồng thuê.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, khu công nghệ cao được giảm 50% tiền thuê đất của Nhà nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các ngành nghề thuộc danh mục A tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được giảm 50% tiền thuê mặt bằng theo nguyên giá mà Nhà nước cho thuê không bao gồm giá trị các công trình hạ tầng của các công ty phát triển hạ tầng trong nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.
Các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu, phụ liệu trực tiếp làm hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu được:
1. Các ngân hàng thương mại quốc doanh cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi;
2. Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia bảo lãnh cho các khoản tín dụng xuất khẩu;
3. Rút ngắn 50% thời gian khấu hao tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng xuất khẩu.
Những dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi về thuế:
1. Đầu tư vào các ngành, nghề được quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đầu tư vào cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ có một trong các yếu tố sau đây:
a) Công nghệ tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu,
b) Công nghệ được áp dụng có khả năng tạo ra sự đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành khác.
c) Công nghệ sử dụng nguyên liệu trong nước để làm ra sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng cao hơn so với các sản phẩm hiện có cùng loại.
d) Công nghệ sạch; công nghệ sử dụng các chất phế thải rắn, lỏng và khí .
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan nghiên cứu ban hành Danh mục các lĩnh vực công nghệ, đáp ứng yêu cầu nêu ở Khoản 2, Điều này.
3. Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là:
a) ở đô thị loại 1 và loại 2: 100 người
b) ở các huyện thuộc Danh mục B và các vùng thuộc Danh mục C: 20 người
c) ở các vùng khác: 50 người.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định cách tính số lao động bình quân nói ở Khoản này.
4. Đầu tư vào các huyện thuộc Danh mục B.
5. Đầu tư vào các vùng thuộc Danh mục C.
6. Đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cơ sở sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ đầu tư theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tại huyện không thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo (Danh mục B) hoặc các vùng khó khăn khác (Danh mục C), nếu có một trong các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Nghị định này thì được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 01 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế, được miễn thuế lợi tức 02 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 03 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 01 năm nữa.
Cơ sở sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ có dự án đầu tư theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tại huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi cao quy định tại Phần I Danh mục B nếu có một trong các điều kiện được quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 30 Nghị định này thì được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 04 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 04 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 07 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 02 năm nữa.
Cơ sở sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ có dự án đầu tư theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tại huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo quy định tại Phần II Danh mục B nếu có một trong các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Nghị định này thì được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 03 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong 04 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 05 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 2 năm nữa.
Cơ sở sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ có dự án đầu tư theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tại vùng khó khăn khác (Danh mục C) nếu có một trong các điều kiện được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Nghị định này thì được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 02 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 03 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 05 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ 2 điều kiện trở lên thì được giảm thêm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 02 năm nữa.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép quy định như sau:
1. Các dự án đầu tư được cấp giấy phép được miễn thuế nhập khẩu một lần đối với các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải sau đây:
a) Thiết bị, máy móc nhập khẩu (kể cả hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin) để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên), phương tiện thủy;
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời , phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu trên.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nêu trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ;
d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT;
đ) Các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
e) Trang thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất thiết bị trường học, thiết bị y tế, trang thiết bị cho việc bảo vệ môi trường;
f) Hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp được miễn thuế trong các điều kiện sau:
a) Nhập khẩu để chế tạo thiết bị hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Nhập khẩu để xây dựng hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp, nếu nguyên liệu, vật tư đó trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật của công trình.
c) Nhập khẩu để sản xuất thử theo giải trình và được Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì khi nhập khẩu vào Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu. Việc hoàn thuế được thực hiện theo đúng thời hạn quy định tại cơ quan và địa điểm nơi chủ đầu tư đã nộp thuế nhập khẩu.
4. Căn cứ vào giấy phép đầu tư và quyết định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của Bộ Thương mại, cơ quan hải quan làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Hàng hoá nhập khẩu nói tại Khoản 1 và 2 của Điều này phải được sử dụng đúng mục đích của dự án. Trường hợp nhượng bán tại thị trường phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
6. Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Tổ chức, cá nhân trực tiếp mua cổ phần của doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp hoặc quỹ đầu tư được miễn thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) hoặc thuế thu nhập cá nhân, kể cả thuế thu nhập bổ sung đối với người có thu nhập cao, đối với phần lợi nhuận được hưởng trong thời hạn 03 năm kể từ khi được hưởng lần đầu.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bỏ vốn đầu tư theo các hình thức đầu tư quy định tại Điều 2 của Nghị định này, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam mua cổ phần, gọi vốn, tăng vốn hoặc góp vốn vào doanh nghiệp theo Khoản 3 Điều 2 của Nghị định này khi chuyển lợi nhuận thu được ra nước ngoài chỉ phải nộp một khoản thuế bằng 5% số tiền chuyển ra nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, có các nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng trình Chính phủ quyết định bổ sung, thay đổi danh mục các ngành, nghề và phạm vi các vùng được hưởng ưu đãi đầu tư (quy định tại danh mục A, B, C kèm theo Nghị định này);
2. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc thực hiện các biện pháp trợ giúp và ưu đãi đầu tư;
3. Quy định trình tự, thủ tục, mẫu đơn và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất trong cả nước;
4. Quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; doanh nghiệp do Thủ tướng uỷ quyền cho Bộ trưởng quyết định thành lập.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm thuế theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ vào giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mà chủ đầu tư đã được cấp, cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân tỉnh) có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa bàn địa phương phù hợp với các quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, trong đó có việc xác định danh mục các dự án đầu tư ưu đãi; quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; theo dõi và giám sát việc thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư trong nước.
Việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp mới thành lập phải được cấp cùng một lúc với giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh) giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương; xem xét trình ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty.
1. Thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty thuộc các ngành, nghề hạn chế kinh doanh phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép theo quy định tại Điều 5 của Luật doanh nghiệp tư nhân và Điều 11 Luật công ty thì vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp không thuộc các ngành, nghề nói tại Điều 5 của Luật doanh nghiệp tư nhân và Điều 11 Luật công ty được thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Người xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty gửi đơn xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt hoặc dự định đặt trụ sở chính. Đơn xin phép thành lập doanh nghiệp bao gồm cả nội dung xin hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có) theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định này.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề, lấy ý kiến của các Sở quản lý ngành; trường hợp có đơn xin ưu đãi đầu tư thì lấy ý kiến bằng văn bản của Cục Thuế, Cục Đầu tư phát triển và các cơ quan liên quan khác khi cần thiết, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty và việc cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hoặc giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo nói rõ lý do cho đương sự biết.
Trường hợp các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, thì trước khi cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản hỏi ý kiến, nếu quá thời hạn này mà không trả lời thì coi như đồng ý.
3. Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong đó đã ghi rõ các khoản ưu đãi là văn bản có giá trị pháp lý thể hiện quyền của nhà đầu tư được hưởng các mức ưu đãi đầu tư theo Nghị định này.
4. Việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân và việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (nếu có) đối với doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày đối với trường hợp không thuê đất và 60 ngày đối với trường hợp thuê đất. Việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập công ty và việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (nếu có) phải thực hiện trong thời hạn 60 ngày cả đối với trường hợp không thuê đất cũng như trường hợp có thuê đất.
Thời hạn trên được tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ được trực tiếp đưa đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc tính từ ngày nhận được theo dấu của bưu điện nơi gửi nếu hồ sơ gửi qua bưu điện. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo yêu cầu người xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty bổ sung hoặc sửa đổi những nội dung cho phù hợp với quy định của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Thời hạn cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sẽ được tính từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Việc thành lập và đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, cá nhân, nhóm kinh doanh và đầu tư xây dựng của cơ sở giáo dục và đào tạo dân lập, y tế, các tổ chức hoạt động công ích được Nhà nước cho phép thành lập được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan tiếp nhận đơn xin hưởng ưu đãi đầu tư của các đối tượng nói tại Điều này và thụ lý hồ sơ xin ưu đãi đầu tư theo trình tự, thủ tục như đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 44 của Nghị định này.
Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư vào khu công nghiệp, xem xét trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Thời hạn để tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp của công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân nói ở khoản 4 Điều 44 của Nghị định này.
Nghiêm cấm cán bộ, công chức Nhà nước lợi dụng quyền hạn của mình gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư theo pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước; trong trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi của công chức và cơ quan nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật. Không được tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra cùng một nội dung vào cùng một thời điểm hoặc kéo dài liên tục nhiều thời gian ở một doanh nghiệp.
Việc thanh tra, kiểm tra bất thường chỉ thực hiện khi hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra, kiểm tra phải có biên bản; người chủ trì đoàn thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.
3. Tổ chức, cá nhân ra quyết định thực hiện việc thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì tùy mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra không đúng những quy định của pháp luật, về hành vi của thanh tra viên, kiểm sát viên và về kết luận thanh tra mà mình cho là không đúng; có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh tra viên, kiểm sát viên gây ra.
Nghị định này thay thế Nghị định 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Các dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước vẫn được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư cho đến hết thời gian còn lại theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp.
Riêng các ưu đãi bổ sung về miễn, giảm tiền thuê đất nói tại các Điều 27 và 28, ưu đãi về thuế nhập khẩu nói tại Điều 37 và ưu đãi về giảm thuế tài nguyên nói tại Điều 38 Nghị định này đối với các dự án có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư mới phát sinh từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện theo Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi đôn đốc thực hiện Nghị định này, định kỳ 6 tháng một lần có sơ kết và báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công nghiệp, ủy ban dân tộc và miền núi, Tổng cục Địa chính và Bộ Tư pháp có trách nhiệm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
DANH MỤC A
NGÀNH NGHỀ THUỘC CÁC LĨNH VỰC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi))
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề trong từng lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I. Trồng rừng, trồng cây trên đất chưa sử dụng, tận dụng, khai thác đất trống, đồi núi trọc vào mục đích kinh doanh; nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước chưa được khai thác, đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ, chăn nuôi đại gia súc tập trung.
1. Trồng rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển, bảo vệ môi sinh), rừng đặc dụng.
2. Trồng cao su, cà phê, chè, dâu tằm, điều, tiêu, cây ăn quả, dược liệu trên đất tự nhiên chưa được đầu tư cải tạo.
3. Nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo, chưa từng được sử dụng để nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích kinh doanh.
4. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
5. Chăn nuôi đại gia súc tập trung ở miền núi, trung du.
II. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; phát triển vận tải công cộng, phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa dân tộc, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
1. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các nhà máy điện, phát triển mạng lưới điện, xây dựng các cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, gió, khí sinh vật.
- Xây dựng mới, nâng cấp đường bộ; xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa sân bay, bến cảng; khôi phục nâng cấp, xây dựng mới, mở thêm các tuyến đường sắt.
- Cải tạo và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc.
- Xây dựng nhà máy sản xuất nước, và hệ thống cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống; các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải cho đô thị, khu công nghiệp, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung.
2. Phát triển vận tải hàng hóa và vận tải hành khách công cộng.
3. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa dân tộc.
- Trường học dân lập, ở các bậc học; trường tư thục ở giáo dục mầm non, phố thông trung học, trung học chuyên nghiệp và đại học.
- Cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật; bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý.
- Cơ sở dân lập và tư thục trong các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, dưỡng lão, chăm sóc người tàn tật.
- Nhà văn hóa dân tộc; các đoàn ca, múa, nhạc dân tộc.
4. Nghiên cứu khoa học, công nghệ.
- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
- Nghiên cứu đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
- Ứng dụng và phát triển các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ công nghệ: Đo lường, tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá và thẩm định công nghệ, thông tin công nghệ, hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
5. Đầu tư mua sắm thiết bị thi công phục vụ xây dựng công trì. Đầu tư xây dựng các khu thương mại, các siêu thị. Đầu tư xây dựng các loại nhà ở phục vụ nhu cầu của nhân dân ở các thành phố và đô thị.
III. Chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
1. Chế biến lương thực, thịt, sữa, cá, tôm, dầu ăn, đường, rau quả, cao su, tơ tằm, chè, cà phê, chế biến nước giải khát, nước quả.
2. Chế biến dược liệu, hương liệu.
3. Chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu.
4. Dịch vụ và cung cấp bảo vệ cây trồng, vật nuôi; nhân và lai tạo giống mới; dịch vụ bảo quản nông sản, lâm sản, hải sản.
IV. Sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.
Xây dựng mới, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất, chế biến sản xuất, nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.
V. Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển (trong thời kỳ 1995 - 2000), ngoài các ngành nghề đã nêu ở phần trên.
1. Sản xuất hàng tiêu dùng: Hàng dệt, da, cao su, nhựa cao cấp, may, mặc, đồ dùng trong nhà, giấy, dụng cụ học tập.
2. Cơ khí và điện tử - tin học: Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị để sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; sản xuất thiết bị, phương tiện xây dựng, khai khoáng; đóng tầu sông, biển; sản xuất đầu máy, toa xe; thiết bị cho đường dây và trạm biến thế điện; sản xuất linh kiện điện tử để xuất khẩu, nghiên cứu sản xuất phần mềm vi tính.
3. Sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu: thăm dò, khai thác dầu khí và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến than; luyện và cán thép; sản xuất kim loại mầu, xi măng, vật liệu xây dựng khác; sản xuất phân bón (phân đạm, phân lân, phân hỗn hợp, phân vi sinh, vi lượng); sản xuất hóa chất cơ bản.
4. Các ngành nghề truyền thống cần khuyến khích phát triển: chạm trổ, khảm trai, sơn mài, mây tre, trúc, thảm, gốm, sứ, dệt lụa tơ tằm.
VI. Đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các ngành nghề gồm:
1. Các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
DANH MỤC B
CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi))
I. DANH MỤC CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI CAO
1. Tỉnh Hà Giang:
1. Huyện Đồng Văn
2. Huyện Mèo Vạc
3. Huyện Yên Minh
4. Huyện Quản Bạ
5. Huyện Vị Xuyên
6. Huyện Bắc Mê
7. Huyện Xín Mần
8. Huyện Hoàng Su Phì.
2. Tỉnh Cao Bằng:
1. Huyện Bảo Lạc
2. Huyện Thông Nông
3. Huyện Hà Quảng
4. Huyện Trà Lĩnh
5. Huyện Trùng Khánh
6. Huyện Nguyên Bình
7. Huyện Hòa An
8. Huyện Quảng Hòa
9. Huyện Thạch An
10. Huyện Hà Lang
11. Huyên Ngân Sơn
12. Huyện Ba Bể.
3. Tỉnh Sơn La:
1. Huyện Quỳnh Nhai
2. Huyện Thuận Châu
3. Huyện Mai Sơn
4. Huyện Sông Mã
5. Huyện Bắc Yên
6. Huyện Mộc Châu
7. Huyện Mường La.
4. Tỉnh Lai Châu:
1. Huyện Mường Tè
2. Huyện Phong Thổ
3. Huyện Sìn Hồ
4. Huyện Mường Lay
5. Huyện Tủa Chùa
6. Huyện Tuần Giáo.
5. Tỉnh Lào Cai:
1. Huyện Bát Sát
2. Huyện Mường Khương
3. Huyện Bắc Hà
4. Huyện Sa Pa
5. Huyện Than Uyên
6. Huyện Văn Bàn
7. Thị xã Cam Đường.
6. Tỉnh Gia Lai:
1. Huyện Kông Chro
2. Huyện An Khê
3. Huyện Mang Yang
4. Huyện Ayun Pa
5. Huyện Chư Păh
6. Huyện Đức Cơ
7. Huyện Chư Prông
8. Huyện Krông Pa
9. Huyện Chư Sê
10. Huyện Kbang.
7. Tỉnh Kon Tum:
1. Huyện Konplông
2. Huyện Đắk Tô
3. Huyện Đăk Glei
4. Huyện Sa Thầy.
8. Tỉnh Đắk Lăk:
1. Huyện EaSúp
2. Huyện Krong Búk
3. Huyện Krông Păc
4. Huyện Đắk Mil
5. Huyện Ma D'Răk
6. Huyện Lắk
7. Huyện Đăk Nông
8. Huyện EaH' Leo
9. Huyện Krông Bông
10. Huyện Krông ANa
11. Huyện Cư M'gar
12. Huyện Đăk Rlấp
13. Huyện Ea Kar
14. Huyện Krông Năng
15. Huyện Krông Nô
16. Huyện Cư Jút.
9. Tỉnh Lâm Đồng:
1. Huyện Đơn Dương
2. Huyện Đức Trọng
3. Huyện Di Linh
4. Huyện Bảo Lộc
5. Huyện Lạc Dương
6. Huyện Lâm Hà.
10. Tỉnh Yên Bái:
1. Huyện Mù Căng Chải
2. Huyện Trạm Tấu.
11. Tỉnh Hòa Bình:
1. Huyện Cang Chải
2. Huyện Mai Châu.
12. Tỉnh Lạng Sơn:
1. Huyện Tràng Định
2. Huyện Bình Gia
3. Huyện Đình Lập
4. Huyện Văn Lãng
5. Huyện Bắc Sơn
6. Huyện Văn Quan
7. Huyện Cao Lộc.
13. Tỉnh Bắc Kạn:
1. Huyện Na Rì
2. Huyện Chợ Đồn
14. Tỉnh Thái Nguyên:
1. Huyện Võ Nhai
15. Tỉnh Tuyên Quang:
1. Huyện Na Hang
16. Tỉnh Quảng Ninh:
1. Huyện Ba Chẽ
2. Huyện Bình Liêu.
17. Tỉnh Bắc Giang:
1. Huyện Sơn Động.
18. Tỉnh Thanh Hóa:
1. Huyện Quan Hóa
2. Huyện Bá Thước
3. Huyện Lang Chánh
4. Huyện Thường Xuân.
19. Tỉnh Nghệ An:
1. Huyện Kỳ Sơn
2. Huyện Tương Dương
3. Huyện Con Cuông
4. Huyện Quỳ Châu
5. Huyện Quế Phong
20. Tỉnh Quảng Bình:
1. Huyện Minh Hóa
21. Tỉnh Quảng Trị:
1. Huyện Hướng Hóa
22. Tỉnh Thừa Thiên - Huế:
1. Huyện A Lưới
23. Tỉnh Quảng Nam:
1. Huyện Trà My
2. Huyện Hiên
3. Huyện Giằng
4. Huyện Phước Sơn
24. Tỉnh Quảng Ngãi:
1. Huyện Trà Bồng
2. Huyện Sơn Hà
3. Huyện Ba Tơ
4. Huyện Minh Long.
25. Tỉnh Ninh Thuận:
1. Huyện Ninh Sơn.
26. Tỉnh Kiên Giang:
1. Huyện Hà Tiên.
II. DANH MỤC CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO:
1. Tỉnh Hà Giang:
1. Huyện Bắc Quang
2. Thị xã Hà Giang.
2. Tỉnh Cao Bằng:
1. Thị xã Cao Bằng
3. Tỉnh Sơn La:
1. Huyện Yên Châu
2. Huyện Phù Yên
3. Thị xã Sơn La.
4. Tỉnh Lai Châu:
1. Huyện Điện Biên
5. Tỉnh Lào Cai:
1. Huyện Bảo Thắng
2. Huyện Bảo Yên
3. Thị xã Lào Cai
6. Tỉnh Kon Tum:
1. Thị xã Kon Tum
7. Tỉnh Lâm Đồng:
1. Huyện Đạ Huoai
2. Huyện Đạ Tẻh
3. Huyện Cát Tiên
4. Thành phố Đà Lạt
8. Tỉnh Gia Lai:
1. Thị xã PleiKu
9. Tỉnh Đắk Lắk:
1. Thị xã Buôn Ma Thuật
10. Tỉnh Yên Bái:
1. Thị xã Yên Bái
2. Huyện Yên Bình
3. Huyện Trấn Yên
4. Huyện Văn Chấn
5. Huyện Lục Yên
6. Huyện Văn Yên.
11. Tỉnh Hòa Bình:
1. Thị xã Hòa Bình
2. Huyện Tân Lạc
3. Huyện Lạc Sơn
4. Huyện Kỳ Sơn
5. Huyện Lương Sơn
6. Huyện Kim Bôi
7. Huyện Lạc Thủy
8. Huyện Yên Thủy
12. Tỉnh Lạng Sơn:
1. Thị xã Lạng Sơn
2. Huyện Văn Lãng
3. Huyện Bắc Sơn
4. Huyện Văn Quan
5. Huyện Cao Lộc
6. Huyện Lộc Bình
7. Huyện Chi Lăng
8. Huyện Hữu Lũng.
13. Tỉnh Bắc Kạn:
1. Huyện Bạch Thông
2. Thị xã Bắc Kạn.
14. Tỉnh Thái Nguyên:
1. Huyện Định Hóa
2. Huyện Phú Lương
3. Huyện Đại Từ
4. Huyện Võ Nhai
5. Huyện Đồng Hỷ
15. Tỉnh Tuyên Quang:
1. Thị xã Tuyên Quang
2. Huyện Hàm Yên
3. Huyện Chiêm Hóa
4. Huyện Yên Sơn
5. Huyện Sơn Dương.
16. Tỉnh Quảng Ninh:
1. Thị xã Cẩm Phả
2. Huyện Tiên Yên
3. Huyện Quảng Hà
4. Huyện Hoành Bồ
5. Huyện Đông Triều
6. Huyện Hải Ninh.
17. Tỉnh Bắc Giang:
1. Huyện Lục Nam
2. Huyện Yên Thế
3. Huyện Lục Ngạn.
18. Tỉnh Phú Thọ:
1. Huyện Thanh Sơn
2. Huyện Yên Lập
3. Huyện Đoan Hùng
4. Huyện Sông Thao.
19. Tỉnh Hải Dương:
1. Huyện Chí Linh
20. Tỉnh Ninh Bình:
1. Huyện Nho Quan
2. Huyện Gia Viễn
3. Thị xã Tam Điệp
4. Huyện Yên Mô .
21. Tỉnh Thanh Hóa:
1. Huyện Ngọc Lặc
2. Huyện Như Xuân
3. Huyện Cẩm Thủy
4. Huyện Thạch Thành.
22. Tỉnh Nghệ An:
1. Huyện Quỳ Hợp
2. Huyện Nghĩa Đàn
3. Huyện Anh Sơn
4. Huyện Tân Kỳ
5. Huyện Thanh Chương.
23. Tỉnh Quảng Bình:
1. Huyện Tuyên Hóa.
24. Tỉnh Hà Tĩnh:
1. Huyện Hương Khê
2. Huyện Hương Sơn
3. Huyện Kỳ Anh
4. Huyện Cẩm Xuyên
5. Huyện Nghi Xuyên.
25. Tỉnh Thừa Thiên - Huế:
1. Huyện Nam Đông
26. Tỉnh Quảng Nam:
1. Huyện Hiệp Đức.
27. Tỉnh Bình Định:
1. Huyện An Lão
2. Huyện Vĩnh Thạnh
3. Huyện Vân Canh.
28. Tỉnh Phú Yên:
1. Huyện Sơn Hòa
2. Huyện Sông Hinh
3. Huyện Đồng Xuân.
29. Tỉnh Khánh Hòa:
1. Huyện Khánh Sơn
2. Huyện Khánh Vĩnh.
30. Tỉnh Bình Thuận:
1. Huyện Tánh Linh
2. Huyện Bắc Bình
3. Huyện Đức Linh.
31. Tỉnh Bình Phước:
1. Huyện Bù Đăng
2. Huyện Phước Long
3. Huyện Lộc Ninh.
32. Tỉnh Đồng Nai:
1. Huyện Tân Phú
2. Huyện Xuân Lộc
3. Huyện Định Quán.
33. Tỉnh An Giang:
1. Huyện Tịnh Biên
2. Huyện Tri Tôn.
34. Các huyện hải đảo thuộc các tỉnh, thành phố Duyên Hải:
- Tỉnh Quảng Ninh:
1. Huyện Văn Đồn
2. Huyện Cô Tô.
- Thành phố Hải Phòng:
1. Huyện Cát Hải
2. Huyện Bạch Long Vĩ.
- Thành phố Đà Nẵng:
1. Huyện Hoàng Sa.
- Tỉnh Quảng Ngãi:
1. Huyện Nghị Sơn.
- Tỉnh Khánh Hòa:
1. Huyện Trường Sa.
- Tỉnh Bình Thuận:
1. Huyện Đảo Phú Quý.
- Tỉnh Kiên Giang:
1. Huyện Đảo Kiên Hải
2. Đảo Phú Quốc.
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
1. Huyện Côn Đảo.
DANH MỤC C
CÁC VÙNG KHÓ KHĂN KHÁC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi))
1. Tỉnh Hòa Bình (trừ thị xã Hòa Bình và các huyện thuộc Danh mục B).
2. Tỉnh Nghệ An (trừ thành phố Vinh và các huyện thuộc Danh mục B).
3. Tỉnh Thanh Hóa (trừ thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện thuộc Danh mục B).
4. Tỉnh Hà Tĩnh (trừ thị xã Hà Tĩnh và các huyện thuộc Danh mục B).
5. Tỉnh Quảng Bình (trừ thị xã Đồng Hới và các huyện thuộc Danh mục B).
6. Tỉnh Quảng Trị (trừ thị xã Đồng Hới và các huyện thuộc Danh mục B).
7. Tỉnh Quảng Ngãi (trừ thị xã Quảng Ngãi và các huyện thuộc Danh mục B).
8. Tỉnh Bình Định (trừ thành phố Quy Nhơn và các huyện thuộc Danh mục B).
9. Tỉnh Phú Yên (trừ thị xã Tuy Hòa và các huyện thuộc Danh mục B).
10. Tỉnh Ninh Thuận (từ thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện thuộc thuộc Danh mục B).
11. Tỉnh Bình Thuận (trừ thị xã Phan Thiết và các huyện thuộc Danh mục B).
12. Các huyện thuộc vùng dân tộc Chàm và dân tộc Khmer thuộc các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Nam bộ (trừ các huyện thuộc Danh mục B): ủy ban Dân tộc và Miền núi ban hành danh mục.
13. Thành phố Hồ Chí Minh:
1. Huyện Cần Giờ
2. Huyện Nhà Bè.
14. Tỉnh Kiên Giang:
1. Huyện An Biên (Vùng sâu U Minh Thượng)
2. Huyện An Minh (Vùng sâu U Minh Thượng)
3. Huyện Vĩnh Thuận (Vùng sâu U Minh Thượng)
4. Huyện Gò Quao (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
5. Huyện Giồng Riềng (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
6. Huyện Hòn Đất (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
7. Huyện Châu Thành (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
8. Huyện Tân Hiệp (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
9. Thị xã Rạch Giá (Vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu)
15. Thành phố Hà Nội:
1. Huyện Sóc Sơn.
16. Tỉnh Hà Nam:
1. Huyện Kim Bảng
2. Huyện Thanh - Liêm.
17. Tỉnh Trà Vinh:
1. Huyện Châu Thành
2. Huyện Trà - Cú.
THE GOVERNMENT
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom – Happiness |
No: 7/1998/ND-CP |
Hanoi, January 15, 1998 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON PROMOTION OF DOMESTIC INVESTMENT (AMENDED)
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 9, 1992;
Pursuant to the Law on Promotion of Domestic Investment of June 22, 1994;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- To encourage various economic sectors to invest in production and business for socio-economic development, the State creates a uniform and stable legal framework, a liberal and favorable environment for investment, business and equal competition by enterprises of all types in all economic sectors, adopts a "one door" mechanism in the relationship between investors and State agencies, and ensures the regime of investment preferential treatment for investment projects to be encouraged under the Law on Promotion of Domestic Investment.
1. Investment projects on the establishment and development of production and business establishments, including:
Forms of investment mentioned in Points b and c, Clause 1 of this Article shall not require permits for the establishment of enterprises but shall only require additional registration of new business lines and trades.
2. Investment projects on the expansion of production scale and increase of production acity, on research, development and renewal of technologies of the existing production and business establishments.
3. Share purchase to mobilize or increase ital of enterprises, contribution of ital to enterprises.
4. Investment in the form of Build- Operate- Transfer (BOT) contracts.
1. Enterprises set up under the Law on Companies, the Law on Private Enterprises, the Law on Cooperatives and the Law on State Enterprises; enterprises of political organizations, socio-political organizations, professional societies, individuals and business groups operating under Decree No.66-HDBT of March 2, 1992 of the Council of Ministers (now the Government).
2. Vietnamese organizations and citizens, Vietnamese residing abroad and foreigners permanently residing in Vietnam that buy shares or contribute ital to domestic enterprises, including State enterprises allowed forms of ownership or investment funds with financial autonomy.
3. Vietnamese enterprises which are directly invested in by Vietnamese residing abroad.
4. Vietnamese enterprises which are directly invested in by foreigners permanently residing in Vietnam.
5. Enterprises established jointly by Vietnamese citizens and Vietnamese residing abroad or foreigners permanently residing in Vietnam.
Article 4.- Production and business lines and trades, fields of culture, education, training, health care and social affairs shall be entitled to investment promotion under the provisions of List A issued together with this Decree; districts of ethnic minorities, mountain and island areas shall be entitled to investment promotion under the provisions of List B issued together with this Decree; other difficult areas shall be entitled to investment promotion under the provisions of List C issued together with this Decree (hereafter referred to as List A, List B and List C for short).
Overseas Vietnamese directly investing into the country shall be entitled to opt for the application of either the Law on Foreign Investment in Vietnam or the Law on Promotion of Domestic Investment, but each investment project shall be entitled to apply only one of these two laws.
Investors being overseas Vietnamese that meet conditions prescribed in Article 9 of this Decree shall be entitled to set up enterprises in the form of company or private enterprise and have the rights and obligations as defined in the Law on Companies or the Law on Private Enterprises as well as relevant legal documents.
Article 7 Vietnam are those who have registered their permanent residence in Vietnam.
Investors being foreigners permanently residing in Vietnam who meet conditions prescribed in Article 9 of this Decree shall be entitled to set up enterprises in the form of company or private enterprise and have the rights and obligations as defined in the Law on Companies or the Law on Private Enterprises as well as the relevant documents.
Article 9 Vietnam, overseas Vietnamese and foreigners permanently residing in Vietnam shall have to fully meet the following conditions:
1. Having full acity for civil acts according to Vietnam's Civil Code.
2. Having enough legal ital as defined in Vietnam's Law on Private Enterprises or Law on Companies.
INVESTMENT GUARANTY AND SUPPORT
Article 10- Enterprises which make investment under the Law on Promotion of Domestic Investment shall be entitled to land allocation or land lease, be guaranteed in term of the rights and obligations of organizations with land allotted or leased by the State according to the land legislation and shall be granted land use right certificates.
Article 11.- Enterprises owned by overseas Vietnamese and enterprises of foreigners permanently residing in Vietnam, which operate under the Law on Promotion of Domestic Investment and this Decree, shall be treated as enterprises of the same type in the country, like they shall be eligible for the same prices set by the State for input commodities and services, for the same tax rates, the same investment privileges and the land allocation or land lease by the State, and shall have to perform obligations as provided for domestic organizations by laws.
Article 12- The State encourages economic sectors, social organizations and individuals inside and outside the country to contribute ital to set up development investment funds and manage such funds according to the principle of financial autonomy. The Government shall promulgate regulations on the operation of investment funds, policies and measures on investment promotion and privileges so as to ensure the ital contributors' interests.
Article 13- The State shall directly support investment activities through the National Investment Support Fund, development investment funds and other programs of the State. Objects of investment support, the mode of management and the support duration shall be stipulated by the Government for each specific program or project.
The State encourages economic or social organizations, and individuals inside and outside the country to contribute ital to the National Investment Support Fund on the principle of voluntariness. The State shall ensure the ital contributors' rights and interests according to the Fund's Statute.
1. Providing mid-term and long-term soft loans for investment projects on List B and List C. The project owners shall be entitled to use assets purchased by this loaned ital for mortgages. The lending interest rates shall be decided by the Prime Minister, based on the proposal of the Minister of Finance;
2. Providing investment credit guaranty for investment projects on List A, List B and List C;
3. Partially subsidizing the lending interest rates for loans granted by the Bank for Investment and Development and State-owned commercial banks to investment projects in the branches and trades on List A. The subsidy level shall be equal to the difference between the lending interest rate set by the Bank for Investment and Development or the Sate-owned commercial bank in the locality where the project owner borrows ital and the lending interest rate set by the National Investment Support Fund at the time of ital borrowing, and such subsidy shall be given to the project owner only after he/she has repaid the principal of the loan.
The minimum level of working ital set for import-export enterprises which have registered their operations in the areas on List B or List C shall be 50% lower than the common prescribed level of working ital.
Article 17.- Establishments involved in the production of goods for export or production of raw materials and/or materials in direct service of the production of goods for export, which are entitled to investment privileges according to List A, List B or List C, shall be provided with guaranty or export-related credit loans by the Bank for Investment and Development and the State-owned commercial banks, including loans for the purchase of export goods and loans for the expansion of establishments producing export goods. In cases where such banks fail to have enough ital for lending, the State Bank of Vietnam shall have to provide them with loans as reallocated ital in accordance with the current provisions of the State Bank of Vietnam.
Regarding a number of important export commodities eligible for development priority according to the List prescribed by the Government, in cases where the international market prices of such commodities fall or the domestic prices of materials and raw materials for the production of such export commodities rise, thus causing big losses for the establishments which produce export goods, the State shall consider support for such establishments through the Price Stabilization Fund. The Government Pricing Committee shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in submitting to the Prime Minister for decision the support level and duration according to the objectives and management regulation of this Fund.
Laborers with university degrees or professional skills of grade four or higher and with labor contracts for 2 years or more with production, business establishments which are eligible for investment preferential treatment under the Law on Promotion of Domestic Investment, shall have the right to transfer their permanent residence to the new working place(s).
Article 20.- Investors being overseas Vietnamese, after obtaining certificates of investment preferential treatment, shall enjoy the same water, railway, road and air freight and service charges for dwelling houses, hotels, electricity and water supply and post and telecommunications fees as Vietnamese residing in the country.
Article 21 Vietnam shall be granted multiple entry and exist visas during the time of preparation, construction and management of their production establishments.
Article 22 Vietnam shall be entitled to transfer abroad their lawful profits, borrowed ital, investment ital and other lawful monies and property, like the cases for foreigners investing in Vietnam under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 23 Article 22 of this Decree, overseas Vietnamese directly investing in Vietnam shall be entitled to convert them into foreign currency(ies) at the banks licensed to deal in foreign currencies.
Overseas Vietnamese who buy shares or contribute ital to enterprises or investment funds, after fulfilling tax obligations prescribed by Vietnamese law, shall be entitled to buy foreign currency(ies) at the banks licensed to deal in foreign currency(ies) so as to transfer abroad their dividends or investment ital, if their contributed ital or shares are transferred to other persons.
The State management agencies are strictly forbidden to directly provide investment consultancy services for profits.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in stipulating in detail the use of the Fund for Technological Development and financial-support measures to renew technologies of enterprises subject to the regulation of this Decree.
The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned agencies in submitting to the Prime Minister the basic principles for the implementation of this Article.
INVESTMENT PREFERENTIAL TREATMENT
Enterprises with investment projects for List A - branches or trades in industrial parks, export processing zones or high-tech parks shall be entitled to a 50% reduction of the land ground rent at the original renting price set by the State, excluding the value of infrastructure constructions owned by domestic infrastructure development companies, for five (5) years after signing the ground-renting contracts.
1. Export - related credit loans granted by the State-owned commercial banks at preferential interest rates;
2. Guaranty provided by the National Investment Support Fund for export - related credits;
3. Shortening by half the duration for depreciation of fixed assets which are used in the production, processing or assembly of export goods.
2. Investment in production establishments that use technologies with one of the following factors:
The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned State agencies in studying and promulgating a list of technologies that meet the requirements mentioned in Clause 2 of this Article.
3. Investment in production and/or business projects which annually employ at least an average number of:
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall determine the method of calculating the average number of laborers prescribed in this Clause.
4. Investment in districts on List B.
5. Investment in areas on List C.
6. Investment in industrial parks and/or export processing zones.
Article 31.- Production, transport, trade and service establishments investing in the forms prescribed in Clause 1, Article 2 of this Decree in districts other than those in areas of ethnic minorities, mountain or island areas (List B) or in other difficult areas (List C), if meeting one of the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 30 of this Decree, shall be entitled to a 50% reduction of the payable turnover tax amount for one (1) year from the month the taxable turnover is made; be exempt from profit tax for the first two years, from the time the taxable profit is generated and entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for the next three years. For establishments that meet two or more conditions, they shall be eligible for a 50% reduction of payable profit tax amount for one (1) more year.
Article 32.- Production, transport, trade and service establishments with investment projects in the forms stipulated in Clause 1, Article 2 of this Decree in districts of ethnic minorities and high-mountain areas as prescribed in Part I of List B, if meeting one of the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 30 of this Decree, shall be entitled to a 50% reduction of the payable turnover tax amount for four (4) years from the month the taxable turnover is generated; be exempt from profit tax for the first four (4) years from the time the taxable profit is made and be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for the next seven (7) years. For production establishments that meet two or more conditions, they shall be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for two (2) more years.
Article 33.- Production, transport, trade and service establishments with investment projects to be carried out in the forms stipulated in Clause 1, Article 2 of this Decree in districts of ethnic minorities, mountain and island areas as described in Part II of List B, if meeting one of the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 30 of this Decree shall be entitled to a 50% reduction of the payable turnover tax amount for three (3) years from the month when a taxable turnover is made; be exempt from profit tax for the first four (4) years from the time the taxable profit is made, and be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for the next five (5) years. For production establishments that meet two or more conditions, they shall be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for two (2) more years.
Article 34.- Production, transport, trade and service establishments with investment projects to be carried out in the forms stipulated in Clause 1, Article 2 of this Decree in other difficult areas (List C), if meeting one of the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 30 of this Decree shall be entitled to a 50% reduction of the payable turnover tax for two (2) years from the month the taxable turnover is generated; be exempt from profit tax for the first three (3) years from the time the taxable profit is made and be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for the next five (5) years. For production establishments that meet two or more conditions, they shall be entitled to a 50% reduction of the payable profit tax amount for two (2) more years.
Article 35- Production, transport, trade and service establishments with investment projects to be carried out in the forms stipulated in Clause 2, Article 2 of this Decree shall be exempt from profit tax on the excess profit for one year from the year the taxable profit is generated. The profit used for re-investment shall not be included in the taxable profit.
Article 37- The import tax exemption for the already licensed investment projects is stipulated as follows:
1. The already licensed investment projects shall be eligible for import tax exemption only once, regarding the import of the following equipment, machinery and means of transport:
b/ Specialized transport means included in technological lines imported to form fixed assets of enterprises and means of conveyance to be used for carrying workers (cars of 24 seats or more), and water transport means;
The import tax exemption for the above-said equipment, machinery and means of transport shall also apply to cases of expansion of the project's scale, replacement or renewal of technologies;
2. Raw materials and supplies imported to form enterprises' fixed assets shall be entitled to import tax exemption under the following conditions:
b/ Being imported for construction to form fixed assets of the enterprises if such raw materials and supplies have not yet been manufactured in the country or have been domestically produced but failed to meet the technical requirements of the projects.
3. Raw materials, knockdown parts, accessories and supplies, which are imported for the production of export goods shall subject to import tax when they are imported into Vietnam and when finished products made thereof are exported, the import tax shall be refunded with the amount corresponding the percentage of such export finished products. The tax reimbursement shall be made according to the prescribed time-limit at the agency and place where the investors have paid the import tax.
4. Basing themselves on investment licenses and decisions on import-duty free goods issued by the Ministry of Trade, the customs agencies shall quickly complete import-export procedures in accordance with the provisions of the customs legislation.
5. Import goods mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article must be used for the right purposes of projects. In cases where the goods are transferred or re-sold on market, they shall be subject to import tax and other taxes prescribed by law.
6. Patents, technical know-how, technological processes and technical services used for ital contribution shall be exempt from technological transfer related taxes.
Article 38.- Investment projects on List A or carried out in areas on List B or List C, if involving in the exploitation of mineral resources (except for oil and gas), shall be entitled to a maximum 50% reduction of natural resources tax for the first three (3) years from the time the exploitation commences.
POWERS AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES PERFORMING THE STATE MANAGEMENT OVER THE DOMESTIC INVESTMENT PROMOTION
1. To work out and submit to the Government for supplement or change lists of branches, trades and areas eligible for investment preferential treatment (as defined in Lists A, B and C attached to this Decree);
2. To coordinate with the State management agencies in each branch in guiding, monitoring and supervising the application of measures for investment support and preferential treatment;
3. To define the order, procedures, application forms and certificates of investment preferential treatment for uniform application in the whole country;
4. To decide to grant or not to grant investment preferential treatment certificates to enterprises set up by decision of the Prime Ministers; enterprises set up by decision of the Minister under the Prime Minister's authorization.
Basing itself on the certificate of investment preferential treatment granted to the investor, the tax agency directly managing tax payment by the enterprise eligible for investment preferential treatment shall have to make the exemption or reduction of tax(es) or land rent for the enterprise as provided for in this Decree.
Article 43.- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter collectively referred to as the provincial People's Committees) shall have to perform the function of State management over the investment in their respective localities in conformity with the provisions of the Law on Promotion of Domestic Investment, including the determination of the lists of projects eligible for investment preferential treatment; decide to grant or not to grant certificates of investment preferential treatment; to monitor and supervise the implementation of measures to promote domestic investment.
The granting of investment preferential treatment certificates to newly-established enterprises shall be done simultanously with the granting of their establishment permits or their business registration certificates.
The Planning and Investment Services of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter collectively referred to as the provincial Planning and Investment Services) shall assist their respective provincial People's Committees in performing the function of State management over the investment in the localities; consider and submit to the provincial People's Committees for decision the granting of investment preferential treatment certificates under to the Law on Promotion of Domestic Investment and permits for the establishment of private enterprises and/or companies.
1. The procedures to apply for the establishment of private enterprises or companies in the branches or trades which are restricted from business and require permission from the Prime Minister as defined in Article 5 of the Law on Private Enterprises and Article 11 of the Law on Companiess shall continue to comply with current provisions.
2. The procedures to apply for the establishment of enterprises in the branches and trades other than those defined in Article 5 of the Law on Private Enterprises and Article 11 of the Law on Companies shall comply with the following provisions:
b/ The provincial Planning and Investment Service shall receive the dossiers of application for the establishment or additional registration of production or business lines and trades, and consult the branch-managing services; in case of a request for investment preferential treatment, it shall consult and get written opinions from the Taxation Department, the Department for Investment and Development and the concerned agencies when necessary, and submit them to the president of the provincial People's Committee for consideration and decision to grant or not to grant the permit for the establishment of the private enterprise or company as well as the certificate of investment preferential treatment. In case of a denial to grant a permit for the establishment of a private enterprise or company or a certificate of investment preferential treatment, the provincial Planning and Investment Service shall have to notify the concerned applicant of the reasons therefor.
For projects with certificates of investment preferential treatment to be granted by the Ministry of Planning and Investment, before granting, the Ministry of Planning and Investment shall consult and get written opinions from the Ministry of Finance.
The consulted agencies shall have to give their opinions within 10 days after receiving the written request therefor; past this time-limit, their failure to reply shall be considered their consent.
3. An investment preferential treatment certificate clearly stating the privileges is a document of legal value showing the investor's eligibility for investment preferential treatment under this Decree.
4. The granting or denial of the granting of a permit for the establishment of a private enterprise and the granting of a certificate of investment preferential treatment (if any) for a private enterprise must be completed within 30 days for the case that does not involve the land lease, and 60 days for the case that involves the land lease. The granting or denial of the granting of a permit for the establishment of a company and the granting of a certificate of investment preferential treatment (if any) must be completed within 60 days, for both cases where the land lease is involved or not.
The above-mentioned time-limit shall be counted from the date of receipt of the valid dossier if such dossier is directly submitted to the provincial Planning and Investment Service or from the date of its receipt according to the post mark of the sending post office if the dossier is mailed. In cases where the dossier is invalid, the provincial Planning and Investment Service shall, within five (5) days after receiving it, notify the applicant for the establishment of an enterprises or company thereof and request him/her to make supplements or amendments to the dossier's contents, making them conform to the provisions of the Law on Companies and the Law on Private Enterprises. The time-limit for granting or refusing to grant a permit for the establishment of an enterprise shall be counted from the date the provincial Planning and Investment Service receives a full and valid dossier.
Article 45.- The establishment and business registration of cooperatives, State enterprises managed by local administration and enterprises owned by political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, individuals, business and investment construction groups of people-funded education and training establishments, medical establishments and public-utility organizations allowed to set up by the State, shall comply with the order and procedures provided for in current legal documents of the State.
The provincial Planning and Investment Service shall be the body to receive applications for investment preferential treatment from subjects mentioned in this Article and handle dossiers of application for investment preferential treatment according to the order and procedures as provided for private enterprises in Article 44 of this Decree.
Article 48.- State officials and employees are strictly forbidden to abuse their powers, causing difficulties, troubles or obstacles to investment activities under the legislation on promotion of domestic investment; all violators of such legislation shall, depending on the extent of seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.
The investors shall have the right to lodge complaints and/or denunciations with the competent State agencies against violations of provisions of the legislation on promotion of domestic investment committed by State officials and agencies.
1. The inspection or examination of operations of enterprises as well as production and business establishments must be carried out in accordance with the prescribed function, competence and provisions of law. It is forbidden to organize more than one examination or inspection team for examining or inspecting the same content, at the same moment or repeatedly in the same enterprise.
The extraordinary examination or inspection shall be made only when there appear signs of violations of law in the operations of enterprises as well as production and business establishments.
2. When an examination or inspection is made, there must be a decision of the competent agency; each examination or inspection must be recorded in a report upon its completion; the head of the examination or inspection team shall take responsibility for the examination or inspection conclusions.
3. Organizations or individuals that make decision to conduct unlawful examination or inspection or that abuse the examination or inspection to cause troubles business activities of enterprises, shall, depending on the seriousness of their violation, be disciplined or examined for penal liability.
4. Enterprises as well as production, business establishments shall have the right to lodge complaints and denunciations to the competent State agencies against the State bodies that have conducted unlawful examination or inspection about acts committed by inspectors or procurators as well as examination or inspection results which they deem improper as they deem; to request compensation for damage due to unlawful handling measures taken by inspectors or procurators.
Investment projects which are enjoying investment preferential treatment under the Law on Promotion of Domestic Investment shall continue to enjoy investment privileges till the end of the remaining duration prescribed in the investment preferential treatment certificates already granted to them.
Regarding the additional privileges in terms of land rent exemption and reduction mentioned in Articles 27 and 28, privileges in terms of on import tax mentioned in Article 37 and privileges in terms of natural resources tax reduction mentioned in Article 38 of this Decree for projects with investment preferential treatment certificates granted before the date this Decree takes effect, such privileges shall apply to the remaining grace period after this Decree takes effect.
Investment privileges for investment projects arising from the date this Decree takes effect shall comply with this Decree.
Within 30 days after this Decree takes effect, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Industry, the Commission on Ethnicities and Mountains, the General Land Administration and the Ministry of Justice shall have to issue circulars guiding the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
BRANCHES AND TRADES ELIGIBLE FOR INVESTMENT PREFERENTIAL TREATMENT
Issued together with Decree No.07/1998/ND-CP of January 15, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment (amended).
Investment projects in branches and trades in the following domains shall be eligible for preferential treatment:
I. AFFORESTATION AND PLANTING OF TREES ON UNUSED OR USED LAND, ON WASTE LAND OR BARE HILLS FOR BUSINESS PURPOSES; AQUACULTURE IN UNEXPLOITED WATER AREAS, OFF-SHORE FISHING AND CONCENTRATED CATTLE RANCHING.
1. Planting protection forests (in headwaters or coastal areas, or for ecological protection), and special-purpose forests.
2. Planting rubber, coffee,
3. Raising aquatic animals for business purpose in natural water areas which have not been transformed and used for aquaculture yet.
4. Off-shore fishing.
5. Concentrated cattle ranching in mountain and mid-land areas.
II. CONSTRUCTION OF TECHNICAL INFRASTRUCTURE; DEVELOPMENT OF PUBLIC TRANSPORT, EDUCATION AND TRAINING, HEALTH CARE AND NATIONAL CULTURE, SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL RESEARCH.
1. Construction of technical infrastructure.
- Building, renovating or expanding of electric power plants, developing electric grids and building establishments which consume solar energy, wind power and biological gas.
- Building or upgrading roads; building, expanding, upgrading or modernizing airports and harbors; restoring, upgrading or building railways.
- Renovation and development of communications networks.
- Building water plants and water supply and discharge system in service of production and people's life; projects for environmental protection and waste treatment for urban areas, industrial zones, mountainous, deep-lying and far-flung areas.
- Constructing technical infrastructure in concentrated population areas.
2. Developing cargo transport and mass transit.
3. Developing education and training, health care and national culture.
- People-funded schools at different educational levels; private schools for pre-school education, secondary education, professional secondary education and tertiary education.
- Establishments in service of job training, raising workers' skills and fostering technicians; fostering and raising skills of managerial cadres.
- People-funded and private establishments in such fields as medical examination and treatment, health care for the elderly and disabled people.
- National culture houses; national art troupes.
4. Scientific and technological research.
- Research into theoretical and applied natural science, technology, social sciences and humanities.
- Research on the renewal of equipment and modernization of production lines.
- Application and development of information technologies, bio-technology and technologies for manufacturing and processing materials from domestic raw material sources.
- Development of the network of technological services: metrology, standardization, product quality control, technological assessment and appraisal, technological information, technological transfer of support.
5. Investment in the procurement of building equipment in service of the construction of projects.
III. PROCESSING OF AGRICULTURAL, FOREST AND AQUATIC PRODUCTS, TECHNICAL SERVICES IN DIRECT SERVICE OF AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHERY.
1. Processing of food, meat, dairy products, fish, shrimp, edible oil, sugar, vegetables and fruits, rubber, natural silk, tea, coffee, refreshment and fruit juice.
2. Processing of pharmaceuticals and aromatics.
3. Processing of forest products for export.
4. Plant and animal protection and supply services; hybridization and multiplication of new strains and breeds; services in storage of agricultural, forest and marine products preservation service.
IV. PRODUCTION OF EXPORT GOODS AND IMPORT SUBSTITUTES.
Building or expanding establishments specialized in the production and processing of materials and auxiliary materials for the production of export goods and import substitutes and
V. INDUSTRIES WITH PRIORITY GIVEN TO THEIR DEVELOPMENT (IN THE 1995-2000 PERIOD), OUTSIDE THOSE MENTIONED ABOVE.
1. Production of consumer goods: Textile, leather ware, rubber, high-quality plastics, garments, household utensils, papers and school utensils.
2. Mechanical engineering, electronics and informatics: Manufacturing, assembling and repairing machines and equipment for production and processing of agricultural, forest and aquatic products and industrial consumer goods; manufacturing construction and mining equipment and means; building of river and sea-going ships; manufacturing locomotives and carriages; equipment for power lines and transformer stations; manufacturing electronic components for export, research and production of computer software.
3. Production of raw materials, fuel and materials: Oil and gas prospection, exploitation and processing; coal exploitation and processing; steel refining and rolling; production of non-ferrous metals, cement and other construction materials; production of fertilizers (nitrogenous, phosphate, composite, micro-biological and oligoelement); and production of basic chemicals.
4. Traditional crafts which need to be promoted: carving, mother-of-pearl inlaying, lacquer ware, wickerwork, carpet making, pottery, ceramics and silk weaving.
IV. INVESTMENT IN INDUSTRIAL PARKS, EXPORT PROCESSING ZONES AND HIGH-TECH PARKS IN VARIOUS BRANCHES AND TRADES, INCLUDING:
1. Enterprises investing in, building and dealing in technical infrastructure of industrial parks, export processing zones and high-tech parks.
2. Enterprises investing in different production and service sectors within industrial parks, export processing zones and high-tech parks.
DISTRICTS IN AREAS OF ETHNIC MINORITIES, MOUNTAIN AND ISLAND AREAS ELIGIBLE FOR INVESTMENT PREFERENTIAL TREATMENT
Issued together with Decree No.07/1998/ND-CP of January 15, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment (amended).
I. LIST OF DISTRICTS IN AREAS OF ETHNIC MINORITIES AND HIGH-MOUNTAIN AREAS
1. Ha Giang province:
1. Dong Van district
2. Meo Vac district
3. Yen Minh district
4. Quan Ba district
5. Vi Xuyen district
Me district
7. Xin Man district
2. Cao Bang province
1. Bao Lac district
2. Thong Nong district
3. Ha Quang district
4. Tra Linh district
5. Trung Khanh district
6. Nguyen Binh district
7. Hoa
8. Quang Hoa district
9. Thach
10. Ha Lang district
11. Ngan Son district
12. Ba Be district.
3. Son La province:
1. Quynh Nhai district
2. Thuan Chau district
3. Mai Son district
4. Song Ma district
5. Bac Yen district
6. Moc Chau district
4. Lai Chau province:
1. Muong Te district
2. Phong Tho district
3. Sin Ho district
4. Muong Lay district
5. Tua Chua district
6. Tuan Giao district.
5. Lao Cai province:
1. Bat Sat district
2. Muong Khuong district
3. Bac Ha district
4. Sa Pa district
5. Than Uyen district
6. Van Ban district
7. Cam Duong town.
6. Gia Lai province:
1. Kong Chro district
Khe district
3. Mang Yang district
4. Ayun Pa district
5. Chu Pah district
6. Duc Co district
7. Chu Prong district
8. Krong Pa district
9. Chu Se district
10. Kbang district.
7. Kon Tum province:
1. Konplong district
2. Dak To district
3. Dak Glei district
4. Sa Thay district.
8. Dak Lak province:
1. Ea Sup district
2. Krong Buk district
3. Krong Pac district
4. Dak Mil district
5. Ma DRak district
6. Lak district
7. Dak Nong district
8. EaH'Leo district
9. Krong Bong district
10. Krong ANa district
11. Cu M'gar district
12. Dak Rlap district
13. Ea Kar district
14. Krong Nang district
15. Krong No district
9. Lam Dong province
1. Don Duong district
2. Duc Trong district
3. Di Linh district
4. Bao Loc district
5. Lac Duong district
6. Lam Ha district.
10. Yen Bai province:
1. Mu Cang Chai district
2. Tram Tau district.
11. Hoa Binh province:
1. Cang Chai district
12. Lang Son province:
1. Trang Dinh district
2. Binh Gia district
3. Dinh Lap district
4. Van Lang district
5. Bac Son district
6. Van Quan district
13. Bac Kan province:
1. Na Ri district
2. Cho Don district.
14. Thai Nguyen province:
1. Vo Nhai district.
15. Tuyen Quang province:
1. Na Hang district.
16. Quang Ninh province:
1. Ba Che district
17. Bac Giang province:
1. Son Dong district.
18. Thanh Hoa province:
1. Quan Hoa district
2. Ba Thuoc district
3. Lang Chanh district
19. Nghe
1. Ky Son district
2. Tuong Duong district
3. Con Cuong district
4. Quy Chau district
20. Quang Binh province:
21. Quang Tri province:
22. Thua Thien- Hue province:
1. A Luoi district.
23. Quang Nam province:
1. Tra My district
2. Hien district
3. Giang district
24. Quang Ngai province:
1. Tra Bong district
2. Son Ha district
3. Ba To district
25. Ninh Thuan province:
26. Kien Giang province:
1. Ha Tien district.
II. LIST OF DISTRICTS IN AREAS OF ETHNIC MINORITIES, MOUNTAIN AND ISLAND AREAS
1. Ha Giang province:
1. Bac Quang district
2. Ha Giang provincial town.
2. Cao Bang province:
3. Son La province:
1. Yen Chau district
2. Phu Yen district
3. Son La provincial town.
4. Lai Chau province:
5. Lao Cai province:
1. Bao Thang district
2. Bao Yen district
3. Lao Cai provincial town.
6. Kon Tum province:
7. Lam Dong province:
1. Da Huoai district
2. Da Teh district
3. Cat Tien district
8. Gia Lai province:
1. PleiKu provincial town.
9. Dak Lak province:
1. Buon Ma Thuat provincial town.
10. Yen Bai province:
1. Yen Bai provincial town
2. Yen Binh district
3. Tran Yen district
4. Van Chan district
5. Luc Yen district
11. Hoa Binh province:
1. Hoa Binh town
2. Tan Lac district
3. Lac Son district
4. Ky Son district
5. Luong Son district
6. Kim Boi district
7. Lac Thuy district
8. Yen Thuy district.
12. Lang Son province:
1. Lang Son provincial town
2. Van Lang district
3. Bac Son district
4. Van Quan district
5. Cao Loc district
6. Loc Binh district
7. Chi Lang district
13. Bac Kan province:
1. Bach Thong district
2. Bac Kan provincial town.
14. Thai Nguyen province:
1. Dinh Hoa district
2. Phu Luong district
3. Dai Tu district
4. Vo Nhai district5.
15. Tuyen Quang province:
1. Tuyen Quang town
2. Ham Yen district
3. Chiem Hoa district
4. Yen Son district
5. Son Duong district.
16. Quang Ninh province:
1. Cam Pha provincial town
2. Tien Yen district
3. Quang Ha district
4. Hoanh Bo district
5. Dong Trieu district
17. Bac Giang province:
1. Luc Nam district
2. Yen
18. Phu Tho province:
1. Thanh Son district
2. Yen Lap district
3. Doan Hung district
4. Song Thao district.
19. Hai Duong province:
1. Chi Linh district.
20. Ninh Binh province:
1. Nho Quan district
2. Gia Vien district
3. Tam Diep provincial town
4. Yen Mo district.
21. Thanh Hoa province:
1. Ngoc Lac district
2. Nhu Xuan district
3. Cam Thuy district
22. Nghe
1. Quy Hop district
2. Nghia Dan district
3. Anh Son district
4. Tan Ky district
23. Quang Binh province:
24. Ha Tinh province:
1. Huong Khe district
2. Huong Son district
3. Ky Anh district
4. Cam Xuyen district
25. Thua Thien- Hue province:
1. Nam Dong district.
26. Quang Nam province:
27. Binh Dinh province:
Lao district
2. Vinh Thanh district
28. Phu Yen province:
1. Son Hoa district
2. Song Hinh district
3. Dong Xuan district.
29. Khanh Hoa province:
1. Khanh Son district
30. Binh Thuan province:
1. Tanh Linh district
2. Bac Binh district
31. Binh Phuoc province:
1. Bu Dang district
2. Phuoc Long district
32. Dong Nai province:
1. Tan Phu district
2. Xuan Loc district
Giang province:
1. Tinh Bien district
34. Island districts in coastal provinces and cities:
- Quang Ninh province:
1. Van Don
2. Co To district.
- Hai Phong city:
1. Cat Hai district
2. Bach Long Vi district.
- Da Nang city:
district.
- Quang Ngai province:
- Khanh Hoa province:
district.
- Binh Thuan province:
Phu Quy Island district.
- Kien Giang province:
1. Kien Hai Island district
Phu Quoc Island.
- Ba Ria - Vung Tau province:
1. Con Dao district.
Issued together with Decree No.07/1998/ND-CP of January 15, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment (amended).
1. Hoa Binh province (excluding Hoa Binh provincial town and districts on List B)
2. Nghe
3. Thanh Hoa province (excluding Thanh Hoa city, Sam Son provincial town, Bim Son provincial town and districts on List B)
4. Ha Tinh province (excluding Ha Tinh provincial town and districts on List B)
5. Quang Binh province (excluding Dong Hoi provincial town and districts on List B)
6. Quang Tri province (excluding Dong Ha provincial town and districts on List B)
7. Quang Ngai province (excluding Quang Ngai provincial town and districts on List B)
8. Binh Dinh province (excluding Quy Nhon city and districts on List B)
9. Phu Yen province (excluding Tuy Hoa provincial town and districts on List B)
10. Ninh Thuan province (excluding Phan Rang - Thap Cham provincial town and districts on List B)
11. Binh Thuan province (excluding Phan Thiet town and districts on List B)
12. Districts inhabited by Cham and Khmer ethnic minority groups in south-Central Vietnam and sourthern provinces (excluding districts on List B): the list thereof shall be issued by the Commission on Ethnicities and Mountains Areas.
13. Ho Chi Minh City:
1. Can Gio district
2. Nha Be district.
14. Kien Giang province:
Bien district (U Minh Thuong deep-lying area)
Minh district (U Minh Thuong deep-lying area)
3. Vinh Thuan district (U Minh Thuong deep-lying area)
4. Go Quao district (the submerged areas of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
5. Giong Rieng district (the submerged area of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
6. Hon Dat district (the submerged areas of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
7. Chau Thanh district (the submerged areas of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
8. Tan Hiep district (the submerged areas of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
9. Rach Gia town (the submerged areas of Long Xuyen quadrangle and western part of Hau
15. Ha Noi City:
16. Ha Nam province:
1. Kim Bang district
17. Tra Vinh province:
1. Chau Thanh district
2. Tra-Cu district.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực