Chương IX Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 02/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo Luật số 02/2016, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
2. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo
- Luật số 02/QH14 quy định các điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; nhóm sinh hoạt có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính; nội dung sinh hoạt đáp ứng theo quy định.
- Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi có các điều kiện như có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, quy chế, mục đích hoạt động không trái pháp luật; có trụ sở hợp pháp; tên của tổ chức không được trùng với tên của tổ chức khác và điều kiện đối với người đại diện, nội dung sinh hoạt.
3. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật số 02/2016;
+ Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian bị xử lý hành chính, không có án tích và không phải là người đang bị buộc tội theo quy định;
+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng các điều kiện như có cơ sở vật chất, địa điểm hợp pháp đảm bảo cho việc đào tạo; có chương trình, nội dung đào tạo, có môn học lịch sử và pháp luật Việt Nam, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
1. Nhóm người đã được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký, công nhận lại theo quy định tại các điều 17, 19 và 22 của Luật này.
2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc đã được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hội đoàn tôn giáo, dòng tu và tổ chức tu hành tập thể đã được cấp đăng ký hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục đề nghị, đăng ký lại theo quy định tại Điều 29 và Điều 38 của Luật này.
3. Đối với tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thì thời gian để công nhận là tổ chức tôn giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này được tính từ khi tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
4. Tổ chức tôn giáo đã được công nhận trước ngày Luật này có hiệu lực là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Các tổ chức tôn giáo này có trách nhiệm điều chỉnh hiến chương tại đại hội gần nhất theo quy định tại Điều 23 và đăng ký hiến chương sửa đổi theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
5. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước ngày Luật này có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 của Luật này.
6. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cơ sở tín ngưỡng đã thông báo hoạt động tín ngưỡng hằng năm trước ngày Luật này có hiệu lực có trách nhiệm đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
1. This Law shall come into force as of January 01, 2018.
2. Ordinance No. 21/2004/UBTVQH11 on folk belief and religion shall lose effect from the date this Law comes into force.
1. The groups of individuals who have obtained approval of their registration of congregational religious practice, and the organizations that have acquired certification of their registration of religious activities or that have gained accreditation before the effective date of this Law shall not be subject to re-registration or re-accreditation to adhere to Article 17, 19 and 22 herein.
2. Religious affiliates that have been established, split up, spun off, merged or have consolidating; religious associations, orders and congregational monastic organizations that have registered their activities before the effective date of this Law shall not be subject to re-application or re-registration to adhere to Article 29 and Article 38 herein.
3. The required duration of operation for the organizations that have obtained certification of their registration of religious activities before the effective date of this Law to be accredited as a religious organization pursuant to Section 1, Article 21 herein shall be recorded from the date of certification of their registration of religious activities.
4. The religious organizations accredited before the effective date of this Law shall be non-commercial juridical persons from the date this Law takes effect. Such religious organizations shall be held responsible for amending their charters in the nearest general meeting pursuant to Article 23 and register their amended charters pursuant to Article 24 herein.
5. In no more than 30 days from the effective date of this Law, the religious organizations, religious affiliates and organizations that have obtained certification of registration of religious activities prior to the effective date of this Law shall be responsible for notifying the competent government authorities defined in Section 1 and Section 2, Article 43 herein of the list of annual religious activities.
6. In no more than 30 days from the effective date of this Law, the folk religious establishments that have notified their annual folk belief activities before the effective date of this Law shall be held responsible for registering their folk belief activities pursuant to Section 2, Article 12 herein.
The government shall stipulate detail on the articles and sections in the Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực