Chương IV Luật Trồng trọt 2018: Canh tác
Số hiệu: | 31/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại VN
Đây là quy định mới tại Luật trồng trọt 2018 , được Quốc hội thông qua vào ngày 19/11/2018.
Theo đó, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được gia hạn khi hết thời gian lưu hành (thay vì phải làm thủ tục công nhận lại theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017) khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có yêu cầu của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành;
- Đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
- Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo quy định.
Trên cơ sở này, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục và thẩm quyền gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn và được gia hạn, cấp lại theo quy định của Luật này.
Kể từ ngày 01/01/2020, Luật trồng trọt 2018 chính thức có hiệu lực và Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 hết hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương, khi xác định cơ cấu cây trồng, phải căn cứ vào tính chất lý, hóa học của đất, đặc tính sinh học của cây trồng, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ.
2. Các vùng đất chuyên trồng lúa nước, trồng rau, trồng cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm và cây cảnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và định kỳ đánh giá chất lượng đất để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững.
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp; được bảo vệ và sử dụng hiệu quả.
2. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước phải có phương án sử dụng tầng đất mặt.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương có trách nhiệm xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thủy lợi phải bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả; áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm; tái sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, thủy lợi và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Sinh vật có ích trong canh tác bao gồm các sinh vật có vai trò ổn định và cải tạo độ phì nhiêu của đất, tăng sức chống chịu và khả năng sinh trưởng của cây trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm và phụ phẩm từ cây trồng, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng, thụ phấn cho cây trồng và mục đích có lợi khác.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động canh tác phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để bảo vệ và phát huy hiệu quả của sinh vật có ích.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích để có biện pháp bảo vệ và khai thác phù hợp; ban hành Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác.
1. Trang thiết bị trong canh tác bao gồm nhà kính, nhà lưới, máy móc và dụng cụ phục vụ sản xuất, tưới tiêu, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến.
2. Vật tư nông nghiệp trong canh tác bao gồm:
a) Giống cây trồng;
b) Phân bón;
c) Thuốc bảo vệ thực vật;
d) Giá thể trồng cây, màng phủ đất, vật liệu giữ ẩm;
đ) Hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong hoạt động trồng trọt không thuộc vật tư quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
3. Việc quản lý chất lượng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm hàng hóa.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động canh tác chỉ được sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác được phép sử dụng, lưu hành theo quy định của pháp luật; tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc của tổ chức, cá nhân sản xuất vật tư nông nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm và hạn chế lan truyền sinh vật gây hại.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
1. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung phải phù hợp với tính chất lý, hóa học của đất, khí hậu, nguồn nước, đặc tính sinh học của cây trồng, lợi thế vùng; bảo đảm xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến và thị trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với quy hoạch.
1. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết tại vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở hợp đồng; tạo điều kiện cấp chứng nhận chất lượng và truy xuất nguồn gốc; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo điều kiện và hỗ trợ các bên tham gia đàm phán, ký kết, thực hiện cam kết trong hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
b) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần và xúc tiến thương mại sản phẩm cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
1. Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Quy trình sản xuất được ban hành cho mỗi loài cây trồng.
2. Quy trình sản xuất được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật và tổng kết thực tiễn trong canh tác; được sửa đổi, bổ sung khi có tiến bộ kỹ thuật mới, phù hợp với thực tiễn sản xuất, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, năng lực của người sử dụng.
1. Công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
a) Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
b) Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
c) Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
d) Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
đ) Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
3. Công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
1. Công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
a) Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
b) Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
c) Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
d) Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
đ) Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
3. Công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
1. Cơ giới hóa trong canh tác phải hướng tới đồng bộ, từng bước hiện đại.
2. Việc đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng trên đồng ruộng phải bảo đảm điều kiện để thực hiện cơ giới hóa.
3. Tổ chức, cá nhân khi lập kế hoạch sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ phải bảo đảm điều kiện để thực hiện cơ giới hóa.
4. Thiết bị, máy móc sử dụng trong canh tác phải được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế đồng ruộng, quy mô, tính chất và trình độ canh tác.
1. Vùng canh tác hữu cơ phải được phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, bảo đảm không bị ô nhiễm hóa chất từ bên ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và thông báo rộng rãi các vùng canh tác hữu cơ; ban hành quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trong phạm vi quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Trường hợp xuất khẩu sản phẩm cây trồng hữu cơ thì áp dụng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư khác sử dụng trong canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc được sản xuất từ nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
3. Không sử dụng hóa chất tổng hợp, chất kích thích sinh trưởng cây trồng, thực vật biến đổi gen trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến.
4. Việc ghi nhãn sản phẩm cây trồng hữu cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Áp dụng giải pháp phù hợp trong canh tác để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định giải pháp phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác;
b) Lồng ghép các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính khi xây dựng và thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án phát triển trồng trọt.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, hướng dẫn tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng trọt tại địa bàn.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân canh tác áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
1. Việc canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa tuân thủ quy trình sản xuất để chống xói mòn, sạt lở, bồi lấp và suy thoái đất, bảo đảm phát triển bền vững.
2. Tổ chức, cá nhân canh tác tại các vùng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và chính sách khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố vùng và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
1. Tổ chức, cá nhân canh tác phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khi sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
c) Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động canh tác.
1. Tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.
2. Được hưởng chính sách của Nhà nước quy định tại Điều 4 của Luật này và chính sách khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Được hỗ trợ để khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Chính phủ.
4. Được cung cấp, chia sẻ thông tin về chính sách, pháp luật, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thị trường sản phẩm cây trồng; đào tạo, tập huấn về hoạt động trồng trọt.
5. Được đăng ký cấp mã số vùng trồng.
6. Được thông báo, cảnh báo về tình hình khí hậu, môi trường, dịch bệnh và thiên tai.
7. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của Chính phủ.
1. Chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm cây trồng do mình sản xuất; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật có ích, cơ sở hạ tầng. Sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác được phép lưu hành theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất vật tư nông nghiệp.
3. Áp dụng quy trình sản xuất phù hợp để ổn định và cải thiện độ phì của đất; hạn chế ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại.
4. Chủ động ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống sinh vật gây hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi xảy ra ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch hại.
5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
6. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.
Section 1. USE OF NATURAL RESOURCES IN CROP CULTIVATION ACTIVITIES
Article 55. Use and protection of land during the cultivation process
1. The crop production authority must identify the crop structure based on the physical and chemical properties of soil, the biological characteristics of each crop and the level of science and technology development.
2. With respect to arable fields specialized in cultivation of wet rice, vegetables, perennial fruit trees, industrial perennials and ornamental plants, the provincial People's Committee shall plan them for stable use and in line with the economic development orientation, and shall carry out the periodic evaluation of the quality of land so as to work out measures to improve and utilize them in a sustainable manner.
Article 56. Crop structure shift occurring on rice paddy fields
1. Crop structure shift occurring on rice paddy fields shall be subject to the following regulations:
a) Correspond to land use planning schemes of localities, market demands, water resource and climatic conditions;
b) Develop concentrated production areas for specific crops associated with land shuffling and combination as well as chain-based production linkages;
c) Ensure effective exploitation of available infrastructure; conformity with the planning and orientation for improvement of fundamental facilities for agricultural production in specific localities;
d) Avoid causing any loss of conditions necessary to recover the rice cultivation.
2. The Government shall issue specific regulations of this Article.
Article 57. Protection and use of topsoil of arable wet rice cultivation land
1. The topsoil of arable wet rice cultivation land shall be used only for agricultural purposes; shall be protected and used in an effective manner.
2. Organizations or individuals building facilities on the land shifted from the arable wet rice cultivation land shall be required to work out the proper topsoil use plan.
3. The Government shall issue specific regulations of this Article.
Article 58. Use of irrigation water
1. Crop production authorities of local jurisdictions shall be responsible for determining the crop structure and season that meet water resource conditions.
2. Organizations and individuals providing water resource services shall be obliged to ensure that the quality of irrigation water conforms to technical standards and regulations.
3. Organizations and individuals shall be responsible for using irrigation water supplies in an effective manner; applying advanced and cost-efficient cultivation practices; reusing water in accordance with laws on water resources, irrigation and other relevant regulations.
Article 59. Use of beneficial organisms
1. Beneficial organisms used in crop cultivation include organisms that play a role in stabilizing and improving soil fertility, increasing plant resistance and growth capacity, preserving and processing crop produce or byproducts, preventing and controlling harmful organisms, pollinating plants and serving other useful purposes.
2. Organizations and individuals involved in crop cultivation activities shall comply with laws on environment, biodiversity protection, plant protection and quarantine; shall apply advanced production processes to protect and promote the effectiveness of beneficial organisms.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall undertake the inspection and assessment of beneficial organism resources in order to implement measures to protect and exploit them in a proper manner; shall adopt the nomenclature describing beneficial organisms species used in crop cultivation.
Section 2. USE OF AGRICULTURAL EQUIPMENT AND SUPPLIES IN CROP CULTIVATION ACTIVITIES
Article 60. Agricultural equipment and supplies in crop cultivation activities
1. Crop cultivation equipment shall include greenhouses, net houses, machinery and tools used for production, irrigation, harvesting, handling, preservation and processing of crop produce.
2. Agricultural supplies used in crop cultivation activities shall be comprised of the followings:
a) Plant varieties;
b) Fertilizers;
c) Pesticides;
d) Planting media, ground cover membranes and thermal insulating materials;
dd) Chemicals and biological products used in crop production activities, other than agricultural supplies referred to in point b and c of this clause.
3. Management of the quality of agricultural equipment and supplies used in crop cultivation shall be subject to laws on technical standards and regulations, commodity quality and commercial products.
Article 61. Requirements concerning use of agricultural equipment and supplies used in crop cultivation activities
1. Organizations and individuals engaged in crop farming activities shall only be allowed to use agricultural materials in cultivation which are permitted for use and circulation in accordance with the provisions of law; shall follow instructions given by specialized agencies or organizations and individuals producing agricultural materials.
2. Organizations and individuals using agricultural materials in crop cultivation activities must meet requirements concerning environmental protection, community health, food safety and restriction of the spread of harmful organisms.
3. Organizations and individuals using fertilizers shall be bound to observe principles specified in point b of clause 2 of Article 54 herein.
4. Organizations and individuals using pesticides must comply with laws on plant protection and quarantine.
Section 3. DEVELOPMENT OF CONCENTRATED AND LINKED PRODUCTION ZONES
Article 62. Development of concentrated production zones
1. The development of a concentrated production zone must be in line with the physical and chemical properties of soil, climate, water resources, biological characteristics of crops and regional advantages; ensure the building of raw material areas associated with processing activities and markets.
2. Provincial People’s Committees shall be responsible for developing plans and schemes for development of concentrated production zones according to the planning.
Article 63. Production cooperation and affiliation
1. Develop forms of cooperation and affiliation at concentrated production zones on the basis of contracts; facilitate the granting of quality certificates and tracing of the origin of products; increase effectiveness in production and business, and ensure the balance of interests between the involved parties.
2. The People’s Committees at all levels shall assume the following responsibilities:
a) Provide favorable conditions and support for parties to negotiate, conclude and fulfill commitments under production and product consumption cooperation and partnership contracts;
b) Assist in infrastructure construction, logistics services and trade promotion for concentrated production zones.
Article 64. Management and grant of codes of crop cultivation regions
1. The cultivation region code is an identity code of a crop production area used for monitoring and controlling production; controlling product quality; tracing the origin of crop products.
2. The State shall provide encouragement, incentive and preferential policies for organizations and individuals applying for the grant of the crop cultivation zone’s code.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall develop the roadmap and provide instructions for the grant of codes of crop cultivation zones nationwide.
4. Provincial People’s Committees shall carry out the grant of the crop cultivation zone's code at respective provinces according to the roadmap and instructions of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Section 4. PRODUCTION PROCESSES, APPLICATION OF HIGHT TECHNOLOGIES AND MECHANIZATION
Article 65. Production processes
1. Production processes shall be designed to be appropriate for specific crops.
2. Each production process shall be designed on the basis of the results of a research, technological advances and conclusions of crop farming practices; shall be amended and supplemented when new technological advances are made, conform to production practices, scientific and technological development levels and the users’ competence.
Article 66. Application of high technologies in crop cultivation activities
1. High technologies shall be preferred and receive incentives for use in crop cultivation activities, including:
a) Genetic biotechnology for the selection and propagation of plant varieties; diagnosis and evaluation of organisms harmful to crops; development of products in biology and new materials;
b) Technology for efficient irrigation and farming without soil;
c) Greenhouse and net house cultivation technology;
d) Information technology applied to the projection and forecast of harmful organisms; the grant of codes and management of cultivation zones;
dd) Precise agricultural techniques applied in the soil science and crop nutrition; automatically-controlled fertilizer administration and irrigation; semi-automated and automatic technology used in the production line; analysis of the quality of production environment and crop produces.
2. Hi-tech applications referred to in point b and c of clause 1 of this Article shall be preferred for use in cultivation zones facing difficulties, sandy land at or near the coast or land exposed to the risk of degradation and desertification.
3. High technologies prescribed in point c of clause 1 of this Article shall be developed at a proper density rate and with an aim of decreasing effects of greenhouse gases.
Article 67. Mechanization of crop cultivation activities
1. Mechanization of crop cultivation activities shall aim to ensure consistency and gradual modernization.
2. Investment in and improvement of infrastructure used in arable fields must pave the way for performing mechanization tasks.
3. Upon formulation of production plans, determination of the crop structure and season, organizations and individuals shall be required to consider conditions for performing mechanization tasks.
4. Equipment and machinery used in crop cultivation activities must be selected so that they are appropriate for practical conditions of fields, scale, nature and level of cultivation.
Section 5. ORGANIC CULTIVATION
Article 68. Development and protection of organic cultivation zones
1. Organic cultivation zones must be developed, protected and equipped with appropriate facilities, and must aim to prevent chemical pollution from the outside.
2. Provincial People’s Committees shall identify and widely inform organic cultivation zones; shall adopt regulations on cultivation of plants on organic cultivation zones within their ambit.
Article 69. Organic cultivation requirements
1. Organic cultivation organizations and individuals shall be required to meet national standards regarding organic agriculture. In case of export of organic crop produce, the importing country’s requirements shall be applied.
2. Plant varieties, fertilizers, pesticides and other agricultural supplies used in organic cultivation activities must meet organic agriculture standards and relevant technical regulations, or must be manufactured by using raw materials and production methods conformable to organic agriculture standards.
3. Synthetic chemicals, crop growth stimulants and genetically modified vegetation shall be prohibited for use in crop production, harvesting, handling, preservation and processing.
4. Labeling of organic crop produce shall be subject to laws on commerce and other relevant legislation.
5. The Government shall specifically regulate the organic cultivation.
Section 6. CULTIVATION ADAPTED TO CLIMATE CHANGE AND PROTECTING ENVIRONMENT
Article 70. Cultivation adapted to climate change
1. Apply appropriate cultivation solutions to adapt to climate change and decrease greenhouse gas emission.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the following responsibilities:
a) Determine appropriate cultivation solutions to adapt to climate change and decrease greenhouse gas emission;
b) Upon formulation and implementation of strategies, programs, schemes and projects for development of crop production, integrate solutions for adaptation to climate change and decrease in greenhouse gas emission into them.
3. Provincial People’s Committees shall conduct the evaluation of effects of climate change, provide instructions for organizations and individuals to apply solutions for adaptation to climate change and decrease in greenhouse gas emission in crop production at local jurisdictions.
4. Encourage cultivation organizations and individuals to apply solutions for adaptation to climate change and decrease in greenhouse gas emission.
Article 71. Cultivation of crops on the sloping land, lowland, alkaline soil, saline soil, sandy soil at or near the coast, soil at risk of desertification or degradation
1. Cultivation of crops on the sloping land, lowland, alkaline soil, saline soil, sandy soil at or near the coast, soil at risk of desertification or degradation shall conform to the production process to avoid erosion, landslide, soil aggradation and degradation, and ensure sustainable development of crop production.
2. Organizations and individuals cultivating crops at areas specified in clause 1 of this Article shall be entitled to policies stipulated in Article 4 hereof and other policies prescribed in relevant laws.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue criteria for determination, methods of management and the processes for production of crops on the sloping land, lowland, alkaline soil, saline soil, sandy soil at or near the coast, soil at risk of desertification or degradation.
4. Provincial People’s Committees shall identify and publicly inform zones and provide guidance on application of the processes for production of crops on the sloping land, lowland, alkaline soil, saline soil, sandy soil at or near the coast, soil at risk of desertification or degradation.
Article 72. Environmental protection in crop cultivation activities
1. Cultivation organizations and individuals shall be required to meet the following requirements:
a) Comply with laws on environmental protection and other relevant provisions of laws;
b) Follow instructions of specialized agencies for use of agricultural supplies in cultivation that pose the risk of environmental pollution;
c) Collect, dispose of and use crop byproducts in accordance with Article 76 hereof.
2. Organizations and individuals shall have to promptly inform commune-level People's Committees in case of discovering any sign of abnormalities relating to environmental pollution that is likely to cause adverse impacts on crop cultivation activities.
Section 7. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CULTIVATION ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Article 73. Rights of cultivation organizations and individuals
1. Organize production at their discretion or enter into production partnerships with other organizations or individuals.
2. Enjoy state policies specified in Article 4 hereof and other policies prescribed in relevant legislation.
3. Have access to support for recovery of production in case of any loss or damage arising from natural disasters or for epidemic reasons in accordance with the Government’s regulations.
4. Have access to information about policies, laws, technical and technological advances, crop produce markets; training courses in crop production activities.
5. Receive permission to apply for the grant of codes of crop farming zones.
6. Receive notifications and warnings relating to climatic, environmental, epidemic conditions and natural disasters.
7. Participate in agricultural insurance programs under the Government’s regulations.
Article 74. Obligations of cultivation organizations and individuals
1. Assume responsibility for the food quality and safety of crops produced at their own expense; pay any compensation prescribed by laws.
2. Use water resources, beneficial organisms and facilities for right purposes and in an efficient and sustainable manner. Use agricultural supplies in cultivation activities which are permitted for circulation according to instructions given by specialized agencies or organizations and individuals producing agricultural supplies.
3. Apply the appropriate production processes to stabilize and improve the soil fertility; restrict soil pollution and degradation or spread of harmful organisms.
4. Act on their own initiative in preventing and handling environmental pollution, preventing and controlling harmful organisms in accordance with laws on environmental protection, plant protection and quarantine. Promptly inform commune-level People’s Committees in case of environmental pollution occurring and pest outbreak.
5. Make changes in the crop structure corresponding to the plan for shift in the crop structure in each local jurisdiction.
6. Fulfill all contractual commitments.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực