Chương VI: Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHỈ HUY, ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 74. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ
1. Chỉ huy giao thông đường bộ là tổng hợp các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố có liên quan để đưa ra các giải pháp điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền chỉ huy giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
2. Điều khiển giao thông đường bộ là hoạt động trực tiếp hướng dẫn giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người điều khiển giao thông; thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời; quản lý vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các báo hiệu đường bộ khác, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 75. Trung tâm chỉ huy giao thông
1. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị công nghệ và cơ sở dữ liệu do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác.
2. Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ; phục vụ điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt.
3. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm: trung tâm chỉ huy giao thông quốc gia, trung tâm chỉ huy giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
b) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
d) Hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị;
đ) Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; thiết bị phục vụ công tác điều khiển giao thông, tuần tra, kiểm soát và điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường;
e) Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh;
g) Công trình kiểm soát tải trọng xe cơ giới, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
h) Cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm chỉ huy giao thông; quy định việc xây dựng, quản lý, hoạt động của trung tâm chỉ huy giao thông.
Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
3. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
c) Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.
Điều 79. Kiến nghị về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ
1. Khi tiếp nhận thông tin về nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này hoặc trực tiếp phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với công trình đường bộ, các bất hợp lý về tổ chức giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xử lý, khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý, khắc phục kịp thời;
b) Trường hợp cần thiết, thực hiện các biện pháp chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ quy định tại Điều 74 của Luật này hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông tuyến đường nếu thấy không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ, thông báo kết quả khắc phục cho cơ quan Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị;
b) Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả do không xử lý, khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Chỉ huy giao thông đường bộ là tổng hợp các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố có liên quan để đưa ra các giải pháp điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền chỉ huy giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
2. Điều khiển giao thông đường bộ là hoạt động trực tiếp hướng dẫn giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người điều khiển giao thông; thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời; quản lý vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các báo hiệu đường bộ khác, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
1. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị công nghệ và cơ sở dữ liệu do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác.
2. Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ; phục vụ điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt.
3. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm: trung tâm chỉ huy giao thông quốc gia, trung tâm chỉ huy giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
b) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
d) Hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị;
đ) Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; thiết bị phục vụ công tác điều khiển giao thông, tuần tra, kiểm soát và điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường;
e) Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh;
g) Công trình kiểm soát tải trọng xe cơ giới, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
h) Cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm chỉ huy giao thông; quy định việc xây dựng, quản lý, hoạt động của trung tâm chỉ huy giao thông.
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
3. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
c) Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.
1. Khi tiếp nhận thông tin về nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này hoặc trực tiếp phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với công trình đường bộ, các bất hợp lý về tổ chức giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xử lý, khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý, khắc phục kịp thời;
b) Trường hợp cần thiết, thực hiện các biện pháp chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ quy định tại Điều 74 của Luật này hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông tuyến đường nếu thấy không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ, thông báo kết quả khắc phục cho cơ quan Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị;
b) Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả do không xử lý, khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản này.
ROAD TRAFFIC COMMAND AND CONTROL FOR ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Article 74. Road traffic command and control
1. Road traffic command means a combination of collection, analysis, and evaluation of relevant factors to come up with orderly, safe, coherent road traffic solutions implemented by individuals entitled to coordinate traffic; traffic control center; smart traffic command and control equipment.
2. Road traffic control means road traffic coordination to maintain order, safety, and coherence implemented via traffic control personnel; notification and implementation of temporary traffic arrangement solutions; management of operation of traffic lights, other road signals, smart traffic command and control equipment.
3. The Minister of Public Security shall elaborate this Article.
Article 75. Traffic command center
1. Traffic command center consists of technical infrastructures, technology systems and equipment, and database under management and operation of traffic police forces.
2. Traffic command center is responsible for collecting, storing, analyzing, processing data pertaining to road traffic order and safety situation to accommodate road traffic control and command, resolve road traffic accidents, patrol, control road traffic order and safety; fight and prevent crime and other violations on road; provide information pertaining to traffic conditions to road users; facilitate orderly, safe, and coherent road traffic operation.
3. Traffic command center consists of: national traffic command center, provincial-level, city-level traffic command center.
4. Traffic command center are connected to and share data with ministries, central departments, and the following systems and databases:
a) Road traffic lights;
b) Monitoring system for road traffic security, order, and safety;
c) Management system for tracking devices and driver image capturing devices;
d) Camera system on public roads and city roads;
dd) Smart traffic command and control equipment; equipment serving road traffic control, patrol, coordination, and settlement of road traffic accidents at the scene;
e) Management center of smart traffic system;
g) Structure for motorized vehicle load control, system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection;
h) Other databases in accordance with Clause 1 Article 7 hereof.
5. The Minister of Public Security shall promulgate national technical regulation on traffic command center; prescribe development, management, and operation of traffic command center.
Article 76. Resolving irregular situations causing loss of road traffic order and safety
1. Irregular situations causing loss of road traffic order and safety include: traffic congestion; traffic accidents; damaged traffic infrastructures; natural disasters, fire, explosion causing loss of road traffic safety; complicated situations pertaining to road traffic security and order.
2. Agencies, organizations, and individuals shall, upon finding situations under Clause 1 of this Article, immediately report to the nearest police authority or road authority; upon finding road traffic accidents, immediately inform agencies and organizations under Clause 1 Article 81 hereof; upon finding situations that may harm safety of road users and vehicles, warn other road users.
3. Police authority and road authority upon finding or receiving report pertaining to situations under Clause 1 of this Article must, within their functions and tasks:
a) organize response forces at the site of the situation to maintain on-site road traffic order and safety;
b) implement measures under Clause 2 Article 74 hereof;
c) promptly remediate damage to road traffic infrastructures that cause loss of road traffic order and safety;
d) immediately inform competent authority in case such action exceeds their capability, powers, functions, and tasks;
dd) implement other measures as per the law.
Article 77. Road traffic order and safety assurance in temporary use of roadway and pavement for other purposes
1. Roadway serves traffic purposes whereas pavement serves pedestrians. Where temporary use of roadway or pavement is required to accommodate political, cultural, sport activities and other activities, agencies, organizations, and individuals wishing to temporarily use roadway and payment must produce solutions for temporary use of roadway and pavement approved by competent authority; agencies approving temporary use of roadway and pavement must immediately inform traffic police authority.
2. Agencies, organizations, and individuals temporarily using roadway and pavement must use roadway and payment for the right purpose approved by competent authority; comply with request of traffic police; maintain road traffic order and safety; restore roadway and pavement to their previous conditions when they finish using the roadway and pavement.
3. Traffic police authority has the responsibility to:
a) develop and organize implementation of solutions for road traffic order and safety;
b) notify and implement temporary traffic arrangement solutions;
c) resolve situations causing loss of road traffic order, security, and safety; where temporary use of roadway and pavement does not meet road traffic security, safety, and order requirements, temporarily suspend the use and request competent authority to adjust use solutions accordingly.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 78. Resolving traffic congestion
1. In the event of irregular traffic congestion, traffic police must adopt solutions under Clause 3 Article 76 hereof.
2. In the event of traffic congestion:
a) Traffic police authority shall develop road traffic command and control solutions; impose penalties for violations of the law pertaining to road traffic order and safety; request competent authority to resolve and prevent traffic congestion;
b) Road authority shall take charge, cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in verifying causes of traffic congestion, adopting solutions within their powers or requesting competent authority to resolve;
c) Relevant agencies, organizations, and individuals are responsible for cooperating with traffic police authority, road authority in implementing solutions for preventing, remediating, and rectifying traffic congestion.
Article 79. Road traffic order and safety recommendations for road structures
1. Upon receiving report regarding potential damage to road structures according to Clause 1 Article 76 hereof or upon discovering potential safety loss of road structures or any irregularity in traffic arrangement, traffic police have the responsibility to:
a) rectify within their powers or request road authority, road management and use personnel to rectify in a timely manner;
b) adopt road traffic control and command solutions under Article 74 hereof or temporarily shutdown traffic of specific routes if road traffic order and safety cannot be maintained.
2. Road authority and road management and use personnel, within their tasks and powers, have the responsibility to:
a) receive report, examine, and rectify factors that potentially cause loss of safety in road traffic, report rectification results to traffic police authority, organizations, and individuals that issue the request;
b) assume responsibility for damage that is caused as a result of failure to rectify, remediate factors that cause loss of road traffic safety according to Point a of this Clause.