Chương I Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 01/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 04/01/2021 |
Ngày công báo: | 24/01/2021 | Số công báo: | Từ số 113 đến số 114 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Ngày 04/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
- Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;
- Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; phần chữ ký trong hồ sơ có thể sử dụng chữ ký số hoặc ký trực tiếp và thực hiện scan.
- Các thông tin ĐKDN được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về SĐT, thư điện tử của người nộp hồ sơ (quy định mới);
- Hồ sơ ĐKDN qua mạng phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị ĐKDN hoặc người được ủy quyền.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về Cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
2. Việc liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định này.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh.
4. Cơ quan quản lý thuế.
5. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.
4. Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.
5. Số hóa hồ sơ là việc quét (scan) dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy sang dạng văn bản điện tử.
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
2. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
5. Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.
2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định, văn bản về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định về đăng ký doanh nghiệp do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trái với quy định tại Nghị định này không có hiệu lực thi hành.
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại cùng thời điểm có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bằng bản giấy thì Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp có giá trị pháp lý.
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
1. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
3. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng được áp dụng khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
b) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật;
c) Chiến tranh, bạo loạn, thiên tai và trường hợp bất khả kháng khác.
Căn cứ vào thời gian dự kiến khắc phục sự cố hoặc nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp bất khả kháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải cập nhật dữ liệu, thông tin mới đã cấp cho doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. This Decree deals with necessary documents and procedures for registration of enterprises and household businesses, and business registration authorities.
2. Interconnected procedures for registration of enterprises and their branches/representative offices, declaration of personnel, issuance of codes of social insurance participants, and application for use of invoices shall comply with the Government's Decree on cooperation and interconnected procedures for registration of enterprises and their branches/representative offices, declaration of personnel, issuance of codes of social insurance participants, and application for use of invoices.
1. Any Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) applying for enterprise registration under the law of Vietnam.
2. Individuals, members of households applying for registration of household businesses under this Decree.
3. Business registration authorities.
4. Tax authorities.
5. Other entities involved in registration of enterprises and household businesses.
For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “enterprise registration” means the registration by the enterprise’s founder of information about the enterprise to be established or the enterprise’s registration of changes in information about enterprise registration with the business registration authority, which is retained on the National Enterprise Registration Database. The enterprise registration includes registration of enterprise establishment, registration of operation of its branch, representative office or business location, and other registration and notification obligations under this Decree.
2. “National Enterprise Registration Information System” prescribed in Clause 19 Article 4 of the Law on Enterprise means the system of dedicated information about enterprise registration established and operated by the Ministry of Planning and Investment in cooperation with relevant agencies to send, receive, store, display, or perform other tasks serving enterprise registration.
3. “National Enterprise Registration Database” is the collection of data about enterprise registration nationwide. Information included in an application for enterprise registration and about legal status of the enterprise stored on National Enterprise Registration Database is considered original information about the enterprise.
4. “applicant” means the person who is competent to sign the application form for enterprise registration or his/her authorized person to follow enterprise registration procedures as prescribed in Article 12 hereof.
5. “document digitalization” means the act of scanning information on papers and converting them into electronic documents.
Article 4. Rules for enterprise registration
1. The enterprise’s founder or the enterprise shall complete the application for enterprise registration and take legal responsibility for the legitimacy, truthfulness, and accuracy of information therein and reports.
2. In case a limited liability company or a joint-stock company has more than one legal representative, the legal representative who follows enterprise registration procedures must ensure and assume responsibility for performance of his/her rights and obligations as prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on enterprises.
3. The business registration authority is responsible for the legitimacy of the application for enterprise registration, not violations against the law committed by the enterprise before and after the enterprise registration.
4. The business registration authority does not have the responsibility to settle disputes between members or shareholders of the company, or between them with other entities, or between the enterprise and other entities.
5. The enterprise is not required to append a seal on the application form for enterprise registration, notification of changes to enterprise registration, resolutions, decisions and minutes of meeting included in the application for enterprise registration. Appending seal on other documents included in the application for enterprise registration shall comply with relevant laws.
Article 5. Rights to establish enterprises and obligations to apply for enterprise registration
1. Establishing enterprises is the right of every entity. This right is protected by the State.
2. The enterprise’s founder or the enterprise has to fully and promptly fulfill the obligation to apply for enterprise registration, disclose information about establishment and operation of the enterprise in accordance with regulations herein and relevant legislative documents.
3. Business registration authorities and other agencies are prohibited to harass applicants while receiving and processing applications for enterprise registration.
4. Ministries, ministerial agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels are not permitted to promulgate their own regulations on enterprise registration. Regulations on enterprise registration promulgated by Ministries, ministerial agencies, People’s Councils and People’s Committees at all levels that are contrary to regulations herein shall be no longer valid.
Article 6. Enterprise registration certificate, certificate of branch/ representative office registration, certificate of business location registration
1. Enterprise registration certificate, certificate of branch/representative office registration, certificate of business location registration shall be issued to the enterprise and its branch, representative office and business location. Contents of the enterprise registration certificate, certificate of branch/representative office registration, certificate of business location registration shall be written according to information included in the application for enterprise registration. The enterprise registration certificate is also the tax registration certificate of the enterprise. The enterprise registration certificate is not a business license.
2. In case the contents of an enterprise registration certificate, certificate of branch/representative office registration, certificate of business location registration in the form of electronic data on the National Enterprise Registration Database is at the same time different from those of the paper certificate, the one on which the information is consistent with the information included in the application for enterprise registration shall prevail.
Article 7. Writing business lines
1. When applying for establishment of an enterprise, notifying changes of business lines, or applying for the enterprise registration certificate, the enterprise’s founder or the enterprise shall select the level-4 business lines in Vietnam Standard Industrial Classification and write them on the application for enterprise registration, notification of changes to enterprise registration, or application for the enterprise registration certificate. The business registration authority shall provide instructions, compare information, and enter the enterprise’s business lines into the National Enterprise Registration Database.
2. Specific level-4 business lines prescribed in Clause 1 of this Article are specified in the Prime Minister’s decision.
3. Conditional business lines prescribed in other legislative documents shall be written according to such legislative documents.
4. Business lines that are not mentioned in Vietnam Standard Industrial Classification but prescribed in other legislative documents will be written according to such legislative documents.
5. Business lines that are mentioned in neither Vietnam Standard Industrial Classification nor other legislative documents, the business registration authority shall consider adding them to the National Enterprise Registration Database if they are not prohibited, and then request the Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office of Vietnam) to consider adding them as new business lines.
6. In case an enterprise wishes to register more detailed business lines than level 4, it shall select a level 4 business line in Vietnam Standard Industrial Classification, then specify the enterprise's business lines right under the level-4 line, provided the detailed lines are appropriate for the selected level-4 line. In such case, the enterprise’s business lines are the detailed lines it specified.
7. Business lines prescribed in Clause 3 and Clause 4 of this Article shall be written in accordance with Clause 6 of this Article, which means detailed business lines must be written under the business lines prescribed by relevant legislative documents.
8. Specialized agencies are responsible for management of conditional business lines, business lines restricted to foreign investors, and inspection of enterprises’ fulfillment of conditions in accordance with regulations of specialized laws.
Article 8. Enterprise ID number, ID numbers of affiliates and business locations of enterprises
1. Each enterprise is issued with a single enterprise ID number. This number is also the enterprise’s taxpayer identification number (TIN) and social insurance participant’s code.
2. The enterprise ID number exists throughout its operation and shall not be issued to any other entity. When an enterprise ceases to operate, the enterprise ID number will be invalidated.
3. Enterprise ID numbers are created, sent and received automatically by the National Enterprise Registration Information System, tax registration information system, and written on enterprise registration certificates.
4. Regulatory agencies shall uniformly use enterprise ID numbers to perform state management tasks and exchange information about enterprises.
5. ID numbers of an enterprise’s affiliates are issued to the enterprise’s branches and representative offices. These numbers are also TINs of branches and representative offices.
6. ID number of a business location is a series of 5 digits from 00001 to 99999. This number is not TIN of the business location.
7. In case the TIN of the enterprise, or its branch or representative office is invalidated as a result of its commission of tax offences, this TIN must not be used in business transactions from the day on which the TIN invalidation is announced by the tax authority.
8. With regard to branches and representative offices that are established before November 01, 2015 but have not had their own ID numbers, the enterprise shall directly contact the tax authority to be issued with a 13-digit TIN, and then follow procedures for change of the registration information at the business registration authority as prescribed.
9. Enterprise ID numbers of enterprises that are established and operating under the investment license or investment certificate (also the business registration certificate) or another document of equivalent validity, or securities trading license shall be their TINs issued by tax authorities.
Article 9. Quantity of application for enterprise registration
1. Each enterprise or its founder shall submit 01 application for enterprise registration.
2. The business registration authority is not allowed to request the enterprise or its founder to submit more applications or documents other than those in the application for enterprise registration in accordance with regulations of the Law on enterprises and those herein.
Article 10. Language used in application for enterprise registration
1. Any documents included in an application for enterprise registration must be made in Vietnamese.
2. Any documents made in foreign language must be accompanied by their notarized Vietnamese translations.
3. If a document is made in both Vietnamese and foreign language, the Vietnamese version shall be submitted.
Article 11. Personal legal documents included in application for enterprise registration
1. For a Vietnamese citizen: unexpired citizen identity card or ID card or Vietnamese passport.
2. For a foreigner: unexpired foreign passport or an equivalent document.
Article 12. Authorization to follow enterprise registration procedures
The person competent to sign the application form for enterprise registration may authorize another entity to follow enterprise registration procedures according to the following provisions:
1. If an individual is authorized, the application for enterprise registration must include the letter of attorney and copies of legal documents of the authorized individual. The notarization or certification of the letter of attorney is not compulsory.
2. If an organization is authorized, the application for enterprise registration must include the copy of the service contract signed with the enterprise registration service provider, the letter of introduction and legal documents of the person introduced to directly follow enterprise registration procedures.
3. If a public postal service provider is authorized, the postal worker shall submit the copy of application receipt which is made according to the form stipulated by the public postal service provider and bears the signatures of the postal worker and the person competent to sign the application form for enterprise registration.
4. If a postal service provider that does not provide public postal services is authorized, such authorization shall follow Clause 2 of this Article.
Article 13. Granting enterprise registration under contingency procedures
1. Granting enterprise registration under contingency procedures means granting enterprise registration without using the National Enterprise Registration Information System. Granting enterprise registration under contingency procedures shall be employed upon the occurrence of any of the following events:
a) The National Enterprise Registration Information System is in construction or upgradation progress;
b) The National Enterprise Registration Information System encounters technical problems;
c) War, rebellion, disaster or another force majeure event occurs.
Depending on the expected time of recovery of the National Enterprise Registration Information System, except for force majeure events, the Ministry of Planning and Investment shall give a prior notice to business registration authorities to grant enterprise registration under contingency procedures.
2. Cooperation between business registration authorities and tax authorities in enterprise registration under contingency procedures shall comply with procedures for paper document transfer.
3. Within 15 working days from the end of contingency procedures for enterprise registration, business registration authorities must update new enterprise registration data on the National Enterprise Registration Database.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Điều 34. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 35. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 36. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Điều 42. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Điều 49. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
Điều 51. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp
Điều 52. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 57. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
Điều 58. Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết
Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Điều 74. Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
Điều 75. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp