Số hiệu: | 33/2002/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 12/04/2002 |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2015 |
Sẽ có thêm Tòa án nhân dân cấp cao
Thay vì chỉ có Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện, Tòa án quân sự như hiện tại, từ tháng 06/2015, hệ thống TAND sẽ có thêm TAND cấp cao. Đây là nội dung mới của Luật Tổ chức TAND, số 62/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2014; có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2015.
TAND cấp cao được quy định nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, bộ máy giúp việc. Tòa cũng sẽ có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, thẩm phán, thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động tương tự như các cấp Tòa án khác.
Ngoài việc bổ sung thêm một cấp Tòa án cho hệ thống Tòa án, Luật còn bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa có quyền tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi xét thấy cần thiết, bên cạnh việc trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung hay yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Đồng thời, Luật cũng đã có quy định mới về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán. Theo đó, nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
1. Các Toà án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.
2. Các Toà án quân sự gồm có:
a) Toà án quân sự trung ương;
b) Các Toà án quân sự quân khu và tương đương;
c) Các Toà án quân sự khu vực.
3. Quân nhân, công chức và công nhân quốc phòng làm việc tại Toà án quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội; được hưởng chế độ phụ cấp đối với ngành Toà án.
1. Toà án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
Chánh án Toà án quân sự trung ương là Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Toà án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.
3. Toà án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Toà án.
Tổ chức và hoạt động của các Toà án quân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. The military courts are organized within Vietnam People’s Army to adjudicate cases with defendants being army men and other cases as provided for by law.
2. The military courts shall include:
a) The central military court;
b) The military courts of military regions and the equivalent;
c) The regional military courts.
3. Army men, state employees and defense workers working at military courts shall have the rights and obligations according to the regimes prescribed for the army; and enjoy the allowance regime for the court sector.
1. The central military court shall have a chief judge, deputy-chief judges, judges, court clerks.
The chief judge of the central military court shall be a deputy-chief judge of the Supreme People’s Court, and judges of the central military court are judges of the Supreme People’s Court.
2. The military courts of the military regions or the equivalent shall have a chief judge, deputy-chief judges, judges, army men’s jurors, court clerks.
3. The regional military courts shall have a chief judge, deputy-chief judges, judges, army men’s jurors, court clerks.
Article 36.- The organization and operation of the military courts shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực