Chương II Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh
Số hiệu: | 01/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 04/01/2021 |
Ngày công báo: | 24/01/2021 | Số công báo: | Từ số 113 đến số 114 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Ngày 04/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
- Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;
- Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; phần chữ ký trong hồ sơ có thể sử dụng chữ ký số hoặc ký trực tiếp và thực hiện scan.
- Các thông tin ĐKDN được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về SĐT, thư điện tử của người nộp hồ sơ (quy định mới);
- Hồ sơ ĐKDN qua mạng phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị ĐKDN hoặc người được ủy quyền.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
1. Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
8. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
10. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
6. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
7. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử;
b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân có yêu cầu; hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc số hóa hồ sơ, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
c) Đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc đăng ký doanh nghiệp;
d) Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp lưu giữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
đ) Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hỗ trợ Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong việc sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng phương án thực hiện liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh phù hợp tình hình thực tế;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh và trao đổi thông tin về doanh nghiệp;
b) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và cung cấp danh sách các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Chứng khoán cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho các đối tượng nêu trên theo quy định của Luật Chứng khoán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; rà soát và công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực khác cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này.
TASKS AND POWERS OF BUSINESS REGISTRATION AUTHORITIES
Article 14. Business registration authorities
1. Each of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial level”) and urban/suburban districts, district-level towns and provincial cities (hereinafter referred to as “district level”) shall have a business registration authority. To be specific:
a) The provincial-level business registration authority is the Business Registration Office which is affiliated to the provincial Department of Planning and Investment (hereinafter referred to as “Business Registration Office”).
Each Business Registration Office may open branches within the province to receive applications and return results;
b) The district-level business registration authority is the Finance – Planning Department affiliated to the district-level People’s Committee (hereinafter referred to as “district-level business registration authority”).
2. Each business registration authority has its own account and seal.
Article 15. Tasks and powers of Business Registration Offices
1. The Business Registration Office shall directly receive applications for enterprise registration, examine their validity, issue or reject to issue enterprise registration certificates.
2. Provide instructions for enterprises and their founders on required documents and procedures for enterprise registration; provide instructions for district-level business registration authorities on required documents and procedures for registration of household businesses.
3. Cooperate in developing, managing and operating the National Enterprise Registration Information System; carry out data standardization and update local enterprise registration data on the National Enterprise Registration Database.
4. Provide information about enterprise registration on the National Enterprise Registration Database within the province to the provincial-level People’s Committee, provincial-level Department of Taxation, Anti-money Laundering Department affiliated to the State Bank of Vietnam (SBV) upon its request, and relevant agencies and entities as prescribed by law.
5. Request enterprises to report their observance of the Law on Enterprises according to Point c Clause 1 Article 216 of Law on Enterprises.
6. Directly carry out inspections or request competent authorities to carry out inspections at enterprises according to their applications for enterprise registration.
7. Carry out inspections of district-level business registration authorities for their performance of tasks and powers when following household business registration procedures.
8. Request enterprises to suspend conditional business lines or business lines restricted to foreign investors according to Clause 1 Article 67 hereof.
9. Revoke enterprise registration certificates and certificates of branch/representative office registration in accordance with regulations of law.
10. Grant business registration to other entities as prescribed by law.
Article 16. Tasks and powers of district-level business registration authorities
1. Directly receive applications for household business registration, examine their validity, issue or reject to issue certificates of household business registration.
2. Provide instructions for household businesses on necessary documents and procedures for household business registration.
3. Cooperate in developing, managing and operating the system of information about household businesses in the district; submit periodic reports on registration of household businesses in the district to the district-level People’s Committee, Business Registration Office, and district-level tax authority.
4. Provide information about household business registration within the district to the district-level People’s Committee, district-level Department of Taxation, and relevant agencies and entities as prescribed by law.
5. Directly carry out inspections or request competent authorities to carry out inspections at household businesses according to their applications for household business registration.
6. Request household businesses to submit reports on their observation of regulations herein where necessary.
7. Request household businesses to stop engaging in conditional business lines if they fail to satisfy all business conditions.
8. Revoke certificates of household business registration in accordance with regulations of law.
9. Grant business registration to other entities as prescribed by law.
Article 17. State management of enterprise registration
1. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) Promulgate or request competent authorities to promulgate legislative documents on enterprise registration and household business registration and guidelines for document templates and reporting serving enterprise registration, household business registration, and online enterprise registration;
b) Provide professional instructions and training for business registration authorities, business registration officials and any entities in demand; provide instructions for Business Registration Offices on document digitalization, data standardization and update enterprise registration data in their provinces on the National Enterprise Registration Database;
c) Expedite, direct, monitor and supervise the enterprise registration process;
d) Provide information about enterprise registration, legal status, financial statements and other information of enterprises on the National Enterprise Registration Database for relevant agencies of the Government and any entities in demand;
dd) Organize the establishment, management and development of the National Enterprise Registration Information System; assist Business Registration Offices, enterprises, their founders and other entities in using the National Enterprise Registration Information System; provide instructions on building up local funds for operation of the National Enterprise Registration Information System;
e) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in the connection between the National Enterprise Registration Information System and the tax registration information system;
g) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in formulating a plan for adoption of interconnected procedures for business registration and tax registration for household businesses in conformity with actual conditions.
h) Engage in international cooperation in enterprise registration.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in connecting the National Enterprise Registration Information System and tax registration information system in order to issue enterprise ID numbers, ID numbers of enterprises’ affiliates and business locations and exchange of information about enterprises;
b) The State Securities Commission of Vietnam (SSC) shall transfer data on securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies, and provide the list of securities companies, securities investment fund management companies, branches in Vietnam of foreign securities companies that meet the conditions laid down in Clause 1 Article 135 of the Law on Securities for business registration authorities for considering granting enterprise registration certificates to such entities in accordance with the Law on Securities.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, within the ambit of their assigned functions, tasks and powers, have the responsibility to provide instructions on regulations on business conditions; carry out inspections and take actions against any failure to satisfy business conditions; review and publish the list of conditional business lines and business conditions on their websites; send them to the Ministry of Planning and Investment for publishing on the National Business Registration Portal.
4. Provincial-level People’s Committees shall provide adequate human resources, funding, and other resources for business registration authorities to perform their tasks and powers as prescribed herein.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực