Chương V Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Tổ chức tôn giáo
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
1. Tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
đ) Hiến chương của tổ chức;
e) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
g) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên của tổ chức;
2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
4. Tài chính, tài sản;
5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tổ chức tôn giáo khi sửa đổi hiến chương phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này. Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, người đại diện, nội dung, lý do sửa đổi kèm theo hiến chương sửa đổi.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo hiến chương sửa đổi kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này chấp thuận.
6. Tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi tên thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chấp thuận.
1. Tổ chức tôn giáo khi thay đổi trụ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới và phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này.
2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thay đổi trụ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới và thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc vào một tổ chức tôn giáo trực thuộc khác; hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
2. Sau khi chia, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
3. Sau khi tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị tách và tổ chức tôn giáo trực thuộc được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
4. Sau khi sáp nhập, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mà tổ chức đó được sáp nhập vào.
5. Sau khi hợp nhất, các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
2. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;
3. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
1. Trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
3. Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của hiến chương;
b) Không hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; ngừng hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm liên tục;
c) Hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo có quyền giải thể tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trước khi giải thể, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản. Tài sản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.
2. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
1. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.
2. Đối với các trường hợp phong phẩm hoặc suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.
3. Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.
4. Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc sau đây có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương:
a) Thành viên ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
b) Người đứng đầu tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo tôn giáo.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức việc cư trú và hoạt động tôn giáo.
3. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
4. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
b) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
c) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
6. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
7. Đối với người dự kiến lãnh đạo tổ chức quy định tại các điều 19, 22, 29 và 38 của Luật này sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chỉ thực hiện thông báo kết quả về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là 20 ngày.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức thông báo, họ và tên, phẩm vị, chức vụ của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, địa bàn hoạt động sau khi được thuyên chuyển đến.
2. Trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thuyên chuyển đến.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký, họ và tên, phẩm vị, chức vụ của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, địa bàn hoạt động sau khi được thuyên chuyển đến.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo hiến chương của tổ chức.
2. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33, khoản 1 và khoản 2 Điều 34 của Luật này.
Văn bản thông báo nêu rõ họ và tên, phẩm vị, chức vụ của người bị cách chức, bãi nhiệm; lý do cách chức, bãi nhiệm kèm theo văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.
3. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
2. Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
3. Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
4. Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
1. Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
c) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
d) Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.
Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
5. Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo kèm theo văn bản thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh, danh sách thành viên ban lãnh đạo, báo cáo về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động.
2. Việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo.
3. Cơ sở đào tạo tôn giáo khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản đăng ký nêu rõ lý do, nội dung thay đổi kèm theo quy chế sửa đổi.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Cơ sở đào tạo tôn giáo được hoạt động theo quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học. Văn bản thông báo nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo, khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp.
5. Việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan hướng dẫn chương trình, nội dung giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.
Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mở lớp chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng. Văn bản thông báo nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.
Trường hợp việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo có hành vi quy định tại Điều 5 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng.
1. Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;
b) Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;
c) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
2. Tổ chức tôn giáo có quyền giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải thể.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.
Part 1. ACCREDITATION OF RELIGIOUS ORGANIZATIONS; ESTABLISHMENT, SPLIT-UP, SPIN-OFF, MERGER AND CONSOLIDATION OF RELIGIOUS AFFILIATES
Article 21. Requirements for accreditation of religious organizations
An organization with certified registration of religious activities shall be accredited as a religious organization on the following conditions:
1. It has operated stably and continuously for at least 05 years since the certification of its registration of religious activities;
2. It has a charter pursuant to Article 23 of this Law;
3. The representative(s) or head of the organization holds Vietnamese citizenship, resides permanently in Vietnam, possess full capacity for civil acts, is not bound by any remedial administrative measures concerning folk belief or religion, is not associated with any conviction records or is not accused of any crimes pursuant to the legislation on criminal procedure;
4. Its organizational structure adheres to its charter;
5. It has assets independent from other organizations and individuals, and it assumes liabilities with its own assets.
6. It engages in legal relations independently.
Article 22. Procedure and authority to accredit religious organizations
1. An organization that qualifies pursuant to Article 21 herein shall apply in writing to competent government authority defined in Section 3 of this Article for accreditation as a religious organization.
2. The application includes:
a) The form of application, which specifies the name of the applicant organization, the international transaction name (if available); the name of the religion; the full name of the representative(s); the quantity of followers, the area of operation at the time of application; the organizational structure and its base;
b) The written summary of its operational progress since the certificate of its registration of religious activities;
c) The list, resumes, judicial records and summaries of religious activities of the representative and expected leaders of the organization;
d) The written summary of the religious tenets, laws and rites;
dd) The charter of the organization;
e) The written declaration of the organization's legitimate assets;
g) The written evidences of the availability of a legitimate location for its facilities.
3. Authority to accredit a religious organization:
a) People’s Committee of a province shall decide on the accreditation of religious organizations that operate solely in such province in 60 days upon receiving a full and valid application. If an application is rejected, reason(s) shall be notified;
b) The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall decide on the accreditation of religious organizations operating in multiple provinces in 60 days upon receiving a full and valid application. If an application is rejected, reason(s) shall be notified.
Article 23. Charter of a religious organization
The charter of a religious organization shall fundamentally comprise:
1. The name of the organization;
2. Principles, objectives and rules of operation;
3. Area of operation, headquarter;
4. Finance, assets;
5. Legal representative, sample of the official seal;
6. Functions, missions, authority and organizational structure of the religious organization and religious affiliates;
7. Missions and authority of the management of the religious organization and religious affiliates;
8. Conditions, criteria, authority, methods of ordination, appointment, election, selection, relocation, dismissal, deposition of dignitaries, sub-dignitaries and monastics;
9. Conditions, authority and methods of dissolution of the religious organization; the establishment, split-up, spin-off, merger, consolidation and dissolution of the religious affiliates;
10. The organization of conferences and general meetings; formalities for approval of decisions on and amendments to the charter; rules and methods of settlement of internal conflicts;
11. The relations between the religious organization with religious affiliates and with other relevant organizations and individuals.
Article 24. Amendment to the charter
1. A religious organization shall register the amendments to its charter with competent government authority defined in Section 3, Article 22 herein. Its application for registration shall specify the name of the religious organization and representative(s), content and reason of amendment. The amended charter shall be also included in the application.
2. Competent government authorities shall be responsible for reverting in writing in 30 days upon receiving the valid application. If such application is rejected, reason(s) shall be notified.
3. The religious organization shall operate according to the amended charter upon acquiring the competent government authority's approval.
Article 25. Name of a religious organization
1. A religious organization shall be named in Vietnamese.
2. The name of the organization does not overlap with those of other religious organizations or the organizations with certified registration of religious activities, of the political organizations, of the socio-politic organizations or of the national heroes or men of greatness.
3. The religious organization shall use its name when interacting with other organizations and individuals.
4. The name of the religious organization shall be accredited and protected by the law.
5. The religious organization shall apply to the competent government authority defined in Section 3, Article 22 herein for changing its name.
6. The religious organization shall be responsible for applying to the competent government authority defined in Section 3, Article 29 herein for changing the names of its religious affiliates.
Article 26. Relocation of a religious organization’s base
1. A religious organization, when relocating its base, shall apply to the People’s Committee of the province where its base is relocated to for approval. Moreover, it shall notify in writing the competent government authority defined in Section 3, Article 22 herein.
2. A religious affiliate, when relocating its base, shall apply to the People’s Committee of the province where its base is relocated to for approval. Moreover, it shall notify in writing the competent government authority defined in Section 3, Article 29 herein.
Article 27. Establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates
1. A religious organization or religious affiliate can establish its religious affiliates, split them up, spin them off, merge them into another, or have them consolidate.
2. A religious affiliate, when split up, shall cease to exist and its rights and obligations shall be transferred to the new religious affiliates.
3. A religious affiliate, which is spun off, and the newly formed one shall carry out their rights and obligations in accordance with the purposes of operation.
4. A religious affiliate, when merged, shall cease to exist and its rights and obligations shall be transferred to the merging religious affiliate.
5. Religious affiliates, when consolidating, shall cease to exist upon the formation of the consolidated religious affiliate; and their rights and obligations shall be transferred to the one newly formed.
Article 28. Requirements for establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates
A religious organization’s or religious affiliate’s establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates are subject to the following conditions:
1. The charter of the religious organization stipulates the establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates;
2. The activities of the religious affiliate, before being split up, being spun off, being merged or consolidating, are not prohibited pursuant to Article 5 herein;
3. It is based at a legitimate location.
Article 29. Procedure and authority to approve the establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates
1. A religious organization or religious affiliate shall apply in writing to competent government authority defined in Section 3 of this Article for establishing, splitting up, spinning off, merging or consolidating religious affiliate(s).
2. The application includes:
a) The application form, which specifies the reasons(s), the name of the applicant organization; the name of the religious affiliate(s) to be formed; the name of the organization(s) and relevant representative(s) before and after the split-up, spin-off, merger or consolidation; the area of operation and quantity of followers of the religious affiliate(s) upon its (their) initial formation; the area of operation and quantity of followers of the religious affiliate(s) before and after the split-up, spin-off, merger or consolidation; the organizational structure and expected location(s) of the religious affiliate(s) after its (their) formation, split-up, spin-off, merger or consolidation;
b) The written summary of operation of the religious affiliate(s) before the split-up, spin-off, merger or consolidation;
c) The list, resumes, judicial records and summaries of religious activities of the representative(s) and expected leaders of the religious affiliate(s);
d) The charter, if available, of the religious affiliate(s);
dd) The written declaration of legitimate assets of the religious affiliate(s);
e) The written evidences of the availability of legitimate location(s) for its (their) facilities.
3. The following authorities shall approve the establishment, split-up, spin-off, merger and consolidation of religious affiliates:
a) People’s Committee of a province shall be responsible for responding in writing to a full and valid application for the establishment, split-up, spin-off, merger or consolidation of religious affiliate(s) operating solely in such province in 60 days upon receiving such application. If the application is rejected, reason(s) shall be notified;
b) The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall respond in writing to a full and valid application for the establishment, split-up, spin-off, merger or consolidation of religious affiliate(s) operating in multiple provinces in 60 days upon receiving such application. If the application is rejected, reason(s) shall be notified.
4. Upon the approval of the competent government authority, the religious organization or religious affiliate shall initiate in writing the establishment, split-up, spin-off, merger or consolidation of religious affiliate(s).
The written approval of the competent government authority shall lose effect after 01 year during which the religious organization or religious affiliate has not established, split up, spin off, merger or consolidate any religious affiliate.
Article 30. Juridical personality of religious organizations and religious affiliates
1. A religious organization becomes a non-commercial juridical person upon its accreditation by the competent government authority.
2. A religious organization shall apply in writing to the competent government authority defined in Section 3, Article 29 herein for registration of non-commercial juridical personality of a religious affiliate upon satisfying the requirements defined in Section 5 and 6, Article 21 herein.
3. The government shall stipulate detail on the procedure for registration of juridical personality of religious affiliates.
Article 31. Dissolution of religious organizations and religious affiliates
1. A religious organization or religious affiliate shall dissolve:
a) In adherence to its charter;
b) In the event that it has not conducted religious activities for 01 year upon being accredited or permitted by the competent government authority for its establishment, split-up, spin-off, merger or consolidation; or in the event that it has discontinued religious activities continuously for 01 year;
c) In the event that it has not rectified the cause of the full suspension of its religious activities when such suspension expires.
2. The government authority competent to accredit a religious organization shall be entitled to dissolve such organization.
The religious organization or religious affiliate shall be entitled to dissolve its religious affiliates. Competent government authorities defined in Section 3, Article 29 herein shall be entitled to dissolve or to request a religious organization or religious affiliate to dissolve its religious affiliates in the events prescribed in Point b and Point c, Section 1 of this Article.
3. A religious organization or religious affiliate, before dissolving, shall fulfill every of its asset-related obligations. The assets of the religious organization or religious affiliate dissolved shall be handled pursuant to the legislation on civil matters.
A religious organization or religious affiliate shall be responsible for notifying the dissolution of its religious affiliates to the competent government authority defined in Section 3, Article 29 herein in no more than 20 days from the date of dissolution of the religious affiliates.
4. The government shall stipulate detail on the procedure for dissolution of religious organizations and religious affiliates.
Part 2. ORDINATION, APPOINTMENT, ELECTION, SELECTION, RELOCATION, DISMISSAL AND DEPOSITION OF DIGNITARIES, SUB-DIGNITARIES AND MONASTICS
Article 32. Ordination, appointment, election and selection of dignitaries and sub-dignitaries
1. The processes of ordination, appointment, election and selection in a religious organization or its religious affiliates shall be subject to the charter of the religious organization.
2. The individuals ordained, appointed, elected or selected shall possess full capacity for civil acts, is not bound by any remedial administrative measures concerning folk belief or religion, is not associated with any conviction records or is not accused of any crimes pursuant to the legislation on criminal procedure.
3. The processes of ordination, appointment, election or selection that involve foreigners shall be subject to Article 51 herein.
Article 33. Notification of the dignitaries ordained or selected
1. A religious organization shall be responsible for notifying the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion in writing of the individuals ordained or selected as “hoà thượng” (most venerable), “thượng toạ” (venerable), “ni trưởng” (master of nuns) or "ni sư” (abbess) in Vietnam Buddhist Sangha; as “mục sư" (pastor) in Evangelical orders; as "phối sư” (archbishop) or holders of a higher rank in caodaist churches; as "giảng sư" (expounder) in Vietnamese Pure Land Buddhist Association and as holders of equivalent ranks in other religions in no more than 20 days from the date of ordination or selection.
2. The religious organization shall be responsible for delivering a notification of the ordination or selection of the dignitaries not prescribed in Section 1 of this Article in writing to the body specialized in folk belief and religion in the province where such dignitaries reside and conduct religious activities in no more than 20 days from the date of ordination or selection.
3. The notification shall specify the name of the religious organization, the full name, rank, area of operation and summarized history of religious activities of the dignitaries. In addition, such notification shall be attached with their resumes and judicial records.
4. If a dignitary ordained or selected does not meet the requirements in Section 2, Article 32 herein, the competent government authority shall request the religious organization in writing to annul the result of ordination or election.
In 20 days upon receiving the written request, the religious organization shall be responsible for rescinding the result of ordination or selection of the dignitary and for notifying the competent government authorities defined in Section 1 and Section 2 of this Article in writing of such annulment.
Article 34. Registration of sub-dignitaries appointed, elected or selected
1. A religious organization shall be responsible for applying to the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion for registration of the appointment, election or selection of the following sub-dignitaries:
a) Members of the management of a religious organization that operates in multiple provinces;
b) Leader of a religious affiliate that operates in multiple provinces;
c) Head of a religious educational institution.
2. Before appointing, electing or selecting sub-dignitaries not prescribed in Section 1 of this Article, a religious organization or religious affiliate shall be responsible for applying thereof in writing to the body specialized in folk belief and religion in the province where the sub-dignitaries reside and conduct religious activities.
3. An organization with certified registration of religious activities shall apply in writing to the competent government authority defined in Section 3, Article 19 herein for registration before appointing, electing or selecting sub-dignitaries.
4. The application includes:
a) The application form, which specifies the full name of the individuals appointed, elected or selected; their ranks and area of operation before and after appointed, elected or selected;
b) The resumes and judicial records of the individuals to be appointed, elected or selected;
c) The written summary of religious activities of the individuals to be appointed, elected or selected;
5. Competent government authorities defined in Section 1, 2 and 3 of this Article shall be responsible for reverting in writing in 20 days upon receiving a full and valid application. If the application is rejected, reason(s) shall be notified.
6. Religious organizations, religious affiliates and organizations with certified registration of religious activities shall be responsible for notifying the competent government authorities defined in Section 1 and Section 2 of this Article and Section 3, Article 19 herein in writing of the individuals appointed, elected and selected in no more than 20 days from the date of appointment, election or selection.
7. The notification of the appointment, election or selection of the expected leaders of the organizations prescribed in Article 19, 22, 29 and 38 herein, after the competent government authorities grant approval, shall be subject to Section 6 of this Article.
Article 35. Relocation of dignitaries, sub-dignitaries and monastics
1. A religious organization or religious affiliate shall be responsible for notifying the bodies specialized in folk belief and religion in the provinces of departure and destination in at least 20 days prior to the relocation of a dignitary, sub-dignitary or monastic.
The notification shall specify the name of the notifying organization, the full name, rank and position of the individuals relocated, the reason of relocation, the area of religious operation before and after relocation.
2. The religious organization or religious affiliate shall be responsible for applying in writing to the People’s Committee of the province of destination for registration before relocating a dignitary, sub-dignitary or monastic against whom a charge is being pressed or on whom a criminal record exists.
The application shall specify the name of the applicant organization, the full name, rank and position of the individuals relocated, the reason of relocation, the area of religious operation before and after relocation.
Provincial People’s Committee shall be responsible for reverting in writing in 30 days upon receiving a valid application. If the application is rejected, reason(s) shall be notified.
Article 36. Dismissal and deposition of dignitaries and sub-dignitaries
1. A religious organization or its religious affiliate shall dismiss or depose a dignitary or sub-dignitary in accordance with its charter.
2. In no more than 20 days upon issuing the written decision on dismissal or deposition of a dignitary or sub-dignitary, the religious organization or religious affiliate shall be responsible for sending a written notification to the competent government authorities defined in Section 1 and Section 2, Article 33 and in Section 1 and Section 2, Article 34 herein.
The notification shall specify the full name, rank and position of the individual(s) dismissed or deposed and the reason(s) of dismissal or deposition. In addition, the notification shall be enclosed with the written decision of the religious organization or religious affiliate on the dismissal or deposition.
3. An organization with certified registration of religious activities shall be responsible for sending a written notification, pursuant to Section 2 of this Article, to the competent government authority defined in Section 3, Article 19 herein.
Part 3. RELIGIOUS EDUCATIONAL INSTITUTIONS AND RELIGIOUS TRAINING COURSES
Article 37. Requirements for establishment of a religious educational institution
A religious organization can establish a religious education institution on the following conditions:
1. Have adequate educational infrastructure;
2. Have a legitimate location for the educational institution;
3. Have educational curricula and programs, which include the study of the history and law of Vietnam;
4. Have managerial and instructing personnel who meet educational requirements.
Article 38. Procedure and authority to approve the establishment of a religious educational institution
1. Before establishing a religious educational institution, a religious organization shall be responsible for applying in writing to the local agency responsible for state management of folk belief and religion.
2. The application includes:
a) The application form, which specifies the names of the religious organization and the religious educational organization, the full name of the representative(s) of the religious educational organization, and the necessity of establishment of the educational institution;
b) The list, resumes, judicial records and summaries of religious activities of the representative and expected leaders of the educational institution;
c) The draft of the religious educational institution's regulations of organization and operation, which basically states the name of the educational institution; its location, functions and mission; organizational structure, personnel; levels and form of education; programs, curricula and standards of each educational level; finance and assets;
d) The draft of the educational institution’s enrollment regulations;
dd) The written evidences of the availability of a legitimate location and facilities for educational activities; and the written approval by the provincial People’s Committee of the location of the educational institution.
3. The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall respond in writing to a full and valid application for the establishment of a religious educational institution in 60 days upon receiving such application. If the application is rejected, reason(s) shall be notified.
4. After obtaining the approval of the competent government authority, the religious organization shall initiate the establishment of the religious educational institution in writing.
The written approval of the competent government authority shall lose effect after 03 years during which the religious organization has not established an educational institution.
5. Religious educational institutions are not a part of the national education system.
Article 39. Operations of a religious educational institution
1. In at least 20 days prior to the commencement of a religious educational institution's operations, the representative(s) of a religious educational institution shall be responsible for notifying the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion in writing of the religious educational institution's operations. In addition, the notification shall be enclosed with the written statement of establishment, regulations of organization and operation, regulations of enrollment, list of members of the management, and report on financial resources and facilities for sustaining operations.
2. The religious educational institution shall organize its training and enrollment according to the announced regulations of organization, operation and enrollment.
3. The religious educational institution shall apply to the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion for registration when amending its regulations of organization, operation and enrollment. The application shall specify the reason(s) and content of amendment and shall be enclosed with the amended regulations.
The competent government authority shall be responsible for reverting in writing in 45 days upon receiving a valid application. If such application is rejected, reason(s) shall be notified.
The religious educational institution shall operate according to the amended regulations upon the competent government authority's approval.
4. The religious educational institution shall be responsible for notifying the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion in writing of the academic result of each training course in no more than 20 days from the final date of the course. The notification shall specify the name of the religious educational institution, the training course and the quantity of graduates.
5. Foreigners’ pursuit of education in a religious educational institution in Vietnam shall be subject to Article 49 herein.
Article 40. Guidance on the teaching of the history and law of Vietnam
The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion shall lead and cooperate with the Ministry of Education and Training, Ministry of Justice and relevant agencies in providing guidelines for the curricula and content of instruction of the history of Vietnam and the law of Vietnam.
Article 41. Supplementary courses in religion
1. A religious organization or religious affiliate shall be responsible for applying for registration in writing to the body specialized in folk belief and religion in the province where it offers supplementary courses to religious practitioners. The application shall specify the name of the course(s), reason(s), timetable, content, curriculum, attendants and instructors.
The provincial body specialized in folk belief and religion shall be responsible for reverting in writing in 30 days upon receiving the valid application. If such application is rejected, reason(s) shall be notified.
2. A religious organization or religious affiliate shall be responsible for notifying the People’s Committee of the district where it offers a supplementary course in religion beyond the scope of Section 1 of this Article in at least 20 days prior to the starting date of the course. The notification shall specify the name of the course(s), reason(s), timetable, content, curriculum, attendants and instructors.
If the provision of a supplementary course in religion involves a prohibition defined in Article 5 herein, the district-level People's Committee shall request the religious organization or religious affiliate in writing not to provide or to cancel the supplementary course.
Article 42. Dissolution of a religious educational institution
1. A religious educational institution shall dissolve:
a) At the discretion of the religious organization;
b) Upon the expiration of the 3-year period, during which the religious educational institution has not organized any educational activities, from the date of the competent government authority's approval of its establishment;
c) In the event that it has not rectified the cause of the suspension of its religious activities when such suspension expires.
2. A religious organization has the right to dissolve its religious educational institutions. The central government’s body responsible for state management of folk belief and religion has the right to dissolve or request a religious organization to dissolve the latter’s religious educational institutions in the events defined in Point b and Point c, Section 1 of this Article.
The religious organization shall be responsible for notifying the central government’s body responsible for state management of folk belief and religion of the dissolution of a religious educational institution in no more than 20 days from the date of dissolution.
3. The government shall elaborate the procedure for dissolution of religious educational institutions.