Chương I Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Những quy định chung
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Luật số 02/2016, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
2. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
- Luật số 02/QH14 quy định các điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; nhóm sinh hoạt có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính; nội dung sinh hoạt đáp ứng theo quy định.
- Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi có các điều kiện như có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, quy chế, mục đích hoạt động không trái pháp luật; có trụ sở hợp pháp; tên của tổ chức không được trùng với tên của tổ chức khác và điều kiện đối với người đại diện, nội dung sinh hoạt.
3. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật số 02/2016;
+ Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính, không có án tích và không phải là người đang bị buộc tội theo quy định;
+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở vật chất, địa điểm hợp pháp đảm bảo cho việc đào tạo; có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học lịch sử và pháp luật Việt Nam, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
16. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.
1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
1. Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Article 1. Scope and regulated entities
1. The Law provides for the right to freedom of religion or belief; religious activities, practices of folk beliefs; religious organizations; rights and obligations of the agencies, organizations and individuals concerning religious activities and practices of folk beliefs.
2. This Law applies to the agencies, organizations and individuals that maintain and exercise the right to freedom of religion and belief.
In this Law, the following words and expressions shall bear the following meanings:
1. Folk belief represents the human’s faith manifested through rituals in connection with traditional custom to bring about individual and communal spiritual peace.
2. Practice of folk beliefs means the activities of worshiping ancestors and sacred symbols, of commemorating and honoring people with meritorious contributions to the country or a community; and folk rituals typical of historical, cultural, ethical and social values.
3. Folk belief festival is a congregational practice of belief(s) that proceeds with traditional rites to gratify a community’s spiritual aspirations.
4. Folk religious establishment is a place where a community practices folk beliefs, such as communal house, temple, shrine, ancestral house and similar establishments.
5. Religion represents the human's faith whose existence is accompanied by a system of notions and activities encompassing the objects of worship, tenets, religious law, rites and organization.
6. Follower means an adherent who professes a religion and is admitted by such religion.
7. Monastic is a renunciate who regularly exercises an exclusive way of life in adherence to a religious organization's tenets, religious law and rules.
8. Dignitary is a follower who is ordained by a religious organization or is selected to hold a hierarchical rank in such organization.
9. Sub-dignitary is appointed, elected or selected by a religious organization, a religious affiliate or an organization with certified registration of religious activities to operate religiously to hold a position in such organization.
10. Religious practice means the manifestation of a religious faith, the exercise of religious tenets and law, and the performance of religious rites.
11. Religious activities comprise the missionary work, the practice of religion and the management of the organization of a religion.
12. Religious organization is a multitude of followers, dignitaries, sub-dignitaries and monastics organized under a certain structure that the government acknowledges to carry out religious activities.
13. Religious affiliate is an institute that belongs directly to a religious organization and is established under the charter and regulations of such religious organization.
14. Religious establishment refers to a pagoda, church, chapel, holy temple, cathedral, office or legitimate facility of a religious organization.
15. Legitimate location means a land lot, residential house or building that an organization or individual has the lawful right to use pursuant to the law.
16. Representative is a person who represents and assumes liability to the law for the practice of folk beliefs, congregational practice of religion and religious activities of a congregation or organization for which that person acts.
Article 3. Responsibilities of the government for maintaining the right to freedom of religion and belief
1. The government respects and protects the right to freedom of religion and belief of every person and maintain the equality of religions before the law.
2. The government upholds and defends the virtuous and cultural values of folk beliefs, religions, worshiping of ancestors and honoring of individuals with meritorious contributions to the country or the public to gratify the people’s spiritual pursuits.
3. The government protects folk religious and religious establishments and their legitimate assets.
Article 4. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front
1. Assemble practicing and non-practicing compatriots as a congregation of great national unity to develop and defend the country.
2. Present promptly the people’s opinions, desires and recommendations on religion and folk belief to competent government authorities.
3. Participate in drafting legislative documents on folk belief and religion; provide social counsels against the government’s drafts of legislative documents, plans, programs and economic - social development projects that concern folk belief and religion as per the law.
4. Participate in propagandizing and exhorting dignitaries, sub-dignitaries, monastics, followers and practitioners of religions and folk beliefs, religious organization and the people to abide by the legislation on folk belief and religion.
5. Supervise the activities of bodies, organizations, elected representatives, state officials and state employees in relation to the implementation of policies and legal regulations on folk belief and religion.
1. Discriminate or differentiate on the pretext of religion or folk belief.
2. Coerce, entice or obstruct people to or not to practice a religion or folk belief.
3. Insult a religion or folk belief.
4. Practices of folk beliefs or religious activities:
a) That encroach on national security, national defense, national sovereignty, social order and safety, environment;
b) That violate social ethics or people's body, health, life, assets or dignity;
c) That obstruct the exercise of a citizen’s rights and obligations;
d) That sow divisions among the people or religions; between practicing and non-practicing people; and among the followers of different folk beliefs or religions.
5. Abuse the practice of folk beliefs or religious activities for profiteering.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực