Chương IX Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014: Thư ký Toà án, thẩm tra viên
Số hiệu: | 62/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1167 đến số 1168 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sẽ có thêm Tòa án nhân dân cấp cao
Từ 01/06/2015, hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sẽ có thêm TAND cấp cao, đây là điểm mới nổi bật trong Luật tổ chức TAND 2014.
Ngoài ra, còn có nhiều điểm mới khác, như là:
- Đưa vào Luật nội dung Thư ký Tòa án gồm các ngạch: thư ký viên, thư ký viên chính, thư ký viên cao cấp;
- Tương tự, Thẩm tra viên cũng được phân thành ba ngạch: thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp;
- Nhiệm kỳ đầu của thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm;
- Ngạch thẩm phán gồm: Thẩm phán TAND tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp.
Luật này thay thế Luật tổ chức TAND 2002.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chương IX
THƯ KÝ TÒA ÁN, THẨM TRA VIÊN
Điều 92. Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
a) Thư ký viên;
b) Thư ký viên chính;
c) Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 93. Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 94. Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
3. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
4. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
a) Thư ký viên;
b) Thư ký viên chính;
c) Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
3. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
4. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chapter IX
COURT CLERKS, EXAMINERS
Article 92. Court clerks
1. Court clerks must possess a bachelor or higher degree in law, shall be recruited by courts, professionally trained and appointed to work as court clerks.
Court clerk ranks include:
a/ Clerks;
b/ Principal clerks;
c/ Senior clerks.
The criteria, conditions and examinations for court clerk rank promotion shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
2. The Supreme People’s Court, superior people’s courts, the Central Military Court, courts of provinces and centrally run cities, military courts of military zones and the equivalent may have the court clerk ranks specified in Clause 1 of this Article.
People’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent and regional military courts may have the court clerk ranks specified at Points a and b, Clause 1 of this Article.
3. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall appoint clerks of the Supreme People’s Court and senior clerks of superior people’s courts, the Central Military Court, courts of provinces and centrally run cities, military courts of military zones and the equivalent.
Chief justices of superior people’s courts and the Central Military Court shall appoint clerks and principal clerks of superior people’s courts and the Central Military Court.
Chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities shall appoint clerks and principal clerks of people’s courts of provinces, centrally run cities, rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent.
Chief justices of military courts and the equivalent shall appoint clerks and principal clerks of military courts of military zones and the equivalent and of regional military courts.
4. Court clerks have the following duties and powers:
a/ To act as clerks of court hearings and conduct procedural activities prescribed by the procedural law;
b/ To perform administrative and judicial duties and other duties as assigned by the chief justice of their court.
5. Court clerks shall be held responsible before law and answerable to the chief justice of their court for the performance of their duties and exercise of their powers.
Article 93. Examiners
1. Examiners must be professional civil servants of courts who have worked as court clerks for at least 5 years and been professionally trained and appointed to work as examiners.
Examiner ranks include:
a/ Examiners;
b/ Principal examiners;
c/ Senior examiners.
The criteria, conditions and examinations for examiner rank promotion shall be stipulated by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
2. The Supreme People’s Court, superior people’s courts and the Central Military Court may have the examiner ranks specified in Clause 1 of this Article.
People’s courts of provinces and centrally run cities, military courts of military zones and the equivalent, people’s courts of rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent, and regional military courts may have the examiner ranks specified at Points a and b, Clause 1 of this Article.
3. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall appoint examiners of the Supreme People’s Court and senior examiners of superior people’s courts and the Central Military Court.
Chief justices of superior people’s courts and the Chief Justice of the Central Military Court shall appoint examiners and principal examiners of superior people’s courts and the Central Military Court.
Chief justices of people’s courts of provinces and centrally run cities shall appoint examiners and principal examiners of people’s courts of provinces, centrally run cities, rural districts, urban districts, towns, provincial cities and the equivalent.
Chief justices of military courts of military zones and the equivalent shall appoint examiners and principal examiners of military courts of military zones and the equivalent and of regional military courts.
4. An examiner has the following duties and powers:
a/ To examine files of cases for which court judgments or decision have taken legal effect as assigned by the chief justice of his/her court;
b/ To conclude on the examination and report examination results to the chief justice of his/her court;
c/ The examiner in charge of judgment enforcement shall assist the chief justice in performing his/her judgment enforcement duties under the jurisdiction of his/her court;
d/ To perform other duties as assigned by the chief justice of his/her court.
5. Examiners shall be held responsible before law and answerable to their chief justice for the performance of their duties and exercise of their powers. If committing illegal acts, they shall be disciplined, dismissed or examined for penal liability in accordance with law depending on the nature and seriousness of their violations.
Article 94. Entitlements and policies for court clerks and examiners
1. The State shall adopt preferential policies on salaries and allowances for court clerks and examiners.
Salaries and allowances for court clerks and examiners shall be decided by the National Assembly Standing Committee.
2. Court clerks and examiners shall be provided with official attires and title cards. Model attires and title cards shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
3. Court clerks and examiners shall be provided with professional training in adjudication skills and conditions for learning and study for elevation of qualifications.
4. Court clerks and examiners shall be commended and rewarded in accordance with the law on emulation and commendation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực