Chương I Luật Trồng trọt 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 31/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trồng trọt là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người.
2. Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.
3. Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.
4. Sản phẩm cây trồng là bộ phận thu hoạch của cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn.
5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.
6. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
7. Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ.
8. Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.
9. Cây trồng lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
10. Tính khác biệt của giống cây trồng là khả năng phân biệt rõ ràng của một giống cây trồng với các giống cây trồng được biết đến rộng rãi.
11. Tính đồng nhất của giống cây trồng là sự biểu hiện giống nhau của giống cây trồng về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
12. Tính ổn định của giống cây trồng là sự biểu hiện ổn định của các tính trạng liên quan như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.
13. Khảo nghiệm giống cây trồng là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng theo phương pháp nhất định.
14. Khảo nghiệm có kiểm soát là khảo nghiệm giống cây trồng trong môi trường nhân tạo để giống cây trồng thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận.
15. Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.
16. Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được khảo nghiệm.
17. Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được khảo nghiệm.
18. Cây đầu dòng là cây tốt nhất được bình tuyển và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng.
19. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được nhân từ cây đầu dòng hoặc vườn cây do tổ chức, cá nhân thiết lập được thẩm định và công nhận.
20. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
21. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
22. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
1. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
2. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
4. Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
5. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này;
d) Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc;
b) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng;
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;
đ) Sản xuất lúa theo quy hoạch;
e) Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng;
g) Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng;
h) Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh;
i) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt;
b) Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
c) Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;
d) Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn;
đ) Sử dụng phân bón hữu cơ.
1. Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan.
2. Chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung ưu tiên hợp tác quốc tế về trồng trọt bao gồm:
a) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình và công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, trao đổi thông tin và nguồn gen cây trồng;
b) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trồng trọt;
c) Hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng;
d) Xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong trồng trọt.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt là hệ thống thông tin liên quan đến trồng trọt, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, được chuẩn hóa để cập nhật, khai thác và quản lý bằng công nghệ thông tin.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến trồng trọt;
b) Cơ sở dữ liệu sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại về trồng trọt;
c) Cơ sở dữ liệu về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; dữ liệu về dinh dưỡng đất, sử dụng đất trồng trọt; dữ liệu giống cây trồng, phân bón, nước tưới;
d) Cơ sở dữ liệu khác về trồng trọt.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.
1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
5. Cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
6. Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng.
8. Xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
9. Canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học.
10. Khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp.
This Law provides for crop production activities; rights and obligations of crop farming entities and persons; state management of plant production activities.
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. Plant production means an economic – technical agricultural industry in connection to the cultivation of agricultural crops, ornamental plants and edible mushrooms for human use.
2. Crop production activities comprise activities related to plant varieties, fertilizers, crop cultivation, harvesting, handling, storage, processing, trading and management of quality of agricultural produce.
3. Crop cultivation means the process by which humans use natural resources, agricultural equipment, supplies and apply the manufacturing process in order to create different crop products.
4. Crop product means the harvest part of an agricultural crop, ornamental plant and edible mushroom.
5. Plant variety means a population of plants that can be distinguished from other populations of plants through the expression of at least one trait which is passed to the next; is uniform in morphological characteristics and stable over the cycle of propagation; has the value for cultivation or use; includes agricultural plant varieties, medicinal plant varieties, ornamental plant varieties and edible mushroom varieties.
6. Propagating material means a plant or its vegetative part, edible mushroom or its vegetative part that can develop into a new individual and can be used for vegetative propagation or seeding.
7. Major crop means the most common plant species that are important for economic development and need to be closely managed.
8. Annual plant means a crop that is planted, harvested and completes its life cycle within one year, including annual trees, including an annual plant whose root is stored.
9. Perennial plant means a crop that is planted once, grown over many years and harvests one or more time.
10. Distinctness of a plant variety means the ability to clearly distinguish a plant variety from widely known plant varieties.
11. Uniformity of a plant variety means the same expression of the plant variety for the relevant characteristics, except for the deviations within the allowable limits for certain particular characteristics in the propagation process.
12. Stability of a plant variety means the stable expression of relevant characteristics which are like initially described ones, and remain unchanged after each propagation season or after each propagation cycle in the case of the cycle-specific propagation of plant varieties.
13. Plant variety testing means the monitoring and evaluation of indicators for determining distinctness, uniformity, stability, value for cultivation and use, of plant varieties according to certain methods.
14. Controlled testing means the test on a plant variety in an artificial environment so that the plant variety can express all characteristics of tolerance to harmful organisms and unfavorable conditions.
15. Fertilizer testing means the monitoring and evaluation of indicators to determine the mode of use, the environmental impact, the agronomic efficiency and the economic efficiency of each fertilizer product.
16. Narrow field testing means the test which takes place on a field or small plot, is repeated and conducted in conformity with national standards on testing methods for test subjects.
17. Wide field testing means the test which takes place on a field or large plot, is not repeated and is conducted in conformity with national standards on testing methods for test subjects.
18. First-generation plant means the best plant which is selected and recognized amongst a plant’s population.
19. First-generation plant garden means a garden of plants propagated from first-generation plants or the one established by an accredited and recognized entity or person.
20. Fertilizer means products that provide nutrients or improve soil to increase crop yield and quality.
21. Fertilizer quality index means a technical specification regarding properties, ingredients and contents of a fertilizer product that reflect its quality as prescribed in relevant applicable technical regulations and standards.
22. Nutrient element found in a fertilizer means a chemical element essential for the growth and development of plants.
Article 3. Principles of crop production activities
1. Develop crop production according to the value chain, connect it with market orientations, correspond to crop production development strategies, planning and proposals for use of land and other resources; create favorable conditions for the development of cooperation and cooperation in production and the establishment of areas for the concentrated commodity production, contract-based production and production obtaining quality certification; maintain food security; balance the interests of the State and those of organizations and individuals.
2. Make effective, economical and sustainable use of natural resources and infrastructure facilities; use agricultural supplies in a safe and efficient manner.
3. Comply with technical standards and regulations on land and water environmental quality and production processes; ensure food safety, biosafety, epidemic safety and environmental protection.
4. Promote regional advantages, connect crop production activities with the conservation of specialty and indigenous cultivated crop varieties; protect sustainable crop cultivation systems, agricultural heritage, landscape and culture associated with eco-tourism and new rural development.
5. Proactively forecast, prevent and control natural disasters and harmful organisms; make adaptations to climate change.
6. Meet international integration requirements; comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 4. State policies on crop production activities
1. The State shall invest in the following activities:
a) Enumerating, investigating and building databases of crop production activities; databases of market information and forecasting; developing strategies for crop production development; establishing technical standards and regulations on crop farming activities;
b) Building and improving infrastructure facilities and equipment of state-owned science and technology bodies specialized in conducting policy and fundamental researches in the crop production sector;
c) Science and technology activities referred to in point a and b of clause 2 of Article 6 herein;
d) Training agricultural extension personnel working in areas facing difficult or extremely socio-economic conditions.
2. In each period and within the capacity of the state budget, the State shall support the following activities:
a) Production connection, development of concentrated commodity production areas and organic crop production zones; shift in the crop structure; farming on the sloping land, lowland, alkaline soil, saline soil, sandy soil at or near the coast, soil at risk of desertification or degradation; development of material areas serving the needs of processing plants; management of planting zones and commodity origin tracking;
b) Science and technology activities referred to in point c of clause 2 of Article 6 herein;
c) Application of advanced quality control systems and crop product certification;
d) Construction of infrastructure, analysis and evaluation of primary crop production conditions, agro-chemical and soil evaluation for the concentrated commodity production; building of infrastructure facilities intended for crop produce preservation, storage and processing; production of organic fertilizers, biological products; organic farming; mechanization; national laboratories and international inter-laboratory testing;
dd) Planned rice production;
e) Production of super prototypal varieties, prototypal varieties and parental varieties for production of F1 hybrid seeds, new original and commercial varieties; revitalization of specialty varieties and indigenous crop varieties; preservation of first-generation plants; protection and development of first-generation plant gardens; import of new varieties, disposition of plant variety property rights;
g) Construction of wholesale markets in crop products; branding, trade promotions, development of markets for consumption of crop products;
h) Restoration of crop production in case of natural disasters or epidemics that may occur;
i) Workforce training; transfer of technological breakthroughs and advances in agricultural extension in the crop production industry.
3. The State shall encourage organizations and individuals to invest in activities specified in clauses 1 and 2 of this Article and the following activities:
a) Cooperation and affiliation in research and development, business, supply of engineering services, technology transfer and related activities in the crop production sector;
b) Private sector investment in public services in the crop production industry; improvement of the capacity for performing conformity assessment activities;
c) Crop insurance;
d) Organic farming, farming associated with ecotourism, landscape protection, culture and history at rural areas;
dd) Use of organic fertilizers.
Article 5. Crop production development strategy
1. The crop production development strategy shall be developed over the cycle of 10 years with vision towards 20 years; shall be appropriate for the socio-economic development strategy, other relevant planning schemes and proposals.
2. The crop production development strategy must define viewpoints, regulatory principles, visions, objectives, tasks, solutions and conduct of implementation of tasks of crop production development across the country.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and cooperate with Ministries, Ministry-level agencies and provincial People’s Committees in formulating and submitting to the Prime Minister the Strategy for development of crop production.
Article 6. Scientific and technological activities in the crop production industry
1. Scientific and technological activities in the crop production industry shall be performed in accordance with this Law and other legislation on science and technology and technology transfers.
2. Scientific and technological activities in the crop production industry shall receive the State’s investment or investment incentives, including:
a) Studying mechanisms and policies in the crop production industry; selecting and creating high-quality plant varieties which can resist harmful organisms and adapt to climate change; making best use of beneficial organisms; developing organic fertilizers, biological products, cultivation techniques and environmental protection in the crop production industry; conducting researches into soil science, crop nutrition and postharvest technologies;
b) Collecting, keeping, conserving and making best use of genetic resources of precious, rare plant varieties, specialty plant varieties and indigenous cultivated plant varieties; building crop gene banks;
c) Carrying out research and development and application of high technologies, advanced technologies and new technologies in crop cultivation, preservation and processing activities; organic farming and crop production practices adaptable to climate change.
Article 7. International cooperation in crop production
1. The State of the Socialist Republic of Vietnam shall carry out international cooperation in crop production with countries, territories and international organization on the basis of equality, mutual interest, respect for national independence, sovereignty and legislation of each partner and international laws.
2. Tasks of international cooperation in crop production include:
a) Scientific research and technology transfer regarding plant varieties, agricultural supplies, processes and crop production technologies, postharvest technologies, information exchange and crop genetic resources;
b) Training of high-quality personnel working in the crop production industry;
c) Investment cooperation, production affiliation, forecast and development of markets for consumption of crop produce;
d) Construction and mutual recognition of quality certification systems in the crop production industry.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and cooperate with Ministries, Ministry-level bodies and provincial People’s Committees in carrying out international cooperation in crop production.
Article 8. National crop production database
1. The national crop production database is the information system relating to crop production which is set up in a uniform manner from the central government level to the local jurisdiction level and is standardized for update, operation and management by using the information technology.
2. National crop production databases shall be composed of the followings:
a) Database of legislative documents and regulatory documents relating to the crop production;
b) Crop production, preservation, processing and trading database;
c) Database of scientific research and technological development results, technical standards and regulations; database of soil nutrition and use of farming land; database of plant varieties, fertilizers and irrigation water;
d) Other crop database.
3. Organizations and individuals shall be required to supply information, update and utilize the national crop production database under the provisions of law.
4. The Minister of Agriculture and Rural Development shall regulate provision of information, update, utilization and management of the national crop production database.
Article 9. Prohibited crop production activities
1. Manufacturing, trading and importing plant varieties which have not obtained circulation decisions or circulation self-declaration, unless otherwise permitted by competent authorities.
2. Producing, trading and importing fertilizers which have not yet obtained circulation recognition decisions in Vietnam, except for the import of fertilizers specified in clause 2 of Article 44 herein, and the production of fertilizers for export under contracts with foreign organizations and individuals.
3. Producing and trading plant varieties that do not meet production and trading requirements; producing and trading fertilizers which have not yet been granted the certificates of compliance with fertilizer production or trading regulations.
4. Producing, trading and importing plant varieties, fertilizers, other agricultural supplies and plant products which are counterfeit, expire and are of unknown origin.
5. Providing information on plant varieties and fertilizers which is inconsistent with information already approved by competent authorities or self-declared information.
6. Illegally rendering such services as testing, trial and assessment of plant variety fields, evaluation and certification of quality of plant varieties, crop products and fertilizers.
7. Providing the wrong or forged results of trial, testing, assessment of crop variety cultivation field, inspection, evaluation, certification of quality, conformance to standards and regulations regarding agricultural supplies and crop products.
8. Illegally exporting plant varieties in the nomenclature of crop genetic resources prohibited for export.
9. Exercising farming practices harming crops, livestock and human health; causing environmental pollution; degradation and depletion of land, water resources and biodiversity.
10. Illegally extracting and using topsoil of arable land for wet rice cultivation for non-agricultural purposes.