Chương 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2002: Tòa án nhân dân tối cao
Số hiệu: | 33/2002/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 12/04/2002 |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sẽ có thêm Tòa án nhân dân cấp cao
Thay vì chỉ có Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện, Tòa án quân sự như hiện tại, từ tháng 06/2015, hệ thống TAND sẽ có thêm TAND cấp cao. Đây là nội dung mới của Luật Tổ chức TAND, số 62/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2014; có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2015.
TAND cấp cao được quy định nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, bộ máy giúp việc. Tòa cũng sẽ có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, thẩm phán, thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động tương tự như các cấp Tòa án khác.
Ngoài việc bổ sung thêm một cấp Tòa án cho hệ thống Tòa án, Luật còn bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa có quyền tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi xét thấy cần thiết, bên cạnh việc trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung hay yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Đồng thời, Luật cũng đã có quy định mới về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán. Theo đó, nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm có:
a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
b) Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
c) Bộ máy giúp việc.
3. Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án;
2. Giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các Toà án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Toà án đó;
3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật.
2. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có:
a) Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
b) Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
3. Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không quá mười bảy người.
1. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thông qua báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của các Toà án để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
đ) Chuẩn bị dự án luật để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật.
1. Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động và Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, các Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
2. Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động và Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, các Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
2. Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức công tác xét xử của Toà án nhân dân tối cao;
2. Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán;
7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Toà án nhân dân địa phương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng;
8. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Toà án;
9. Báo cáo công tác của các Toà án trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
10. Chỉ đạo việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
11. Quy định bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quy định bộ máy giúp việc của các Toà án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
12. Tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của ngành Toà án bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách; thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật.
Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Toà án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
1. The Supreme People’s Court is the highest adjudicating body of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The organizational structure of the Supreme People’s Court is composed of:
a) The Council of Judges of the Supreme People’s Court;
b) The central military court, the criminal court, civil court, economic court, labor court, administrative court and appellate courts of the Supreme People Court; in case of necessity, the National Assembly Standing Committee shall decide to set up other specialized courts at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court;
c) The assisting apparatus.
3. The Supreme People’s Court shall have the chief judge, deputy-chief judges, judges and court clerk.
Article 19.- The Supreme People’s Court shall have the following tasks and powers:
1. To guide courts to uniformly apply laws, sum up experiences in trials by courts;
2. To supervise the trials by tribunals at different levels; to supervise the trials by special tribunals and other courts, except otherwise provided for upon the establishment of such courts;
3. To submit bills to the National Assembly and draft ordinances to the National Assembly Standing Committee as provided for by law.
Article 20.- The Supreme People’s Court shall have the competence to conduct:
1. Supervisory, review trials of cases with judgements and/or decisions which have already taken legal effect but been protested against according to the provisions of the procedural law;
2. The appellate trials of cases with the first-instance judgements and/or decisions of immediate lower courts, which have not yet taken legal effect but have been appealed and/or protested against appealed according to the provisions of the procedural law.
1. The Council of Judges of the Supreme People’s Court is the highest body for trials according to supervisory and review procedures and the agency guiding courts to uniformly apply laws.
2. The Council of Judges of the Supreme People’s Court is composed of:
a) The chief judge and deputy-chief judges of the Supreme People’s Court;
b) A number of judges of the Supreme People’s Court, decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the chief judge of the Supreme People’s Court.
3. The total number of members of the Council of Judges of the Supreme People’s Court shall not exceed seventeen.
1. The Council of Judges of the Supreme People’s Court shall have the following tasks and powers:
a) To supervise and review cases with already effective judgements and/or decisions being protested against under the provisions of the procedural law;
b) To guide courts to uniformly apply laws;
c) To sum up the adjudicating experiences;
d) To adopt the reports of the chief judge of the Supreme People’s Court on the courts activities for submission to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President;
e) To prepare bills for submission to the National Assembly and draft ordinances for submission to the National Assembly Standing Committee.
2. A meeting of the Council of Judges of the Supreme People’s Court must be attended by at least two-thirds of its total members. Decisions of the Council of Judges of the Supreme People’s Court must be voted for by more than half of the total number of its members.
The chairman of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice shall have the responsibility to attend meetings of the Council of Judges of the Supreme People’s Court when the guidance for application of laws is discussed.
1. The Criminal Court, the Civil Court, the Economic Court, the Labor Court and the Administrative Court of the Supreme People’s Court have their respective chief judge, deputy-chief judges, judges and court clerks.
2. The Criminal Court, the Civil Court, the Economic Court, the Labor Court and the Administrative Court of the Supreme People’s Court shall supervise and review cases with already effective judgements and/or decisions being protested against under the provisions of the procedural legislation.
1. The Appellate Courts of the Supreme People’s Court shall have their own chief judge, deputy-chief judges, judges, court clerks.
2. The Appellate Courts of the Supreme People’s Courts shall have the following tasks and powers:
a) To conduct appellate trials of cases where the first-instance judgements and/or decisions of immediate lower courts, have not yet taken legal effect but have been appealed and/or protested against according to the provisions of the procedural law;
b) To settle complaints about decisions of the People’s Courts of provinces or centrally-run cities on declaration of bankruptcy according to law provisions.
c) To settle complaints about decisions of the People’s Courts of provinces or centrally-run cities on settlement of labor strikes according to the provisions of law.
Article 25.- The chief judge of the Supreme People’s Court shall have the following tasks and powers:
1. To organize the adjudicating work of the Supreme People’s Court;
2. To preside over meetings of the Council of Judges of the Supreme People’s Court;
3. To protest according to supervisory and review procedures against already effective judgements and/or decisions of courts at different levels according to the provisions of the procedural law;
4. To submit to the State President his/her own opinions on cases where convicts apply for commutation of capital punishment;
5. To appoint, remove from office, dismiss chief judges, deputy-chief judges of specialized courts, department directors and deputy-directors as well as other posts in the Supreme People’s Court, except for its deputy-chief judges and judges;
6. To appoint, remove from office, dismiss judges of local People’s Courts, military courts of the Military Regions and the equivalent, the regional military courts at the proposal of the Judge Selection Council;
7. To appoint, remove from office, dismiss chief judges, deputy-chief judges of local People’s Courts after reaching agreement with the Standing Members of the local People’s Councils; to appoint, remove from office, dismiss chief judges, deputy-chief judges of the military courts of the Military Regions and the equivalent, the regional military courts after reaching agreement with the Minister of Defense;
8. To organize professional fostering for judges, jurors and officials of courts;
9. To report on activities of courts before the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President;
10. To direct the drafting of bills, ordinances, which shall be submitted by the Supreme People’s Court to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee;
11. To define the assisting apparatuses of the Supreme People’s Court, the local People�s Courts and submit them to the National Assembly Standing Committee for approval; to define the assisting apparatuses of the military courts after reaching agreement with the Minister of Defense and submit them to the National Assembly Standing Committee for approval;
12. To organize the examination of the management and use of fundings within the ambit of responsibility of the court sector in order to ensure their compliance with the legislation on budget; perform other jobs prescribed by law.
Article 26.- The deputy-chief judges of the Supreme People’s Court shall assist the chief judge in performing his/her tasks under the chief judge’s assignment. When the chief judge is absent, a deputy-chief judge shall be authorized by the chief judge to represent him/her in directing the court’s activities. Such deputy-chief judge shall be answerable to the chief judge for the assigned tasks
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực