Chương I Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 77/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 26/07/2015 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 quy định tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
- Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức tại các đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 của Luật này.
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2016.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điều 142 của Luật này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
1. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
3. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.
4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
2. Việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
b) Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
d) Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
đ) Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
e) Chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
3. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.
1. Việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật.
2. Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.
3. Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương.
4. Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này và phù hợp với các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quy định tại Luật này.
1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc phân cấp phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này và phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phân cấp và cơ quan nhà nước được phân cấp.
3. Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp.
4. Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp.
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.
2. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trên khi ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đã ủy quyền.
3. Cơ quan, tổ chức được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Cơ quan, tổ chức nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
1. Chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.
4. Chính quyền địa phương có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
This Law shall provide regulations on administrative units, and organization and operation of local governments at administrative units.
Article 2. Administrative unit
Administrative units of the Socialist Republic of Vietnam shall include:
1. Municipalities and provinces (hereinafter referred to as province or provincial level);
2. Suburban, urban districts and provincial cities, and municipality-controlled cities (hereinafter referred to as district or district level);
3. Communes, wards or commune-level towns (hereinafter referred to as commune or communal level);
4. Special administrative – economic units.
Article 3. Classification of administrative units
1. Classification of administrative units serves as a basis for drawing up socio-economic developmental plans and strategies; establishing the mechanism, system and policies for officials and public servants working at local governments in conformity with each type of administrative unit.
2. Classification of administrative units should be based on criteria such as population scale, natural area, the number of affiliated administrative units, socio-economic development level and particular elements of each administrative unit at rural, urban areas and islands.
3. Administrative units shall be classified as follows:
a) Hanoi and Ho Chi Minh city are special-grade province-level administrative units; the rest of administrative units shall be categorized into three grades: grade I, grade II and grade III;
b) District-level administrative units shall be categorized into three grades: grade I, grade II and grade III;
c) Commune-level administrative units shall be categorized into three grades: grade I, grade II and grade III.
4. Pursuant to regulations laid down in Clause 2 and Clause 3 of this Article, the Government shall suggest specific provisions on standards of each criterion, delegated authority and procedure concerning classification of administrative units to the Standing committee of the National Assembly.
Article 4. Organization of local governments at administrative units
1. The local government level shall include the People’s Council and the People’s Committee organized at administrative units of the Socialist Republic of Vietnam as stipulated in Article 2 hereof.
2. Rural local government shall include the local government of provinces, rural districts and communes.
3. Urban local government shall include the local government of municipalities, urban districts, district-level towns, provincial cities, municipality-controlled cities, wards and commune-level towns.
Article 5. Principles of organization and operation of local governments
1. Comply with the Constitutions and laws, and govern society by laws; adhere to the democratic concentration principle.
2. Be modern, transparent, and intended for the people, and be subject to the people's supervision.
3. The People’s Council shall perform their tasks through the process of meeting and according to the majority rule.
4. The People’s Committee shall operate according to the collective system in which the People's Committee is combined with the responsibilities of the President of the People’s Committee.
1. The People’s Council is joined by delegates of the People’s Council elected by the local electorate, act as the local organ of state power, represent the will, aspirations and mastery of the people as well as bear responsibility to the local people and superior-level state organs.
2. Delegates of the People’s Council shall represent wills and desires of the local people, and take responsibility to local voters and the People’s Council for exercising powers and performing duties of a delegate.
Delegates of the People’s Council shall be all equal to discuss and decide issues that fall within the duties and powers of the People’s Council.
3. The standing People’s Council is the standing committee of the People's Council exercising powers and performing duties in accordance with provisions laid down in this Law and other relevant legal regulations; bearing responsibility and reporting their task performance to the People's Council.
Members of the standing People's Council are not simultaneously members of the People's Committee at the same level.
4. The committee of the People’s Council is the division of the People's Committee and is tasked with verifying the draft resolution, report or plan before submitting it to the People's Council, and supervising and suggesting issues that fall within the remit of the Committee; bear responsibility and report its task performance to the People’s Council.
Article 7. Standards of conduct of delegates of the People’s Council
1. Show their loyalty towards the Country, People and Constitution, and strive to accomplish the reform task with a view to achieving the goal of a prosperous people, a strong country, and an equitable, democratic and civilized society.
2. Demonstrate their good moral character, diligence, frugality, justice, frugality, and be a good law-abiding citizen; have a strong determination to struggle against corruption, restrain luxury or extravagance, and prevent bureaucratic, imperious and authoritarian behaviors and other violations against laws.
3. Meet vigorous academic and professional standards, and have capability, good health and working experience as well as prestige to perform duties of a delegate; prove eligible to get involved in operations of the People's Council.
4. Stay closely connected to the People, listen to opinions of constructive advice from the People and gain the People’s confidence.
1. The People’s Committee is elected by the People’s Council at the same level, is the executive organ of the People’s Council, is the State administrative agency within localities, and assume responsibility to the local People, the People's Council at the same level and the State administrative agency at the higher level.
2. The People’s Committee shall be composed of the President, Vice Presidents and members. The specific number of Vice Presidents of the People’s Committees at all levels shall be regulated by the Government.
Article 9. Professional affiliates of the People’s Committee
1. Professional affiliates of the People’s Committee are organized at the provincial and district level, and are advisory divisions and assist the People’s Committee in performing its state management functions in specific industries or sectors at localities, and perform duties or exercise powers decentralized or delegated by the superior-level state organs.
2. Professional affiliates of the People’s Committee shall be subject to the supervision and management of the People’s Committee in terms of their organization, personnel and tasks, as well as the direction and inspection of the superior industry- or sector-related state management agency in terms of professional practices.
3. The organization of professional affiliates of the People’s Committee must ensure relevance to the features of rural, urban and island areas as well as socio-economic developmental conditions and state in each locality; ensure the simplicity, appropriacy, transparency, efficacy and efficiency for the industry- or sector-related state management from the central to grassroots level; prevent their duties and powers from overlapping with these of the superior-level state organs located within the same areas.
4. The Government shall provide specific provisions on organization and operation of these professional affiliates of the People’s Committee at the provincial or district level.
Article 10. Tenure of the People’s Council and the People’s Committee
1. The term of the People’s Council is 05 years that last from the first meeting held in this term of the People's Council to the first meeting held in the successive term of the People’s Council. Not later than 45 days before the end of term of the People’s Council, the new-term People’s Council must have been already elected.
The shortening or extension of the term of the People’s Council shall be decided if called for by the National Assembly Standing Committee.
2. The term of office of delegates of the People’s Council shall coincide with the tenure of the People’s Council. Delegates of the People’s Council who are additionally elected shall begin their duties from the date of the meeting following the additional election to the date of the first meeting of the subsequent term of the People's Council.
3. The term of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee and other committees of the People’s Council shall coincide with the term of the People’s Council at the same level. Whenever the term of the People’s Council ends, the Standing Committee of the People’s Council, the People's Committee and other committees of the People’s Council, shall remain on duty until the new term of the People’s Council elects the new Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee and other committees of the new-term People’s Council.
Article 11. Segmentation of powers of local governments
1. Duties and powers of local governments at all levels shall be determined on the basis of distinction of powers between centrally-governed state organs and local ones, and between levels of local governments in the form of delegation and decentralization.
2. The segmentation of powers shall be carried out according to the following rules:
a) Ensure that the state management is carried out consistently with institutions, policies, strategies and planning in different industries and sectors; ensure the consistency and transparency of the national administrative system;
b) Enable local governments at administrative units to exercise their autonomy and responsible autonomy to perform state management duties within particular areas in accordance with legal regulations;
c) Firmly combine state management by sectors with this by territories, and clearly distinguish duties to state management of socio-economic operations taking place throughout a geographical region which is taken on by local governments at different levels;
d) Segmentation of powers must conform to rural, urban and island conditions and features as well as particular characteristics of industries and sectors;
dd) Issues involving more than two commune-level administrative units shall be tackled under the authority of district-level local governments; those involving more than two district-level administrative units shall be tackled under the authority of province-level local governments; those involving more than two province-level administrative units shall be tackled under the authority of centrally-governed state organs, unless otherwise stipulated by laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the National Assembly Standing Committee and Government’s decrees;
e) Local governments shall be given resources to carry out duties and powers which have been decentralized or delegated as well as take responsibility within these delegated and decentralized duties and powers.
3. The National Assembly and the all-level People’s Council within their duties and powers shall be responsible for supervising locally-controlled state organs in carrying out their delegated duties and powers.
Article 12. Delegation of powers to local governments
1. Delegation of powers to local governments at each level must be stipulated by laws.
2. Local governments shall exercise the autonomy and responsible autonomy to perform their delegated duties and powers.
3. The superior-level state organs within their duties and powers shall be responsible for examining and inspecting the constitutionality and legality in carrying out their duties and powers delegated to local governments at different levels.
4. Laws on specifying duties and powers of local governments, and their affiliates, must stick to the rules stipulated in Clause 2 Article 11 of this Law and must be relevant to duties and powers of local governments as prescribed by this Law.
Article 13. Decentralization of powers to local governments
1. Based on working requirements, possibility and conditions, and specific states of each locality, central and locally-governed state organs shall be entitled to decentralize one or several duties and powers within their competence to inferior-level local governments or state organs in a continual and regular manner, unless otherwise prescribed by laws.
2. Decentralization must adhere to principles stipulated in Clause 2 Article 11 hereof and must be prescribed in legislative documents issued by decentralizing state organs which should specify duties and powers decentralized to local governments or inferior-level state organs, and responsibilities of decentralizing and decentralized state organs.
3. Superior-level state organs, when decentralizing duties and powers to local governments or inferior-level state organs, must ensure necessary resources and conditions to be provided to perform these decentralized duties or exercise these decentralized powers, and inspect and provide guidance on implementation of decentralized duties and powers as well as bear responsibility for the result of this implementation.
4. Decentralized state organs shall be held responsible to decentralizing state organs for implementation of decentralized duties and powers. Based on actual conditions of each locality, locally-controlled state organs shall be entitled to re-decentralize duties and powers decentralized by superior-level state organs to inferior-level local governments or state organs but must obtain consent from initial-decentralization state organs.
Article 14. Delegation of powers to local State administrative agencies
1. When necessary, superior-level State administrative agencies are able to give a written authorization to inferior-level People’s Committee or other agencies or organizations to carry out one or several of their duty(duties) and power(s) within a specified period whereby specific terms and conditions should be included.
2. Superior-level government agencies, when authorizing inferior-level People’s Committees or other agencies or organizations, must ensure necessary resources and conditions to be provided to carry out delegated duties and powers, and inspect and provide guidance on such implementation as well as bear responsibility for the implementation result.
3. Authorized agencies or organizations should abide by authorized contents and bear responsibility to superior-level State administrative agencies for implementation of delegated duties and powers. Authorized agencies or organizations shall not be allowed to re-authorize other agencies or organizations to perform duties and exercise powers as delegated by superior-level State administrative agencies.
Article 15. Work relationship between local governments and local Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations
1. Local governments shall assist the Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations in encouraging the People to get involved in building and strengthening the people's government, organizing the implementation of State policies and laws, and carrying out the social supervision and judgement of local government’s activities.
2. The Chairperson of the Vietnam Fatherland Front Committee and the Head of a local socio-political organization shall be invited to participate in meetings of the People’s Council, meeting sessions of the same-level People’s Committee when discussing related issues.
3. The People’s Council and the People’s Committee shall implement regulations on providing the Vietnamese Fatherland Front Committee and same-level socio-political organizations with updated information about their locality.
4. Local governments shall be responsible for listening to, dealing with and responding to recommendations of local Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations on government construction and socio-economic development at local areas.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực