Chương 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2002: Những quy định chung
Số hiệu: | 33/2002/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 12/04/2002 |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sẽ có thêm Tòa án nhân dân cấp cao
Thay vì chỉ có Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện, Tòa án quân sự như hiện tại, từ tháng 06/2015, hệ thống TAND sẽ có thêm TAND cấp cao. Đây là nội dung mới của Luật Tổ chức TAND, số 62/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2014; có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2015.
TAND cấp cao được quy định nhiệm vụ phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, bộ máy giúp việc. Tòa cũng sẽ có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, thẩm phán, thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động tương tự như các cấp Tòa án khác.
Ngoài việc bổ sung thêm một cấp Tòa án cho hệ thống Tòa án, Luật còn bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND. Cụ thể, khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa có quyền tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi xét thấy cần thiết, bên cạnh việc trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung hay yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Đồng thời, Luật cũng đã có quy định mới về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán. Theo đó, nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Toà án sau đây:
1. Toà án nhân dân tối cao;
2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Các Toà án quân sự;
5. Các Toà án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án các cấp.
Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với các Toà án nhân dân địa phương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực.
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do pháp luật tố tụng quy định.
Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Toà án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án.
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người tôn trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Trong trường hợp cần thiết, cùng với việc ra bản án, quyết định, Toà án ra kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị có trách nhiệm nghiên cứu thực hiện và trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Toà án về việc đó.
Toà án phối hợp với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc phát huy tác dụng giáo dục của phiên toà và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà án.
Toà án cùng với Viện kiểm sát, các cơ quan Công an, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đơn vị vũ trang nhân dân nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án nhân dân địa phương về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương.
2. Toà án nhân dân tối cao quản lý các Toà án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ quốc phòng.
3. Quy chế phối hợp giữa Toà án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân địa phương, giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ quốc phòng trong việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự về tổ chức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Article 1.- The Supreme People’s Court, the local People’s Courts, the military courts and other law-prescribed courts are adjudicating bodies of the Socialist Republic of Vietnam.
The courts adjudicate criminal, civil, marriage and family, labor, economic and administrative cases and settle other matters as prescribed by law.
Within the scope of their functions, the courts have the task to protect the socialist legislation; to protect the socialist regime and the people’s mastery; to protect the property of the State and collectives; to protect the lives, property, freedom, honor and dignity of citizens.
Through their activities, the courts shall contribute to educating citizens in the loyalty to the Fatherland, the strict observance of law, the respect for social conducts and the sense of struggle to prevent and combat crimes and other law offenses.
Article 2.- There are in the Socialist Republic of Vietnam the following courts:
1. The Supreme People’s Court;
2. The People’s Courts of the provinces and centrally-run cities;
3. The People’s Courts of the rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial cities;
4. The military courts;
5. Other courts prescribed by law.
In special circumstances, the National Assembly may decide to set up the special tribunals.
Article 3.- The regime of appointing judges shall apply to courts of all levels.
The regime of electing people’s jurors shall apply to local People’s Courts. The regime of appointing army men’s jurors shall apply to the military courts of military regions and the equivalent, the regional military courts.
Article 4.- The trials by the People’s Courts shall be participated by the people’s jurors and the trials by the military courts shall be participated by the army men’s jurors as provided for by the procedural law. In adjudication, the jurors are equal in right to the judges.
Article 5.- In trials, judges and jurors are independent from each other and only abide by laws.
Article 6.- The courts adjudicate collectively and make decisions by majority.
The composition of the Trial Council of each adjudicating level shall be provided by the procedural law.
Article 7.- The courts shall conduct public trials, except for case of necessity to conduct secret trials in order to keep the State secrets, preserve the nation’s fine traditions and customs or to keep secrets of the involved parties at their legitimate requests.
Article 8.- The courts conduct trials according to the principle that all citizens are equal before law, regardless of their sex, nationality, belief, religion, social class, social position; individuals, agencies, organizations, people’s armed force units and production as well as business establishments of all economic sectors are all equal before law.
Article 9.- The courts shall ensure the right to defense of the defendants as well as the legitimate rights and interests of the involved parties.
Article 10.- The courts shall ensure that the persons involved in legal proceedings have the right to use their own nationalities speech and scripts before courts.
1. The courts shall implement the two-level trial regime.
First-instance judgements and/or rulings of courts may be appealed and/or protested against according to the provisions of procedural law.
The first-instance judgements and/or decisions, which are not appealed and/or protested against within the law-prescribed time limits shall take legal effect. For first-instance judgements and/or decisions, which are appealed and/or protested against, the cases must be brought to appellate trials. The appellate judgements and/or decisions shall take legal effect.
2. For already effective judgements and/or rulings of courts, where law violations or new circumstances are discovered, they shall be re-considered in the supervisory or review order prescribed by the procedural law.
Article 12.- The already effective judgements and decisions of courts must be respected by all State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people�s armed force units and people.
Individuals, agencies and organizations, that are obliged to execute judgements and decisions of courts, must strictly execute them.
Within the scope of their respective functions, the People’s Courts and agencies as well as organizations which are assigned the task to enforce the courts judgements and decisions must strictly enforce them and take responsibility before law for the performance of such task.
Article 13.- In case of necessity, in addition to their judgements and decisions, the courts shall make proposals requesting the concerned agencies and/or organizations to apply measures to do away with the causes and conditions for the commission of crimes or law offenses in such agencies and/or organizations. The agencies and/or organizations which receive the proposals shall have to study the implementation thereof and shall, within 30 days as from the date of receiving the proposals, have to notify the courts thereof.
Article 14.- The courts shall coordinate with the State bodies, Fatherland Front committees and the Front’s member organizations, other social organizations, economic organizations and people’s armed force units in bringing into play the educational effect of court sessions and in creating favorable conditions for the enforcement of the courts’ judgements and rulings.
Article 15.- The courts shall join the Procuracies, police offices, inspectorates, judicial bodies, other concerned agencies, Fatherland Front committees and the Front’s member organizations as well as people’s armed force units in studying and implementing policies and measures to prevent and combat crimes and other law offenses.
Article 16.- The chief judge of the Supreme People’s Court shall be responsible for and report on its activities before the National Assembly; while the National Assembly is in recess, he/she shall be responsible for and report on its activities before the National Assembly Standing Committee and the State President; and reply questions of National Assembly deputies.
The chief judges of the local People’s Courts are responsible for and report on their activities before the People’s Councils of the same level; and reply questions of People’s Council deputies.
1. The Supreme People’s Court shall organizationally manage the local People’s Courts in close coordination with the local People’s Councils.
2. The Supreme People’s Court shall organizationally manage the military courts in close coordination with the Ministry of Defense.
3. The Regulation on coordination between the Supreme People’s Court and the local People’s Councils, between the Supreme People’s Court and the Ministry of Defense in organizationally managing the local People’s Courts as well as the military courts shall be prescribed by the National Assembly Standing Committee.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực