Chương VIII Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.
1. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
3. Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
STATE MANAGEMENT AND SETTLEMENT OF VIOLATIONS OF THE LEGISLATION ON FOLK BELIEF AND RELIGION
Part 1. STATE MANAGEMENT OF FOLK BELIEF AND RELIGION
Article 60. Content of state management of folk belief and religion
1. Set up policies and promulgate legislative documents on folk belief and religion.
2. Regulate the system for state management of folk belief and religion.
3. Organize the implementation of policies and legal regulations on folk belief and religion.
4. Propagate and educate in the legislation on folk belief and religion.
5. Conduct research in folk belief and religion; providing training to state officials and state employees who work in the sector of folk belief and religion.
6. Inspect and settle complaints, denunciations and violations of the legislation on folk belief and religion.
7. Uphold international relations in the sector of folk belief and religion.
Article 61. Responsibility for state manage of folk belief and religion
1. The government unifies the state management of folk belief and religion on nation-wide scale.
2. The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall be held liable to the government for exercising the state management of folk belief and religion.
3. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees shall exercise the state management of folk belief and religion under the scope of their missions and authority.
People’s Committees of the districts where communal and town-level administration divisions are not available shall concurrently exercise the missions and authority of a commune People’s Committee as prescribed herein.
Article 62. Inspection specialized in folk belief and religion
1. The inspection specialized in folk belief and religion is competent government authorities’ inspection of the adherence of agencies, organizations and individuals to the legislation on folk belief and religion.
The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall be liable for directing and organizing the inspection specialized in folk belief and religion on nationwide scale.
2. The missions of inspection specialized in folk belief and religion are:
a) Inspect the People’s Committees' implementation of policies and laws on folk belief and religion;
b) Inspect the cases suspected of violating the legislation on folk belief and religion.
Article 63. Complaint, denunciation and litigation regarding folk belief and religion
1. The representative(s) or the management of a religious establishment, religious organization or religious affiliate, the dignitaries, sub-dignitaries, monastics, followers, organizations and individuals who have relevant rights and obligations shall have the right to file a complaint, an administrative lawsuit or civil lawsuit and to petition a Court for settling a civil matter in order to defend their legitimate rights and benefits as per relevant laws.
2. Individuals shall have the right to denounce violations of the legislation on folk belief and religion. The settlement of a denunciation against violation(s) of the legislation on folk belief and religion shall be subject to the legislation on denunciation.
Part 2. SETTLEMENT OF VIOLATIONS OF THE LEGISLATION ON FOLK BELIEF AND RELIGION
Article 64. Settlement of violations of the legislation on folk belief and religion
1. An organization or individual that commits an act of violation of the legislation on folk belief and religion or abuses folk belief or religion to violate the law shall incur administrative penalties or face criminal prosecution, on the basis of the nature and degree of such violation. Moreover, such organization or individual shall be liable for compensating for the damage caused as per legal regulations.
2. Pursuant to this Law and the Law of actions against administrative violations, the government shall define the acts of administrative violation, forms and levels of penalty, remedial solutions against each act of administrative violation; authority to impose penalty, specific levels of penalty, authority to make written records of the acts of administrative violation; application of administrative measures in the sector of folk belief and religion.
Article 65. Handling of state officials and stat employees violating the legislation on folk belief and religion
A state official or state employee who commits a following act of violation of the legislation on folk belief and religion during his official assignment shall incur disciplinary actions or face criminal prosecution, on the basis of the nature and degree of such violation, as per the law:
1. Abuse the position and authority to act against this Law and relevant laws;
2. Neglect management and lead to a violation of the legislation on folk belief and religion;
3. Violate the regulations on the administrative procedure for state management of folk belief activities and religious activities.