Chương II Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Luật số 02/2016, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
2. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
- Luật số 02/QH14 quy định các điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; nhóm sinh hoạt có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính; nội dung sinh hoạt đáp ứng theo quy định.
- Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi có các điều kiện như có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, quy chế, mục đích hoạt động không trái pháp luật; có trụ sở hợp pháp; tên của tổ chức không được trùng với tên của tổ chức khác và điều kiện đối với người đại diện, nội dung sinh hoạt.
3. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật số 02/2016;
+ Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính, không có án tích và không phải là người đang bị buộc tội theo quy định;
+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở vật chất, địa điểm hợp pháp đảm bảo cho việc đào tạo; có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học lịch sử và pháp luật Việt Nam, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
RIGHT TO FREEDOM OF RELIGION AND FOLK BELIEF
Article 6. Right to freedom of religion and folk belief for every person
1. Every person has the right to freedom of religion and folk belief and the right to follow or not to follow a religion.
2. Every person has the right to manifest the faith of religion or folk belief and to perform religious and folk religious rites; participate in festivals; learn and exercise religious law and tenets.
3. Every person has the right to pursue a monastic life in religious establishments and pursue education in religious educational institutions and religious organizations’ supplementary courses. Adolescents require the permission of their parents or guardians for pursuing a monastic life in a religious establishment or pursuing education in a religious educational institution.
4. Dignitaries, sub-dignitaries and monastics have the right to perform religious rites, to preach and to do missionary work in religious establishments or at legitimate locations.
5. People held in detention pursuant to the legislation on temporary detention, people serving time in prison, people sent to a reformatory, compulsory education institution or compulsory rehabilitation center have the right to read scriptures and manifest their faith of religion or folk belief.
6. The government shall stipulate detail on the maintenance of the rights defined in Section 5 of this Article.
Article 7. Rights of religious organizations and religious affiliates
1. Carry out religious activities pursuant to the religious organization’s charter, regulations and similar literature (hereinafter referred to as the charter).
2. Organize the practice of religion.
3. Publish religious scriptures and publications.
4. Produce, import and export religious cultural products and articles.
5. Overhaul, upgrade and construct religious establishments.
6. Receive legitimate assets that domestic and foreign organizations and individuals donate voluntarily.
7. Have other rights defined in this Law and in relevant legislative documents.
Article 8. Right to freedom of religion and folk belief for foreigners residing lawfully in Vietnam
1. The government of Vietnam respects and protects the right to freedom of religion and folk belief of the foreigners who reside lawfully in Vietnam.
2. Foreigners residing lawfully in Vietnam have the right to:
a) Practice religion, practice folk beliefs and participate in religious activities;
b) Practice religion en masse at legitimate locations;
c) Invite Vietnamese dignitaries, sub-dignitaries and monastics to perform religious rites and preach; invite foreign dignitaries and monastics to deliver sermon;
d) Pursue a monastic life in religious establishments, pursue education in religious educational institutions and attend supplementary courses in religious establishments in Vietnam;
dd) Carry religious publications and articles to practice religion pursuant to the laws of Vietnam.
3. Foreign dignitaries and monastics who reside lawfully in Vietnam are permitted to give sermon in religious establishments or at legitimate locations in Vietnam.
Article 9. Obligations of organizations and individuals when exercising the right to freedom of religion and folk belief
1. Organizations and individuals practicing folk beliefs and participating in religious activities shall adhere to the Constitution, this Law and other relevant legal regulations.
2. Dignitaries, sub-dignitaries, monastics, representatives and the managements of folk religious establishments shall be responsible for guiding followers and participants in the practice of folk beliefs and religious activities to abide by the law when practicing folk beliefs and conducting religious activities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực